Điền Gia Anh không được phép gỉữ lại một tài liệu quan trọng như vậy nhưng ông ta ngưỡng mộ Trần Vân và đồng ý với những đánh giá của Trần Vân. Hơn nữa Điền Gia Anh không muốn để cho giới lãnh đạo cao cấp của đảng phải đi đến chỗ bị chia rẽ. Thay vì gửi lên trung ương, thì Điền Gia Anh đưa tài liệu đó cho Lâm Khắc, thư ký của Mao, còn Lâm Khắc thì giấu nó dưới đệm. Tài liệu đó không bao giờ được trình lên ban lãnh đạo đảng.
Phải có một ai đó đã báo cho Trần Vân biết về những lời bình của Mao. Bởi vậy, Trần Vân lập tức về Tô Châu lấy có là để dưỡng bệnh. Đó chẳng qua chỉ là một lý do chính trị. Ông không bao giờ bị cách chức hoặc bị công kích đích danh, nhưng trong thời gian Mao còn sống, ông không giữ một vai trò nào tích cực. Mãi đến năm 1980, sau cuộc Cách mang Văn hóa và Mao chết, Trần Vân lại bước lên diễn đàn chính trị. Sự trớ trêu của số phận muốn rằng, qua sự rút lui của ông, ông được bảo toàn trước những cuộc săn lùng của cuộc Cách mạng Văn hóa.
Cái tài liệu bị yểm đi với những lời phê phán Trần Vân đã bị phát hiện vào năm 1964. Hứa Diệp Phụ, người sau khi các hệ thống nghe trộm bị phát hiện, lại được cử làm thư ký riêng cho Mao và coi Lâm Khắc là một đối thủ, đã biết được vụ này và ra lệnh khám nhà Lâm Khắc trong khi Lâm Khắc đang đi công du với Mao. Người ta đã tìm được tài liệu này. Hứa Diệp Phụ gửi nó cho ban thư ký trung ương và viết báo cáo cho Mao và Uông Đông Hưng. Sau đó Lâm Khắc bị đuổi ra khỏi nhóm Một và Hứa Diệp Phụ được bổ nhiệm vào vị trí của địch thủ của mình.
Tuy vậy Điền Gia Anh vẫn thoát khỏi sự trừng phạt, nhưng cho đến khi cuộc Cách mạng Văn hóa bắt đầu, ông là một nhân viên đầu tiên của Mao bị công kích. Khi nhìn thấy tình trạng khốn khổ của Lâm Khắc bạn tôi, tôi vui sướng gấp bội vì tôi đã khước từ Mao khi ông yêu cầu tôi làm thư ký riêng cho ông. Nếu không hồi đó tôi cũng sẽ phải vạ.
Uông Đông Hưng cho tôi là một kẻ hoang đường khi tôi thổ lộ với ông về mối nghi ngờ của tôi là hình như Mao ngày càng thất vọng đối với hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng. Ông nói: Đảng ta không phải là đảng cộng sản Liên-xô. Trong đảng cộng sản Trung quốc chỉ có sự thống nhất mà thôi. Thế nhưng, mỗi lời nói của Mao tôi đều giỏng tai lên nghe. Tình hình quả là khó lường.
Phải có một ai đó đã báo cho Trần Vân biết về những lời bình của Mao. Bởi vậy, Trần Vân lập tức về Tô Châu lấy có là để dưỡng bệnh. Đó chẳng qua chỉ là một lý do chính trị. Ông không bao giờ bị cách chức hoặc bị công kích đích danh, nhưng trong thời gian Mao còn sống, ông không giữ một vai trò nào tích cực. Mãi đến năm 1980, sau cuộc Cách mang Văn hóa và Mao chết, Trần Vân lại bước lên diễn đàn chính trị. Sự trớ trêu của số phận muốn rằng, qua sự rút lui của ông, ông được bảo toàn trước những cuộc săn lùng của cuộc Cách mạng Văn hóa.
Cái tài liệu bị yểm đi với những lời phê phán Trần Vân đã bị phát hiện vào năm 1964. Hứa Diệp Phụ, người sau khi các hệ thống nghe trộm bị phát hiện, lại được cử làm thư ký riêng cho Mao và coi Lâm Khắc là một đối thủ, đã biết được vụ này và ra lệnh khám nhà Lâm Khắc trong khi Lâm Khắc đang đi công du với Mao. Người ta đã tìm được tài liệu này. Hứa Diệp Phụ gửi nó cho ban thư ký trung ương và viết báo cáo cho Mao và Uông Đông Hưng. Sau đó Lâm Khắc bị đuổi ra khỏi nhóm Một và Hứa Diệp Phụ được bổ nhiệm vào vị trí của địch thủ của mình.
Tuy vậy Điền Gia Anh vẫn thoát khỏi sự trừng phạt, nhưng cho đến khi cuộc Cách mạng Văn hóa bắt đầu, ông là một nhân viên đầu tiên của Mao bị công kích. Khi nhìn thấy tình trạng khốn khổ của Lâm Khắc bạn tôi, tôi vui sướng gấp bội vì tôi đã khước từ Mao khi ông yêu cầu tôi làm thư ký riêng cho ông. Nếu không hồi đó tôi cũng sẽ phải vạ.
Uông Đông Hưng cho tôi là một kẻ hoang đường khi tôi thổ lộ với ông về mối nghi ngờ của tôi là hình như Mao ngày càng thất vọng đối với hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng. Ông nói: Đảng ta không phải là đảng cộng sản Liên-xô. Trong đảng cộng sản Trung quốc chỉ có sự thống nhất mà thôi. Thế nhưng, mỗi lời nói của Mao tôi đều giỏng tai lên nghe. Tình hình quả là khó lường.