Trí thức vẫn tiếp tục được khuyến khích phê bình, nhưng các cán bộ cao cấp của đảng được đánh động và hiểu rằng, đòn phản công trí thức sắp được tung ra.
Mao nói: Tôi muốn dựa vào các đảng dân chủ để đưa đảng cộng sản đi theo con đường đúng đắn. Nhưng tôi không ngờ họ lại có thể thay đổi đến như vậy Mao bực nhất là với các thành viên của Liên minh Dân chủ, một liên minh được một nhóm trí thức thành lập trong những năm 40. Liên minh này đã vận động những người cộng sản và người quốc gia thỏa hiệp. Mao chì chiết: Chúng nó là một lũ cướp và đĩ điếm. Theo nhận định của Mao việc Khơ-rút-sốp chống lại Stalin vào tháng hai năm 1956 và cuộc nối dậy ở Hungary cuối năm ấy đã gây nên một làn sóng chống cộng hiện đang lan rộng khắp thế giới. Nhiều người Trung quốc, kể cả các cán bộ đảng cũng như thường dân mà dưới con mắt của Mao họ là những kẻ rách việc đã chịu ảnh hướng của làn sóng này.
Ông nổi đóa với Hồ Kiều Mục, vì ông ta hình như chẳng chịu làm gì để chấm dứt việc phê bình đảng trên báo Nhân dân. Nếu đồng chí không nắm được tờ báo này, đồng chí hãy từ chức để cho người khác làm. Ông quát tháo và ra lệnh cho Hồ chuẩn bị công kích lại bọn thiên hữu.
Ngày 8 tháng 6 năm 1957 trên báo Nhân dân đã xuất hiện dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự chuyển hướng của chiến dịch làm trong sạch đảng. Một bài xã luận do Mao viết với tiêu đề Để làm gì? đã quả quyết rằng, có một nhóm nhỏ đang âm mưu lật đổ chính phủ xã hội chủ nghĩa. Bài này kêu gọi quần chúng hãy giáng trả nhóm người đó.
Ngày 19 tháng 7 năm 1957, bài phát biểu hôm 27 tháng 2, trong đó Mao khuyến khích các trí thức phê bình đảng, đã được đăng trên báo Nhân dân với cái tít: Về phương pháp giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nhân dân và được bán cho quần chúng. Đó là bản sao bài phát biểu phê bình đảng của Mao trong Hội nghị cao cấp nhất của nhà nước hồi tháng hai và được sửa đổi đôi chút. Thực ra, bài viết này có những cái khác cơ bản với nguyên bản mà trong đó việc phê bình không bị hạn chế. Mao ra sức kêu gọi đề cao tự do ngôn luận và để cho trăm hoa đua nở.
Ngược lại, trong bài phát biểu được đăng báo ngày 19 tháng 6, Mao đã đề ra 6 tiêu chuẩn phê bình được coi là hợp lệ: phải góp phần thống nhất dân tộc, không được gây chia rẽ, khuyến khích công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố nền chuyên chính dân chủ của nhân dân, bảo dám sự lãnh đạo của đảng cộng sản và khuyến khích sự đoàn kết của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Nếu Mao đã cảm thấy bị phản bội khi giới trí thức lớn tiếng phê bình, thì bây giờ giới trí thức lại cảm thấy cay đắng khi ông bỏ rơi họ. Mao luôn khuyến khích họ phê bình. Thông điệp của ông được đăng trên tất cả các báo ở Trung quốc và phân phát tới từng cơ sở sản xuất. Thế mà giờ đây ông lại trở mặt.
Mao biết giới trí thức đã nhận ra là họ mắc lừa. Sau khi bản sao bài diễn văn của ông được đăng báo ngày 19 tháng 6, ông nói với tôi:
- Bây giờ một số người thiên hữu quả quyết rằng, tôi đã hối thúc họ tham gia phong trào Trăm hoa đua nở, khuyến khích họ phê bình đảng vô điều kiện và bây giờ lại trả thù họ. Nhưng ngay từ đầu tôi đã cảnh cáo họ, đừng có trêu ngươi tôi. Một số người đã nghe lời tôi, nhưng chỉ rất ít thôi.
Cho tới nay, tôi mới biết khi đó Mao đã giả dối. Chiến lược của ông là lợi dụng những phê bình của tầng lớp trí thức để chọi lại những đối thủ của ông trong đảng. Nhưng mũi dùi phê bình đó lại chĩa vào chính ông.
Khoảng cuối tháng 6, vài tuần sau khi tôi trở lại, Vương Kính Tiên, người chỉ huy mới của Phòng an ninh, yêu cầu tôi thu xếp đồ đạc. Mao sẽ rời Bắc Kinh đi đến một nơi nào chưa rõ. Thời kỳ Trăm hoa đua nở đã qua. Chiến dịch chống bọn thiên hữu của Mao bắt đầu.
Mao nói: Tôi muốn dựa vào các đảng dân chủ để đưa đảng cộng sản đi theo con đường đúng đắn. Nhưng tôi không ngờ họ lại có thể thay đổi đến như vậy Mao bực nhất là với các thành viên của Liên minh Dân chủ, một liên minh được một nhóm trí thức thành lập trong những năm 40. Liên minh này đã vận động những người cộng sản và người quốc gia thỏa hiệp. Mao chì chiết: Chúng nó là một lũ cướp và đĩ điếm. Theo nhận định của Mao việc Khơ-rút-sốp chống lại Stalin vào tháng hai năm 1956 và cuộc nối dậy ở Hungary cuối năm ấy đã gây nên một làn sóng chống cộng hiện đang lan rộng khắp thế giới. Nhiều người Trung quốc, kể cả các cán bộ đảng cũng như thường dân mà dưới con mắt của Mao họ là những kẻ rách việc đã chịu ảnh hướng của làn sóng này.
Ông nổi đóa với Hồ Kiều Mục, vì ông ta hình như chẳng chịu làm gì để chấm dứt việc phê bình đảng trên báo Nhân dân. Nếu đồng chí không nắm được tờ báo này, đồng chí hãy từ chức để cho người khác làm. Ông quát tháo và ra lệnh cho Hồ chuẩn bị công kích lại bọn thiên hữu.
Ngày 8 tháng 6 năm 1957 trên báo Nhân dân đã xuất hiện dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự chuyển hướng của chiến dịch làm trong sạch đảng. Một bài xã luận do Mao viết với tiêu đề Để làm gì? đã quả quyết rằng, có một nhóm nhỏ đang âm mưu lật đổ chính phủ xã hội chủ nghĩa. Bài này kêu gọi quần chúng hãy giáng trả nhóm người đó.
Ngày 19 tháng 7 năm 1957, bài phát biểu hôm 27 tháng 2, trong đó Mao khuyến khích các trí thức phê bình đảng, đã được đăng trên báo Nhân dân với cái tít: Về phương pháp giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nhân dân và được bán cho quần chúng. Đó là bản sao bài phát biểu phê bình đảng của Mao trong Hội nghị cao cấp nhất của nhà nước hồi tháng hai và được sửa đổi đôi chút. Thực ra, bài viết này có những cái khác cơ bản với nguyên bản mà trong đó việc phê bình không bị hạn chế. Mao ra sức kêu gọi đề cao tự do ngôn luận và để cho trăm hoa đua nở.
Ngược lại, trong bài phát biểu được đăng báo ngày 19 tháng 6, Mao đã đề ra 6 tiêu chuẩn phê bình được coi là hợp lệ: phải góp phần thống nhất dân tộc, không được gây chia rẽ, khuyến khích công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố nền chuyên chính dân chủ của nhân dân, bảo dám sự lãnh đạo của đảng cộng sản và khuyến khích sự đoàn kết của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Nếu Mao đã cảm thấy bị phản bội khi giới trí thức lớn tiếng phê bình, thì bây giờ giới trí thức lại cảm thấy cay đắng khi ông bỏ rơi họ. Mao luôn khuyến khích họ phê bình. Thông điệp của ông được đăng trên tất cả các báo ở Trung quốc và phân phát tới từng cơ sở sản xuất. Thế mà giờ đây ông lại trở mặt.
Mao biết giới trí thức đã nhận ra là họ mắc lừa. Sau khi bản sao bài diễn văn của ông được đăng báo ngày 19 tháng 6, ông nói với tôi:
- Bây giờ một số người thiên hữu quả quyết rằng, tôi đã hối thúc họ tham gia phong trào Trăm hoa đua nở, khuyến khích họ phê bình đảng vô điều kiện và bây giờ lại trả thù họ. Nhưng ngay từ đầu tôi đã cảnh cáo họ, đừng có trêu ngươi tôi. Một số người đã nghe lời tôi, nhưng chỉ rất ít thôi.
Cho tới nay, tôi mới biết khi đó Mao đã giả dối. Chiến lược của ông là lợi dụng những phê bình của tầng lớp trí thức để chọi lại những đối thủ của ông trong đảng. Nhưng mũi dùi phê bình đó lại chĩa vào chính ông.
Khoảng cuối tháng 6, vài tuần sau khi tôi trở lại, Vương Kính Tiên, người chỉ huy mới của Phòng an ninh, yêu cầu tôi thu xếp đồ đạc. Mao sẽ rời Bắc Kinh đi đến một nơi nào chưa rõ. Thời kỳ Trăm hoa đua nở đã qua. Chiến dịch chống bọn thiên hữu của Mao bắt đầu.