DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

Latest topics

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 Yesterday at 3:18 pm

» Graphite tấm chịu nhiệt, khuân đúc graphite, trục khuấy Graphite, điện cực than chì EDM
by tramanh09 2024-11-12, 3:46 pm

» Tổng kho nhập khẩu và phân phối chổi than, chổi than công nghiệp
by tramanh09 2024-11-07, 10:05 am

» Cung cấp các loại dây Curoa, dây đai băng tải T5, T10, AT5, AT10, AT20,2M, S3M,5V, 8V, B97, PLP8M
by tramanh09 2024-11-01, 3:30 pm

» Cập nhật mới nhất từ GOAL123: Arsenal vs Liverpool 23h30 ngày 27/10
by superbet 2024-10-26, 10:46 am

» Cung cấp chổi than công nghiệp MG50, J204, J164, D172, CH33N, D374N…
by tramanh09 2024-10-26, 8:26 am

» Tấm graphite siêu bền - Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất
by tramanh09 2024-10-18, 4:32 pm

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-15, 3:34 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-10-04, 11:51 am

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-02, 9:45 am

» Cung cấp các loại can nhiệt, cảm biến nhiệt, đồng hồ đo nhiệt độ
by tramanh09 2024-09-27, 5:02 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-08-26, 2:48 pm


You are not connected. Please login or register

Truyện dài: Bác Sĩ Riêng Của Mao

Chuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12, 13, 14, 15  Next

Go down  Thông điệp [Trang 11 trong tổng số 15 trang]

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 56

Sau ba tháng ở Tiên Sơn, đầu tháng 11 năm 1965 Uông Đông Hưng bị triệu về Bắc Kinh để dự một cuộc họp khẩn cấp. Hẳn cuộc họp này liên quan đến một vấn đề quan trọng nào đó, nhưng chúng tôi ở trong làng, bị tách rời với thế giới bên ngoài, nên chẳng hay biết chuyện gì đã xảy ra ở bên ngoài. Uông Đông Hưng cho rằng, chỉ vài ngày sau ông sẽ trở lại. Hàng tuần trôi qua. Mùa đông kéo tới cùng với cái lạnh và những cơn mưa ảm đạm. Công việc ngoài đồng cũng ngưng lại. Tôi bất đầu tỏ ra chán nản, lo lắng và cảm thấy mình ở không đúng chỗ. Uông Đông Hưng mãi vẫn chưa về. Rốt cuộc. cuối tháng l2 ông ta cũng xuất hiện. Ông chọc tôi: Chắc đồng chí không nghĩ tôi lại đi lâu như vậy phải không? Nhưng bỗng nhiên ông tỏ vẻ nghiêm trọng: Có chuyện đã xảy ra. Uông Đông Hưng đã không về Bắc Kinh. Ông đến gặp Mao ở Hàng Châu. Nhiều cán bộ cao cấp - Bí thư thành ủy Bắc Kinh Bành Chân, Tổng tham mưu trưởng La Thụy Khanh, chánh Văn phòng đảng Dương Thượng Côn và Chủ nhiệm ủy ban tuyên truyền Lục Đỉnh Nhất - đang vướng vào những rấc rối về chính trị. Đảng triệu tập những phiên họp kín để giải quyết từng trường họp một. Nhưng đến nay, người ta vẫn chưa thực hiện những biện pháp cụ thể. Trong những trường hợp đó, đã có một trường hợp được quyết định. Dương Thượng Côn kẻ đầu tiên đã trêu tức Mao trong vụ Những lá cờ đen và là người chịu trách nhiệm trong việc gắn hệ thống nghe trộm trên đoàn tàu của Mao, bị cách chức. Uông Đông Hưng được bổ nhiệm làm người kế nhiệm ông ta. Uông vẫn đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Văn phòng của các lực lượng an ninh, nhưng rời ghế thứ trưởng Bộ công an. Với tư cách là Chủ nhiệm Tổng văn phòng, ông có ảnh hưởng lớn hơn nhiều. Uông kể: Tôi cho rằng, tôi không phù hợp với chức vụ này và tôi đã đề cử Trần Bá Đạt, nhưng Chủ tịch từ chối. Khi tôi đề nghị Hồ Kiều Mục làm Chủ nhiệm Tổng văn phòng, còn tôi sẽ làm phó cho ông ta thì Mao nói Hồ Kiều Mục thuộc loại người quá nhỏ mọn. nên không thích hợp với công việc hành chính. Chủ tịch cứ nhất quyết đề nghị tôi phải đảm nhận chức vụ này.

Dĩ nhiên, tôi lập tức suy luận, những biến đổi chính trị này sẽ ảnh hưởng đến tôi ra sao. La Thụy Khanh và Dương Thượng Côn là những người đã đề nghị cho tôi được làm bác sĩ riêng của Mao. Nếu cuộc thanh trừng này lan xuống cấp dưới tôi cũng sẽ bị vạ lây. Thế nhưng người thực sự bênh vực tôi là Uông Đông Hưng lại được thăng chức. Có lẽ nhờ vậy mà tôi thoát hiểm, nhưng tôi có cảm giác không được tốt lành cho lắm.

Uông Đông Hưng đã nhìn thấu tình hình, ông quay lại Giang Tây không chỉ để hoàn tất chiến dịch giáo dục xã hội chủ nghĩa của chúng tôi, mà còn để tránh né những cuộc phân tranh quyền lực chính trị, ông muốn ngồi ngoài quan sát trận đấu này cho đến khi tất cả các vấn đề chưa được giải đáp đều trở nên rõ rằng. Chúng tôi cũng nên ở lại Giang Tây, vì các cuộc thanh trừng cũng chẳng chừa cấp dưới. ở nông thôn, chúng tôi sẽ an toàn hơn.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tôi ngày càng cảm thấy khó chịu. Mặc dù tôi luôn luôn không muốn dmh đến chính trị. nhưng tôi thấy tôi cần phải biết được những biến động chính trị đang diễn ra. Tôi vẫn đang ở nơi yên ổn. nhưng tôi phải biết rõ hơn những gì đang diễn ra ở trung tâm quyền lực. Mao đang nghĩ gì và ông đang có những kế hoạch gì. Việc bốn cán bộ lãnh đạo của đảng bị công kích chẳng làm tôi ngạc nhiên. Sau vụ đặt máy nghe trộm, Mao không còn tin Dương Thượng Côn nữa. Mặc dù, thực ra là lỗi của giới lãnh đạo cao cấp nhất của đảng - những người như Đặng Tiểu Bình và Lưu Thiếu Kỳ, nhưng bao giờ cũng vậy, trước tiên Mao tấn công các cán bộ trung cấp.

Đã từ lâu, Bành Chân không được Mao tin tưởng. Năm trước, Mao kể cho tôi nghe rằng, Khang Sinh nghi ngờ bí thư thành ủy Bắc Kinh là một kẻ chống Mao. Theo nhận biết của tôi, Bành Chân lúc nào cũng tỏ ra trung thành với Mao. Chẳng hạn, bao giờ ông ta cũng hỏi qua tôi về tình hình sức khỏe của Mao. Khang Sinh quả quyết rằng Bành Chân đã phê phán chính sách Ba ngọn cờ hồng của Mao và yêu cầu xét lại tính cách mạng của chính sách này.

Việc Lục Đỉnh Nhất gặp rắc rối về chính trị cũng không làm tôi sửng sốt. Với tư cách là Chủ nhiệm phân ban tuyên truyền. Lục Đỉnh Nhất chịu trách nhiệm về lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Bởi vì Giang Thanh và Kha Thanh Thế tuyên truyền cho trường phải lãng mạn cách mạng và Mao lại ủng hộ họ, nên vấn đề của Lục Đỉnh Nhất hầu như không thể tránh được.

Tôi biết rất rõ La Thụy Khanh. Từ khi tôi đảm nhận nhiệm vụ làm bác sĩ cho Mao, tôi cộng tác chặt chẽ với ông ta. Đối với La Thụy Khanh, vấn đề an ninh của Mao bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và đúng ra, chưa bao giờ ông bất trung với Mao. Nhưng ông có nhiều quan điểm khác với Lâm Bưu và vì thế khác luôn cả với Mao.

Kể từ cuộc tập trận quy mô lớn gần khu lăng nhà Minh vào tháng 6 năm 1964. Tôi mới biết La Thụy Khanh gặp rắc rối. Cuộc tập trận với sự tham gia của binh lính vùng Bắc Kinh và Tế Nam do La Thụy Khanh, Dương Vĩnh và Dương Đắc Chí cùng chỉ đạo. Lâm Bưu được mời đến với tư cách là quan sát viên, nhưng ông ta từ chối, không tham dự, ông không quan tâm đến những cuộc diễn tập quân sự.

Đối với Mao, khi ông đã chứng kiến vài buổi tập trận. thì cuộc tập trận này lại chứng minh hùng hồn cho cái thuyết của Lâm Bưu rằng con người và lý tưởng còn quan trọng hơn cả khí. Một nhóm chiến sĩ không một tấc sắt trong tay chiếm được cả một tòa nhà năm tầng đã làm Mao rất cảm kích. Cuộc tập trận đã khiến ông nhìn nhận rằng chính nước Trung hoa lạc hậu và kém phát triển sẽ có thể chiến thắng được kẻ thù mạnh nhất được trang bị tối tân nhất. kể cả kẻ thù hùng mạnh ở phương Bắc. Mao nói với La Thụy Khanh: Liên-xô là một người khổng lồ, nhưng không phải là không có điểm yếu. Chừng nào chúng ta biết cách chống người khổng lồ, chừng đó chúng ta không có gì phải sợ. Nhưng Mao cũng biết rằng, La Thụy Khanh khăng khăng đòi hiện đại hóa quân đội Trung quốc và bác bỏ thuyết của Lâm Bưu. Có lần Mao nói đùa: Đối với La Thụy Khanh, quần áo mà đồng chí ấy đang mặc trên người cũng chẳng có giá trị.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tôi được biết thêm về chuyện phiền toái của La Thụy Khanh qua tài liệu của hải quân mà ủy ban quân sự đã chuyển cho Mao và bây giờ được Uông Đông Hưng mang từ Hàng Châu về. Vợ Lâm Bưu là Diệp Quần đã công kích La Thụy Khanh. Tháng 11 năm 1965, trước khi Uông Đông Hưng được triệu về ít lâu, bà ta bay đến Hàng Châu để phàn nàn với Mao rằng La Thụy Khanh cưỡng lại khẩu hiệu Hãy nhường bánh lái cho chính trị của chồng bà. Mao đứng về phía Diệp Quần. Ông đã ghi trong tài liệu mà Uông Đông Hưng đưa cho tôi xem: Kẻ nào không muốn nhường bánh lái cho chính trị và chỉ biết nói mồm, nói được mà không làm được, kẻ đó đã tuyên truyền cho chủ nghĩa cơ hội. Chúng ta phải cảnh giác trước thái độ này.

Chính ủy không quân Vũ Từ Tuấn đã liên kết với Diệp Quần chống lại La Thụy Khanh và quả quyết rằng ngay từ đầu La Thụy Khanh đã phản đối việc bổ nhiệm Lâm Bưu làm người thay thế Bành Đức Hoài và bây giờ lại đòi Lâm Bưu từ chức. Khi Lâm Bưu ốm và không thể thường xuyên gặp La Thụy Khanh như quy định. La Thụy Khanh nói rằng: Nếu đồng chí ấy hay ốm như vậy, thì làm sao đảm đương được việc gì? Nên có một người khác đảm nhận công việc của đồng chí ấy.

La Thụy Khanh bực tức về những nổ lực chính trị của Diệp Quần và đã khuyên bà ta nên quan tâm nhiều hơn đến ông chồng mắc bệnh kinh niên của bà. La cho rằng, nếu sức khỏe của Lâm Bưu tốt hơn thì ông ta có thể chuyên tâm hơn vào những công việc quan trọng của bộ ông. Vũ Phát Tiên khẳng định, thực ra La Thụy Khanh tìm cách để Lâm Bưu từ chức. Do đó La Thụy Khanh đã qua Lưu Nha Lâu, tổng tư lệnh không quân, tác động đến Diệp Quần để bà thuyết phục chồng từ chức. Hình như La Thụy Khanh còn nói: Ai cũng đến lúc phải rút khỏi chính trường, cả Lâm Bưu cũng vậy. Chính La Thụy Khanh muốn đoạt cái ghế trong ủy ban quân sự của Lâm Bưu.

Diệp Quần và Vũ Phát Tiên không chấp nhận đề nghị của La Thụy Khanh, còn Mao lại đứng về phía hai người này. Giữa tháng 12. La Thụy Khanh bị tước hết tất cả những chức vụ quan trọng trong quân đội. Đối với tôi việc La Thụy Khanh bị hạ bệ báo hiệu một điều chẳng lành. Qua Uông Đông Hưng, tôi nhận thấy Chu Ân Lai, người đứng ra bênh vực La Thụy Khanh trong vụ này và bất đồng với Lâm Bưu, cũng tỏ ra lo lắng. Thủ tướng Chu Ân Lai yêu cầu Uông Đông Hưng phải khẩn cấp trở về Bắc Kmh. Từ năm 1964. Chu Ân Lai đã phàn nàn với Uông Đông Hưng về tình hình thiếu nhân sự có khả năng điều hành công việc hành chính ở cấp cao nhất của chính phủ. Bành Chân lo về công việc hành chính của đảng, La Thụy Khanh đảm nhiệm công việc hành chính của quân đội, còn Chu Ân Lai lo về chính phủ. Bây giờ, vì Bành Chân và La Thụy Khanh đều bị công kích, nên Chu ân Lại lo ngại việc ổn định tình hình ở Bác Kinh sẽ còn khó khăn hơn nhiều. Ông giục Uông Đông Hưng phải nhận chức vụ mới của Uông càng sớm càng tốt. Nhưng Uông đã cố tình ở lại Giang Tây cùng với các nhân viên nhóm Một đến tháng 4 năm 1966.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tôi cảm thấy vui, bởi trong hoàn cảnh này, ai có thể biết trước cái gì sẽ chờ tôi khi tôi trở về Bắc Kinh? Chẳng bao lâu, tôi cũng biết. Sau khi Uông Đông Hưng quay lại được ít hôm - tôi vẫn chưa hoàn toàn nắm bắt được hết những biến động chính trị - thì tôi bị Mao gọi về. Lúc đó là đầu năm 1966 và các nhân viên nhóm Một muốn thoải mái một chút trong những ngày này. Buổi sáng, tôi và y tá trưởng Ngô Từ Tuấn vật lộn với mưa rào và bùn lầy để tới làng Uông Đông Hưng đang ở. Chỉ những người thành thị chúng tôi mới tổ chức đón năm mới theo dương lịch, vì nông dân trong làng vẫn cứ theo âm lịch. Đối với họ, dương lịch không có ý nghĩa gì.

Uông Đông Hưng chỉ thị cho chúng tôi chuẩn bị thứ bánh cổ truyền mà người ta hay làm vào dịp tết. Một số người chúng tôi băm thịt và trộn nhân bánh, số khác nhào bột hoặc nặn bánh. Khi chúng tôi làm gần xong, bỗng nhiên một nhân viên an ninh của huyện Thang Nghiên xộc vào phòng. Anh ta thở hổn hển và mồ hội vã ra như tắm. Có người nào đó nói đùa: Làm gì mà nhắng lên thế. Đủ bánh mà.

Anh ta kéo tôi, Uông Đông Hưng và Vũ Tù Tuấn ra một bên và nói: Tôi cố gọi điện cho các đồng chí suốt hai tiếng đồng hồ liền mà không được.

Lúc ba giờ sáng anh ta nhận được một cú điện thoại của đảng ủy tỉnh Giang Tây. Chủ tịch bị ốm, ông đang ở Nam Xương, thủ phủ của tỉnh. Y tá Ngô Từ Tuấn và tôi phải lập tức đến chỗ ông.

Đi bằng xe Jeep cũng phải mất li hoặc 12 tiếng mới tới nơi. Chúng tôi phải lập tức khởi hành. Tôi muốn quay lại Thạch Tư để gói ghém một ít đồ, nhưng Uông Đông Hưng đã cấm tôi, vì chuyến đi phải được giữ bí mật. Uông Đông Hưng quyết định đi theo chúng tôi. Ông muốn biết bệnh tình của Mao nghiêm trọng đến mức nào và cũng muốn tranh thủ xem ở Bắc Kmh có chuyện gì mới không. Nếu không phải Chủ tịch ốm nặng, ông ta sẽ lập tức trở về làng.

Chúng tôi đi xe trên con đường đất không rải nhựa dưới trời mưa tầm tã. Bùn bắn cả lên kính, đến nỗi chẳng còn nhìn thấy gì nữa. Chúng tôi nghỉ một chút ở nhà khách Thang Nghiên, rồi lại tiếp tục đi với tốc độ như sên bò. Đến khi xe chúng tôi ra đến một con đường trải đá răm, chúng tôi mới đi nhanh hơn. Nửa đêm, chúng tôi tới Nam Xương.

Đầu tiên chúng tôi gặp Phương Chí Xuân, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Giang Tây và một vài cán bộ đảng khác của tmh. Phương nói: Chủ tịch đã ở đây từ hai tuần nay và trước đây hai ngày thì ông trở bệnh.

Chúng tôi được dẫn tới nhà khách Bân Giang, nơi Mao và đoàn tùy tùng của ông đang trú ở đó. Thuộc hạ của Uông Đông Hưng là Trương Diêu Tự, viên chỉ huy của quân đoàn trung ương đang ở đó, cũng như Hứa Diệp Phụ, tay thư ký xảo quyệt đã đẩy được Lâm Khắc đi để chiếm chỗ. Một người phụ trách an ninh mới, Khắc Kỳ Hữu chịu trách nhiệm bảo vệ Mao, và một người phục vụ mới. Chu Phúc Minh, chịu trách nhiệm lo những nhu cầu cá nhân cho Mao. Một số tì nữ của Mao cũng có mặt trong nhà khách. Trong số họ có một cô y tá, hai cô thư ký riêng và cô phục vụ trên đoàn tàu đặc biệt của Mao là Trương Ngọc Phượng. Mao đem theo ba đầu bếp và một tá vệ sĩ. Nhưng chẳng có ai trong số những người thuộc ban cũ, nên bầu không khí khác hẳn và tôi cảm thấy khó chịu thế nào ấy.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Người duy nhất ở đây mà tôi quen là Chu Phúc Minh, người phục vụ mới của Mao, một anh thanh niên quê ở Hàng Châu, người mà trước đây đã vài lần cắt tóc cho Mao trước khi anh ta được vào nhóm Một (anh chàng Vương râu xồm đã về nghỉ hưu với khoản tiền hưu hậu hĩnh).

Từ Chu Phúc Minh tôi được biết những gì đã xảy ra. Ngày 26 tháng 12 Mao tổ chức sinh nhật lần thứ 72 của ông. Buổi chiều, ông uống chút rượu vang và sau đó cùng một số phụ nữ ra bờ sông Càn để đi dạo. Lúc đó trời nóng. nên mặc dù có gió mà Mao vẫn phanh cúc áo ngực ra. Buổi tối Chủ tịch ho và sốt. Ông không cho các bác sĩ ở Nam Xương khám bệnh, mà muốn tự dưỡng bệnh. Khi tình trạng của ông ngày càng xấu đi, ông vẫn từ chối mọi sự chăm sóc y tế, làm giới lãnh đạo đảng ở Giang Tây lo ngại. Cuối cùng, Mao phải cho gọi tôi và y tá Vũ tới.

Khi tôi bước vào phòng, ông đang nằm trên giường, mặt ông đỏ lựng. hơi thở nặng nhọc và ông ho liên tục. Ông nói: Tôi bị như vậy từ vài ngày nay rồi. Tôi tưởng rằng tôi sẽ tự khỏi nhưng không được. Vì vậy mà đồng chí phải tới

Trước sau thì tôi cũng là bác sĩ duy nhất được Mao tin tưởng. Ông bị sốt tới 40 độ và cơn cảm lạnh đã làm ông bị viêm khí quản. Tôi cho ông dùng kháng sinh để hạ sốt và ông chịu uống ngay. 5 giờ sáng, tôi và y tá Vũ trở về nhà khách ở Nam Xương, nơi Uông Đông Hưng và một số cán bộ lãnh đạo của tỉnh Giang Tây đang chờ chúng tôi. Nếu ngày hôm sau tình hình sức khỏe của Mao tốt hơn, thì ba chúng tôi sẽ trở lại nông thôn. Ngày hôm sau, tôi và Uông Đông Hưng cùng đến chỗ Mao. Thuốc kháng sinh đã có tác dụng, cơn sốt đã hạ. Nhưng Mao vẫn ho. Ông yêu cầu chúng tôi tiếp tục điều trị cho ông thêm vài ngày nữa. Uông Đông Hưng phải quay về nông thôn. nhưng tôi và y tá Vũ phải ở lại.

Uông bối rối. Mao đã điều chúng tôi về nông thôn để chúng tôi làm quen với khổ cực và tham gia vào chiến dịch giáo dục xã hội chủ nghĩa, rồi báo cáo lại cho ông về công việc của chúng tôi. Vậy mà bây giờ Mao chẳng hỏi han gì đến công việc của chúng tôi. Uông tự hỏi không biết Mao đang nghĩ gì nữa. Ngay tối hôm đó, Uông Đông Hưng trở về nông thôn mà chẳng được một câu trả lời.

Việc tiếp xúc với Mao ngày càng trử nên khó khăn hơn. bởi vì những cô tì nữ thay phiên nhau vây quanh Chủ tịch. Lúc nào cũng có một cô trong số họ túc trực bên ông. Chu Phúc Minh rất ít khi bước vào phòng Mao. Anh ta chỉ lấy thức ăn hay trà cho ông từ dưới bếp lên, còn việc phục vụ ông được một trong những cô nhân tình đảm nhiệm. Vì tôi biết, những cô gái này có quan hệ sâu kín với Mao và vì tôi không muốn xen vào những chuyện riêng tư của ông, nên tôi rất ý tứ trong việc chăm sóc sức khỏe cho ông. Tình trạng của ông trở nên đáng lo ngại. Tuy nhờ thuốc kháng sinh, sau vài ngày bệnh ho và viêm khí quản ở ông đã giảm, nhưng trong quá trình điều trị, tôi nhận thấy Mao uống thuốc ngủ nhiều một cách bất thường - gấp mười lần liều lượng thông thường. Thực ra, liều lượng mà Mao đang uống đủ để giết chết một người. Mặc dù với thời gian dùng thuốc an thần hết năm này qua năm khác, cơ thể Mao đã có một khả năng đáng kể chống lại tác dụng của thuốc an thần, nhưng tôi không thể xác định được giới hạn giữa khả năng đề kháng đó và liều lượng dẫn tới tử vong ở Mao. Chừng nào tôi vẫn còn ở nông thôn, chừng đó người ta không thể đổ lỗi cho tôi, nếu Mao dùng thuốc ngủ quá liều lượng. Nhưng ở Nam Xương, nơi tôi trực tiếp theo dõi tình trạng sức khỏe của ông, tôi là người hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với bất cứ chuyện gì xảy ra.

Việc dùng thuốc tăng liều của Mao có quan hệ với tình hình chính trị căng thẳng. Một số nhân viên ở đây cho tôi hay từ khi vợ Lâm Bưu là Diệp Quần đến gặp Mao hồi tháng 11 năm 1965 và báo cáo lại thái độ bất tuân lệnh của La Thụy Khanh đối với chồng bà ta, liều thuốc Mao dùng cứ tăng dần. Ngày 8 tháng 12, trong một cuộc họp mở rộng của ủy ban thường vụ của Bộ Chính trị ở Thượng Hải. Mao đã cách chức Tổng tham mưu trưởng của La Thụy Khanh và bổ nhiệm người phó của La là tướng Dương Thành Vũ lên thay. Kỳ họp kéo dài một tuần và Mao căng thẳng đến độ không ngủ được, ông uống thuốc liên tục hơn, thậm chí khi không muốn ngủ ông vẫn uống thuốc. Tôi phải giải thoát cho ông khỏi cơn nghiện này.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Sau khi tôi về đây được một tuần, tôi đến chỗ ông vào lúc nửa đêm. Mao đang nằm trên giường và đọc lịch sử đời hậu Hán (25 đến 20 sau công nguyên). Để chuẩn bị cho một trận đánh trên chính trường, ông thích đọc những tác phẩm lịch sử hơn là những tác phẩm của Mác. Ông nói: Lần này hình như đồng chí đã có thần được. Tôi lại khỏe lại rồi. Tôi đáp: Đó là loại thuốc rất bình thường nhưng đã có tác dụng.

Ông đưa tôi xem một bài báo và hỏi tôi có muốn đọc không. Thực ra tôi tới để nói về việc ông dùng thuốc ngủ chứ không phải để tranh luận về chính trị. Tôi đọc được hàng tít: Dẫn giải về vở kịch lịch sử Hải Thụy bãi quan. Bài báo này là một trong số bài báo ít ỏi mà tôi đã đọc qua ở Thạch Từ xa xôi và cách trở với thế giới bên ngoài. Bài này của nhà lý luận Diêu Văn Nguyên ở Thượng Hải và được đăng trên tờ Văn hối báo của Thượng Hải ngày 10 tháng 11 năm 1965. Bài này đã đả kích một vở kịch của phó thị trưởng Bắc Kinh là Ngô Hàm. Vở kịch đó ca ngợi Hải Thụy, một quan trong triều đời nhà Minh người mà Mao thường lấy làm tấm gương sáng ngời để cán bộ đảng nơi theo. Bài bình luận này làm tôi phải suy nghĩ. Chính Mao đã quảng bá cho các vở kịch truyền thống về nhân vật Hải Thụy. Ngô Hàm, tác giả của vở kịch, không chỉ là phó thị trưởng thành phố Bắc Kinh, ngoài ra ở Bắc Kinh ông còn là giáo sư đại học và là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sủ đời nhà Minh. Sự quan tâm của Mao về thời kỳ lịch sử này đã làm nảy sinh mối quan hệ của ông với Ngô Hàm từ nhiều năm nay. Từ khi Mao khuyên tôi nên nghiên cứu sâu hơn nữa về lịch sử Trung quốc, thỉnh thoảng tôi có dự những cuộc nói chuyện của Mao và Ngô Hàm.

Bây giờ Mao lại muốn nói chuyện với tôi về vở kịch của Ngô Hàm. Ông tán thành những lời phê bình của Diêu Văn Nguyên dựa theo ý của Giang Thanh và Trương Xuân Kiều. ý của bài phê bình này đi ngược lại dòng thời gian về hội nghị của 7000 cán bộ hồi tháng 1 năm 1962. Khi đó Mao đã phải tự phê bình. Việc cách chức Bành Đức Hoài khi đó là một đề tài hay được nhắc tới, vì nhiều người cho là không công bằng. Người ta bắt đầu so sánh giữa việc vua Gia Kính cách chức và tống giam Hải Thụy với việc Mao cách chức Bành Đức Hoài. Cả Bành Đức Hoài và Hải Thụy đều là những quan chức trung trực. họ đã phục vụ đất nước và người đứng đầu quốc gia một cách trung thành. Họ đã chỉ cho người đứng đầu quốc gia những sai lầm không phải với dụng ý trách móc, mà để quốc gia có một chính quyền tốt hơn, qua đó tiếng thơm của người đứng đầu quốc gia được nhân lên gấp bội. Bành Đức Hoài được xem là một Hải Thụy thời nay. Cả Mao và ông vua nọ có cùng một điểm giống nhau: không ai chịu để người ta phê phán.

Tính đa nghi của Giang Thanh, vai trò chính trị mới và mối quan tâm đối với văn hóa và nghệ thuật của bà đã khiến bà luôn luôn để ý đến những nhà soạn kịch mà bà cho là không trung thành với chồng bà. Có lẽ, bà chỉ nghi Ngô Hàm là bất trung, khi bà xem vở kịch Hải Thụy bãi quan của ông.

Tuy nhiên, thị trưởng thành phố Bắc Kinh Bành Chân, Trưởng ban tuyên truyền Lục Đỉnh Nhất và Phó trưởng ban tuyên truyền là Chu Dương đã từ chối đề nghị của Giang Thanh là phát động một chiến dịch chỉ trích vở kịch này, Ngô Hàm là bạn và là đồng chí của họ, là một trí thức đáng kính và là một người được coi là trung thành với Mao. Giới lãnh đạo Bắc Kinh thấy chẳng có cớ gì phải nghe theo Giang Thanh. Đã đành bà là vợ của Mao, nhưng bà chẳng có một chức vụ chính thức nào. Giới lãnh đạo chính trị cao cấp đánh giá bà rất thấp. Các nữ diễn viên ở Trung quốc ngày càng bị đánh giá thấp, và một nữ diễn viên muốn thỏa mãn những tham vọng chính trị của mình bằng cách kết hôn với người lãnh đạo đất nước đã làm cho người ta đặc biệt không ưa.

Mao cần Giang Thanh trong bước ngoặt trên con đường danh vọng của ông. Thậm chí tham vọng chính trị của bà lại có lợi cho ông. Khi bí thư thành ủy Thượng Hải là Kha Thanh Thế đột ngột qua đời hồi tháng 4 năm 1965. cái ghế của ông ta đã được Trưởng ban tuyên truyền của Thượng Hải là Trương Xuân Kiều đảm nhiệm. Cũng như Kha Thanh Thế. Trương Xuân Kiều là người nhất nhất tuân theo mọi chỉ thị của Mao. Trương Xuân Kiều đã bố trí cho thân hữu của ông ta là Diêu Văn Nguyên, chủ nhiệm tờ Giải Phóng, trực tiếp cộng tác với Giang Thanh.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Khi bài phê bình này sắp được phổ biến trên tờ Văn hối báo. Mao mới được biết nội dung của nó. Bài đả kích nhằm tạo ra một chiến dịch chống Ngô Hàm và những đồng đảng còn lại của Bành Đức Hoài. Các tờ báo và tạp chí khác phải hưởng ứng phê bình. Nhưng giới truyền thông ở Bắc Kinh lờ bài đả kích của Diêu Văn Nguyên đi. Mao nói: Mãi 19 ngày sau, kể từ ngày bài này được đăng trên tờ Văn hối và mãi cho tới khi tôi can thiệp, các báo chí ở Bắc Kinh mới tham gia. Đồng chí thấy họ cứng đầu ghê gớm không?

Tôi bối rối, vì tôi vẫn không làm sao hiểu nổi tại sao Hải Thụy và Ngô Hàm lại bị phê phán. Dĩ nhiên tôi không thể hiểu được rằng, bài báo của Diêu Văn Nguyên là tiếng súng mở đầu cho một cuộc Đại cách mạng Văn hóa vô sản của Mao. Tôi cũng không hiểu, theo lời Mao, ai là kẻ cứng đầu ghê gớm. Mãi đến khi cuộc Cách mang Văn hóa bắt đầu, tôi mới biết rằng ông nói về Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và những đồng chí thân thiết nhất của ông trong ban lãnh đạo. Tôi hứa với Mao sẽ đọc bài báo của Diêu Văn Nguyên thêm một lần nữa. Mao đưa bài báo cho tôi rồi nói: Phải đấy, đồng chí hãy đọc qua một lượt nữa đi. Sau đó đồng chí hãy cho tôi biết ý kiến của đồng chí. Tôi tìm cách lái câu chuyện sang đề tài sức khỏe của ông. Còn một vấn đề là liều lượng dùng thuốc ngủ của Chủ tịch. Chủ tịch đang dùng một liều lượng gấp 10 lần lìêu lượng thông thường. Mao hỏi lại:

- Nhiều đến thế sao?

- Đúng vậy. Tôi đã đọc y bạ của Chủ tịch. Với liều lượng thuốc ngủ như vậy có thể làm tổn hại đến sức khỏe của Chủ tịch.

- Theo đồng chí, chúng ta phải làm sao bây giờ?

- Tôi nghĩ rằng chúng ta phải giảm liều lượng này càng sớm càng tốt.

Tôi đề nghị dùng hỗn hợp của đường nho với thuốc an thần nhồi vào những vỏ thuốc con nhộng được chế từ đường nho để làm một loại thuốc tương dương với lượng thuốc ngủ thích hợp. Mao chấp thuận. Nhưng ông còn cảm thâv một cái gì khác lạ.

- Có cái gì đó không bình thường ở nhà khách này. Nó như bị người ta xả khí độc. Tôi không thể ở lại đây lâu hơn được nữa. Đồng chí hãy nói với Trương Diêu Tự, anh ta phải chuẩn bị đi. Chúng ta sẽ lên đường đi Vũ Hán.

Nỗi sợ hãi bị đầu độc của Mao xét bề ngoài cũng không phải hoàn toàn vô lý. Có một lần ngủ trong một biệt thự của Mao, tôi cũng không thể nào ngủ nổ. Không hẳn chỉ vì nó quá rộng rãi và xa hoa, mà vì có một thứ mùi gì đó rất lạ. Một người bạn tôi cũng phát hiện ra một thứ mùi rất đặc biệt, khi ông đến ở một nhà nghỉ của Mao. Đa số các nhà nghỉ của Mao đều nằm ở những địa điểm nóng, ẩm ở miền Nam Trung quốc và Mao thường nhiều năm mới tới ở một lần. Trong thời gian đó, chúng như những căn nhà hoang không ai ở. Tôi chỉ có thể phỏng đoán rằng, qua nhiều năm như vậy những ngôi nhà bị ẩm mốc. Nhiều người đã chứng mmh rằng những người nông dân hầu như quanh năm suốt tháng lao động ngoài trời và cư trú trong những ngôi nhà đơn sơ thường không thể ở nổi trong những ngôi nhà kiểu mới ngày nay và họ sợ bầu không khí ngột ngạt.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Nỗi ám ảnh vô cớ mà tôi đầu tiên phát hiện ở Mao hồi năm 1958 ở Thành Đô, khi ông tưởng nước ở trong bể bơi bị đầu độc, bây giờ lại gia tăng. Nhưng thứ độc thực sự chính là những mưu toan chính trị trong nội bộ giới lãnh đạo đảng cộng sản. Tôi phải làm việc thận trọng. Trước hết, tôi truyền lệnh của Mao cho Trương Diêu Tự. Sau đó qua đường đây đảm bảo không bị nghe trộm, tôi gọi điện cho Thạch Thụ Hán ở bộ y tế để báo cáo với ông về căn bệnh vừa rồi của Mao và chúng tôi nên giải quyết vấn đề dùng thuốc ngủ của Mao như thế nào. Những viên thuốc nói trên phải được điều chế ngay trong bệnh viện Bắc Kinh.

Thạch Thụ Hán lo lắng. Ông sợ rằng cơn sốt của Mao có thể là một bệnh gì đó nghiêm trọng hơn viêm khí quản - có lẽ là viêm phổi. Ông ta muốn bàn bạc với Chu Ân Lai và cử một đội chuyên viên tới khám bệnh cho Chủ tịch. Nhưng tôi chắc rằng, cơ thể của Mao đã bình phục trở lại.

Điều mà tôi không yên tâm là vấn đề nghiện thuốc (ngủ) và nỗi sợ bị đầu độc ở ông. Đâu đâu ông cũng nhìn thấy bọn cùng một giuộc. Nếu các chuyên viên y tế tới để khám bệnh cho ông, biết đâu ông sẽ nghĩ, tôi đã nói dối ông về bệnh tình của ông hoặc tôi muốn trốn tránh trách nhiệm hay muốn cài gián điệp vào chỗ ông. Tôi đã thuyết phục Thạch Thụ Hán, tốt hơn là không nên làm gì nữa.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 57

Đêm đó, đoàn tàu của Mao đưa chúng tôi rời thành phố đi về hướng Vũ Hán và trưa ngày hôm sau, chúng tôi có mặt ở Vũ Hán. Những viên thuốc ngủ mới cùng với tập tài liệu hàng ngày của đảng đã được gủi từ Bắc Kinh đến văn phòng thư ký riêng của Mao. Y tá Ngô Tự Tuấn và tôi cùng các nhân viên khác - những người phục vụ, những thư ký và các thiếu nữ của Mao - đều ở trong khách sạn. Bầu không khí trong nội bộ các nhân viên thân cận của Mao đã thay đổi. Uông Đông Hưng luôn tìm cách nắm được những ý nghĩ và hành động của Mao càng nhiều càng tốt, ngược lại, Trương Diêu Tự lại không muốn can thiệp vào. Căn cứ vào những căng thẳng cao độ của tình hình chính trị hiện nay, ông cố gắng giữ khoảng cách với Mao để tự vệ. Ông không cho phép tôi thông báo cho ông biết tình hình sức khỏe hàng ngày của Mao, vì ông chỉ chịu trách nhiệm đối với sự an toàn của Mao. Nếu ông được báo cáo đều đặn về tình hình sức khỏe của Mao, người ta có thể sẽ quy trách nhiệm cho ông nếu có chuyện chẳng lành xảy ra.

Khắc Kỳ Hữu, trưởng ban an ninh, thì ngược lại. Ông ra sức tìm hiểu tất cả mọi chuyện về Chủ tịch để được gần Mao hơn. Ông moi tin từ những nhân tình của Mao và gây khó khăn cho chúng tôi trong việc gặp với Mao. Tôi và y tá Ngô Tự Tuấn thường phải báo cáo ông rồi mới được vào thăm bệnh cho Mao. Tôi rất ghét thái độ kiêu căng và phiền phức của ông ta. Tôi theo dõi cuộc thử nghiệm những viên thuốc ngủ đối với Mao và phương pháp này tỏ ra có hiệu quả. Trong vòng năm ngày, liều lượng thuốc ngủ khủng khiếp mà Mao dùng đã giảm xuống mức bình thường như trước kia. Tôi chẳng cần phải ở đây lâu hơn nữa. Đã đến lúc tôi và y tá Ngô Tự Tuấn trở về Thạch Tư. Bầu không khí ở nhóm Một quá căng thẳng, vả lại chúng tôi vẫn chưa hoàn tất công việc của chiến dịch Bốn trước.

Thế nhưng Trương Diêu Tự muốn chúng tôi ở lại. Ông vẫn lo ngại về tình trạng sức khỏe của Chủ tịch và sợ trách nhiệm mà ông sẽ phải gánh vác khi có chuyện rắc rối xảy ra. Ông cũng không chịu đựng nổi Khắc Kỳ Hữu. Chừng nào tôi và y tá Ngô Tự Tuấn vẫn còn có mặt ở đây, chừng đó ông văn được biết về tình trạng sức khỏe của Chủ tịch mà không phải chịu một trách nhiệm nào. Mặt khác, chúng tôi như cái lá chắn để chống lại sự kiêu căng của Khắc Kỳ Hữu.

Nhưng chúng tôi vẫn phải đi. Tôi đến gặp Mao và nói với ông rằng, liều luợng thuốc ngủ cũng như tình trạng sức khỏe của ông đã ổn, tôi và y tá Ngô Tự Tuấn phải tiếp tục chiến dịch Bốn trước. Tôi nói: Nếu Chủ tịch cần, chúng tôi sẽ đến ngay lập tức. Nhưng Mao cũng không muốn cho tôi đi. Ông nói: Chiến dịch đó không quan trọng nữa. Bây giờ đang có những việc khác. Đồng chí nên ở lại đây. Có lẽ tôi sắp cần đến đồng chí rồi.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tôi phát hoảng. Chiến dịch Bốn trước là một trong những chiến dịch vĩ đại nhất kể từ Cải cách ruộng đất. Người ta đã cử hàng trăm nghìn cán bộ từ các thành phố về nông thôn. Thế mà bây giờ phong trào giáo dục xã hội chủ nghĩa không còn quan trọng. Chính vì vậy mà Mao chẳng buồn nói chuyện với Uông Đông Hưng về chiến dịch này nữa. Nhưng tôi vẫn như người mò mẫm trong bóng tối của những kế hoạch mới, quan trọng của Mao. Tôi do dự. Mao muốn tôi ở lại vì ông tin tưởng vào trình độ y khoa của tôi. Ông sẽ bảo vệ và che chở cho tôi nếu tôi chỉ giới hạn công việc của mình với tư cách là một người thầy thuốc của ông. Thế nhưng bầu không khí bao quanh ông thật là ngột ngạt đối với tôi. Và Khắc Kỳ Hữu là một kẻ tham quyền lực, một kẻ thích gây rắc rối cho người khác. Tôi suy nghĩ lung lắm và cân nhắc lợi hại. Cuối cùng tôi quyết định biện pháp an toàn hơn là quay lại nông thôn, mặc dù cuộc sống ở đó khổ cực. Tôi đòi về Thạch Tư. Tôi nói:

- Ngô Tự Tuấn và tôi chẳng có gì ngoài bộ quần áo mặc trên người. Như thế thật là bất tiện cho chúng tôi. Vì vậy mà chúng tôi phải quay trở lại nông thôn.

Mao đáp:

- Không sao. Tôi chỉ cần nói Trương Diêu Tự gửi quần áo từ Bắc Kinh đến cho chúng ta là được.

Sau đó Mao cho chúng tôi hay, liệu chúng tôi có phải về nông thôn nữa hay không. Tại sao trong cuộc đời của mình, tôi thường không được tự lựa chọn. Thế là tôi phải ở lại. Có cái gì đó khá đặc biệt diễn ra ở Trung Nam Hải. Mao lui về phòng của ông và được các cô nhân tình vây quanh săn sóc. Bên ngoài, Khắc Kỳ Hữu mới dựng lên một hàng rào xung quanh phòng Mao, không cho một ai vào. Tôi ở phòng trực và chỉ vào thăm Mao khi ông cho người gọi. ở vòng ngoài, tôi chờ đợi điều gì sẽ xảy ra.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 58

Tôi chờ hơn một tháng liền. Sau đó, ngày 8 tháng hai năm 1966, Mao mời tôi tới dự một cuộc họp ở phòng khách của khách sạn Mỹ Viên, nơi chúng tôi tạm trú ở Vũ Hán. Ông khuyến khích các nhân viên của ông phải thường xuyên dự những buổi họp để nắm được tình hình. Ba ủy viên của một ủy ban mới được thành lập có tên là Nhóm năm người chuẩn bị cho Cách mạng văn hóa vừa từ Bắc Kmh tới. ủy Ban này được thành lập từ năm 1964 và được giao nhiệm vụ phối hợp với bài viết phê bình vở kịch Hải Thụ bãi quan của Ngô Hàm. Thành viên của ủy ban gồm có trưởng ban tuyên truyền Lục Đỉnh Nhất, ủy viên bộ chính trị Khang Sinh, ủy viên Ban bí thư trung ương và Thị trưởng thành phố Thượng Hải là Bành Chân, phó trưởng Ban tuyên truyền là Chu Dương và tổng biên tập tờ Nhân Dân là Ngô Lĩnh Hi. Cùng đi với họ có Hồ Sinh, phó tổng biên tập nguyệt san Cờ Đỏ của đảng. Mao chủ tọa cuộc họp và nói, ông đã thông báo cho Trần Bá Đạt và Khang Sinh vào ngày 21 tháng 12 năm ngoái rằng, ông đánh giá bài báo của Diêu Văn Nguyên, trong đó vở Hải Thụy bãi quan đã bị phê phán, là đúng đắn. Tuy nhiên Diêu Văn Nguyên vẫn chưa nói toạc móng heo. Gia Kính, một ông vua triều Minh đã cách chức Hải Thụy và năm 1959 Mao đã cách chức Bành Đức Hoài. Như vậy có nghĩa là Bành Đức Hoài là một Hải Thụy hiện đại. Mao quay sang Bành Chân, chủ nhiệm ủy ban Năm người, hỏi:

- Có phải Ngô Hàm thực sự là kẻ thù của đảng và của chủ nghĩa xã hội không?

Bành Chân chưa kịp trả lời thì Khang Sinh đã lên án vở kịch của Ngô Hàm là một cây độc dược đối với đảng và chủ nghĩa xã hội. Không ai dám phản đối ông ta.

Trong không khí im lặng kéo dài, Mao nói:

- Nếu ai có ý kiến gì khác thì cứ tự nói ra. Tất cả các đồng chí hãy phát biểu ý kiến đi

Cuối cùng, Bành Chân lên tiếng. Ông muốn bào chữa cho một tài liệu mà ông mang tới. Dưới tựa đề Tường trình tạm thời của ủy ban Năm người gửi trung ương đảng, tài liệu cho rằng, đề tài mà vở kịch của Ngô Hàm đề cập mang tính lịch sử hơn là tính chính trị. Họ Bành nói:

Tôi nghĩ, chúng ta phải theo lời của Chủ tịch, để cho trăm hoa đua nở và trăm trường đua tiếng, nếu chúng ta thảo luận về những vấn đề sử học mà vở kịch đề cập đến. Chúng ta cần có một cuộc tranh luận sôi nổi.

Bản dự thảo đã được Ban thường trực Bộ chính trị phê chuẩn, chỉ còn cần sự đồng ý của Mao.

Lục Đỉnh Nhất ủng hộ Bành Chân và nhấn mạnh vào tính khoa học trong buổi thảo luận. Theo ý ông, phải tránh những danh từ như kẻ thù của đảng hay kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, nếu không, sự im lặng sẽ bao trùm tất cả.

Chiến tuyến đã rõ rằng. Khang Sinh cho những tranh cãi quanh vấn đề của Ngô Hàm là một cuộc đấu tranh giai cấp và yêu cầu phải có những biện pháp cụ thể đối với Ngô Hàm và những kẻ ủng bộ ông ta. Ngược lại Bành Chân và Lục Đỉnh Nhất tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách cho rằng vở kịch chỉ mang tính khoa học thuần túy và hoàn toàn phi chính trị. Thời gian trôi qua mà cuộc họp vẫn chưa ngã ngũ. Mao đành hoãn cuộc họp. Những người tham dự vẫn không biết quan điểm của Mao ra sao. Bành Chân muốn biết, liệu Chủ tịch có cho phép ông viết một lời bình luận nào đó về vở kịch cho đảng không.

Câu trả lời của Mao: Đồng chí hãy làm đi. Tôi không cần xem. Tôi biết ngay là nguy rồi. Mao đã gài bẫy người ta. Việc từ chối không đọc lời bình của Bành Chân thực ra có nghĩa là Mao không đồng ý. Nhưng Bành Chân không hiểu rõ Mao như tôi, ông và Lục Đỉnh Nhất đã đùa với lửa. Nếu họ phân phát bản thảo lời bình của họ, họ có thể sẽ gặp nguy hiểm khôn lường.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Bốn ngày sau, ngày 12 tháng hai năm 1966, bản Tường trình tạm thời cùng với lời bình luận của Cơ quan trung ương được phổ biến trong đảng. Nhưng Mao không đọc, và cả trong cơ quan trung ương cũng có những ý kiến trái ngược về việc này. Trong đó chỉ có tên của Bành Chân và Lục Đỉnh Nhất. Theo lời bình luận thì các cuộc tranh luận về vở Hải Thụy bãi quan chỉ dựa trên khía cạnh khoa học. Mao coi tài liệu trên là sự phủ nhận quan điểm của ông. Ông đồng tình với Khang Sinh, rằng vở kịch của Ngô Hàm là một loại cây độc và chính Ngô Hàm là một kẻ thù của đảng và kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Do đó, việc Lục Đỉnh Nhất và Bành Chân không chịu lên án Ngô Hàm sẽ khiến họ có nguy cơ bị chụp mũ là kẻ thù của đảng và chủ nghĩa xã hội. Tối hôm bản dự thảo được công bố, Mao nói với tôi:

- Tôi nói đúng. Bọn phản cách mạng chỉ bị đánh gục khi người ta ra đòn thật nặng.

Mao chuẩn bị một trận đánh quyết định. Bài bình luận của Bành Chân sau này được coi là Bản tường trình tháng hai đê tiện mang tính thù địch với đảng và chủ nghĩa xã hội. Sự sụp đổ của Bành Chân chỉ còn là vấn đề thời gian.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 59

Sau cuộc gặp với Bành Chân và Lỗ Đình Nghị, Mao trở nên cáu kỉnh và cảnh giác. Ngay cả những viên thuốc ngủ cũng không thể giúp được gì. Mao làm việc 24 giờ một ngày, cho tới khi kiệt sức hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng tới khẩu vị ông ta. Ông ăn một lần trong một ngày và ăn rất ít. Tôi tăng một chút liều lượng trong thuốc ngủ cho ông. Điều này làm tôi không yên tâm, nhưng thậm chí tôi chưa bị báo động rằng con người ta ở độ tuổi như thế rất ít ngủ. Sau một tuần lễ, khẩu vị và giấc ngủ của Mao trở lại bình thường, và tôi bắt đầu bình tâm hơn.

Ngay lúc sự mối lo nghề nghiệp của tôi đang giảm đi, thì tôi đụng phải vấn đề mới với Trương Ngọc Phượng.

- Chủ tịch nghĩ rằng ban đêm có ai đó ở trên trần nhà của ông. Ông nghe thấy từ chỗ đấy có một tiếng động gì đó mỗi đêm cho tới lúc đi đến đó.

Tôi cười phá lên. Vâng, đây là chuyện lố bịch. Làm thế nào người ta có thể leo lên trần được? Chủ tịch được bọc bởi một bức tường an ninh không thủng được.

Nhưng Trương Ngọc Phượng bối rối và Mao cũng thế.

Ai có thể trên trần nhà? Chuột hoặc là mèo hoang, một anh bảo vệ nhớ lại điều này, khi thảo luận biện pháp an ninh cho Mao. Người lính này đã để ý dấu vết, có thể thuộc về mèo hoang.

Bảo vệ đặt bẫy, dùng cá làm mồi. Ngày thứ hai chiến công đã phụ sức họ. Bắt được hai con mèo - Con lớn to gần bằng con báo con, còn con kia bằng con mèo nhà to. Biệt thự ở Vũ Hán xây dựng trên một cánh rừng, dành cho Mao và thường bỏ không.

Những con mèo lang thang cũng tận dụng nơi này.

Khi người ta trưng bày những con vật bất hạnh cho mị người xem, tôi nghĩ, giờ đây Mao yên tâm.

Nhưng sự lo sợ không dễ mất đi. Mao vẫn còn bị bồn chồn, dù sao chăng nữa vẫn còn ai đó trên trần nhà. Mao đòi đi ngay.

Sau vài giờ sau khi, chúng tôi đã trên đường đến Hàng Châu.

Mao chưa trở lại bình thường cả ở Hàng Châu. Tôi cảm nhận, thậm chí còn không có tin tức cụ thể rằng bầu không khí chính trị không được cải thiện. Ngay sau khi đến tôi hiểu rằng Mao gọi Diệp Quần từ Quý Châu, nơi bà và Lâm Bưu thường ở đó.

Ngày hôm sau Diệp Quần bay đến, ngồi lại với Chủ tịch sau cánh cửa kín ba giờ liền và sau đó quay về. Không ai có mặt trong cuộc gằp của họ, Mao và Diệp Quần chẳng ai thông báo cho bất kỳ người nào của nhóm Một được biết họ bàn về cái gì. Chính trong ngày hôm ấy, trong chiều muộn tôi nói chuyện với Chủ tịch.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Đặng Tiểu Bình cho rằng ông ta đang điều khiển ban bí thư, nhưng tôi không biết cái gì cảo - Mao đột nhiên Mao nói trong lúc chờ súp mang tới - ở chỗ ông ta có những người tôi nghi từ trước và đến giờ ông vẫn còn giữ những người nghi ngờ ở đó. Bành Chân - là số một. Bành Chân kiểm soát đảng bộ thành phố Bắc Kinh chặt đến nỗi không ai có thể xuyên qua lỗ nhỏ thậm chí dùng kim. Lỗ Đình Nghị phụ trách tuyên huấn không có những bài viết khuynh tả nào thoát qua nó. Lại cả La Thụy Khanh, người ra sức quấy đảo việc thực hiện khẩu hiệu Để các nhà chính trị giành lấy quyền lãnh đạo và Dương Thượng Côn, người luôn luôn thu thập và phổ biến những tin tức - Từ khi phát hiện ra microphon nghe trộm mình, Mao cho rằng Dương Thượng Côn là gián điệp - cả bí thư trung ương nữa, Đặng Tiểu Bình - Mao giận dữ kết luận.

Những ngày sau, Giang Thanh gặp Mao. Bà thay đổi nhiều từ năm 1962, khi tôi lần đầu tiên chú ý đến dáng điệu của bà. Giang Thanh đi bộ năng động, giữ lưng thẳng, và tôi không nhận thấy một chút biểu hiện nhỏ những bệnh của bà trước đây. Đi ngang qua, Giang Thanh liếc nhìn tôi và kiêu kỳ nghiêng đầu về phía tôi. Đi cùng bà là y tá, cần vụ và vệ sĩ. Bà ta chẳng thấy phàn nàn về sức khoẻ nữa, các cô y tá của bà nói trong lúc chờ bà quay ra. Giang Thanh giờ đây còn lo lắng không phải về lửa sáng chói, tiếng ồn, và gió máy. Cơn đau đầu cũng tan biến. Không đeo cả hoa tai.

Bà cũng chẳng cần bác sĩ phục vụ nữa.

Cuộc viếng thăm chồng ngắn ngủi, Giang Thanh ngay lập tức đi Thượng Hải. Và chỉ khi một số ngày sau, bà lại đến lần thứ hai, tôi hiểu rằng họ đã thảo luận với nhau.

Lâm Bưu và Giang Thanh liên minh với nhau. Hai người này tháng 2-1966 triệu tập ở Thượng Hải một cuộc họp để thảo luận sự phát triển văn hoá và nghệ thuật do quân đội ủng hộ. Giang Thanh tham khảo ý kiến với Mao về những thông báo về cuộc họp. Mao đưa tôi đọc qua các tài liệu tóm tắt.

Bài phát biểu dường như do chính tay Chủ tịch viết nó. Đó là cuộc tấn công vào Lỗ Đình Nghị, cảnh cáo rằng từ khi thành lập nước cộng hoà nhân dân văn hoá và phần đông các giáo sư đứng như một lực lượng đem tối mưu toan thống lĩnh chính sách của chúng ta. Làm toi chán nản không phải vì nội dung văn kiện mà là mối quan hệ mới giữa Giang Thanh và Lâm Bưu: con đường của nguyên soái đến quyền lực phải qua tay vợ Chủ tịch. Lâm Bưu thắng trong sự ủng hộ Mao, bằng cách chiếm sự ủng hộ của vợ Mao - một cách thường dùng trong lịch sử Trung quốc. Nhưng đó là con đường lắt léo, và tôi chưa khi nào tin vào những người theo đuôi ông ta. Lâm Bưu muốn đưa vợ Chủ tịch đến quyền lực.

Tôi cũng chẳng vui gì. Giang Thanh, khi đạt được, có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm.

Tôi chưa gặp Lâm Bưu bao giờ. Tôi không có ự thể thậm chí thấy ông ta. Dù rằng Lâm Bưu có một số chức vụ cao, ông là người ẩn dật như thế để không đi thậm chí đến Thiên An Môn, khi lễ hội ngày 1-5 hay quốc khánh. Trên Hội nghị 7000 cán bộ tôi ngồi sau hậu trường và nghe bài phát biểu của ông ta, và đó là lần duy nhất khi tôi thấy lưng ông. Nhưng ông ta là một trong mười nguyên soái của đất nước nổi tiếng lãnh đạo xuất sắc - mạnh mẽ, cương quyết và tàn bạo.

Liên minh của Lâm Bưu với Giang Thanh nhanh chóng cho tôi khả năng gặp ông một cách riêng tư. Trước đó tôi chia xẻ sự han hoan chung trước thiên tài ông tướng.

Tháng ba năm 1966, ngay sau khi thăm chồng, Giang Thanh bị cảm lạnh và gọi tôi đến Thượng Hải.

Mao đồng ý. Tôi sẽ ở Thượng Hải tương đối ngắn - ông ta nhắc - Tôi không thích ở một nơi khá lâu.

Tính hoang tưởng của lãnh tụ tự nó nói lên bản thân mình. Cố ở vài ngfay ngày cùng một nơi, ông bắt đầu thấy lo ngại yêu cầu đi tiếp.

Ông gày gò và nhỏ người và bộ mặt xanh nhợt. Chiếc mũ bộ đội Lâm Bưu không rời thậm chí trong phòng khách để che cái đầu lang ben. Ông đi đôi ủng may bằng da dày. Lâm Bưu chỉ khẽ nghiêng đầu về phía tôi, có lẽ, như để chà, không nói một lời nào, đến chỗ Giang Thanh. Mắt ông ta đen đến mức, dường như con ngươi và phần ngoài hoà vào nhau, và toát lên màu thần bí.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Giang Thanh ra lệnh để họ không bối rối, và họ đàm luận trong vài giờ.

Khi đó, tôi đã nói chuyện với thư ký của nguyên soái Lý Vọng Phu. Từ ông ta tôi cũng biết vài thứ về thói quen và quá khứ của Lâm Bưu.

Vị thế xã hội mới, theo cách nhìn chung, đã giúp vợ Mao khỏi căng thẳng. Giang Thanh thậm chí đồng ý với tôi là chỉ cảm nhẹ.

Một ngày sau khi tôi đến Thượng Hải, thì Lâm Bưu cũng bất ngờ có mặt. Ông nói là ông biết tin Giang Thanh ốm, quyết định đến thăm.

Khi ấy tôi lần đầu tiên thấy ông ta. Bộ quân phục của ông gây cho tôi ấn tượng. Nó may vừa khít đến mức như dán vào thân hình ông. Lâm Bưu vào phòng khách cùng thư ký đi kèm, và cởi chiếc áo khoác dạ.

Lâm Bưu và Giang Thanh có nhiều cái giống nhau. Lâm Bưu cũng là người căng thẳng và sợ gió và ánh sáng đến nỗi rất ít ra khỏi nhà. Giống như Giang Thanh, việc cuốn hút vào chính trị làm ông năng động lên. Căng thẳng đã biến mất. Bệnh tật Lâm Bưu, như tôi đoán, chủ yếu là chính trị. Dù rằng khoẻ mạnh, ông cũng không khác mấy.

Tôi phát hiện điều này qua vài tháng, tháng tám năm 1966, khi Cách mạng văn hoá hoàn thành sự lố bịch đầu tiên. Lâm Bưu tự tin leo lên đỉnh cao quyền lực, và Uông Đông Hưng cố gắng xây dựng liên minh với người mà Mao dự kiến là người thừa kế của mình. Lâm Bưu ốm, Uông yêu cầu tôi đi cùng với ông tới thăm nguyên soái trong tư dinh ở Mao Tần Vũ.

Khi dẫn chúng tôi vào phòng của ông, Lâm Bưu ngồi trên giường, đặt đầu lên ngực vợ. Ông khóc, Diệp Quần an ủi và động viên ông như một đứa trẻ. Chỉ một điều này tức khắc làm thay đổi cách nhìn của tôi về Lâm Bưu - từ người chỉ huy sáng ngời ông biến thành một người tàn phế, không có khả năng làm chủ bản thân mình. Hai bác sĩ Hứa Định và Vương Thế Vinh xuất hiên ngay sau chúng tôi. Diệp Quần đưa Uông Đông Hưng và tôi sang phòng khách, để các bác sĩ mới tới khám chồng bà. Họ phát hiện ra ở nguyên soái có sỏi thận làm ở đường tiết niệu, và đưa thuốc cho ông. Lâm Bưu nhanh chóng an tâm. Việc sỏi thận đi qua đường tiết niệu rất đau đớn, nhưng tôi cho rằng nguyên soái cần dũng cảm nén sự đau như thế.

Trong khi chúng tôi đợi, Diệp Quần kể về chồng bà. Lâm Bưu năm 1940 nghiện ma tuý. Về sau, năm 1949, ông sang Liên-xô điều trị. Ông khỏi bệnh, nhưng tính tình lại trở nên lạ lùng hơn. Tiếng nước chảy cũng gây cho ông đau đớn. Ông nói chung không uống nước, và Diệp Quần thả viên nước thịt cô đặc vào nước và cho chồng uống để cơ thể ông ta nhận được nước bằng cách ấy.

Lâm Bưu không bao giờ dùng buồng đi tiểu. Khi phát sinh cần thiết như thế, ông cởi quần và ngồi trên một miếng gỗ đặt trên cái bô vợ ông để ở đầu giường.

Tôi kinh hãi. Lâm Bưu rõ ràng là người bệnh tâm thần rồi, nhưng Mao đẩy Lâm Bưu lên bậc thang cao nhất quyền lực. Chẳng bao lâu người ta chào đón ông như người bạn chiến đấu và gần gũi nhất của Mao. Liệu có xảy ra một điều không có thể được không, một khi Lâm Bưu trở thành điều khiển toàn bộ dân tộc chúng ta. Dân tộc vĩ đại...

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Về Trung Nam Hải, tôi thông báo cho Mao về vấn đề của Lâm Bưu. Mao im lặng nghe tôi kể, không đưa mối quan hệ của mình tới điều nghe được. Những điều lạ lùng lớn của nguyên soái Lâm Bưu, tôi chưa khi nào nói chuyện với ai cả. Kể ra những thông tin kín về một trong những lãnh tụ cao cấp đất nước là tội chính trị.

Trong khi chúng tôi đợi, Diệp Quần kể về chồng bà. Lâm Bưu năm 1940 nghiện ma tuý. Về sau, năm 1949, ông sang Liên-xô điều trị. Ông khỏi bệnh, nhưng tính tình lại trở nên lạ lùng hơn. Tiếng nước chảy cũng gây cho ông đau đớn. Ông nói chung không uống nước, và Diệp Quần thả viên nước thịt cô đặc vào nước và cho chồng uống để cơ thể ông ta nhận được nước bằng cách ấy.

Lâm Bưu không bao giờ dùng buồng đi tiểu. Khi phát sinh cần thiết như thế, ông cởi quần và ngồi trên một miếng gỗ đặt trên cái bô vợ ông để ở đầu giường.

Tôi kinh hãi. Lâm Bưu rõ ràng là người bệnh tâm thần rồi, nhưng Mao đẩy Lâm Bưu lên bậc thang cao nhất quyền lực. Chẳng bao lâu người ta chào đón ông như người bạn chiến đấu và gần gũi nhất của Mao. Liệu có xảy ra một điều không có thể được không, một khi Lâm Bưu trở thành điều khiển toàn bộ dân tộc chúng ta. Dân tộc vĩ đại...

Về Trung Nam Hải, tôi thông báo cho Mao về vấn đề của Lâm Bưu. Mao im lặng nghe tôi kể, không đưa mối quan hệ của mình tới điều nghe được. Những điều lạ lùng lớn của nguyên soái Lâm Bưu, tôi chưa khi nào nói chuyện với ai cả. Kể ra những thông tin kín về một trong những lãnh tụ cao cấp đất nước là tội chính trị.

Suốt tháng ba, trong khi Giang Thanh hồi phục khỏi bệnh cảm. Tôi ở lại ở Thượng Hải. Tại đấy tôi tôi trở thành người chứng kiến các hoạt động chính trị của bà. Lần lượt đến thăm bà là những người tư tưởng cực đoan, cuộc gặp tiến hành sau cánh cửa khép kín giữ bí mật.

Mao đến Thượng Hải hôm 15 tháng ba. Hai hôm sau ông triệu tập một phiên họp mở rộng thường vụ Bộ chính trị và tiến hành cuộc nói chuyện về những kết luận của Giang Thanh là trong lĩnh vực hàn lâm và giáo dục, các phần tử trí thức tư sản chiếm ưu thế, trong hàng loạt năm đã huỷ hoại tất cả những cái gì còn lại của văn hoá. Để phân tích Mao dẫn ra vở kịch của Ngô Hàm, tác giả vở kịch gây tranh cãi lớn trong dư luận Hải Thụy bãi quan, giáo sư sử học Giang Bật Dương, Đặng Tường và giám đốc mặt trận thống nhất chính quyền thành phố Bắc Kinh Liêu Mạnh Sử. Những trí thức đầu ngành này là đảng viên dự bị đảng cộng sản, Mao nói, nhưng lại là đảng viên Quốc dân đảng trong ý nghĩ và tư cách. Ông đề nghị bắt đầu cách mạng văn hoá trong văn hoá, lịch sử, luật học, và kinh tế.

Tôi quả là quá ngây thơ để tin rằng cuộc cách mạng này chỉ bó gọn trong lĩnh vực văn hoá và rằng tôi biết cách đứng ngoài cuộc tấn công mới.

Cuối tháng 3-1966, một vài ngày sau cuộc họp Bộ chính trị, tất cả chúng tôi vẫn còn ở Thượng Hải, Mao mấy lần gặp Giang Thanh, Khang Sinh và Trương Xuân Kiều. Mao xoá bỏ đề án kiến nghị tháng hai của Bành Chân và sẽ nói với họ việc này.

Đề án làm rối tung đường lối giai cấp của đảng. Mao muốn đảng ủy Bắc Kinh, do Bành Chân cầm đầu, ban tuyên huấn do Lỗ Đình Nghị nắm, và tiểu nhóm Cách mạng văn hoá phải giải thích, Mao nhấn mạnh, có khá nhiều nhân vật đáng nghi ngờ trong ba tổ chức trên. Mao muốn làm thúc đẩy Cách mạng văn hoá.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Mao quyết định tấn công theo hai hướng. Hướng thứ nhất giành lấy ban thường vụ Bộ chính trị, phê bình những trí thức đầu đàn. Hướng thứ hai - nhóm ganh đua gồm những người nằm ngoài ban thường vụ và quan chức đảng, tập hợp quanh những đồng minh gần gũi nhất của ông - Giang Thanh và Khang Sinh, nhóm này sẽ vạch mặt kẻ thù với Mao trong ban thường vụ và ban bí thư trung ương đảng.

Chưa bao giờ trước đây Mao bắt đầu ra đòn với các nhân vật cao cấp như thế này.

Đầu tháng 4-1966 chúng tôi trở về Hàng Châu. ở đó Mao triệu tập cuộc họp khác thường vụ Bộ chính trị.

Trong cuộc gặp này, Mao công khai trình bày mục đích, lôi vào mục tiêu người lãnh đạo Bắc Kinh Bành Chân. Khi đọc và bình luận đề án tháng hai của Bành Chân, yêu cầu hạn chế đánh vào văn hoá bởi những vấn đề học thuật, Mao đã cho phép Bành Chân đào hố tự chôn mình.

Bấy giờ Chủ tịch công khai buộc Bành Chân tội có quan điểm chống đảng và Mao đòi giải thể tiểu nhóm Cách mạng văn hoá vàhình thành nhóm lãnh đạo mới.

Tôi cảm thấy mình trong vòng nguy hiểm. Nhóm Một thay đổi nhiều, tôi không hiểu những người mới và không tin họ. Mao trở thành khó tiếp cận sau bức tường, được chặn đứng bởi người đứng đàu mới phục vụ an ninh an ninh Khắc Kỳ Hữu. Uông Đông Hưng vẫn chưa thấy quay lại, tôi không gặp Uông cho đến lúc chúng tôi chưa đến Nam Kinh ngay sau tết. Không có Uông bảo vệ tôi, tôi dường như lạc trong biển.

Một chiều muộn Uông gọi tôi và hẹn gặp ở khách sạn Chí Linh. Khi tôi đến, ông đang nói chuyện với thủ tướng Chu Ân Lai. Thấy tôi, thủ tướng cười nhạt.

- Anh có biết bây giờ mấy giờ không? Sao anh đến muộn thế này.

- Tôi muốn kể cho đồng chí Uông Đông Hưng về sức khoẻ của Chủ tịch, chúng tôi mấy tháng rồi chưa gặp nhau.

- Vì sao phải vội vàng thế này? - Chu ngạc nhiên.

- Tôi đề nghị anh ta đến, thưa thủ tướng - Uông Đông Hưng can thiệp để yên lòng Chu.

- Tôi nhanh lên - Chu đồng ý - Đồng chí Khang Sinh và Trần Bá Đạt cũng đang ở đây. Chúng tôi không thể bắt họ chờ - Chu quay sang tôi - Khi xong việc, đề nghị nhanh chóng quay về nhà khách Vương Trung.

Tôi không nghi ngờ rằng Chu Ân Lai có thể dễ nổi cáu đến thế, và tự giải thích tính khí của Chu phát sinh do những nguy hiểm lớn về chính trị. Khi tôi hỏi Uông cái gì đã xảy ra, ông từ chối.

- Anh biết đủ rồi - Uông đáp - Cái này dính đến quyền lực trung ương. Tốt hơn cả anh đừng hỏi chi tiết nữa. Kể cho tôi nghe sức khoẻ của Chủ tịch.

Tôi chỉ đoán về sự vận hạn của cuộc tranh giành quyền lực, và tôi căng thẳng, không biết gì cả. Tôi kể cho Uông Đông Hưng về sức khoẻ Mao, khuyên Uông quay về phụ trách nhóm Một. Trương Diêu Tự nắm vấn đề an ninh then chốt. Tôi sẽ không cảm thấy mình được bảo vệ, chừng nào Uông Đông Hưng còn chưa nắm được vị trí này. Nhưng Uông tự cảm thấy bị bắn ra khỏi từ nhóm Một. Ông ta muốn quay lại, nhưng không thể, chừng nào Mao chưa yêu cầu ông.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tuy nhiên Uông hứa đến nhà khách Vương Trung để chia tay, khi kết thúc cuộc họp.

Chẳng bao lâu, tôi cũng bắt đầu trách mình về cuộc gặp ở khách sạn Chi Linh. Chu Ân Lai khá là bực tức. Không loại trừ rằng từ cuộc gặp trước đó với Khang Sinh và Trần Bá Đạt.

Để phòng xa, tôi quyết định kể cho Mao biết tất cả. Nếu Mao về cuộc gặp gỡ của tôi từ một người khác thì ông ta có thể nghĩ tôi hoạt động sau lưng ông.

- Họ làm cái gì ở đó? - Mao ngạc nhiên. Nụ cười yếu ớt chạy quanh môi ông, khi tôi nói rằng gặp với Uông Đông Hưng - Tôi chẳng thấy trong cuộc gặp của đồng chí có cái gì đáng để ý cả - Mao động viên tôi.

Sự lo xa cảnh giác của tôi sau này đã cứu mạng sống của tôi. Cuối năm 1966, khi tiểu nhóm Cách mạng văn hoá đã mở rộng mục đích, nằm vào tầm đạn của Uông Đông Hưng, đã âm mưu kéo cả tôi vào. Trong khi mỗi một cuộc gặp đề được coi là một âm mưu, mỗi người bạn, mỗi người quen, và mỗi đồng nghiệp của người bị buộc tội đều bị đặt dưới sự nghi ngờ. Tay bảo vệ nhớ là thấy tôi ở khách sạn Chí Linh. Anh ta viết cho Khang Sinh điều này, khẳng định rằng tôi cùng với Uông Đông Hưng và Chu Ân Lai tham gia vào một âm mưu gì đấy và ở khách sạn và tôi chuyển cho họ tin tức bí mật. Khang Sinh viết một bức thư cho Chủ tịch. Mao đưa lại thư cho tôi và yêu cầu chuyển Uông Đông Hưng cất giữ.

- Anh đã nói với tôi về cuộc viếng thăm này - Mao nói, bảo vệ cả tôi vàứ Uông Đông Hưng. Vụ việc bị chôn luôn.

Thường vụ Bộ chính trị mở rộng lại họp ngày 24 tháng 4 năm 1966. Mao đưa ra thảo luận một tài liệu mới, đề án của nó do Trần Bá Đạt thảo ra. Đó là Chỉ thị của Ban chấp hành đảng cộng sản Trung quốc, được Mao schhasp bút.

Chỉ thị được trình Bộ chính trị xem xét. Nó trở thành văn kiện chỉ đạo Cách mạng văn hoá, được biết trên ở Trung quốc theo ngày tháng thông qua Chỉ thị 16 tháng 5.

Khi Mao cho tôi xem danh sách các thành viên của Tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá mới, tim tôi rụng rời. Lãnh đạo nhóm là Trần Bá Đạt. Giang Thanh được bổ nhiệm là phó của Trần Bá Đạt.

Sự trao việc Giang Thanh làm tôi đặc biệt lo ngại. Bà ta đã nhận được sự thỏa mãn lớn là phát hiện những phần tử tư sản trong đảng và giờ đây, được mang quyền lực thực sự, có thể sử dụng chiến dịch chính trị để thanh toán kẻ thù của mình. Mối quan hệ của chúng tôi tiếp tục xấu đi bắt đầu từ 1960, và Giang Thanh có thể gây cho tôi và gia đình tôi nhiều rắc rối.

Mao biết, Giang Thanh thù hận như thế nào. Ông khuyên tôi làm lành với bà ta cũng như làm điều này với cả Viên Tân, cháu ông. Chàng trai này từ lúc trẻ ghét Giang Thanh, nghỉ hè thường chạy vào Trung Nam Hải, tránh ông bác.

Nhưng khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, Viên Tân viết Mao một bức thư xin lỗi. Viên Tân nhận ra rằng Giang Thanh là người học trò trung thành nhất của Mao, đã đi đến kết luận rằng chàng ta biết ơn bà ta với kính trọng sâu sắc.

Mao hài lòng và đưa thư Giang Thanh xem.

Viên Tân, hồi ấy là sinh viên trường kỹ thuật quân đội, đã thể hiện sự sáng suốt đáng nể.

Giang Thanh chấp nhận lời xin lỗi của đứa cháu, kéo nó vào sự che chở và ít lâu sau thành trợ lý của mình. Khi Giang Thanh sau đấy tiến hành chiến tranh với các đối thủ của mình. Mao Viên Tân trở thành một viên tướng tin cậy của bà và nhanh chóng được thăng tiến qua các cấp bậc quân đội.

Qua một vài năm người ta đề bạt anh ta làm chính ủy quân khu Xương Sơn ở Mãn Châu.

Mao bóng gió rằng tôi cũng nên cố gắng chiếm lấy sự bảo trợ của vợ ông. Nhưng sự bất đồng của tôi với Giang Thanh không thể giải quyết dễ dàng như thế. Mao Viên Tân là cháu của chồng bà ta, và Giang Thanh kiểu gì đi nữa cũng phải tính đến điều này.

Tôi cũng không thể cho phép mình qụy lụy trước bà ta. Tôi biết rằng bà ta cũng chờ đợi cơ hội thuận lợi để chống tôi. Điều này dẫn tôi đến cái chết không tránh được. Tôi cần phải là tìm được sự bảo vệ.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 60

Tháng 5-1966, bùng lên ngọn lửa đấu tranh chính trị, Mao lui vào bóng tối.

- Tôi để những người khác tham gia chính trị - Mao tâm sự với tôi kế hoạch của mình vài ngày sau khi phê chuẩn Chỉ thị 16-5 - Chúng tôi chuẩn bị đi nghỉ hè.

Đó là một chiến lược quen thuộc, một khả năng để những con rắn độc - kẻ thù của ông - bò ra khỏi hang.

Mao dự kiến đến Hàng Châu, tránh xa đam mê chính trị.

Tính cách của Mao chẳng đem lại sự vui sướng ở các nhà lãnh đạo đảng. Cách mạng văn hoá cần sự lãnh đạo của nó, hơn nữa mục đích thật sự của Mao, tôi nghĩ, tatc vẫn còn là điều bí mật đối với đa số người hăng hái của ông. Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đến Hàng Châu đầu tháng sáu, kể cho Mao về sự phát triển của phong trào và đẻ tư vấn xem sẽ làm cái gì tiếp theo.

- Tôi cho phép họ tự làm - Chủ tịch nói, chỉ vào họ - Tôi cần nghỉ ngơi.

Nhậy cảm đánh lừa của Mao quả là thâm độc. Thiếu sự lãnh đạo của Mao, đảng sẽ gặp sự hỗn loạn.

Mao đang phấn chấn. Ông được đưa lên lên đồi Đĩnh Gia gần biệt thự của mình. Chính quyền tỉnh Triết Giang hầu như hàng ngày tổ chức những buổi dạ hội Nhưng Chủ tịch thường trầm ngâm và im lặng.

Giữa tháng sáu Mao lại nghĩ đến đi tiếp. Lần này- về quê mình Sào Sơn.

Lần cuối cùng Mao ở Sào Sơn vào năm 1959. Bí thư thứ nhất văn phòng trung ương đảng Đào Chu đã xây cho Chủ tịch một biệt thự mới ở chỗ gọi là Đình Thuý. Mao nói là khi nào từ chức, ông ta muốn được sống ở Sào Sơn, trong ngôi nhà mái rạ.

Biệt thự mà Đào Chu dựng lên, đã trả lời mong ước của ông.

Hang Đình Thuý là một góc nhỏ ấm cúng nằm ở chân đồi. Bao quanh nó là bụi cây và rừng, ngăn cách khỏi thế giới bên ngoài. Mao biết rõ vùng này. Thuở nhỏ ông nhặt củi trong rừng và giờ đây ông nhớ lại về sự quỳ của mình cho tảng đá lớn. Những hòn đá bà trên đỉnh đồi hình trống lớn.

Mao thường bò vào gian Hổ phục, xây trên đồi bên cạnh.

Bắc Kinh xa cách hẳn nơi đây, tin tức đến với ông rất khó. Các giao liên đặc biệt chuyển tài liệu qua hai-ba ngày. Tôi biết cái gì xảy ra ở thủ đô, bất kỳ khi nào hỏi giao liên.

Theo phán đoán, thủ đô đã đâm vào địa ngục hỗ loạn. Trường học đóng cửa, sinh viên đập phá khắp thành phố. Không ai, kiểm soát được tình hình.

Tôi muốn thu được những chi tiết để biết sự kiện xảy ra, nhưng người đối thoại của tôi hoặc là không biết chi tiết hoặc là sợ nói về chúng.

Tôi biết rằng thủ trưởng cũ của tôi Phó Liêm Chương, người khuyên tôi quay về Trung quốc và xếp tôi vào đại học tổng hợp công nhân, đã trở thành nạn nhân Cách mạng văn hoá. Phó buộc phải từ chức từ năm 1958. Thói quen của ông muốn biết về hoạt động của các nhà lãnh đạo, khi xuất hiện sự chú ý đến sức khoẻ của nó cuối cùng làm cho bệnh nhân phát cáu và tống khứ ông.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Từ trước tôi biết ít về cuộc sống của Phó, và bây giờ người ta chuyển cho Mao một bức thư của thủ trưởng cũ của tôi.

Người ta cho Phó quay lại từ cuộc từ chức, được đấu tố ông ta. Ông định tự tử và giờ đây ông cầu cứu Mao.

- Phó Liêm Chương- một con người tốt -Mao nói với tôi - Ông đã từ chức và không dây dưa vào chính trị. Chẳng có lý do gì chống lại ông ta cả. Tôi sẽ làm một cái gì đó để bảo vệ ông ta.

Nhưng áp lục của Mao hoặc là quá yếu hoặc là quá muộn. Cuối năm 1966, bằng sức mạnh, ông đã bị lôi ra khỏi nhà bởi đám thanh niên của bộ phận quân nhu. Sau đó về Phó tôi không khi nào được nghe nữa. Chỉ biết rằng ông chết, nhưng xác ông không được tìm thấy.

Một mùa hè nóng cực kỳ. Chúng tôi hàng ngày hàng ngày bơi trong bể bơi, tuy nhiên biệt thự không được trang bị máy lạnh, quạt điện chẳng giúp được mấy. Mao quyết định ra đi, và chúng tôi lại đi về Vũ Hán.

Tại đây tiếp nhận tin tức từ Bắc Kinh được nhiều hơn. Các giao liên đến hàng ngày. Tôi đã nhận bức thư đầu tiên từ Lý Liên sau một số tháng. Tôi đã không ởỷ Bắc Kinh và không nhìn thấy nhà của mình hơn một năm rồi - từ lúc tôi đi với đội công tác trong chiến dịch bốn sạch ở làng Thạch Tư.

Theo dõi cách mạng văn hoá, Mao khoái chí về cuộc đảo chính, theo đúng ý ông được tiến hành ở Bắc Kinh. Kẻ thù của ông đã phô trương sức mạnh, mà không biết rằng chính họ đã cho ông khả năng nhẹ nhàng hơn để tiêu diệt họ. Tôi ước đoán điều này từ cuộc nói chuyện với Chủ tịch và từ những bức thư, mà ông viết ngày 8 tháng sáu 1966 cho Giang Thanh ở Thượng Hải.

Mao chưa bao giờ có kế hoạch thực Cách mạng văn hoá. Nhưng bức thư của ông gửi vợ cho thấy ông nghĩ về điều này chính lúc ấy. Sự nghi ngờ số đông những người quanh ông càng tăng lên, lòng tin vào Giang Thanh cũng tăng theo.

- Hàng ngày, với sự quan tâm nhiều, tôi đọc tài liệu và các tư liệu khác - Mao viết cho Giang Thanh khi về Vũ Hán - Sự hỗn loạn lớn dẫn đến một trật tự lớn. Chu kỳ lặp lại 7 hoặc 8 năm. Ma quỷ và quái vật sẽ rời bỏ chúng ta. Tính chất giai cấp của chúng nói lên điều này.

Mao phàn nàn về sự không hài lòng ông thử thánh nó từ sự tâng bốc trơ tráo của Lâm Bưu. Tôi không tin là một số cuốn sách mỏng, mà tôi viết, lại trở nên huyền diệu và mạnh mẽ đến thế, như nói trong đó - Mao phàn nàn - Điều này tương tự với các vua đời trước, nói rằng rằng dưa hấu là ngọt vì rằng bản thân nó như thế. Nhưng sau khi Lâm Bưu bắt đầu thổi phồng lên, toàn đảng và toàn dân noi gương ông ta. Mao xác nhận rằng sự tâng bốc Lâm Bưu sùng bái lãnh tụ là bước đầu tiên trong cuộc sống của ông, khi ông chấp nhận những ý kiến khác trái ngược với ý kiến riêng về vấn đề những vấn đề rất quan trọng. Cá nhân có những ý nghĩ nổi tiếng phát hiện ra rằng khó mà sống thực tế như danh tiếng buộc phải làm thế - Mao viết, trích dẫn lời hoàng đế thời Hán Lý Quốc - Những từ này được chaap nhận với tôi một cách chính xác.

Mao phản đối sự tâng bốc trong phiên họp thường vụ Bộ chính trị vào tháng tư ở Hàng Châu. Nhưng Lâm Bưu không để ý điều này, vẫn lặp lại những lời nịnh bợ của mình vào tháng 5. Bởi vì báo chí phóng đại quá mức tầm quan trọng của các bài tôi viết đến nỗi dường như siêu nhân viết ra, tôi buộc phải tranh luận. Tôi cho rằng mục đích của nó là ở chỗ chiến thắng ma quỷ (kẻ thù của Mao trong đảng), nhưng lại gây nên sức mạnh bí hiểm của tôi.

Mao chưa bao giờ tin rằng Cách mạng văn hoá đạt được mục đích của mình. Ông cũng chẳng tin rằng chủ nghĩa xã hội đã đến Trung quốc để thực hiện một cái gì đó tốt hơn.

Nhưng Mao tin rằng ý tưởng của ông là bất diệt và chủ nghĩa xã hội cuối cùng sẽ chiến thắng.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Mao cảnh cáo Giang Thanh: Đừng để chiến thắng đầu độc mình. Hãy thường xuyên nghĩ về yếu kém, khuyết điểm và sai lầm của mình. Tôi đã nói với bà hàng chục lần rồi

Giang Thanh khá xúc động bởi bức thư của lãnh tụ đến mức muốn in nó ra và phổ biến để cho những người khác cùng đọc. Mao trao đổi một số ý nghĩ thầm kín của bà, và Giang Thanh chấp nhận điều đó như là biểu thị sự thật. Điều này làm nâng cao vị thế của bà. Giang Thanh cũng bắt đầu chọn những nội dung bức thư từ những thời gian gần đây, khi Mao phát hiện ra điều này Mao và lôi ra các bản copy. Tôi đã copy một bức thư, trước khi đưa lại nó vào văn phòng, và thậm chí giữ đến bây giờ.

Trong thời gian một phần tư thế kỷ tôi thường nghĩ đến bức thư này. Đến tận hôm nay, thậm chí với sự đánh giá tất cả những cái gì xảy ra, tôi vẫn còn nhìn thấy trong đó một bằng chứng rằng Mao là nhà chính trị rất tinh tường thậm chí hơn là ông nghĩ.

Lâm Bưu, con người Mao không khi nào hoàn toàn tin vào ông ta và ông sử dụng Lâm Bưu để chống những kẻ thù của mình trong đảng đang phát biểu chống lại ông ta, nhưng sau khi Mao chết phái hữu quay lại đến quyền lực.

Mao không về Bắc Kinh, mà quan sát cách mạng văn hoá từ xa, và tôi đã tránh được sa bẫy bất ngờ. Tôi không chui vào làm nạn nhân của chiến dịch chính trị trước đây và tin là điều này sẽ không động đến tôi.

Tuy nhiên Mao, có lẽ, nghĩ khác.

Đầu tháng 6 Mao quyết định quay về thủ đô. Tình hình ở Bắc Kinh trở nên nóng bỏng - Mao với tôi có vào một buổi chiều - Chúng ta không thể chỉ nghe báo cáo để biết cái gì đang xảy ra. Chúng ta cần tự bản thân phải nhìn thấy. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể phân biệt đây là những người tốt, đâu là những người xấu. Tạm thời tôi cần phải ở đây, nhưng anh ngày mai quay về trước va xem cái gì đang xảy ra ở đó.

Ông ta muốn tôi kể cho ông về ấn tượng của mình từ Cách mạng văn hoá.

Tình hình chính trị ở Bắc Kinh khá là phức tạp.

Dưới ngọn lửa thậm chí có cả những người hăng hái thân cận của Mao. Tôi, một bác sĩ thường không dính líu vào chính trị, liệu có thể phân biệt ai là bạn, ai là thù hay không?

- Tôi không có khả năng phân biệt những người tốt trong số những người xấu - tôi phản đối - Ai sẽ nhắc nhở tôi điều này?

Mao khuyên gặp Đào Chu, người mà tôi biết từ khi ông bí thư thứ nhất đảng bộ tỉnh Quảng Đông. Đào Chu đã thay Lỗ Đình Nghị chức trưởng ban tuyên huấn.

- Nói với ông ta là tôi gửi anh tới - Mao vạch đường cho tôi - Hãy để ông ta giúp anh thấy phong trào cách mạng nổi loạn làm được cái gì. Hãy nhìn những biểu ngữ lớn mà quần chúng đang giơ cao. Khi nào tôi về Bắc Kinh, anh hãy kể cho tôi nghe anh nghĩ gì về tất cả việc này.

Tôi đang cân nhắc việc được giao. Dưới sự che chở trực tiếp của Mao, tôi cảm thấy mình còn an toàn. Trong tình thế đơn thương độc mã, được chỉ định để đánh giá phong trào mà tôi chẳng hiểu biết, tôi sẽ rơi vào vòng nguy hiểm. Hàng nghìn người chết trong thời gian này, khi tôi nghĩ - Mao nói với tôi vài tuần trước đây - Tất cả mọi thứ phải bị đảo lộn tùng phèo. Tôi thích những cuộc ẩu đả lớn.

Nhưng tôi không thích những cuộc ẩu đả lớn, Cách mạng văn hoá làm tôi rất sợ. Nhưng ngày hôm sau tôi bay về Bắc Kinh, như Mao đã ra lệnh.

Tôi có mặt ở thủ đô 16 tháng sáu năm 1966, ngày mà Mao thực hiện cuộc bơi đáng chú ý của mình trên sông Dương Tử. Tôi cũng không thể hiểu được những người nước ngoài sẽ sửng sốt thế nào khi một ông già 73 tuổi lại có thể bơi nhanh hơn và xa hơn kỷ lục Ôlimpic.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tôi biết sông Dương Tử chảy xiết như thế nào. Mao, vẫn như trong các cuộc bơi của mình trước đây, nằm ngửa bụng, dòng nước chảy mang theo ông ta đi, chẳng có gì đặc biệt cả trong cái trò vớ vẩn này.

Đối với tôi, cuộc bơi của Mao trên sông Dương Tử nghĩa là sự đày ải mà ông tự đặt ra đã kết thúc.

Ông quay lại sân khấu chính trị.

Hai ngày sau, 18 tháng sáu, Mao có mặt ở Bắc Kinh, để tóm quyền lãnh đạo vào tay mình.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 61

Gia đình tôi lúc nào cũng thiếu tôi - những người trong gia đình tôi đặc biệt lo lắng sau khi bắt đầu Cách mạng văn hoá. Buổi chiều đầu tiên ấy chúng tôi tổ chức được bữa ăn vui vẻ.

Nhưng Lý Liên vẫn ngại Giang Thanh. Vợ tôi tin rằng sự thù hận của Giang Thanh cuối cùng sẽ chống chúng tôi. Tuy nhiên tôi thấy, có một cái gì đó làm vợ tôi bất an.

- Tôi gặp một tin tức khủng khiếp - Lý Liên nói lúc chiều muộn, khi lũ trẻ đã đi ngủ. Vợ tôi nói thầm - Từ khi tiến hành Cách mạng văn hoá chúng tôi thậm chí trong nhà riêng của mình cũng buộc phải hạ giọng - Điền Gia Anh tự sát.

Tin tức làm tôi kinh ngạc. Điền Gia Anh là một trong số những người bạn tốt nhất của tôi. Là một trong số những thư ký chính trị của Mao, ông luôn luôn thông tin cho tôi về những vụ việc xảy ra ở trung ương, và chúng tôi nhìn nhiều thứ cũng giống nhau. Tôi thường nghĩ về Điền Gia Anh trong thời gian gần đây, đặc biệt khi biết rằng Trần Bá Đạt và Giang Thanh tham gia tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá mới. Điền Gia Anh và Giang Thanh không khi nào có cái gì chung cả, nhưng sự ủng hộ của Trần Bá Đạt đại nhảy vọt nói chung dẫn hai con người này tới mâu thuẫn nghiêm trọng.

Điền Gia Anh không bao giờ ủng hộ đại nhảy vọt và luôn biểu lộ sự không hài lòng những sự kiện xảy ra trong nước. Tôi đoán rằng người bạn của tôi rất khó chịu sau vụ thanh trừng Bành Đức Hoài vào năm 1959, nhưng tôi không thể nghĩ là không chịu đựng được sự ngược đãi và tự tử.

Nhiều người trong số bạn của thân tôi đã chết trong thời gian Cách mạng văn hoá. Điền Gia Anh là người đầu tiên.

Tôi ngã ngửa ra là không ai thông báo cho tôi Điền tự tử. Dĩ nhiên, đội ngũ quanh Mao và ở Hàng Châu, và ở Vũ Hán chắc chắn biết điều này. Vì sao họ vẫn im lặng?

Lý Liên nghe là sau khi bắt đầu cách mạng văn hoa vô sản vĩ đại Uông Đông Hưng, được cử làm phụ trách bộ phận chung, có nói chuyện với Điền Gia Anh.

Một số ngày sau đó Uông cử những người của mình tới tịch thu các tài liệu của Điền - dấu hiệu đầu tiên cho thấy người ta xếp Điền Gia Anh vào diện thanh lọc. Lệnh thu hồi tài liệu ở một quan chức cao cấp đến thế cần phải có sự tham gia từ một thủ trưởng rất cao. Hoặc là từ Chu Ân Lai, hoặc là từ chính Mao.

Đêm đó, Điền Gia Anh treo cổ.

Lý Liên lo ngại cho tôi. Vì sao Mao cử tôi quay về Bắc Kinh sớm hơn ông ta. Vợ tôi cho rằng Mao kiểm tra tôi. Ông ta muốn biết, thái độ của tôi với Cách mạng văn hoá như thế nào, tôi đứng bên nào, liệu tôi còn tin ông ấy nữa hay không? Vợ tôi mong kể sâu hơn và nói khẽ hơn.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Vợ tôi lo rằng cả tôi cũng sẽ chẳng lâu nữa lại nằm trên thớt và không chịu được sự lăng nhục có thể làm như Điền.

Đảng viên đảng cộng sản không được phép tự sát. Việc đó được xem như sự phản bội đảng. Người thân trong gia đình những người tự sát đến hết đời mình cũng phải mang cái mác vợ kẻ phản bội con kẻ phản bội và cắn răng chịu đựng. Lý Liên bị đuổi việc, để lại cho cô ấy con đường làm thuê cho với ai đó giống như công việc hầu hạ. Hơn thế, và cả vợ tôi và con các con trai con thơ dại cũng có thể bị bắt đi đến một nơi nào đó. Vợ tôi thì thầm với tôi đêm ấy: Nếu anh mà tự tử, thì cả nhà cũng chết mất

Tôi hứa rằng không ai có thể ép buộc được tôi. Nhưng tôi cũng hiểu rằng những đòn, gia đình tôi cũng sẽ phải chịu, đang chờ tôi. Sự lăng nhục một những người trong gia đình là lăng nhục tất cả.

Lối thoát chỉ có một.

- Trong ngày mà họ sẽ bắt tôi - Lý Liên khuyên tôi - anh phải tuyên bố ly dị em. Làm ngay đấy...

Chỉ sau này tôi hiểu, đó làsự ngu xuẩn như thế nào. Ly dị không thể cứu được gia đình tôi. Nhiều lần trong những năm Cách mạng văn hoá tôi thấy rằng chẳng có cái chết nào, chẳng có sự ly dị nào, chẳng có sự phân chia tài sản nào và chẳng có ai đảm bảo được sự thay đổi hoặc làm nhẹ bản án.

Tôi chuaatn bị đương đầu với thử thách đầu tiên. Lý Liên nói đúng: Mao cử tôi về Bắc Kinh để kiểm tra độ tin cậy của tôi với ông ta.

Một hôm sau khi tới, tôi thông báo cho Uông Đông Hưng rằng Chủ tịch ra lệnh cho tôi gặp Đào Chu và tìm hiểu bước đi của Cách mạng văn hoá.

Đào phải có mặt ở Bắc Kinh ngày hôm sau. Uông Đông Hưng yêu cầu gặp Đào tại sân bay và giúp Đào sống ở Trung Nam Hải.

Trên đường từ sân bay về, tôi thông báo cho Đào biết về sự phân công của Mao. Không thành vấn đề - Đào trả lời và đề nghị hôm sau sẽ thăm trường đại học liên hợp y khoa Bắc Kinh, giờ đây được đổi tên thành đại học tổng hợp y khoa Trung quốc.

- Tôi đề nghị một người trong Nhóm nhỏ trung ương Cách mạng văn hoá đưa tôi đến đó - Tôi nói.

Tôi dao động. Tôi rất khó chịu sự tả khuynh của nhóm này. Cho phép mình gặp họ nghĩa là càng dính líu thêm vào chính trị, hơn tôi muốn. Người ta hỏi tôi tính xem ai đứng ở bên phía tả.

Việc khác cuộc gặp với Đào Chu. Chính Mao lại gợi ý cuộc gặp này.

Uông Đông Hưng đoán ra sự tiến thoái lưỡng nan của tôi, và đến tôi.

- Chủ tịch yêu cầu bác sĩ Lý nói chuyện với tôi, không phải với các thành viên khác. Tôi không nghĩ là anh ta cần gặp một người nào ai khác cả - ông nói với Đào.

Đào Chu đồng ýự. Ông ta yêu cầu tôi đi cùng Giang Huy Chung bộ trưởng bộ y tế, khi ông thăm đại học tổng hợp y khoa. Một nhân viên của Đào Chu đi cùng chúng tôi.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Giang Huy Chung chịu trách nhiệm về tình hình ở đại học tổng hợp. Sinh viên bãi khoá và các biểu ngữ lớn - đại tự báo (báo chữ to), tấn công các giáo viên và những người trách nhiệm giảng dậy, được treo đày mọi nơi. Tôi không còn hồn vía nào nữa, khi tôi thấy rằng một trong số các khẩu hiệu nhắm chống chính bộ trưởng Giang Huy Chung. Người ta gọi ông là viên sạn của Quốc Dân đảng . Giang từng là bác sĩ phẫu thuật trong quân đội Tưởng Giới Thạch và kết hợp với phiá cộng sản vào năm 1934, sau đó, bị bắt làm tù binh ở An Huy. Trong quá khứ đảng đã chào đón những người không quay về như thế. Tôi tin rằng sự ghi nhận công lao của Giang không có lỗi.

Không khí ở khu đại học tổng hợp liên tưởng đến cuộc săn đuổi bằng chứng.

Khi chờ Giang, sinh viên mít tinh ở giảng đường. Tôi nghe thấy các khẩu hiệu mà sinh viên thét vang. Tôi ngồi chỗ bên trái hàng đầu tiên, cố gắng không phải chú ý đến bản thân - để người ta chẳng biết tôi. Giang Huy Chung đi lên bục. Đồng chí Hứa, đại diện bộ phận tuyên huấn, những người mà Đào Chu gửi đi cùng chúng tôi, lẩn vào đám đông và biến mất tăm. Những thanh niên không ai chỉ huy tiếp tục đấu tố. Tôi nghe thấy họ nói Giang và bộ y tế chỉ phục vụ các quan, phớt lờ sức khoẻ quần chúng.

Những người trẻ tuổi, giác ngộ cao đã trích hướng dẫn 26 tháng sáu năm 1965, dường như họ coi là kết luận của họ. Bỗng nhiên tôi hiểu rằng bản hướng dẫn này chính là bản thảo mà Mao đề nghị tôi chép ra sau cuộc nói chuyện với ông, ngay đêm trước tôi với Uông Đông Hưng đi về Thạch Tư. Lúc đó, tôi gửi bản ấy cho Bành Chân và Giang Huy Chung. Nội dung của cuộc nói chuyện của tôi với Chủ tịch đã biến thành hướng dẫn 26 tháng sáu, đẩy Mao lên phía trước, và giờ đây nó được sử dụng để tấn công những bạn của tôi - Giang Huy Chung.

Tôi quý và ngưỡng mộ Giang. Nếu như tôi không gửi bài viết mà Mao thích thú cho Bộ y tế, thì Giang, có lẽ, đã tránh được màn kịch kinh sợ này. Trong số những người trong giảng đường chỉ có bản thân bộ trưởng Giang trưởng biết rằng tôi thảo ra bản hướng dẫn, rằng tôi đi cùng ông đến đây theo đề nghị của Đào Chu, theo phán bảo của Mao. Chỉ có Giang biết rằng tôi là bác sĩ của Mao.

Tôi ra khỏi cuộc họp chưa hết bàng hoàng xuất hiện trong óc rằng sẽ không tham gia những cuộc gặp tương tự nữa.

Vận may của Đào Chu nhanh chóng làm thay đổi. Ông bị bị đàn áp vào tháng 12 năm ấy, vì rằng ông vẫn đứng độc lập, tách khỏi Giang Thanh và ủng hộ nhiều người hoạt động, bao gồm cả Giang Huy Chung và Vương Nhiệm Trọng, lãnh đạo đảng của tỉnh Hồ Bắc, những người này đã rơi vào nanh vuốt thanh trừng.

Sau khi Đào và Giang đã biến mất, lại xuất hiện đồng chí Hứa ở bộ phận tuyên huấn, người đi kèm chúng tôi vào đại học tổng hợp y khoa. Lần này, để buộc tội tôi. Ông thông báo cho giám đốc Tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá Trần Bá Đạt, rằng tôi là đồng minh của Đào Chu bị đuổi trước đây và đến đại học tổng hợp, để bảo vệ Giang Huy Chung. Trần Bá Đạt gửi một bức thư cho Mao, Mao cho tôi xem thư này.

- Nhưng chính Chủ tịch đề nghị tôi quay về Bắc Kinh và gặp Đào Chu - Tôi nhắc Chủ tịch.

- Nếu họ bắt đầu buộc tội anh có mối quan hệ chặt chẽ với những người ấy, thì tôi tin là chúng tôi sẽ phải thông báo rằng anh tương đối gần tôi - Mao cười. Ông khuyên tôi nên viết một tờ áp phích lớn của mình tố cáo Giang Huy Chung. Tôi không làm điều này, nhưng Mao cũng chẳng biết.

Chủ tịch không cho tôi vào danh sách những người cùng phe Đào Chu. Nhưng những người khác, những người không có lỗi, cũng như tôi, không có được một sự che chở cao như thế.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 11 trong tổng số 15 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12, 13, 14, 15  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết