Lời nói đầu
Không có một nhà độc tài nào trong lịch sử nhân loại có uy quyền lớn như vậy đối với quần chúng như Mao Trạch Đông. Không ai trong số những người cai trị trong quá khứ đã mang đến cho dân tộc mình nhiều sự đau khổ bần hàn cho nước Trung quốc chia rẽ. Sự khát vọng uy quyền và mơ ước nắm giữ ngai vàng với bất kỳ giá nào đã buộc Mao phải cai trị đất nước trong sự thối nát cùng cực. Những ý tưởng điên rồ và hàng loạt mưu đồ đã đưa Trung quốc tới vực thẳm. Hàng chục triệu người đã chết vì đói trong những năm chính sách đại nhảy vọt, và vì sự trả thù hàng loạt và hỗn loạn diễn ra trong thời kỳ Cách mạng văn hoá - đấy là kết quả của một thí nghiệm bệnh hoạn do một ông vua mới xuất hiện trên một đất nước vĩ đại có hàng nghìn năm lịch sử.
Sự thú nhận thẳng thắn của một con người từng sống bên cạnh Mao trong thời gian suốt hai mươi năm và nghiên cứu tận gốc rễ không những tổ chức mà còn thế giới bên trong người cầm lái vĩ đại, là độc nhất trong việc mô tả sinh hoạt của một trong số những bạo chúa của thế kỷ XX.
Những chi tiết trong cuốn Về cuộc sống của các Xê-da đã mô tả những ảnh hưởng thối nát của uy quyền tuyệt đối với khuyết tật, sự tham lam, khát máu và giết người man rợ. Tuy nhiên, khi tả lại cuộc sống của các tù trưởng bộ lạc, người Tây Tạng và bạo chúa Neron, tác giả chưa phải là một con người gần gũi với họ như bác sĩ Lý Chí Thỏa với bệnh nhân Mao Trạch Đông. Về tiểu sử Hit-le ông Speer biết chưa đày đủ về đế chế của mình, nhưng trong tiểu sử của lãnh tụ Nazi, chỉ giới hạn đến mặt chính trị và quân sự của Hitle. Con gái Stalin viết nhiều về bố mình, dù cô ta cũng gặp bố không nhiều. Nhật ký của bác sĩ riêng Napoleon và Hit-le chỉ thuần tuý là quan sát về y học. Hồi ký của Moran về Sớc sin, của Herndon về Lincon chỉ là về những sự kiện lịch sử mà ảnh hưởng của cá nhân đến quá trình lịch sử là không đáng kể. Cái gì liên quan tới triều đại Trung hoa, thì theo truyền thống trong đó chỉ mô tả chuyện ma chay, chôn cất, bói toán, chiến tranh và các sự kiện đáng ghi nhớ của việc lên ngôi của hoàng đế. Trong tiểu thuyết cổ Trung quốc Tam quốc diễn nghĩa mô tả sự chia rẽ Trung hoa thành ba quốc gia thù địch Ngụy, Thục, Hán và về sự thống đất nước dưới sự che chở của triều đại Tần năm 280, người ta chỉ kể lại các cuộc chém giết, sát phạt và các thủ đoạn trong thời kỳ này.
Dưới sự soi sáng của các sự việc nguyên bản và sự mổ xẻ tâm lý Mao một cách sâu sắc đã làm cuốn sách của Lý Chí Thỏa là hiện tượng hiếm trong văn học.
Thật là khó hiểu rằng trong những năm 90 thậm chí người ta vẫn mô tả Mao Trạch Đông là một con người nhân hậu thông minh, và bất cứ sự chỉ trích nào nhắm vào ông ta lại gây sự phẫn nộ trong người Trung quốc. Tất cả những ai có vinh dự gặp lãnh tụ không có thể quên được cuộc gặp đầu tiên khi đó Mao là lịch sự, khiêm tốn và nhân từ với người đối thoại và điều này tạo cho ông ta là người ngay thẳng. Tuy nhiên càng về sau Mao không giữ được đức tính như thế nữa, ông thường xuyên giận dữ, dọa dẫm và cai trị thuộc hạn trong sự sợ hãi triền miên. Mao chẳng khó khăn gì lôi kéo đám cận thần và tất cả nhân dân Trung quốc. Và không còn nghi ngờ gì nữa trong trường hợp này, giúp ông ta chính học thuyết Khổng tử, học thuyết đó trong suốt nhiều thế kỷ đã ăn sâu trong tâm khảm dân thường Trung quốc. Một trong năm điều răn dạy của Khổng giáo là lòng tin của thần dân vào kẻ thống trị dựa trên sự tín, nghĩa, trung quân, không chống lại vua. Vây quanh ông ta là những người dễ bảo, Mao dần dần bày ra trò tự phê bình để mà nghe từ họ bao lời ca tụng và thờ phụng ông ta. Mao bắt chước Tần Thuỷ Hoàng và khéo léo điều khiển đám người quanh ông.
Không có một nhà độc tài nào trong lịch sử nhân loại có uy quyền lớn như vậy đối với quần chúng như Mao Trạch Đông. Không ai trong số những người cai trị trong quá khứ đã mang đến cho dân tộc mình nhiều sự đau khổ bần hàn cho nước Trung quốc chia rẽ. Sự khát vọng uy quyền và mơ ước nắm giữ ngai vàng với bất kỳ giá nào đã buộc Mao phải cai trị đất nước trong sự thối nát cùng cực. Những ý tưởng điên rồ và hàng loạt mưu đồ đã đưa Trung quốc tới vực thẳm. Hàng chục triệu người đã chết vì đói trong những năm chính sách đại nhảy vọt, và vì sự trả thù hàng loạt và hỗn loạn diễn ra trong thời kỳ Cách mạng văn hoá - đấy là kết quả của một thí nghiệm bệnh hoạn do một ông vua mới xuất hiện trên một đất nước vĩ đại có hàng nghìn năm lịch sử.
Sự thú nhận thẳng thắn của một con người từng sống bên cạnh Mao trong thời gian suốt hai mươi năm và nghiên cứu tận gốc rễ không những tổ chức mà còn thế giới bên trong người cầm lái vĩ đại, là độc nhất trong việc mô tả sinh hoạt của một trong số những bạo chúa của thế kỷ XX.
Những chi tiết trong cuốn Về cuộc sống của các Xê-da đã mô tả những ảnh hưởng thối nát của uy quyền tuyệt đối với khuyết tật, sự tham lam, khát máu và giết người man rợ. Tuy nhiên, khi tả lại cuộc sống của các tù trưởng bộ lạc, người Tây Tạng và bạo chúa Neron, tác giả chưa phải là một con người gần gũi với họ như bác sĩ Lý Chí Thỏa với bệnh nhân Mao Trạch Đông. Về tiểu sử Hit-le ông Speer biết chưa đày đủ về đế chế của mình, nhưng trong tiểu sử của lãnh tụ Nazi, chỉ giới hạn đến mặt chính trị và quân sự của Hitle. Con gái Stalin viết nhiều về bố mình, dù cô ta cũng gặp bố không nhiều. Nhật ký của bác sĩ riêng Napoleon và Hit-le chỉ thuần tuý là quan sát về y học. Hồi ký của Moran về Sớc sin, của Herndon về Lincon chỉ là về những sự kiện lịch sử mà ảnh hưởng của cá nhân đến quá trình lịch sử là không đáng kể. Cái gì liên quan tới triều đại Trung hoa, thì theo truyền thống trong đó chỉ mô tả chuyện ma chay, chôn cất, bói toán, chiến tranh và các sự kiện đáng ghi nhớ của việc lên ngôi của hoàng đế. Trong tiểu thuyết cổ Trung quốc Tam quốc diễn nghĩa mô tả sự chia rẽ Trung hoa thành ba quốc gia thù địch Ngụy, Thục, Hán và về sự thống đất nước dưới sự che chở của triều đại Tần năm 280, người ta chỉ kể lại các cuộc chém giết, sát phạt và các thủ đoạn trong thời kỳ này.
Dưới sự soi sáng của các sự việc nguyên bản và sự mổ xẻ tâm lý Mao một cách sâu sắc đã làm cuốn sách của Lý Chí Thỏa là hiện tượng hiếm trong văn học.
Thật là khó hiểu rằng trong những năm 90 thậm chí người ta vẫn mô tả Mao Trạch Đông là một con người nhân hậu thông minh, và bất cứ sự chỉ trích nào nhắm vào ông ta lại gây sự phẫn nộ trong người Trung quốc. Tất cả những ai có vinh dự gặp lãnh tụ không có thể quên được cuộc gặp đầu tiên khi đó Mao là lịch sự, khiêm tốn và nhân từ với người đối thoại và điều này tạo cho ông ta là người ngay thẳng. Tuy nhiên càng về sau Mao không giữ được đức tính như thế nữa, ông thường xuyên giận dữ, dọa dẫm và cai trị thuộc hạn trong sự sợ hãi triền miên. Mao chẳng khó khăn gì lôi kéo đám cận thần và tất cả nhân dân Trung quốc. Và không còn nghi ngờ gì nữa trong trường hợp này, giúp ông ta chính học thuyết Khổng tử, học thuyết đó trong suốt nhiều thế kỷ đã ăn sâu trong tâm khảm dân thường Trung quốc. Một trong năm điều răn dạy của Khổng giáo là lòng tin của thần dân vào kẻ thống trị dựa trên sự tín, nghĩa, trung quân, không chống lại vua. Vây quanh ông ta là những người dễ bảo, Mao dần dần bày ra trò tự phê bình để mà nghe từ họ bao lời ca tụng và thờ phụng ông ta. Mao bắt chước Tần Thuỷ Hoàng và khéo léo điều khiển đám người quanh ông.