Nếu tất cả những người có mặt đều nhất trí với Mao thì chắc chắn vụ án xét xử tám kẻ chỉ trch này sẽ bị hủy bỏ ngay lập tức. Nhưng Tiểu Nữ, một nữ nhân viên chạc 40 tuổi của Văn phòng trung ương đã phản đối. Bà dẫn ra rằng, tám người này đã phê phán chánh Văn phòng trung ương và Văn phòng trung ương đã quyết định coi thái độ của họ là chống đảng. Họ đã bị đình chỉ công tác và buộc phải viết một bản tự kiểm điểm.
Tiểu Nữ đã khiêu khích Mao. Mặc dù tôi không đồng ý với quan điểm của bà, nhưng tôi phục lòng can dảm của bà. Nhưng bà thật ngây thơ không hiểu được lý do Mao phát động chiến dịch làm trong sạch đảng. Mao không hài lòng với thái độ bảo thủ của các nhà lãnh đạo đảng, ông muốn họ bị phê phán. Theo suy nghĩ của ông, lẽ phải thuộc về tám người kia. Mao đột ngột thay đổi thái độ. Ông nhỏm dậy, quăng chiếc khăn tắm sang một bên và nhìn quanh. Ông đang ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ông nói:
- Được rồi, cả hai bên đề giữ lập trường của mình. Tôi không thể hòa giải họ được. Chúng ta sẽ triệu tập một cuộc họp để giải quyết vụ này. Tất cả đều phải có mặt. Chúng ta sẽ thảo luận kỹ lưỡng và chấm dứt hẳn vụ này. Ngày mai sẽ bắt đầu. Tất cả nhân viên của Trung Nam Hải đều phải tới. Bây giờ các đồng chí có thể đi.
Mao đã châm ngòi nổ quả bom, không thể đập tắt được nữa. Ông ủng hộ những cán bộ đã phê bình thủ trưởng của mình và ông hy vọng những nhân viên khác sẽ đứng về phía họ. Dương Thượng Côn, Chủ nhiệm kiêm bí thư đảng của Văn phòng trung ương và đồng thời cũng là bí thư đảng của đại bản doanh của ủy ban trung ương là một kẻ xảo quyệt. Hà Tài thuộc hạ của ông ta thì tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của ông. Vì Dương Thượng Côn biết Mao chống Hà Tài, nên ông đã viết một bản tự kiểm điểm trong đó ông cho biết ông không dính dáng gì đến những việc làm của Hà Tài và ông nhận lỗi là không quan tâm chu đáo đến những hoạt động của Hà và của phong trào làm trong sạch đảng trong Văn phòng thư ký chính trị. Trong cuộc họp lần thứ nhất, ông tuyên bố: Tôi yêu cầu tất cả những đồng chí có mặt hãy kẻ tên những người muốn hạ bệ những người tả khuynh của chúng ta. Và nếu ai cho rằng, cả tôi cũng phạm sai lầm thì hãy nói ra. Đó là một nước cờ cao.
Tiểu Lan lại lời buộc tội của bà đối với tám người kia, mặc dù bây giờ bà đã biết quan điểm của Mao. Trong cuộc họp lần này và tất cả các cuộc họp tiếp theo, bà đều nhắc đi nhắc lại lời buộc tội của bà là nhóm Lâm Khắc không treo cờ đỏ của đảng cộng sản, mà lại treo lá cờ đen của phe đối lập. Bà đã đặt cho vụ này một cái tên.
Họp hành kéo dài tới hơn một tháng trời. Thần kinh của tôi không thể chịu được những cuộc họp đó. Không ngoài sự mong đợi, nhờ sự can thiệp của Mao, cuối cùng tám người kia đã được giải thoát. Nhưng mãi sau này trong cuộc Cách mạng Văn hóa, tôi mới hiểu rõ chiến thuật của Mao trong vụ những lá cờ đen. Từ những ngày đó, Dương Thượng Côn đảng viên cao cấp nhất trong vụ này và cả thủ trưởng của ông là Đặng Tiểu Bình là những người bị Mao nghi ngờ nhiều nhất. Vụ này đối với Mao chỉ là một trong nhiều lần Mao thử thách lòng trung thành của Dương - một sự thử thách mà cuối cùng Dương Thượng Côn đã không qua được. Năm 1958 ông ta vẫn giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng trung ương. Nhưng đại bản doanh của ủy ban trung ương mà ông làm bí thư đảng đã bị giải tán - một mất mát nhỏ về uy tín, nhưng ông vẫn giữ được thể diện. Trong Cách mạng Văn hóa, vụ này được lôi ra và ông bị phế truất.
Những cán bộ cấp dưới trực tiếp của Dương cũng bị vạ lây. Lý Đông Diệp và Lưu Hoa Phong những người đã làm theo chỉ thị của Dương Thượng Côn và Tăng San bị thí tốt và bị đưa đi cải tạo, nơi số phận khắc nghiệt đang chờ đến họ. Cho tới năm 1980, sau khi Mao chết. Đặng Tiểu Bình và Dương Thượng Côn quay lại nắm quyền thì họ mới được phục hồi danh dự.
Hà Tài người bị các nhân viên phê bình đầu tiên thì còn thê thảm hơn. Ông bị đuổi ra khỏi đảng và cũng phải đi cải tạo, làm những công việc thấp hèn. Việc phục hồi danh dự cho ông cững phải đến năm 1980 mới được thực hiện.
Tiểu Lan người đàn bà đã ngây thơ khiêu khích Mao, ngu ngốc làm sai lệch đường lối chính thống của đảng, thì bị tiêu diệt hoàn toàn. Bà bị mất chức, bị khai trừ ra khỏi đảng và bị cải tạo bằng những công việc nặng nhọc. Bà đã chết trong trại cải tạo.
Tiểu Nữ đã khiêu khích Mao. Mặc dù tôi không đồng ý với quan điểm của bà, nhưng tôi phục lòng can dảm của bà. Nhưng bà thật ngây thơ không hiểu được lý do Mao phát động chiến dịch làm trong sạch đảng. Mao không hài lòng với thái độ bảo thủ của các nhà lãnh đạo đảng, ông muốn họ bị phê phán. Theo suy nghĩ của ông, lẽ phải thuộc về tám người kia. Mao đột ngột thay đổi thái độ. Ông nhỏm dậy, quăng chiếc khăn tắm sang một bên và nhìn quanh. Ông đang ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ông nói:
- Được rồi, cả hai bên đề giữ lập trường của mình. Tôi không thể hòa giải họ được. Chúng ta sẽ triệu tập một cuộc họp để giải quyết vụ này. Tất cả đều phải có mặt. Chúng ta sẽ thảo luận kỹ lưỡng và chấm dứt hẳn vụ này. Ngày mai sẽ bắt đầu. Tất cả nhân viên của Trung Nam Hải đều phải tới. Bây giờ các đồng chí có thể đi.
Mao đã châm ngòi nổ quả bom, không thể đập tắt được nữa. Ông ủng hộ những cán bộ đã phê bình thủ trưởng của mình và ông hy vọng những nhân viên khác sẽ đứng về phía họ. Dương Thượng Côn, Chủ nhiệm kiêm bí thư đảng của Văn phòng trung ương và đồng thời cũng là bí thư đảng của đại bản doanh của ủy ban trung ương là một kẻ xảo quyệt. Hà Tài thuộc hạ của ông ta thì tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của ông. Vì Dương Thượng Côn biết Mao chống Hà Tài, nên ông đã viết một bản tự kiểm điểm trong đó ông cho biết ông không dính dáng gì đến những việc làm của Hà Tài và ông nhận lỗi là không quan tâm chu đáo đến những hoạt động của Hà và của phong trào làm trong sạch đảng trong Văn phòng thư ký chính trị. Trong cuộc họp lần thứ nhất, ông tuyên bố: Tôi yêu cầu tất cả những đồng chí có mặt hãy kẻ tên những người muốn hạ bệ những người tả khuynh của chúng ta. Và nếu ai cho rằng, cả tôi cũng phạm sai lầm thì hãy nói ra. Đó là một nước cờ cao.
Tiểu Lan lại lời buộc tội của bà đối với tám người kia, mặc dù bây giờ bà đã biết quan điểm của Mao. Trong cuộc họp lần này và tất cả các cuộc họp tiếp theo, bà đều nhắc đi nhắc lại lời buộc tội của bà là nhóm Lâm Khắc không treo cờ đỏ của đảng cộng sản, mà lại treo lá cờ đen của phe đối lập. Bà đã đặt cho vụ này một cái tên.
Họp hành kéo dài tới hơn một tháng trời. Thần kinh của tôi không thể chịu được những cuộc họp đó. Không ngoài sự mong đợi, nhờ sự can thiệp của Mao, cuối cùng tám người kia đã được giải thoát. Nhưng mãi sau này trong cuộc Cách mạng Văn hóa, tôi mới hiểu rõ chiến thuật của Mao trong vụ những lá cờ đen. Từ những ngày đó, Dương Thượng Côn đảng viên cao cấp nhất trong vụ này và cả thủ trưởng của ông là Đặng Tiểu Bình là những người bị Mao nghi ngờ nhiều nhất. Vụ này đối với Mao chỉ là một trong nhiều lần Mao thử thách lòng trung thành của Dương - một sự thử thách mà cuối cùng Dương Thượng Côn đã không qua được. Năm 1958 ông ta vẫn giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng trung ương. Nhưng đại bản doanh của ủy ban trung ương mà ông làm bí thư đảng đã bị giải tán - một mất mát nhỏ về uy tín, nhưng ông vẫn giữ được thể diện. Trong Cách mạng Văn hóa, vụ này được lôi ra và ông bị phế truất.
Những cán bộ cấp dưới trực tiếp của Dương cũng bị vạ lây. Lý Đông Diệp và Lưu Hoa Phong những người đã làm theo chỉ thị của Dương Thượng Côn và Tăng San bị thí tốt và bị đưa đi cải tạo, nơi số phận khắc nghiệt đang chờ đến họ. Cho tới năm 1980, sau khi Mao chết. Đặng Tiểu Bình và Dương Thượng Côn quay lại nắm quyền thì họ mới được phục hồi danh dự.
Hà Tài người bị các nhân viên phê bình đầu tiên thì còn thê thảm hơn. Ông bị đuổi ra khỏi đảng và cũng phải đi cải tạo, làm những công việc thấp hèn. Việc phục hồi danh dự cho ông cững phải đến năm 1980 mới được thực hiện.
Tiểu Lan người đàn bà đã ngây thơ khiêu khích Mao, ngu ngốc làm sai lệch đường lối chính thống của đảng, thì bị tiêu diệt hoàn toàn. Bà bị mất chức, bị khai trừ ra khỏi đảng và bị cải tạo bằng những công việc nặng nhọc. Bà đã chết trong trại cải tạo.