Chương 92
Ngay lập tức bắt đầu cuộc đấu đá khốc liệt giành quyền lực.
Tôi đến toà nhà Hội nghị đại biểu toàn Trung quốc, khi thi hài Mao quàn ở đó. Tôi là phó đội trưởng độ đặc biệt đảm trách việc ướp thi hài Chủ tịch. Uông Đông Hưng còn ở lại trong toà nhà, đảm trách các biện pháp an ninh. Cái gì xảy ra ngoài bức tường Trung Nam Hải, tôi không biết. Thật ra, đôi khi Uông Đông Hưng cũng cho tôi biết những sự kiện gần đây. Hoa Quốc Phong nhiều lần nói với Uông rằng, Uông sẽ đến tôi để trao đổi tin tức.
Lúc Mao còn sống, Giang Thanh tận dụng sự tôn kính vĩ đại. Khi bà đến họp Bộ chính trị, mọi người đứng dậy và trong phòng im phăng phắc. Người ta dành cho bà chỗ ngồi tốt nhất, nuốt lấy từng lời của bà. Không ai dám phản đối vợ Chủ tịch. trong phiên họp đầu tiên của Bộ chính trị sau khi Mao qua đời, thì sự kính trọng, tuy nhiên, không như thế nữa. Khi Giang Thanh vào, không ai để ý đến bà ta dù chỉ một một cử chỉ chú ý nhỏ nhất. Những người có mặt tiếp tục ghi chép hoặc đọc một cái gì đó, không ai tỏ vẻ đứng dậy hoặc nhường chỗ cho bà. Khi Giang Thanh cất lời, không ai nghe bà nói. Bầu không khí Bộ chính trị thay đổi đột ngột.
Tình thế của tôi, như trước đây, vẫn không xác định. Giang Thanh nghe được sự nghi ngờ của tôi về việc thi hài Mao được bảo quản vĩnh viễn. Cùng với Mao Viên Tân, Giang Thanh không tham dự vào việc tang lễ và ướp thi hài Mao. Uông Đông Hưng tin chắc rằng, đây là một phần âm mưu của Giang Thanh chống Hoa Quốc Phong. Nếu sự ướp xác không làm được, thì, thì bà ta sẽ yêu cầu quy trách nhiệm cho chính Hoa Quốc Phong. Và tôii cũng như thế, vì rằng Lưu Thân Bình, bộ trưởng y tế và chủ tịch ủy ban ướp xác, là một người cùng phe thân cận của Giang Thanh. Lưu Thân Bình, không động đến Hoa Quốc Phong, tất cả đổ xuống đầu người phó.
Giữa đêm 23 tháng 9, và sau đó lúc 4 giờ sáng ngày 25 tháng 9 Giang Thanh gặp nhóm bác sĩ ở Trung Nam Hải. Việc tang lễ Mao được tổ chức trước đó một tuần, nhưng các nhân viên y tế vẫn còn chưa được phép quay về bệnh viện của mình. Giang Thanh mời chúng tôi cùng với bà nghiên cứu Mao tuyển, không quên nửa kín nửa hở khoe rằng phần lớn các bài gần đây của Mao thật ra là thuộc về bà.
Giang Thanh cảm thấy rằng sự hằn thù trong Bộ chính trị đối với ba tăng lên. Có lúc bà kể cho chúng tôi nghe về tướng Trương Tuấn Lăng, người bắc cóc Tưởng Giới Thạch năm 1936 và bằng cách ấy buộc những người quốc gia và cộng sản phải ký hiệp ước hoà bình. Tưởng Giới Thạch, được giải thoát, giam lỏng Trương Tuấn Lăng, rồi sau đó mang theo về Đài loan, ở đó vẫn tiếp tục giam lỏng. Giang Thanh nói rằng người ta cho phép viên tướng đi đến vào khách sạn, rạp chiếu bóng và nhà thờ, nhưng chỉ có người bạn gái cũ Triệu Tư có quyền nói chuyện với ông. Chẳng lẽ đây là cuộc sống? - Giang Thanh thở dài, bóng gió lo sợ về sự đày ải có thể.
Giang Thanh nói rằng bà biết cách loại bỏ những người xét lại trong số chóp bu cao nhất của đảng. Tôi tìm thấy cách gạt bỏ họ - bà nói - nhưng hiện thời tôi không thể kể cho đồng chí được về điều này.
Ngay chiều đấy, tôi kể tất cả những gì nghe được cho Uông Đông Hưng.
Uông biết rằng những người phe cánh Giang Thanh đã gửi vũ khí và đạn dược cho cảnh sát Thượng Hải, còn bí thư đảng ủy đại học tổng hợp Thanh Hoa, Chí Cương liên hệ chặt chẽ với Mao Viên Tân. Chí Cương là ủy viên đội bảo vệ trung ương của Uông Đông Hưng và lãnh đạo công an Bắc Kinh. Uông nghe thấy rằng Mao Viên Tân xây dựng những đội quân võ trang và chuẩn bị kéo chúng đến Bắc Kinh. Thế ra đây là một cách, có lẽ, nhờ đó mà Giang Thanh hy vọng gạt được những người đối kháng - Uông nói.
Uông sợ một cuộc đảo chính và cho là những người ủng hộ Giang Thanh phải nhanh chóng thể hiện mình.
Uông Đông Hưng sẵn sàng bắt đầu những hoạt động giáng trả. Uông kể cho tôi là Hoa Quốc Phong có ý định chống Giang Thanh và phe cánh bà ta, nhưng chần chừ. Hoa Quốc Phong hiện thời không có đủ quyền lực trong đảng, và quân đội cũng không tuân lệnh ông ta. Nhưng khi bắt đầu nghe thông báo rằng công an ở Thượng Hải và Bắc Kinh đã được vũ trang, và Mao Viên Tân sẵn sàng chuyển quân của mình từ vùng đông-bắc, Hoa Quốc Phong thảo luận vấn đề này với nguyên soái Diệp Kiếm Anh. Nguyên soái đồng ý chấp nhận lãnh đạo quân đội. Uông Đông Hưng tiến hành các thứ cần thiết để bắt giữ ở Trung Nam Hải bằng lực lượng bộ phận cận vệ trung ương, còn Diệp Kiếm Anh sẽ kéo về phía mình tư lệnh cận vệ Bắc Kinh Vương Châu.
Uông nhắc tôi không kể cho ai về kế hoạch này. Tôi cần cư xử như bình thường. Nếu Giang Thanh bảo đồng chí làm một cái gì đó - thì cứ làm - Uông khuyên tôi. Uông cũng yêu cầu tôi không gặp ông tại văn phòng. Nếu cần, ông sẽ tự tìm tôi.
Tôi căng thẳng, nhưng tin vào thành công. Đơn vị của Uông Đông Hưng hoàn toàn kiểm soát Trung Nam Hải. Uông là người khôn ranh và mạnh dạn và tôi biết rằng ông sẽ thắng.
Trước khi rời đi, các nhân viên y tế muốn chụp ảnh với Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Uông Đông Hưng - bốn ủy viên Bộ chính trị, những người túc trực bên cạnh họ trong những tháng cuối cùng khi Mao còn sống. Uông Đông Hưng cho phép chụp ảnh, nhưng tạm thời chưa sẵn sàng cho họ đi và yêu cầu ở lại một thời gian nào đó.
Qua đó một vài ngày. Tôi cảm thấy căng thẳng tăng lên. Lúc 11 giờ trưa ngày 4 tháng 10 Trương Ngọc Phượng xuất hiện ở nhà N, nơi ở của nhân viên y tế, và ra lệnh cho chúng tôi đến gặp Giang Thanh. Đồi Than bị đóng cửa, không cho thăm viếng trong thời gian Cách mạng văn hoá, nhưng Giang Thanh vẫn thường ghé qua. Chúng tôi hái một ít táo ở đó, rồi sau đấy đến một khách sạn nổi tiếng Phương Đông ở công viên Bắc Hải để nghiên cứu Mao tuyển.
Sau nửa giờ chúng tôi đã hái được hơn một chục giỏ táo. Giang Thanh đến chỗ chúng tôi chỉ khi thích chí những giỏ táo hái được. Sau đó bà ta mời tất cả vào khách sạn. Thoạt đầu, bà dự kiến gặp chúng tôi ngày 9 tháng mười, Giang Thanh nói, nhưng khi nghe rằng bác sĩ vì lẽ gì đó sẽ giải tán, nên quyết định làm điều này sớm hơn. Bà vẫn còn chưa chọn bác sĩ cho nhóm của mình và hôm nay bà hy vọng sẽ có danh sách chính xác những. Chúng tôi nghe bài phát biểu trên trời dưới đất của bà, nhưng im lặng. Bà tuyên bố rằng chúng tôi là bị lệ thuộc, bị đè nén, và kể về cuộc gặp của mình trước đây ở nhà máy ô tô mang tên 7 tháng 2. Công nhân ở đó nói là họ sẵn sàng họp đến chiều tối. Bọn xét lại không thể xúi giục, kích động công nhân, có đúng không?- bà ta hỏi.
Chúng tôi cả lần này cũng im lặng.
Giang Thanh bắt đầu so sánh Đặng Tiểu Bình với Vương Xương Quế đời nhà Minh, người đã đưa Trung quốc dưới sự cai trị của người Mãn Thanh. Đặng cũng bán cho người nước ngoài, bà ta nói, liên hệ tới việc xuất khẩu dầu mỏ và sợi. Đặng cho phép bán vải bông, nhưng Giang Thanh ngờ rằng, có khả năng đã liếm được một số tiền lớn do bán cả thuốc nhuộm. Sau đó Giang Thanh buộc tội ngài phó chủ tịch đã bị mất chức trong việc nghĩ ra trò tra tấn Mao trong thời gian ông lâm bệnh. Đặng đã gửi cho Chủ tịch những tài liệu để đọc, khi mà mắt ông đã yếu. Đặng nói là Mao cư xử y như Stalin trong những năm cuối đời. Xung quanh vẫn còn một vài những thằng hề uốn éo - Giang Thanh bóng gió - Chúng ta hãy cho họ uốn éo nữa đi. Sẽ đến ngày phán quyết.
Tôi ngờ rằng Giang Thanh và những người đồng minh thân cận của bà chuẩn bị thực hiện đảo chính.
Chiều ấy, tôi kể cho Uông về cuộc nói chuyện của Giang Thanh với các bác sĩ. Uông tin rằng Giang Thanh và các đồng minh của họ chuẩn bị hành động, và không thể trì hoãn được thêm nữa các biện pháp đối phó. Uông và các lực lượng ủng hộ ông càng chần chừ lâu hơn, thì khả năng thất bại càng nhiều hơn.
Trong khi chúng tôi thảo luận tình hình, thì đã đến sáng ngày 5 tháng mười. Hoa Quốc Phong triệu tập cuộc họp Bộ chính trị vào lúc 10 giờ đêm ngày 6 tháng 10. Cuộc họp tổ chức trên đồi Mùa Xuân nằm ở phía ngoại ô Tây Bắc thủ đô. Các ủy viên Bộ chính trị vẫn không hề biết rằng Uông Đông Hưng, Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh quyết định bắt Giang Thanh và những người thân cận phe cánh bà. Việc bắt giam cần phải được làm trước khi cuộc họp được ấn định. Sau khi bắt Uông Đông Hưng, Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh sẽ đến đồi Mùa Xuân báo cáo Bộ chính trị về các sự việc đã xảy ra và đề nghị Bộ chính trị thông qua những hành động này. Nếu ủy viên Bộ chính trị nào đó không đồng ý, cũng bắt giam luôn.
Uông đề nghị tôi gửi bác sĩ về bệnh viện. Uông ta muốn rằng khi bắt đầu chiến dịch thì ở Trung Nam Hải còn lại càng ít người càng tốt.
Cuộc gặp gỡ của chúng tôi kết thúc lúc ba giờ đêm.
Nhưng trước khi tôi có thể sáng hôm sau gặp các bác sĩ, thì Trương Ngọc Phượng tới nói Giang Thanh mời chúng tôi lại đi đến Đồi Than hái táo. Chúng tôi hái táo khoảng hai, ba tiếng đồng hồ, đến khi Giang Thanh xuất hiện. Bà ta chọn cho mình vài giỏ và đưa chúng tôi vào khách sạn Phương Đông, nơi giờ đây nấu các món ăn vua. ở đó chúng tôi lại nghiên cứu các công trình của Mao.
Đang giữa buổi học, Uông Đông Hưng giận dữ gọi tôi về. Tôi buộc phải được thanh miinh rằng Giang Thanh ra lệnh cho tôi đi đến chỗ bà ta trước khi tôi có thể gửi các nhân viên y tế về bệnh viện. Nghe xong, Uông ra lệnh đưa ngay lập tức các y tá về bệnh viện của họ. Các bác sĩ và Giang Thanh sẽ được gọi về Hộ đồng nhà nước, nơi chúng tôi một lần nữa báo cáo về các sự kiện đưa đến của cái chết Mao. Bốn ủy viên Bộ chính trị, theo dõi việc điều trị Mao, và Giang Thanh nghe thông báo một lần nữa. Phiên họp, tôi tin chắc, đó một mưu mẹo của Hoa Quốc Phong.
Trong Quốc vụ viện, Giang Thanh lại bắt đầu phẫn nộ rằng người ta đã không thông báo cuộc họp cho bà chuẩn bị trước. Hoa Quốc Phong giải thích là ông ta muốn đầu tiên trình báo cáo cho một số ít ủy viên Bộ chính trị và chỉ sau đó mới nghe chính thức của cái chết Mao cho tất cả các ủy viên Bộ chính trị.
Cuộc gặp xảy ra ra một cách hoàn toàn bí mật. Không có thư ký, bảo vệ, và nhân viên phục vụ được phép vào phòng.
Hoa Quốc Phong khai mạc phiên họp nói là đã qua hai mươi sáu ngày từ khi Chủ tịch qua đời, nhưng Bộ chính trị vẫn chưa được nghe thông báo một cách chính thức về các sự kiện diễn ra và các biện pháp được dùng để chữa bệnh. ông trao trao nhiệm vụ cho năm ủy viên Bộ chính trị, những người biết hơn những người khác về điều trị Mao, nghe thông báo ngắn gọn của bác sĩ. Sau đó năm người này viết nhận xét của mình về bản báo cáo và trình để xem xét cho thành phần đày đủ Bộ chính trị.
Tôi đọc bản báo cáo, mà tôi đã phát biểu với họ từ tháng chín. Tôi chưa kịp đọc hết, thì Giang Thanh đứng dậy.
- Đồng chí Quốc Phong - bà nói - tôi không được khoẻ lắm. May mắn, có bốn đồng chí túc trực quanh Chủ tịch, có mặt ở đây. Tôi phải đi.
Giang Thanh với dáng loạng choạng nhừng say rượu đi ra cửa. Khi thấy điều này, tôi nhảy phắt ra đỡ bà, nhưng lại nhận ra cái nhìn chê trách của Uông Đông Hưng. Giang Thanh mới có vẻ ốm thôi, còn chủ định của tôi giúp bà làm Uông giận. Về sau ông kể là Hoa Quốc Phong cho rằng sự bốc đồng của tôi để được lấy lòng Giang Thanh, nếu một cái gì đó không đi đến như vậy. Cả hai người không hài lòng về phản ứng của tôi. Tôi thanh minh rằng tôi hành động như bình thường, đúng như Uông dặn tôi. Cuối cùng ông đồng ý: tốt, rằng tôi không để cho bà một chút nhỏ lý do nghi ngờ.
Tôi kết thúc báo cáo, nhưng chẳng ai nghe cả.
Cuối cuộc họp, Trương Ngọc Phượng xuất hiện. Giang Thanh đề nghị các bác sĩ quay về khách sạn Phương Đông. Chúng tôi vẫn chưa kết thúc nghiên cứu tác phẩm của Mao Chủ tịch.
Sáng sớm ngày 6 tháng 10, tôi cùng với các bác sĩ, những người chưa giải tán, rằng soát nhật ký điều trị Mao. Trương Diêu Tự đến chỗ chúng tôi. Giang Thanh muốn chụp ảnh với tất cả đội y tế. Điều này là không thể. Các y tá đã giải tán về bệnh viện của mình, chỉ còm một ít bác sĩ, còn ở lại với tôi, thì đang bận. Tôi khuyên Trương Diêu Tự hỏi Uông Đông Hưng, nhưng Uông, lúc ấy, vẫn chưa dậy. Tôi đề nghị Trương Diêu Tự đích thân liên lạc và mời họ. Ông từ chối. Tôi hỏi bộ y tế, cơ quan cử các y tá, để đưa họ vào Trung Nam Hải. Cuối cùng chúng tôi chụp ảnh với Giang Thanh. Sau này bức ảnh được đánh giá như một bằng chứng là các y tá là những người cùng phe với Giang Thanh. Trương Diêu Tự, người bày trò, đã từ chối thú nhận việc ông ra lệnh chụp ảnh. Và chỉ có sự can thiệp của Uông Đông Hưng mới có thể xoá sự nghi ngờ đối với chúng tôi.
Lúc 8 giờ tối cùng ngày, Hoa Quốc Phong triệu tập ở Trung Nam Hải, tại phòng Hoài Nhân các ủy viên Bộ chính trị, những người được giao việc xuất bản các tác phẩm của Mao - Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn và Giang Thanh. Người ta thông báo cho họ là cần thảo luận kế hoạch xuất bản năm tập sách cong trình của Chủ tịch, sau đó họ sẽ trình bày phương án của mình cho thành phần đày đủ Bộ chính trị trên đồi Mùa Xuân.
Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh với Uông Đông Hưng và các sĩ quan bộ phận của ông đã đến phòng khá lâu trước thời gian ấn định. Uông bí mật ở phòng bên cạnh.
Trương Xuân Kiều đến đàu tiên. Người ta ra lệnh bảo vệ và thư ký phải ở bên ngoài. Trên đường vào phòng họp Hoa Quốc Phong tuyên bố cho Trương Xuân Kiều rằng ông bị bình thường. Trương Xuân Kiều thậm chí không tỏ ý chống cự.
Ngay sau đó, Vương Hồng Văn xuất hiện. Khi Hoa Quốc Phong nói cho Vương Hồng Văn biết rằng ông ta bị bắt, Vương tỏ ý kháng cự, nhưng các sĩ quan của Uông Đông Hưng nhanh chóng bắt ông ta yên.
Gần đến mười giờ, vẫn chưa thấy Diêu Văn Nguyên đâu cả. Uông Đông Hưng phát lệnh bắt ông ta tại nhà riêng.
Giang Thanh cũng không đến. Bà ta vẫn ở trong căn hộ của mình. Việc đi bắt giao cho Trương Diêu Tự. Khi biết vụ việc, Giang Thanh nói: Té ra mày cũng đến đây à! Từ lâu tao đã đợi ngày này đấy.
Trong thời gian bắt bớ, tôi ở phòng mình. ở Trung Nam Hải vẫn yên ắng. Không ai biết ở đó có cái gì đó xảy ra. Chỉ đến sáng hôm sau, một người bạn của tôi làm việc ở bộ phận bảo vệ trung ương thông báo cho tôi về cuộc bắt bớ. Người ta cũng quản thúc cả Mao Viên Tân, và bí thư thứ nhất ủy ban cách mạng đại học Thanh Hoa - Chí Cương, và Tạ Thanh Nhị phó bí thư, và nhiều người khác phe cánh Giang Thanh.
Đội vũ trang của Uông Đông Hưng chở bè lũ bốn tên vào chính tổ hợp địa đạo, nơi giữ thi hài Mao. Họ ở đó trong một chỗ biệt lập hẳn có lính gác canh phòng. Ngay lập tức sau khi hoàn thành việc bắt giam họ, Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng và Diệp Kiếm Anh đi đến đồi Mùa Xuân để thông báo cho tất cả Bộ chính trị. Bộ chính trị nhất trí thông qua sự việc.
Thậm chí Bộ chính trị đã thông qua rồi, nhưng tin về bắt bè lũ bốn tên vẫn còn nằm trong bí mật khá lâu. Hôm sau tôi quay về nhà. Lần đầu tiên sau một năm có dư, tôi được ngủ trong chiếc giường riêng của mình. Khi tôi kể cho Lý Liên, rằng Giang Thanh và những người thân tín của bà ta bị bắt giam, vợ tôi choáng váng, nhưng đã cảm thấy rõ sự hài lòng. Vợ tôi hy vọng rằng những mối đe doạ bao lâu chúng tôi, cuối cùng, đã hết và cuộc sống lại trở lại bình thường.
Nhưng tôi lúc này không có quyền lơi lỏng. Một người đàn bà, vì bà ta trong suốt những năm dài luôn gâyphiền toái cho tôi, cuối cùng - đã ngồi trong tù. Nhưng một vài ủy viên Bộ chính trị, chẳng hạn Hứa Thế Hữu, vẫn tin là Mao chết bởi một cái chết cưỡng bức, nhưng bản báo cáo mà các bác sĩ làm đã bị bóp méo. Bản báo cáo vẫn chưa được Bộ chính trị thông qua. Do vậy trong thời gian sau cùng tôi lại thêm những kẻ thù mới, tạn bạo và hùng mạnh hơn. Trương Diêu Tự một lần nào đó đã hiểu rõ rằng là nếu tôi không bị chính tay Mao tống cổ, thì ông ta cũng cố sức làm điều này. Mao đã chết, mà Trương Diêu Tự vẫn còn quyền lực lớn. Mặc dù Uông Đông Hưng che chở tôi bằng sự lòng tin của ông, khi ông kể về dự kiến bắt giam bè lũ bốn tên, nhưng quan hệ của tôi với ông cũng trở nên căng thẳng. Bây giờ ảnh hưởng của Uông tăng lên. Ông chẳng cần gì ở tôi nữa.
Lý Liên, tôi và các con nhỏ của tôi ăn mừng sự quật đổ bè lũ bốn tên tại một khách sạn ấm cúng và nổi tiếng ở Bắc Kinh Hồng Bình trên đại lộ Trường An. Nhưng tôi vẫn lo về an toàn tính mạng của mình.
Những năm sau đó lại bắt đầu một chiến dịch mới. Các nhà lãnh đạo cấp bậc khác nhau bị tống cải tạo ở trường cán bộ mang tên 7 tháng 5. Tôi lãnh chức vụ chủ tịch bệnh viện số 305, có nghĩa, tôi là một người lãnh đạo và rơi vào chính cùng hạng với những người chưa tốt nghiệp. Trương Diêu Tự không bỏ lỡ cơ hội này. Còn Uông Đông Hưng thì không can thiệp. Họ tống tôi về Giang Tây, vào một làng hẻo lánh, bắt lao động nặng nhọc. Lúc ấy tôi đã năm mươi bảy tuổi.
Tôi nằm lại Giang Tây hơn một năm, sống và làm việc như một nông dân.
ở Bắc Kinh vẫn tiếp diễn đấu đá. Tháng 12 năm 1978, nắm được quyền lực, Đặng Tiểu Bình thải hồi Trương Diêu Tự và Uông Đông Hưng. Đặng cũng không tha thứ bộ phận cảnh vệ trung ương tội đã không bảo vệ ông ta trong thời gian Cách mạng văn hoá. Vì giận, Đặng thậm chí từ chối ở Trung Nam Hải. Sau khi Trương Diêu Tự và Uông Đông Hưng bị thanh lọc, mở ra một con đường cho tôi quay về Bắc Kinh. Tôi trở về nhà vào tháng giêng 1979 và quay lại nhiệm vụ của mình.
Nhưng ở đây lại bổ khuyết những tin đồn mới. Tôi đã là người gần gũi với Uông Đông Hưng. Người ta thúc ép tôi kết tội công khai Uông, bằng cách kể ra tất cả những gì, mà tôi biết, về quá khứ của ông ta. Nếu Uông Đông Hưng bị khép tội chính trị thì tôi cũng thế.