DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

Latest topics

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 Yesterday at 3:18 pm

» Graphite tấm chịu nhiệt, khuân đúc graphite, trục khuấy Graphite, điện cực than chì EDM
by tramanh09 2024-11-12, 3:46 pm

» Tổng kho nhập khẩu và phân phối chổi than, chổi than công nghiệp
by tramanh09 2024-11-07, 10:05 am

» Cung cấp các loại dây Curoa, dây đai băng tải T5, T10, AT5, AT10, AT20,2M, S3M,5V, 8V, B97, PLP8M
by tramanh09 2024-11-01, 3:30 pm

» Cập nhật mới nhất từ GOAL123: Arsenal vs Liverpool 23h30 ngày 27/10
by superbet 2024-10-26, 10:46 am

» Cung cấp chổi than công nghiệp MG50, J204, J164, D172, CH33N, D374N…
by tramanh09 2024-10-26, 8:26 am

» Tấm graphite siêu bền - Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất
by tramanh09 2024-10-18, 4:32 pm

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-15, 3:34 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-10-04, 11:51 am

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-02, 9:45 am

» Cung cấp các loại can nhiệt, cảm biến nhiệt, đồng hồ đo nhiệt độ
by tramanh09 2024-09-27, 5:02 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-08-26, 2:48 pm


You are not connected. Please login or register

Truyện dài: Bác Sĩ Riêng Của Mao

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5 ... 9 ... 15  Next

Go down  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 15 trang]

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tôi đáp:

- Tôi không mang theo quần áo mùa hè.

Giang Thanh chỉ vào những xấp vải trên một cái bàn:

- Đồng chí hãy lấy một tấm vải để thợ may cho một bộ quần áo khác. Quần áo của đồng chí dày quá.

Tôi đang chần chừ thì cô y tá giật tay áo tôi, ra hiệu tôi nên nhận món quà của Giang Thanh. Nhưng tôi lại chối từ, vì tôi không muốn mang tiếng là đã nhận quà của vợ Chủ tịch đảng. Nhưng Giang Thanh vẫn không chịu. Bà cho người đưa tôi đến thợ may. Món quà của Giang Thanh đã đặt tôi vào một tình thế khó xử. Mặc dù bà có tiếng là keo kiệt, nhưng bà lần này bà lại tỏ ra hào phóng đối với tôi. Nếu tôi từ chối quà của bà, có nghĩa là tôi dám xúc phạm bà và có thể cũng dám xúc phạm cả Mao nữa.

Tôi đã kể cho Uông Đông Hưng về sự khó xử của tôi. Uông nói

- Nếu đồng chí không nhận tấm vải, đồng chí ấy sẽ quả quyết đồng chí coi thường đồng chí ấy. Nếu đồng chí nhặn, thì những người khác sẽ ghen tị với đồng chí. Tôi sẽ nói cho đồng chí ấy về vấn đề này. Có thể tôi sẽ thuyết phục được đồng chí ấy.

Nhưng ông đã không làm được điều đó.

Uông Đông Hưng thuật lại với tôi:

- Giang Thanh nói Đồng chí ấy hỏi, tại sao một người đồng chí lại không thể giúp đỡ một người đồng chí khác? Đồng chí ấy đâu muốn mua chuộc đồng chí. Nếu có ai xì xào sau lưng đồng chí, tôi sẽ giải thích cho họ biết.

Tôi buộc phải nhận món quà của Giang Thanh. Nhưng tôi vẫn ngại rằng những lời đàm tiếu sẽ tệ hơn. Lý ẩm Kiều nói:

Giang Thanh lúc nào mà chả keo kiệt. Cử chỉ thân thiện của bà đối với bác sỹ Lý chắc chỉ là một lần duy nhất. Rồi Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều đã phao tin là Giang Thanh và tôi rất hảo với nhau, tức là chúng tôi là nhữ

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 15

Bấy giờ đã là tháng 6. Tiết trời ở Quảng Châu nóng kinh khủng. Mao dọn đến ngôi nhà số ba và ở trong một phòng khách rộng. Hàng ngày những người phục vụ mang đến năm thùng đựng đầy nước đá để làm cho Chủ tịch mát mẻ, dễ chịu. Còn chúng tôi thì dùng quạt máy để xua tan khí nóng. Buổi tối, chúng tôi ngủ không có màn. Muỗi đã tấn công chúng tôi, thêm vào đó là bầu không khí hầm hập, ngột ngạt. Mao cũng không tránh khỏi những phiền phức. Ông ta đã khiền trách đám vệ sỹ của ông là không gắng hết mình diệt muỗi. Đám vệ sỹ đùn trách nhiệm cho tôi. Họ nói muỗi là kẻ truyền bệnh sốt rét, nên việc chống muỗi là của bác sỹ.

Nạn muỗi là một vấn đề nan giải. Chúng tôi ở trên một hòn đảo có nước bao bọc xung quanh và đó chính là sào huyệt của muỗi. Ngoài ra, lại còn các xó xỉnh trong các ngôi nhà mà trần nhà chỉ cao khoảng ba, bốn mét, với những tấm rèm cửa kín mít. Ban ngày bọn muỗi đậu trên trần nhà hoặc chui vào giữa các tấm rèm. Khi mặt trời lặn, chúng mới bay ra hàng đàn. Tất cả nhưng nỗ lực để giải tỏa sự hành hạ con người đều thất bại. Chỉ đến khi chúng tôi đề nghị phải có thuốc DDT mua từ Hổng Công, thì vấn nạn muỗi mới được giải quyết.

Khí hậu oi bức cũng làm cho những cộng sự của Mao nổi cáu. Họ đề nghị tôi thuyết phục Mao vào thời gian này nên trở về Bắc Kinh. Nhưng Mao nói: Cái nóng không hành hạ tôi. Hơn nữa, tôi còn phải hoàn tất một vài công việc ở đây, nên chúng ta phải hoãn ngày về một chút. Có lẽ đó là những quyết định chính trị quan trọng. Trong khi Mao đi vắng, trong những bài xã luận đăng trên báo Nhân dân, ban lãnh đạo trung ương ở Bắc Kinh đã công khai tố cáo những chính sách phiêu lưu và tuyên bố, sản xuất công nông nghiệp phải được tăng lên từng bước. Lúc đó, dư luận Trung quốc và tôi hiểu rõ rằng, ban lãnh đạo đảng đã chỉ trích những chính sách của Mao, vì ông chủ trương tập thể hoá và mở rộng sản xuất công nghiệp một cách ồ ạt.

Sau việc tôi thử thuyết phục Mao trở về ít lâu, La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng hỏi tôi, liệu nước sông Ngọc Trai có sạch không. Tôi ngạc nhiên, vì Chủ tịch vừa mới tuyên bố, ông muốn bơi ở ba con sông: sông Ngọc Trai ở Quảng Châu, sông Tương ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam và sông Dương Tử ở Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc. La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng cũng như ban lãnh dạo của các tỉnh trên đều cho rằng, dự định của ông rất nguy hiểm. Đào Chu nói, sông Ngọc Trai ở Quảng Châu bị nhiễm bẩn nặng và Vương Nhiệm Trọng thì nghĩ sông Dương Tử ở Vũ Hán quá rộng. Nhưng Mao không nghe họ, nên bây giờ La và Uông chờ lời phán quyết chính thức của tôi là nước sông Ngọc Trai có bị nhiễm bẩn nặng không.

Có lẽ nước sông không sạch vì các nhà máy công nghiệp của tỉnh Quảng Châu đều làm ở phía thượng lưu của sông. Nhưng vì không xét nghiệm, nên tôi không thể nói được mức độ nhiễm bần như thế nào. Uông và La đề nghị tôi kiểm tra vi khuẩn và chất thải trong nước, rồi nói lại kết quả cho họ biết, càng sớm càng tốt.

Sáng hôm sau, trước khi tôi xét nghiệm xong, một vệ sỹ của Mao đến đón tôi. Anh ta nói: Chủ tịch có vẻ muốn bơi. La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng đã hứa gặp Mao và muốn tôi cùng đi.

Khi tôi vào tư dinh của Mao, hai nhân viên an ninh đã ở đớ. Mặt họ đỏ bừng và nhễ nhại mồ hôi vì xúc động. Uông lúng túng cười với tôi. Kết quả xét nghiệm chẳng có tác dụng gì. Chủ tịch vừa thay quần áo để bơi.

Mao từ phòng ngủ bước ra. Ông khoác chiếc áo tắm màu trắng, mặc chiếc quần tắm cũng màu trắng và đi dép da. Ông đi thẳng đến cầu tàu và bước lên một chiếc thuyền đã chờ sẵn. Đào Chu, Vương Nhiệm Trọng và Dương Thượng Côn đi theo ông. Còn tôi thì rảo chân theo họ. Mao muốn chứng minh với mọi người rằng, không ai có thể ngăn cản được dự định của ông.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Thuở thiếu thời, ông đã học bơi trong cái ao của bố ông và ông bơi rất khá. Tất cả nhưng ai chịu trách nhiệm về an toàn của ông đều cố khuyên can ông đừng bơi. Nhưng đám vệ sỹ của ông càng ra sức bảo vệ cho ông, thì ông lại càng ngang ngạnh.

Chiếc du thuyền chạy đến một đoạn sông, vừa tắt máy thì lập tức có bốn chiếc thuyền khác vây quanh. Mao bước xuống dưới theo chiếc thang bên mạn thuyền rồi lặn xuống dưới nước. Theo sau ông có khoảng 20 đến 30 vệ sỹ và các vị lãnh tụ của đảng. Tôi nhảy xuống nước cuối cùng và nhập vào vòng bảo vệ vây xung quanh Mao.

Mao quyết định đi bơi nhanh đến nỗi chỉ có ông là người duy nhất mặc quần bơi.

Còn chúng tôi thì mặc quần lót để bơi. Dòng sông rộng trên 90 mét, nước lững lờ trôi. Nước sông bẩn đúng như tôi lo ngại. Thỉnh thoảng những đám rác rưởl lềnh bềnh trôi qua. Nhưng Mao chẳng nề hà. Ông nằm ngửa, để cái bụng phệ nổi lên trên mặt nước như quả bóng, hai chân duỗi thẳng như nằm trên ghế xa-lông. Nước đẩy ông trôi theo dòng và ít khi ông sử dụng chân hoặc tay để bơi.

Tôi là người bơi kém, nên tôi phải dùng hết sức để giữ cho người nổi trên mặt nước. Mao đế ý thấy tôi bơi khá vất vả ông nói với sang: Đồng chí hãy chùng người, đừng cử động chăn tay nhiều, thì đồng chí mới giữ người nổi trên nước lâu mà không mệt. Đồng chí thử đi.

Tôi đã thử, nhưng tiếc là không có kết quả. Tôi lại phải khua chân khua tay, không thì chìm nghỉm. Dương Thượng Côn và Vương Nhiệm Trọng đã học nhanh hơn. Họ đã nắm được bài dạy bơi của Mao và cùng trôi nổi với ông. Sau này, khi tôi biết nhiều hơn thì năm tháng đã trôi qua.

Chúng tôi bơi gần hai giờ đồng hồ xuôi theo dòng Ngọc Trai, độ 10 hay 11 km. Sau đó chúng tôi tắm và ăn trưa trên boong thuyền được trang bị rất tốt. Giang Thanh từ trên mái thuyền nhìn chúng tôi rồi nhập bọn với chúng tôi. Mao cảm thấy rất sảng khoái, hệt như ông vừa thắng trận. Mao hỏi xoáy La Thụy Khanh: Bác sỹ Lý không nói nước sông quá bẩn à?

Tôi chống chế: Tôi thấy cả phân trôi qua mà.

Mao cười to: Nếu lúc nào chúng tôi cũng nghe lời thầy thuốc, thì có thể chúng tôi không còn tồn tại nữa. Tất cả sinh vật không cần không khí, nước và đất hay sao? Đồng chí nói cho tôi biết, cái gì là sạch sẽ? Tôi không tin có không khí sạch, nước sạch và đất sạch. Đồng chí thử thả một con cá vào nước cất xem, đồng chí nghĩ con cá sẽ sống được bao lâu?

Tôi im lặng. Dẫu sao Mao cũng không chấp nhận ý kiến về vệ sinh của tôi. Buổi tối, khi chúng tôi gặp lại nhau, tôi mới biết giữa ông và nhân viên bảo vệ của ông đã nổ ra một cuộc xung đột mới. Ông nói: Tôi muốn bơi ở cả ba con sông. Theo ý kiến của La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng, thì tôi chẳng nên bơi ở con sông nào. Sông Dương Tử là con sông có sóng to và nhiều xoáy nước nguy hiểm. Nếu không may tôi bị dòng nước cuốn đi, thì không ai có thể cứu tôi được. Còn Đào Chu lại không muốn tôi bơi ở sông Ngọc Trai, nhưng đồng chí ấy không phản đối tôi bơi ở sông Tương. Vương Nhiệm Trọng không muốn tôi bơi ở sông Dương Tử, nhưng đồng chí ấy lại không phản đối tôi bơi ở sông Ngọc Trai và sông Tương.

ở đây còn có vấn đề nhiệm vụ của mỗi người. La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho Mao ở khắp nơi. Vì vậy họ không hề muốn Mao bơi ở bất cứ con sông nào. Là bí thư thứ nhất tỉnh Quảng Đông, Đào Chu lại phản đối việc Mao bơi ở sông Ngọc Trai và cho rằng tính mạng Mao sẽ gặp nguy hiểm. Nếu Mao bơi ở sông Dương Tử, thì Vương Nhiệm Trọng phải chú ý đến vấn đề an toàn cho ông.

Mao nói:

- Tôi không cần các đồng chí bảo vệ tôi. Song, các đồng chí vẫn chưa biết nước sông như thế nào, nên tôi đã cử Yến Thanh Ngọc và Tôn Vĩnh đến bơi thử ở sông Dương Tử và kể lại cảm tưởng của họ cho tôi biết.

Cả hai nhân viên an ninh này đều là những người bơi giỏi và là những người luôn bơi cạnh Mao.

Điều không thể ngờ là Mao có thể bơi ở sông Dương Tử. Đay là con sông lớn, nước chảy xiết, hung dữ và nguy hiềm nhất ở Trung quốc. Ngay việc điều khiển tàu bè trong dòng nước xiết có nhiều xoáy nước cũng là việc không dễ. Chưa có ai trong số cư dân hai bên bờ sông bơi được một quãng sông dài. Mặc dù vậy, Mao vẫn liều. Sau khi trở về, Yến Thanh Ngọc và Tôn Vình đều đồng thanh báo cáo lại rằng, sông Dương Tử nguy hiểm hơn nhiều so với sông Ngọc Trai. Ai đã bị cuốn vào những xoáy nước là có thể mất mạng như chơi. Ngoài ra, trong nước còn có vô số ốc sên mang theo bệnh tật.

La Thụy Khanh đề nghị Vương Nhiệm Trọng nên thông báo kết quả đó cho Mao, nhưng Vương lại cử ngay hai người đã đến chỗ Mao, vì Vương biết Mao không nghe ông.

La Thụy Khanh dặn đi dặn lại hai viên vệ sỹ là phải nói thật cho Mao rõ và họ đã đồng ý. Tất cả chúng tôi cùng đến chỗ Mao. Khi đứng trước mặt lãnh tụ, Yến Thanh Ngọc vì quá xúc động, nên lắp bắp nói không nên lời. Không có cách nào khác, Mao đành ngắt lời anh ta. Ông nói:

- Thôi được, đồng chí đừng nói nữa. Bây giờ tôi sẽ hỏi đồng chí và đồng chí hãy trả lời lần lượt từng câu một.

Yến vẫn chưa hết run. Mao bắt đầu hỏi:

- Sông rộng lắm không?

Yến gật đầu:

- Thưa, rất rộng ạ.

- Có nhiều xoáy nước không?

- Thưa, có nhiều xoáy nước ạ.

- Người ta có thể tự thoát ra được nếu rơi vào một xoáy nước không?

Yến lắc mạnh đầu:

- Thưa không, không thể ạ.

- Như vậy, không thể bơi được ở sông đó phải không?

- Thưa, không ạ.

Đột nhiên, Mao đấm xuống bàn và gầm lên giận dữ:

- Tôi cuộc rằng, bản thân đồng chí chưa hề xuống nước. Từ đâu mà đồng chí biết được những điều đó? Làm thế nào mà đồng chí lại có thể là chỉ huy cảnh vệ của chúng tôi được?

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Mao quát:

- Cút mẹ mày đi!

Một lối phát ngôn chắc chắn là nhân dân Trung quốc không thể ngờ ở những chính trị gia cao cấp nhất.

Yến tái dại và kinh hãi đứng như trời trồng.

- Cút mẹ mày đi! - Mao lại quát.

Yến rời khỏi căn phòng. Những người khác không hề nhúc nhích. Mao quay sang Tôn Vĩnh.

- Bây giờ đồng chí hãy nói cho tôi biết, sông Dương Tử như thế nào?.

Tôn biết rõ điều anh sẽ phải trả lời. Anh nói không do dự:

- Thưa Chủ tịch, Chủ tịch có thể bơi ở sông Dương Tử được ạ.

Mao cười. Tôn muốn nói thêm, nhưng Mao đã biết trước:

- Đủ rồi. Đồng chí đừng nói nữa. Đồng chí hãy chuẩn bị đi bơi đi.

Uông Đông Hưng bực tức với Tôn Vinh. Ông vặn:

- Tại sao đồng chí lại nói dối? Đồng chí đã hứa nói thật với Chủ tịch cơ mà!

Tôn đỏ mặt:

- Thưa thứ trưởng Uông, đồng chí không thấy điều gì đã xảy ra với đồng chí Yến sao? Nếu tôi cũng nói với Chủ tịch như vậy, thì đồng chí ấy cũng lại tống cổ tôi ra ngoài. Tôi không thể chịu được điều này.

Yến cũng tức giận và trách đồng nghiệp của anh đã phản bội anh.

Uông Đông Hưng cố gắng trấn an Yến và hứa sẽ bảo vệ anh ta trước cơn giận của Mao. Nhưng ông không làm được điều đó.

Sau khi chúng tôi trở về Bắc Kinh, Yến bị khai trừ khỏi nhóm Một. Còn Tôn Vĩnh, kẻ nói dối và phản bội đồng nghiệp của anh ta, thì vẫn tiếp tục làm vệ sỹ cho Mao, thậm chí anh ta còn được đề nghị thăng cấp.

Rốt cuộc, cuối tháng 6 năm 1956 Mao đã lên đường. Cái đích của chuyến du hành sắp tới là Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, quê của ông. Tại đó, ông muốn bơi ở con sông Tương như thuở thiếu thời. Chúng tôi đáp một chuyến tàu dặc biệt.

Tiết trời ở Trường Sa nóng khủng khiếp, nhiệt độ tới 40 độ C. Sau hôm chúng tôi tới nơi, Mao đã bơi lần đầu.

Sông Tương đang mùa lũ, có nơi sông rộng tới 180 mét. Nhóm của Mao, cả thảy có khoảng 50 chục người, bơi gần đến dãy phố chạy song song với nó. Bỗng nhiên ở đâu nhóm có tiếng kêu thất thanh. Một vài người nói: Đưa đồng chí ấy vào bệnh viện. Lý Tương, trưởng phòng an công an Hồ Nam bị rắn nước cắn.

Mao vẫn bình thản như không cố chuyện gì xảy ra, nhưng vòng người khoảng từ 25 đến 30 nhân viên an ninh bơi quanh ông khép lại La Thụy Khanh hoảng hết hỏi tôi: Đồng chí có thuốc chống rắn cắn không? Tôi trấn an ông để ông khỏi lo ngại cho Lý Tương và đừng trông chờ tôi giúp đỡ những quan chức bị thương. Tôi còn phải lo cho sức khỏe của Mao.

Mặc dù nước sông Tương chảy mạnh hơn sông Ngọc Trai, nhưng Mao vẫn để cho người trôi xuôi dòng như ở Quảng Châu. Ông trôi đến một hòn đảo nhỏ nằm giữa sông mà hồi còn trẻ ông thường đến thăm. Đảo đó gọi là đảo Cam. Ngay khi ông vừa đặt chăn lên đảo, thì một chiếc tuần tiễu cũng đã thả neo xong. Những người cần vụ mang đến cho Mao một chiếc áo tắm, một dôi dép và một hộp thuốc lá. Còn chúng tôi đi chân đất và chỉ mặc độc có chiếc quần bơi. Có một vài gia đình sống trên đảo. Những ngôi nhà của họ đã đổ sập tới một nửa. Những cây cam mà người ta lấy tên loài cây này đặt cho hòn đảo, thì chưa từng thấy ở bất cứ đâu. Mao châm một điếu thuốc và đi lại phía một bà già ăn mặc rách rưới.

Mao hỏi: Cuộc sống ở đây ra sao? Rõ ràng là bà không hề biết trước mặt bà là vị Chủ tịch đảng cộng sản Trung quốc. Bà vẫn lúi húi làm việc và không trả lời. Mao nhắc lại câu hỏi.

- Thế cả thôi mà - bà hững hờ trả lời và không thèm ngước lên.

Ngay lúc đó, một toán cư dân trên đảo tập trung xung quanh Mao và Mao kể thời còn trẻ ông thường bơi đến hòn đảo này. Khi đó hòn đảo vẫn còn hoang vắng.

Nhiều năm sau, vào tháng 6 năm 1959 khi chúng tôi trở lại hòn đảo, bà già đã không cón sống ở đó nữa. Việc Mao ở lại trên đảo là ngoài kế hoạch, nên lực lượng an ninh được một phen hú vía. Ngay sau đó, nhân viên phòng an ninh tỉnh và một đơn vị quân đội đóng ở gần đảo đã phải lùng tìm những phần tử tình nghi và đuổi tất cả dân trên đảo đi. Người ta đã biến hòn đảo thành một công viên lộng lẫy trồng cam. Vào mùa thu, hoa cam nở rộ, trông rất đẹp. Tôi hỏi Lý Tương, trưởng phòng an ninh tỉnh Hồ Nam, cái gì đã xảy ra với bà già, nhưng Lý không nói gì. Vào ngày thứ ba chúng tôi lưu lại Hổ Nam, Mao lại đi bơi. Lần này tất cả chúng tôi đều bắt chước ông, thử để cho người nổi trôi theo dòng nước. Bỗng nhiên, Yến Thanh Ngọc, người đã khuyên Mao không nên bơi ở sông Dương Tử, không may sa vào hố phân. Bình thường thì hố phân nằm trên bờ sông, nhưng hố phân này lại ngập nước do nước đã dâng lên. Khắp người Yến toàn phân là phân. Trông anh ta tbật đáng thương khiến tôi cũng phải bật cười theo những người khác.

Nhưng là bác sỹ riêng của Mao, phải quan tâm đến sức khỏe của Mao, nên buổi tối tôi đã nói đến việc này. Mao cười và cho rằng, thực phẩm mà chúng ta dùng đều nhờ phân bón. Ông nói tiếp:

- Sông Tương quá nhỏ. Tôi muốn bơi ở sông Dương Tử. Nào hãy đến sông Dương Tử!

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chúng tôi mất mấy tiếng đi tàu đến Vũ Hán. Vương Nhiệm Trọng đã chuẩn bị tất cả mọi thứ. Chúng tôi lại ở nhà khách Đông Hồ. Vương tìm được một chiếc tàu thủy tên là Đệ nhất Đông phương hồng, có khoảng từ hai đến ba trăm chỗ và trong khoang tàu có nhiều buồng ngủ nhỏ, một phòng tắm đầy đủ tiện nghi được lắp đặt và có nhiều nhà vệ sinh. Mao, các vị lãnh đạo đảng cũng như ban tham mưu cồng kềnh của đám vệ sỹ lên tàu ở gần một nhà máy đã định sẵn và được lực lượng an ninh canh gác. Tám chiếc tàu khác chở nhân viên an ninh đi theo bảo vệ chiếc tàu thủy của Mao vă thêm bốn tàu tuần tiễu nữa canh chừng ở khu vực xung quanh. Khi chiếc tàu thủy của Mao xuôi theo dòng đến chiếc một chiếc cầu lớn đang xay, thì Mao tụt thang xuống nước và các vị lãnh đạo khác làm theo ông. Lập tức, khoảng 40 nhân viên an ninh bơi thành một vòng quây quanh Chủ tịch. Tôi thử bắt chước bơi theo kiểu của Mao.

Tôi để cho người nổi, trôi theo nước và cử động tay chân càng ít càng tốt. Sông Dương Tử dang mùa lũ và từ giữa sông khó có thề nhìn thấy được bờ sông. Đây là con sông đẹp, dáng để thưởng ngoạn. Bỗng tôi nghe thấy tiếng kêu và nhìn thấy những con tàu nhỏ hướng vào chiếc tàu thủy lao đến. Mấy người thủy thủ nhảy xuống nước. Khi lên trên tàu tôi mới hay, tướng ba sao Trần Tái Đạo, tư lệnh tỉnh Vũ Hán, đã xuống nước một mình sau chúng tôi không bao lâu. Dòng nước chảy rất xiết đã làm cho ông phát hoảng. Ông cố bơi trở lại tàu, nhưng đòng nước đã cuốn phăng ông đi và ông được một phen uống no nước. Các thủy thủ đã kịp vớt ông trước khi ông chìm nghỉm. Chúng tôi đã để cho người trôi được khoảng hai giờ đồng hồ và tới gần một nơi trên sông vốn có nhiều con vật mang một căn bệnh nguy hiểm.

Tôi nhắc Mao nên chú ý, nhưng ông nói:

- Chuyện vặt. Đồng chí muốn tôi trở lại tàu chứ gì!

Tôi đáp:

- Chúng ta bơi hai giờ đồng hồ là đủ rồi. Trước khi bơi, nhiều người chưa ăn uống gì cả. Bây giờ chắc họ đói lắm.

- Thôi được. Ta trở lên tàu ăn cái gì đã.

Một thủy thủ cùng bơi với chúng tôi ước đoán chúng tôi đã bơi được chừng 25 km. Nhưng tôi chắc quãng đường còn xa hơn nữa. Nước sông chảy xiết, nên chúng tôi không cần phải tốn sức lắm. Dương Thượng Côn cũng đồng ý: Đây không phải là bơi, mà là để cho trôi theo dòng nước.

Đến khi Mao trở lên tàu, những người chịu trách nhiệm an toàn cho ông mới thở phào nhẹ nhõm. Uông Đông Hưng giả sử nếu Mao ở vào trường hợp như Trần Tái Đạo, thì chắc ông cũng chìm. Tôn Vình người đã can Mao nên bơi ở sông Dương Tử cũng như trút được gánh nặng Vì anh ta biết, đời anh ta sẽ chấm hết, nếu Mao có mệnh hệ gì. Mao mời chúng tôi dùng bữa trưa. Ông rất hoan hỉ về kết quả mà ông đã đạt được. Và những kẻ xu nịnh đã không bỏ lỡ thô cơ. Vương Nhiệm Trọng biếu Mao một ly rượn vang. Ông nói:

- Thưa Chủ tịch, xin Chủ tịch dùng một ly rượu để tránh bị cảm lạnh ạ.

Mao cười:

- Ai lại cảm lạnh giữa trời nóng nực như thế này? Nhưng đồng chí hãy cho chúng tôi uống cái gì đi đã. Tất cả cụng ly với tôi nào!

Ông nhấp ly rượu và nói với tướng Trần khi đó vẫn chưa hoàn hồn:

- Đồng chí Trần Tái Đạo này, tôi nghĩ đồng chí nên bồi bổ khỏe thêm nữa đi. Bình thường mọi người đều bơi được cả, tại sao đồng chí lại không?

Trần im lặng.

Vương bắt đầu nịnh rất thô:

- Thưa Chủ tịch, chúng tôi biết Chủ tịch từ nhiều năm nay, nhưng đến giờ, chúng tôi mới biết Chủ tịch là một người bơi rất giỏi và Chủ tịch có nghị lực rất cao. Khi còn trẻ, Chủ tịch đã từng nói: Chiến đấu chống lại trời, chống lại đất, chống lại con người - hạnh phúc là vô tận. Điều này đã được thể hiện trong hành động. Hôm nay chúng tôi được bơi cùng Chủ tịch, đó là điều may mắn cho chúng tôi. Chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều ở Chủ tịch. Tôi hy vọng rằng, trong tương lai Chủ tịch sẽ còn dìu dắt, chỉ bảo và giáo dục chúng tôi nhiều hơn nữa.

La Thụy Khanh, người đã cứng cổ ngăn cản ý định của Mao bơi ở cả ba con sông, cũng hùa theo ca ngợi:

- Từ lâu chúng tôi là những người trung thành với Chủ tịch, nhưng chúng tôi vẫn chưa thấu hiểu được tất cả những gì đã học được ở Chủ tịch. Tôi không phải là người lỳ lợm, cứng đầu. Tôi có thể sửa đổi được mình.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Dương Thượng Côn không tỏ ra chống lại các dự định của Mao, nhưng tôi biết, ông cũng không thích gì thành tích mà Mao đã đạt được. Mặc dù vậy, ông cũng bắt đầu hòa giọng. Ông vừa cười, vừa nói:

- Không ai mạnh bằng Chủ tịch. Không có vị lãnh tụ nào trên trái đất này cồ thể coi thường núi cao, sông dữ như Chủ tịch. Không có một nhân vật lịch sử nào có thể sánh được với Người.

Ngay cả Uông Đông Hưng, dù đã cố gắng làm tất cả mọi việc để can Mao đừng bơi, cũng quên hết mọi sự. Uông nói:

- Thưa Chủ tịch, chúng tôi cần rút ra bài học kinh nghiệm này. Chúng tôi không nên chỉ nhìn vào vấn đề an ninh mà cần phải noi gương Chủ tịch, làm theo những hành động vì đất nước của Chủ tịch. Nhân dân ta phải noi theo gương Chủ tịch...

Mao chìm đắm trong những lời ca tụng.

- Thôi đừng nịnh tôi nữa. Không có việc gì là không thể làm được, nếu người ta thực sự muốn làm việc dó. Các đồng chí nght xem, nếu các đồng chí gặp điều gì đó bất thường nhưng không chế ngự được ngay và nếu các đồng chí buộc phải làm điều gì đó thì đừng có đo dự, mà phải nghiêm túc chuẩn bị mà làm - như Vương Nhiệm Trọng vậy.

Giang Thanh lại tụng ca Mao khi mọi người đã tạm ngưng. Bà đã từng là người phản đối Mao bơi ở sông Dương Tử, nhưng thái độ kiên quyết của Mao đã làm cho bà đổi ý Với giọng khinh khỉnh, bà hỏi:

- Có gì nguy hiểm ở đây nhỉ?

Rồi bà hợm hĩnh nhìn mọi người xung quanh:

- Khi ở Quảng Châu, các đồng chí đã phản đối việc Chủ tịch bơi. Các đồng chí đã hoảng hốt ra mặt. Nhưng tôi lại nghĩ khác.

Mao thường quả quyết: Chỉ có Giang Thanh là luôn luôn ủng hộ tôi. Ông có lý. Giang Thanh đã ủng hộ tất cả các việc làm của Mao vì bà không có sự lựa chọn nào khác.

Tất cả mọi người ở đây đều là những người lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản, và tôi đã liên tưởng tới những lời Mao nói về các đồng chí của ông: Họ thường ghen tị nhau về những ân huệ tôi ban cho họ. Tôi đã lợi dụng họ. Nhưng điều chủ yếu họ là những kẻ nịnh bợ. Vậy thì họ có ích như thế nào đối với Mao?

Cuộc nói chuyện trong bữa ăn và những lời tán tụng của mọi người thật là nhàm chán và vô nghĩa. Câu chuyện chỉ xoay quanh việc bơi lội. Nhưng những lời bốc thơm Mao cũng có tác dụng về chính trị. Kế hoạch cải tổ Trung quốc của Mao thật đồ sộ, nguy hiểm và đầy mạo hiểm. Ông có tham vọng mau chóng đẩy Trung quốc trở thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ông phản dối sự dè đặt của ban lãnh đạo trung ương đảng, phê phán tết cả những ai cưỡng lại những dị biệt mà thiếu cân nhắc, kể cả những nhân vật bảo thủ ở Bắc Kinh. Theo quan điểm của Mao, những vấn đề xuất hiện trong quá trình tập thể hóa nông nghiệp và trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa là do thiếu chuẩn bị đầy đủ, chứ không phải do chính sách, chủ trương. Nếu bản thân Mao đã có thể bơi ở những con sông nguy hiểm mà không mệnh hệ gì, thì đất nước Trung quốc cũng có thể dám cải tổ toàn bộ nền kinh tế và cơ cấu xã hội để tiến tới thời kỳ hoàng kim và được thế giới vì nể. Nếu các nhà lãnh đạo cao cấp Trung quốc không ủng hộ kế hoạch của ông, thì ít ra cũng có giới lãnh đạo ở các tỉnh như Đào Chu và Vương Nhiệm Trọng đứng về phía ông. Mao chỉ có thể thực hiện được kêế hoạch của ông nếu các quan chức cao cấp của các tỉnh và địa phương hợp tác với ông.

Do đó, ông thường đi vi hành các nơi. Chính ở các tỉnh, ông đã tìm kiếm sự ủng hộ mà ở Bắc Kinh ông không có và chuyến đi điền đã vào mùa hè năm 1956 của ông đã thu được kết quả to lớn. Mao lãnh đạo Trung quốc tương tự như ông đi bơi. Ông theo đuổi những chính sách mà chẳng ai hiểu nổi và thực hiện những ý tưởng chính trị kỳ quặc như đại nhảy vọt, Công xã nhân dân và Cách mạng văn hóa. Vào tháng 6 năm 1956, những dự định chính trị mạo hiểm nhất như đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa vẫn chưa được nói đến. Và mười công trình lớn dưới thời cai trị của ông được dự định dựng lên nhân kỷ niệm thập kỷ giải phóng đầu tiên do đảng cộng sản tiến hành, trong đó có Đại lễ đường nhân dân và Viện bảo tàng cách mạng, phải được phác thảo trên bản vẽ từ bấy giờ. sau lần bơi đầu tiên ở sông Dương Tử, tỉnh Vũ Hán, dần dần tôi hình dung thấy Mao có những suy nghĩ rất đặc biệt. Khi chúng tôi ở Vũ Hán, tôi đã đi cùng Mao đến gặp trưởng phòng kế hoạch của khu vực thung lũng sông Dương Tử - ông Lâm Nghị Sơn. Lúc đó tôi mới biết Mao có dự định cho xây một đập nước khổng lồ chắn ngang sông Dương Tử. Khi được nghe ông Lâm trình bày và được xem kế hoạch xây đập, điều làm cho tôi lo ngại là Lam Nghị Sơn chỉ là một nhà cách mạng lão thành, chứ không phải là một nhà khoa học hay một kỹ sư, trong khi đề án lại đề cập đến một công trình kỹ thuật là thay đổi toàn bộ khu vực thung lũng sông Dương Tử. Các ngành đều đòi hỏi những kiến thức khoa học chuyên sâu, nhưng kết quả thì vẫn chưa ai mường tượng thấy. Tuy thế, Mao rất phấn chấn. Ông nói với tôi:

- Ba thung lũng sẽ biến mất và ở đó sẽ là một hồ chứa nước lớn.

Ông muốn nói tới đoạn sông Dương Tử nổi tiếng nhất với những tảng dá dựng đứng, nước chảy rất xiết, tạo nên một quang cảnh đày thu hút vốn đã được ngợi ca trong những bức tranh, trong những bài thơ từ hàng thế kỷ nay. Buổi tối sau khi chúng tôi đến gặp Lâm, Mao đã sáng tác một bài thơ để ca ngợi cuộc đi bơi, ca ngợi những con sông và sự can đảm của những người đã quyết định thay đổi cả thế giớì.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Mấy khi uống nước Trường Sa

Mấy khi cá ngọt Vũ Xương la đà,

Mấy khi ngang dọc sông dài

Mấy khi nước Thục trời cao ngắm nhìn

Gió to sóng ca chẳng sờn

Chứ đâu vô dụng loanh quanh xó nhà

Đất trời lồng lộng chơi xa

Giữa dòng vang tiếng cao nhân phán truyền:

Cứ như thế, hãy tiếp đi!

Gió cuốn, cột buồm bay

Rùa, rắn quay trong nước

Dự định hơn mơ ước

Một cây cầu trong chuyến bay cũng làm nên hồi hộp,

Vắt ngang lưng chừng trời, khai thông từ Bắc xuống Nam,

Sừng sững những con cá voi bằng đá,

Cắt ngang núi mây mưa đang xuôi dòng về phía tây

Biển phẳng lặng nhô lên bao mũi đá.

Dẫu hồn ma bóng quỉ thiên biến vạn hóa,

Cũng giật mình: Thế giới đã đổi thay.

Mao hoàn toàn không thể ngăn cản được cơn bão tố phản đối ông ở Bắc Kinh, dù chỉ là một lần. Nhưng ông là Tần Thủy Hoàng của thế kỷ 20. Dầu Thủy Hoàng đã xây Vạn Lý Trường thành. Mao cũng muốn xây một công trình kỷ niệm vĩ đại lưu lại hàng trăm năm cho hậu thế. Đập nước ngăn con sông lớn nhất và quan trọng nhất ở Trung quốc chỉ là một trong những công trình tương tự.

Sau đó, các nhà khoa học và các kỹ sư cũng đã cùng làm việc với nhau trên công trình của sông Dương Tử này. Chắc chắn việc họ biết Mao mơ ước có con đập đó đã tác động đến công việc của họ. Có lẽ các kỹ thuật viên có lương tâm không dễ đồng ý với ông. Mặc dù sau này các nhà khoa học và các kỹ sư chân thật đã bày tỏ sự nghi ngờ trước Hội đồng nhà nước và trong Hội nghị tư vấn chính trị những trăn trở của họ, thì mãi hơn 15 năm sau khi Mao chết, công trình này mới được chuẩn y vào tháng 4 năm 1992.

Cả hai ngày tiếp theo, Mao cũng bơi ở sông Dương Tử và cứ mỗi lần lên khỏi mặt nước, ông đều tỏ ra khoái trá. Sau lần bơi thứ ba, bỗng nhiên ông nói: ông muốn trở về Bắc Kinh ngay lập tức. Bây giờ đã là tháng 7 rồi. Vì tôi dồn tất cả tinh thần vào việc chãm lo sức khỏe cho Chủ tịch và sự tranh cãi giữa những người cộng sự gần gũi của ông, nên tôi không hề biết đến những cuộc tranh chấp chính trị mà chính Mao đã dàn xếp được khi ông vắng mặt ở Bắc Kinh. Nếu tôi muốn sống, bằng mọi giá tôi không được để lộ quan điểm chính trị của mình. Chỉ qua Mao, tôi mới biết được những thay đổi lớn lao của đất nước, từ những tài liệu trong nội bộ đảng mà tôi đã nhận được tận tay và từ những báo cáo mà người bạn của tôi là Điền Gia Anh, thư ký riêng về chính trị của Mao, đã cho tôi hay. Sau khi chúng tôi trở về Bắc Kinh, việc tôi giữ khoảng cách với lĩnh vực chính trị không còn là điều đơn giản nữa.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 16

ở Bắc Kinh, Mao tìm cách lôi kéo tôi nhiều hơn. Càng ngày ông càng tin tôi và ông muốn tôi tham gia vào chính trị nhiều hơn, chứ không chỉ là bác sĩ riêng của ông. Ông nói:

- Tôi vẫn khỏe, đồng chí không phải làm gì nhiều. Tôi nghĩ, đồng chí là người trung thực

Ông muốn giao cho tôi công việc tương tự như đã giao cho Lâm Khắc. Ngoài những tài liệu thông tin nội bộ, tôi còn phải tự tìm hiểu về chính trị, viết báo cáo như là cố vấn của Mao

Đề nghị trên chẳng lấy gì làm hấp dẫn đối với tôi. Nếu tôi đảm nhiệm công việc của một thư ký tôi sẽ bị cuốn vào một cơn xoáy lốc chính trị, hiểm nguy khôn lường.

Tôi chẳng biết gì về chính trị và cũng không muốn dính dáng đến chính trị. Uông Đông Hưng khuyên tôi nên chấp nhận đề nghị của Mao, vì như vậy quan hệ của Uông đối với Mao Chủ tịch cũng sẽ được củng cố. Nhưng tôi cũng thừa hiểu, những thành viên khác trong nhóm Một sẽ ganh tị và họ sẽ chám chọc, gièm pha thêm. Chỉ cần vướng một sai lầm nhỏ, cũng đủ làm những kẻ đố kỵ nhảy bổ vào công kích tôi.

Là bác sĩ của Mao tính mạng tôi chưa hẳn là đã an toàn, huống hồ khi làm thư ký cho Mao, tôi sẽ luôn phải đối mặt với những nguy nan.

Tôi đã phải từ chối đề nghị của Mao.

Thế là tôi lấy cớ tôi không đủ trình độ làm những công việc hành chính và càng không thể là một thư ký đắc lực như Lâm Khắc được. Vì vậy tôi chỉ muốn được tiếp tục là bác sĩ riêng của Mao.

Tuy vậy, Mao vẫn không chịu. Ông ve vãn tôi và gia đình tôi. Mùa hè năm 1956, khi kỳ nghỉ hè hàng năm của chúng tôi ở Bắc Đới Hà sắp tới ông đề nghị tôi đưa cả hai đứa con trai tôi cùng đi nghỉ.

Tôi viện cớ con trai út của tôi còn quá nhỏ, còn John đứa lớn lại là đứa trẻ hiếu động

Mao phê bình:

- Đồng chí kỹ tính quá. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Giang Thanh nói đồng chí là người thận trọng. Nếu Lý Nạp, Lý Minh và Viên Tân có thể đi thì tại sao con đồng chí lại không đi được.

Những đặc ân Mao dành cho tôi đã đẩy tôi vào tình trạng khó xử đối với nhóm Một. Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều có vẻ bực tức. Diệp gắt gỏng khi tôi kể cho ông ta nghe đề nghị của Mao:

- Nếu thế thì chúng ta cho bọn trẻ đi theo.

Tôi cũng cảm thấy khó chịu.

Uông Đông Hưng cứ ngỡ tôi đã ưng thuận đề nghị của Mao. Đồng thời ông cũng lo ngại về thái độ không vui của những nhân viên an ninh khi các con tôi được đi mà con những người khác lại không được đi. Ông ta khuyên tôi nên để cho bộ phận y tế ở Trung Nam Hải lo việc chuẩn bị. Như vậy, những nhân viên bảo vệ sẽ đỡ gây khó khăn.

Từ trước tới nay, tôi vẫn làm việc cho hai nơi - văn phòng An ninh dưới trướng Uông Đông Hưng và bộ phận y tế ở Trung Nam Hải, nơi tôi chính thức là bệnh viện trưởng. Vì hầu hết những lãnh tụ của đảng cộng sản Trung quốc đều nghỉ hè ở Bắc Đới Hà, nên nhân viên của bộ phận y tế cũng đi theo. Các cô y tá sẵn sàng chăm sóc các con tôi trên đường đến Bắc Đới Hà.

Cuối cùng tôi chỉ cho con trai tôi là John, hồi đó mới 6 tuổi, đi cùng. Erward, Lý Liên và mẹ tôi ở lại Bắc Kinh.

Trước khi đi, trong khi nói chuyện với Uông Đông Hưng, Giang Thanh đã gợi ý tôi nên dạy dỗ Lý Minh, cô con gái riêng 19 tuổi của Mao với Hạ Tử Trân khi chúng tôi ở Bắc Đới Hà. Lý Minh là cô gái ngay thật, giản dị, gia giáo và lễ phép, nhưng không thông minh lắm. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, cô sống ở Liên-xô và cũng không được học hành đến nơi đến chốn.

Năm 1956 Lý Minh học trung học và phải học thêm các môn toán, lý và hóa. Uông Đông Hưng đã biến tôi thành gia sư của cô mà chẳng thèm hỏi ý kiến tôi.

Tôi đồng ý dạy riêng cho Lý Minh. Nhưng Giang Thanh còn có một đề nghị. Bà nghe nói vợ tôi rất giỏi tiếng Anh, nên bà muốn Lý Liên dạy tiếng Anh cho Lý Nạp. Uông cũng đồng ý như vậy.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tôi phát bực, bởi vì tuy mới 16 tuổi, nhưng Lý Nạp, con gái của Giang Thanh rất hỗn xược và đáng ghét. Ngược lại, Lý Liên là một phụ nữ cởi mở và đáng yêu, thì làm sao có thể chịu đựng được Lý Nạp.

Uông nói:

- Tôi đã hứa với đồng chí Giang Thanh rồi. Đồng chí đừng làm tôi khó xử.

Nhưng tôi vẫn kiên quyết nói:

- Không! Lý Liên rất bận.

Vợ tôi làm ở ngoại giao đoàn và thường đưa các phái đoàn nước ngoài đi đây đó khắp Trung quốc. Tôi nói tiếp.

- Cô ấy không phải là đảng viên. Nếu cô ấy cứ ra vào nhà Mao chủ tịch thì sẽ không tiện lắm. Vả lại, cha mẹ cô đã từng là địa chủ và anh chị cô ấy hiện đang sống ở Đài Loan. Cô ấy có nhiều vấn đề về chính trị khiến chúng ta lưu tâm.

Uông nổi giận. Nhưng rồi ông nhượng bộ:

- Thôi được. Đồng chí không cần phân vân. Tôi sẽ đích thân nói chuyện với vợ đồng chí. Đồng chí bảo cô ấy đến gặp tôi.

Tôi tức tốc về nhà và khẩn khoản yêu cầu Lý Liên đừng lùi bước. Cô ấy hứa với tôi và đi ngay đến chỗ Uông. Tôi bồn chồn đợi cô ấy trở về.

Một tiếng sau, Lý Liên trở về. Cô có vẻ bình tĩnh. Vẻ mặt cô đã phá tan mọi sự lo ngại của tôi. Cô kể: Em và Uông nói chuyện với nhau rất thoải mái. Em kể cho thứ trưởng Uông về công việc của em, về những vị khách nước ngoài mà em đưa họ đi du lịch kháp đất nước. Bởi vậy, em không thể thu xếp thời gian để dạy Lý Nạp.

Tôi nhẹ hẳn người và khen: Em khá lắm. Thế đồng chí ấy nói gì?

- Đồng chí ấy chăm chú lắng nghe. Sau đó đồng chí ấy cũng thừa nhận là công việc này cũng chẳng nhẹ nhàng chút nào và cuối cùng đồng chí ấy nói, sau này sẽ bàn lại việc này. Thế thôi.

Hôm sau, khi gặp tôi Giang Thanh nói:

- Vợ đồng chí bận lắm à?

- Vâng, cô ấy phải lo cho rất nhiều khách nước ngoài và thường về muộn.

Giang Thanh gặt đầu:

- Chúng ta sẽ nói chuyện sau về Lý Nạp vậy. Đồng chí có thể bắt đầu dạy Lý Minh chứ?

- Vâng, mỗi ngày hai tiếng.

Cuối tháng 7 năm 1956, tôi cùng với Mao đáp một chuyến tàu đặc biệt đi Bắc Đới Hà. Mao và Giang Thanh lại ở trong ngôi nhà số 8, chị của Giang Thanh, cả hai cô con gái của Mao và Viên Tân, cháu trai của Mao, sống trong căn biệt thự cũ của Trương Tiểu Kiền, còn tôi và thư ký Lâm Khắc của Mao ở ngôi nhà số 10.

Bắc Đới Hà đẹp một cách huyền diệu.

Năm 1954, Lý Liên và tôi đã ở đây. Trong hơn hai chục năm nay, thì đó là lần cuối chúng tôi cùng đi nghỉ mát và chúng tôi đã yêu nhau tại nơi đó. Lúc đầu Bắc Đới Hà chỉ là một làng chài nhỏ ven biển ở trong vịnh Bắc Hải ở phía Bắc tỉnh Hà Bắc. Sau chiến tranh thuốc phiện (giữa Anh và Trung quốc l839-1843, chú thích của người dịch), người Anh đã biến làng này trở thành một nơi nghỉ mát tuyệt vời và đã xây dựng một tuyến đường sắt đến tận Bắc Kinh. Ngay cả khi người Anh rút đi, ở đây vẫn tiếp tục phát triển. Những người có chức quyền và những thương gia Trung quốc đã cho xây các biệt thự ở đây và bây giờ ở đó đã mọc lên vô số các cửa hiệu, nhà hàng. Những ngôi biệt thự được xây bằng gạch nung màu đỏ theo kiểu Anh nổi bật trên nền trời xanh, mây trắng, trông như tranh vẽ.

Còn mặt biển thì sắc màu sặc sỡ, hệt như ống kính vạn hoa. Màu xanh của biển, theo lời ngư dân nói với chúng tôi, thay đổi theo màu sắc của những đàn cá. Chúng tôi thích nhất loài cá làm cho mặt biển có một vệt sáng, trông như được dát bạc.

Năm 1954, khi tôi với Lý Liên ở Bắc Đới Hà, chúng tôi thường dậy vào khoảng hai, ba giờ sáng và đi nhặt sò trên bãi cát trong khi thủy triều xuống. Đến khoảng bốn giờ, khi những ngư dân bày bán những hải sản họ vừa đánh được buổi sáng, thì chúng tôi đi mua đồ ăn cho cả ngày hôm đó. Tôm ở đây rất ngon, nhưng chúng tôi thích một loại cá có tên là bimuyu. Hai mắt của cá bimuyu cùng nằm một bên, khiến chúng tôi nhớ tới một bài thơ tình của Trung quốc về đôi cá bimuyu cũng nhau bơi ra khơi.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Trong khi nghỉ mát cùng với Mao, tiết trời thật tuyệt, như để cho chúng tôi trốn cái nóng ở Bắc Kinh. Cứ buổi sáng và chiều, một làn gió nhẹ, mằn mặn từ biển thổi vào, thật dễ chịu và mát mẻ. Ngay trước cửa nhà chúng tôi có một bãi cát phẳng, chạy dài 11 km từ đông sang tây. Và ở chân trời xa xa, những chiếc thuyền buồm trông vui mắt đang bồng bềnh trên mặt nước. ở mặt tiền của ngôi nhà chúng tôi có bốn cây mận trĩu cành những quả mận tím ngọt, to bằng quả trứng, chỉ chờ người hái. Mỗi khi trời đổ mưa, chúng tôi đi thành từng nhóm nhỏ vào rừng hái những cây nấm to, thơm mùi thông, trồi lên khỏi mặt đất khi gặp hơi ấm và cùng với tôm khô, đầu bếp cùa chúng tôi đã nấu món súp cực ngon. Mao không thích súp nấm, nhưng Giang Thanh lại rất khoái món ăn này.

Một bầu không khí đầy quyến rũ bao trùm Bắc Đới Hà. Tối nào người ta cũng chiếu phim, trong đó có cả những cuốn phim nước ngoài mới nhất. Vào thứ tư và thứ bảy hàng tuần, Mao tổ chức đêm dạ vũ trong hội trường lớn có ban công lộ thiên.

Đôi khi, Lưu Thiếu Kỳ và Chu Đức cũng tham gia. Buỏi sáng tôi dạy Lý Minh học hai tiếng, còn buổi chiều tôi đi bơi với Mao, được một tiểu đội vệ binh hộ tống và vô số nhân viên của văn phòng chính, cả thảy đến ba, bốn chục người. Lính gác đã neo một cái bè cách bãi cát khoảng hai nghìn mét để Mao có thể nghỉ ngơi và tắm nắng ở trên bè trước khi bơi trở lại bãi cát.

Về mùa hè, ở Bắc Đới Hà thường có dông bão dữ dội. Những đợt sóng cả ào qua chiếc bè. Tuy vậy, ngày nào Mao cũng quyết bơi ra đó. Khi đó Uông Đông Hưng và La Thụy Khanh tìm cách cản Mao. Tôi và Mao đã vật lộn với những cơn sóng dữ - một cảm giác kích động, đôi khi còn hãi hùng nữa. Sóng biển nâng chúng tôi lên cao, ném chúng tôi vào không trung rồi dìm chúng tôi xuống biển sâu. Vì ngạt thở, tôi cố vấy vùng để nhô lên mặt nước. Tôi thường phải dốc hết sức bơi về phía chiếc bè, để sau đó lại được một con sóng lớn ném trở lại bãi cát.

ở vùng biển đó có rất nhiều cá mập. Đám lính gác của Mao đã giăng lưới phía trước bè, không cho cá mập vào gần. Lần nào lính gác bắt được cá mập, họ đều cho Mao xem - một lời cảnh cáo ngầm: đừng bơi quá xa.

Mao thường ở lại bên bãi cát đến tận chiều. Ông đọc tài liệu hoặc tán chuyện với những vị lãnh đạo khác của đảng. Một căn lều vừa là phòng khách vừa che nắng cho ông.

John, cậu con trai của tôi mau chóng quen với cuộc sống ở Bắc Đới Hà. Đây là kỳ nghỉ hè đẹp nhất của cậu bé. Cháu trở về Bắc Kinh với nước da rám nắng, trông thật khỏe khoán. Chiều chiều, các nhân viên an ninh cùng đi bơi với cháu. Tối đến, họ lại cùng nhau đi xem phim. Lý Minh cũng có thiện cảm với cháu. Hai đứa trẻ thường cùng chơi với nhau. John ở với tôi, sáng nào cháu cũng gấp chăn màn cho tôi, và lo quần áo của hai bố con lúc nào cũng sạch sẽ. Tôi rất tự hào về tư cách của cháu.

Những lãnh tụ khác của đảng cũng thường lui tới Bắc Đới Hà, nhưng tôi thường gặp Lưu Thiếu Kỳ và Chu Đức.

Nhưng chính trị gia khác ngại Mao, bởi vậy họ thường sống khá dè dặt. Họ tắm ở bãi tắm riêng của mình và tổ chức những tối khiêu vũ riêng trong những khu nhà mà chính phủ dành cho họ trên quả đồi phía đông. Hiếm khi họ dám tới gần Mao. Tôi không muốn quan hệ với họ, vì Mao mong đợi ở chúng tôi lòng trung thành tuyệt đối và sợ chúng tôi có thể tiết lộ những bí mật của ông.

Tuy nhiên Chu Đức có vẻ không biết là Mao vẫn không ưa ông. Ông thường ra bãi cát mỗi khi Mao ở đó, thậm chí đôi khi ông còn tán chuyện với Mao ở trong lều.

Vị cựu tổng tư lệnh này không biết bơi, nên ông thường mặc áo phao xuống nước. Ông rất mê chơi cờ. Những lúc không có bạn chơi, ông thường rủ con trai tôi làm một ván. Chu Đức luôn cư xử lịch lãm, ân cần đối với tôi và cũng rất lưu tâm đến sức khỏe của Chủ tịch.

Ngoài Chu Đức ra, còn có Lưu Thiếu Kỳ, dáng cao, gầy, tóc hoa râm, hơi gù, là lãnh tụ đảng duy nhất thường tới thăm Mao trên bãi cát. Ông thường xuất hiện vào khoảng từ ba đến bốn giờ chiều. Ông Lưu Thiếu Kỳ vốn dè dặt, đeo kính và tỉnh táo hồi đó được coi là mẫu người kế nhiệm Mao, là nhân vật số hai trong đảng, phụ trách những việc chính trị nội bộ. Mặc dù Mao và Lưu cộng tác chặt chẽ với nhau, nhưng họ có vẻ là đồng chí, chứ không phải là bạn của nhau.

ở Bắc Kinh họ rất ít gặp nhau và gần như chỉ liên lạc với nhau qua thư từ. Nếu trung ươg đảng soạn thảo một tài liệu cần sự chuẩn y của Mao, thì trước tiên người ta phả gửi cho Lưu. Ông xem xét, ghi lời góp ý bên lề, rồi chuyển qua phòng bảo mật để chuyển cho Mao.

Sau đó, Mao lại gửi tài liệu trở lại cho Lưu, kèm theo những phê chuẩn của mình.

Người vợ sau cùng của Lưu là Vương Quang Mỹ thường theo chồng đi nghỉ mát ở Bắc Đới Hà. Như nhiều phu nhân của các vị lãnh đạo đảng khác, bà trẻ hơn chồng một chút. Hồi đó bà Vương khoảng ba mươi, tóc đen, dày, khuôn mặt dài và răng hơi hô. Bà không đẹp nhưng có vẻ quyến rũ và dễ làm quen và là một phụ nữ ưa ánh đèn sân khấu.

Hễ gặp Mao là bà chào đón sởi lởi, thậm chí có lần bà còn bơi với Mao ra tận bè. Giang Thanh không hề giấu diếm mối ác cảm đối với vợ Lưu và tôi nhận thấy cả sự ghen tuông của bà. Vương trẻ hơn Giang Thanh nhiều, thoải mái bơn và dễ gần. Giang Thanh chẳng thích ra bãi cát. Không bao giờ bà chịu tập bơi và bà thấy khó chịu với bàn chân phải có sáu ngón của bà. Vì thế, mỗi khi xuống nước, bao giờ bà cũng giấu đôi bàn chân trong ủng cao su.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Lưu để lại vô số con cái sau nhiều cuộc hôn nhân và trong mùa hè này, một số người trong cuộc cũng có mặt ở Bác Đại Hà. Lưu Đạo, cô con gái 16 hay 17 tuổi gì đó của Lưu với Vương Tiền cũng là người sôi nổi. Thỉnh thoảng, cô bơi với Mao ra bè. Và trong các buổi dạ vũ được tổ chức mỗi tuần hai lần, cô thường mời Mao nhảy với tất cả sự trinh bạch của mình. Đối với cô, không bao giờ Mao tự cho mình thoải mái như đối với nhiều thiếu nữ khác. Mặc dù vậy, Giang Thanh bực tức với Lưu Đạo ra mặt, tuy vẫn cố giữ vẻ thân mặt. Nhưng ở Bắc Đới Hà thơ mộng, tôi không thể ngờ những vụ ghen tuông lặt vặt và những hồ nghi của bà, mười năm sau lại có thể biến thành sự thù hận, đến nỗi bà đã tìm cách xóa sổ cả gia đình Lưu Thiếu Kỳ.

Vào mùa hè năm 1956 ấy, không ai có linh cảm, sau này chính Mao chống lại người mà tất cả chúng ta đều cho là người tin cậy nhất của Mao.

Nhưng sự đổ vỡ này đã được định trước vì giữa Mao và Lưu có sự bất đồng về vai trò của Lưu trong bối cảnh chính trị của đất nước. Mao tự cho mình là lãnh tụ tối cao, lời nói của ông là mệnh lệnh cao nhất. Ông coi Lưu Thiếu Kỳ như một người phụ tá của ông trong việc giải quyết công việc hàng ngày của đảng. Nhưng theo cách nhìn của mình, Lưu Thiếu Kỳ coi mình ngang bằng, hay ít ra cũng sàn sàn với Mao, và đất nước không thể thiếu ông

Lưu càng tỏ ra muốn ngang hàng với Mao bao nhiêu, thì Chủ tịch càng không vừa lòng bấy nhiêu.

Mùa hè năm 1956 đã đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ của Mao đối với Lưu. Mãi tới khi chính mối quan hệ của tôi đối với Mao đột ngột xấu đi thì tôi mới phát hiện ra điều này.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 17

Tôi cho rằng mùa hè này là một trong những mùa hè khó chịu nhất đối với tôi sẽ chỉ là những cơn giông và gió bão ở Bắc Đới Hà. Nhưng hoá ra không phải thế. Lần đầu tiên tôi được thử cơn giận dữ Mao. Điều này xảy ra do lỗi của Phó Liêm Chương.

Ngay sau khi chúng tôi về Bắc Kinh vào tháng sáu năm 1956, Phó Liêm Chương đề nghị tôi thông báo cho ông ta về sức khoẻ của Mao. Trách nhiệm của Phó về sức khoẻ của Mao vẫn được tiếp tục. Phó viết cho Chủ tịch một bức thư và quyết định rằng tôi chuyển nó. Trong thư Phó gợi ý Mao một thứ thuốc ngủ mới của Tây Đức mang tên Fanodor và thông báo rằng đã kiểm tra cẩn thận thuốc của lãnh tụ.

Tôi không thấy cần thiết dùng thuốc mới. Mao đã ngủ tương đối tốt hơn, trung bình ông ngủ từ 6 đến 12 giờ trong một ngày đêm. Phó biết rõ rằng Chủ tịch có thể kiên nhẫn thử thuốc, và Mao luôn luôn cảnh cáo cả tôi trước về điều này. Tôi phát biểu sự phản đối của mình với Phó. Ông đồng ý gác lại việc dùng thuốc ngủ mới, nhưng khăng khăng bắt tôi nói Mao đi khám sức khoẻ. Phó lại nhắc đi nhắc lại rằng Mao biết ông ta từ những năm 30 và luôn luôn tin ông. Đồng chí cứ chuyển cho lãnh tụ thư của tôi - Phó nói và gọi hai chuyên gia từ viện y học Bắc Kinh chuẩn bị đến làm việc. Tôi lại sự phản đối của mình, nhưng Phó đột ngột cắt lòi tôi và tuyên bố rằng mọi việc đã được quyết định rồi.

Tôi trong tình thế rất khó xử. Về hình thức Phó Liêm Chương là thủ trưởng tôi, tôi không thể không tuân lệnh. Cùng với đường đó tôi tin rằng Mao sẽ bác đề nghị của Phó, và tất cả các bực tức của Mao đổ xuống đầu tôi. Tôi tính kế hoãn binh.

Hai ngày sau. Phó bực mình vì sự chậm trễ và yêu cầu tôi đưa thư của ông ta tận tay Mao.

Tôi chẳng còn cái gì khác còn lại nữa, và tôi lấy tinh thần đi gặp chủ tịch. Mao vừa mới ra khỏi bể bơi và nằm trên chiếc ghế dài.

- Vì sao đồng chí đến chậm để bơi? - Mao thích thú - Bác sĩ cũng cần phải chăm sóc sức khoẻ của mình chứ. Tôi mặc áo tắm và nhảy ùm xuống bể.

- Đừng để ý đến tốc độ vội, cứ luyện độ dẻo dai đã - Mao dạy tôi, trong khi vẫn nằm ở ghế dài nhìn ra.

- Tôi vẫn chưa thuộc cách bơi của Chủ tịch - Tôi trả lời - Tôi cần tập nhiều.

- Đồng chí có thể lực tốt đấy, và đồng chí cũng khéo giữ mình nổi trên nước đấy - Mao khen tôi.

Bắt đầu được rồi, tôi thầm nghĩ và nói:

- Khi chúng ta ở Vũ Hán, Chủ tịch sông Dương Tử vài giờ liền, và trong khi nhịp tim và tuần hoàn vẫn bình thường.

- Đồng chí lại nịnh tôi rồi - Mao cười.

- Không đâu, tôi nói thật đấy. Nhiều thanh niên không thể bơi lâu như vậy được. Có thể lấy ví dụ - ngay cả một thuỷ thủ thậm chí không đủ sức bơi cùng với chúng ta.

- Sao tôi nghe thấy điều này nhỉ? - Mao chú ý lắng nghe.

- Khi bơi có nhiều người tham gia và Uông Đông Hưng giấu chuyện anh thuỷ thủ này để không làm rối người khác và làm mất lòng tin của họ vào sức mình.

- Trong trường hợp như thế có gì mà phải rối - Mao nhận xét - Thể trạng mỗi người khác nhau.

- Chính bây giờ người ta nên đưa Chủ tịch vào bệnh viện để khám, trong khi mà Chủ tịch đang khỏe mạnh và sôi nổi thế này - Tôi thận trọng thăm dò - Kết quả nhận được sẽ dùng làm chuẩn cho Chủ tịch trong tương lai.

Tôi không muốn nêu tên Phó Liêm Chương, e Chủ tịch buộc tội tôi luôn nghe lời khuyên của Phó và không muốn nhận trách nhiệm về mình.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Mao liếc nhìn tôi và quay đầu lại, nói:

- Điều này chả dẫn đến cái gì cả, bác sĩ Lý thân mến. Khi nông dân đau yếu, họ cũng chẳng chú ý đến điều này và vẫn tiếp tục làm. Mọi thứ sẽ tự qua đi. Thậm chí nếu họ ốm nặng, thì họ cũng chưa tới bác sĩ ngay lập tức đâu. Thuốc chỉ giúp họ khi ốm thập tử nhất sinh. Liệu có phải thuốc của đồng chí luôn luôn giúp được người bệnh không? Thí dụ, ung thư. Chẳng lẽ đồng chí có thể chữa được nó à? Tôi nghĩ là không!

Tôi cố giải thích rằng tại giai đoạn đầu của ung thư người ta có thể chữa được nếu không phải u ác tính, bằng phẫu thuật hiện đại có thể cắt bỏ được.

- Tuy nhiên nếu không có sự khám xét tổng thể về ung thư thì không thể phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn đầu.

Mao ngắt lời tôi:

- Đồng chí hãy cho ví dụ?

Phần đông những người lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc là những người tương đối trẻ và khỏe mạnh. Đương nhiên, tôi không thể lấy họ ra làm ví dụ được, và tôi nói về một số trường hợp chữa thành công ung thư vú.

Mao cười - tôi công nhận ông lập luận đúng.

- Ung thư vú - ông nhận xét - có thể nhận biết bằng mắt thường. Nó phát sinh ra trên bề mặt cơ thể, vì thế có thể phát hiện kịp thời và chữa chạy bằng mổ xẻ. Tuy nhiên tồn tại nhiều dạng ung thư, chống nó thì y học hiện đại bó tay.

Mao ngừng một lát, sau đó hỏi:

- Đồng chí, nói đi, tôi cần khám gì nào?

- Đây là thư của thứ trưởng bộ y tế - tôi lấy từ trong túi ra - Chủ tịch hãy đọc qua.

Đọc sơ qua bức thư, Mao giận dữ quát:

- Lại Phó Liêm Chương, biết ngay mà, ông ta chẳng có việc gì làm. Bây giờ tôi không có thời gian để theo ý ông ta vẽ ra. Hãy hoãn lại đến chuyến đi của tôi vào Bắc Đới Hà.

Thế là người ta quyết định gửi các bác sĩ đến Bắc Đới Hà và sẽ khám Mao Chủ tịch ở đó

Phó không giấu vẻ vui mừng.

- Thấy chưa - ông nói - ngay lúc Mao biết rằng ý tưởng này là của tôi, ông đồng ý ngay lập tức.

Phó vẫn còn ngây thơ cho rằng lãnh tụ đối xử với ông giống như 30 năm rất đây.

Bộ y tế lập kế hoạch tỉ mỷ khám tổng thể cho Chủ tịch và vợ ông. Khám cho Mao là giáo sư Trương Tiêu Giang và Đặng Kiếm Đông, viện y học Bắc Kinh. Kiểm tra sức khoẻ cho Giang Thanh được giao cho bác sĩ Vũ ánh Phương và Lâm Giảo Trí. Họ không cần chờ lâu. Giang Thanh đến đúng ngày và việc khám được tiến hành. Nhưng chính lãnh tụ, đã ởỷ Bắc Đới Hà, nhưng không xuất hiện trong bệnh viện. Các giáo sư chờ ông gần hai tuần lễ, nhưng tôi chưa quyết định nhắc Chủ tịch điều này, bởi vì ông, có thể, rất bận. Phó gọi điện cho tôi giọng khó chịu và yêu cầu là tôi nhắc Mao rằng Trương và Đặng chờ ông hai tuần và họ còn nhiều việc ở Bắc Kinh. Tôi cho rằng lần này chắc Mao đồng ý khám, tôi là bác sĩ của ông có thể gợi ý khéo ông là các giáo sư đã chờ ong hi tuần để khám. Tôi bắt đầu cuộc nói chuyện trong thời gian học tiếng anh của chúng tôi. Tôi nói với Mao rằng các chuyên gia từ Bắc Kinh Bắc Kinh muốn khi nào ông đi khám tổng thể.

- Để cho họ nghỉ ngơi một chút tránh cái nóng Bắc Kinh chứ đã - Mao trả lời.

- Thế tôi nói với họ thế nào? - tôi lo lắng hỏi.

- Nói cái gì cơ?

- Chẳng có lẽ chúng ta chưa nói chuyện về việc khám bệnh đấy sao.

Tôi ngạc nhiên. Mao im lặng

- Ai nói rằng tôi chuẩn bị gặp bác sĩ?

- Chính Chủ tịch đề nghị khám ở Bắc Đới Hà?

- Tôi không thể đổi ý được hay sao? - bỗng nhiên Mao khùng lên - Tôi thậm chí có thể bác bỏ quyết định của Bộ chính trị. Thằng Uông Đông Hưng chắc lại nghĩ ra trò này. Không khám xét gì hết! Bảo nó cút khỏi đây đi.!!!

Tôi hoàn toàn không hiểu tại sao lãnh tụ lại giận dữ đến như thế, và không thể hiểu ông ra lệnh đuổi ai.

- ý tưởng khám bệnh là của Phó Liêm Chương, chứ không phải Uông Đông Hưng đâu ạ - Tôi bẽn lẽn nói.

- Đuổi mẹ nó cả thằng Phó bố láo đi! - Mao thét lên.

- Nhưng ông ta không có đây - tôi nói lí nhí - Có lẽ chính tôi đâu chống lại sáng kiến của Phó.

Cơn giận dữ của Mao thật là bất ngờ và bất thường đến nỗi tôi hoàn toàn lúng túng. Tôi không làm điều gì xấu cả - chỉ có nhắc lãnh tụ là ông cần kiểm tra tình trạng sức khoẻ. Ông có thể lịch sự chối từ, cớ sao lại cáu giận... Khi tôi thoát khỏi ra ngoài, Lý ẩm Kiều bắt đầu giải thích cho tôi là lãnh tụ giận dữ hoàn toàn không phải vì tôi. Hoá ra là Lý ẩm Kiều và Tiểu Chương, một vệ sĩ của lãnh tụ đứng ngoài cửa nghe được.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Hai hôm nay Bộ chính trị họp một số lần - Lý tiếp tục - Ngoài ra, còn có một số cuộc họp với các bộ trưởng của Quốc vụ viện và với các bí thư đảng các tỉnh. Thảo luận nhiều vấn đề. La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng tăng cường an ninh bảo vệ Chủ tịch. Nói riêng, lãnh tụ phát cáu vì có nhiều bảo vệ trong đoàn tàu của ông và đám đông nhân viên an ninh trong trong thời gian ông ta bơi trên sông Dương Tử. Hình như có cái gì đó xảy ra.

Nghe xong, tôi nghĩ, có thể, Mao không hoàn toàn cáu tôi một cáu một ai đó trong hàng ngũ cao cấp.

- Nếu Chủ tịch không giải thích cho đồng chí cái gì xảy ra, Giang Thanh cũng nói thôi- Lý an ủi tôi - Đừng lo lắng, quẳng cái ấy ra khỏi đầu đi.

Nhưng tôi không cách nào thể an tâm được. Tôi thường thấy, Mao cư xử với người khác như thế nào, nhưng ông giận giữ và thô lỗ với tôi đến như thế này thì chưa lần nào tôi thấy cả. Tôi đâm thất vọng. Tôi làm việc như thế nào đây với con người nóng nảy và tính khí bất thường? Bỗng nhiên việc phục vụ lãnh tụ hoá ra cũng đầy khó khăn và nguy hiểm đối với tôi. Tôi muốn thoát khỏi Trung Nam Hải và về làm bác sĩ ở bệnh viện thường.

Tôi tự kiểm lại bản thân để tìm nguyên nhân, và hiểu ngay rằng chỉ có mình có lỗi trong vụ này. Biết Mao không thích khám bệnh, mà tôi vẫn còn đề cập tới chuyện khám bệnh. Hình như ông ừ ào qua quýt chỉ để tôi ngừng đả động đến việc này. Từ trước tôi không quan tâm đến chính trị và vì thế tôi không hiểu Mao bận rộn ra sao ở Bắc Đới Hà. Có thể, ông đang phải xử lý những vấn đề gì đó hóc búa, còn tôi thì đưa ra một sáng kiến chẳng đúng lúc.

Chiều hôm sau Mao gọi tôi đến. Khi tôi có mặt ở văn phòng ông, Mao cười và nói:

- Làm việc với tôi không dễ chịu chút nào, đúng không?

Tôi cũng cười thay cho việc đáp lại.

Mao nói:

- Những chuyện ầm ĩ giúp tôi chống lại những ý nguyện lạ. Khi người ta muốn tôi phải làm cái mà tôi không muốn làm thì tôi bắt đầu nổi khùng. Đừng chấp tôi làm gì. Tôi luôn luôn cho rằng cần phải phê bình không những người khác, mà còn cả bản thân nữa. Vì thế, nếu đồng chí coi rằng tôi có cái gì đó không đúng, nói ngay với tôi, đừng có nói sau lưng tôi. Kiểu ấy tôi thẳng thừng chẳng chịu được đâu.

- Thưa Chủ tịch - Tôi trả lời - Tôi đã hành động thiếu suy nghĩ, đem chuyện khám bệnh ra bàn.

- ở Bắc Đới Hà tôi có nhiều chuyện quan trọng - Mao giải thích. Ông nói rằng sau vài tuần ở Bắc Kinh sẽ khai mạc Đại hội lần thứ 8 đảng cộng sản Trung quốc và ông phải chuẩn bị chương trình cho nó - Hãy chuyển lời cho các bác sĩ rằng tôi rất bận - ông yêu cầu - và nói sau này tôi phải kể lại cho ông - Ông nghĩ một lát và tiếp tục, giọng bình tĩnh hơn: Trương Tiêu Giang và Đặng Kiếm Đông

- Hãy quan tâm đến các bác sĩ Bắc Kinh. Nếu họ muốn, họ có thể ở lại Bắc Đới Hà lâu hơn. Bác sĩ Trương Tiêu Giang là người cùng quê Hồ Nam với tôi. Có thể, tôi cố thu xếp thời gian để chuyện trò với ông.

Tôi vẫn chưa biết về hoàn cảnh chính trị trong nước, nhưng cũng cảm thấy rằng Mao giận dữ ai đó.

Sau khi làm lành Mao lại, cũng như trước đây, tin và kính trọng tôi. Chúng tôi hàng ngày học tiếng Anh, trong thời kỳ mất ngủ của lãnh tụ tôi là người nghe chăm chú và người đối thoại của ông. Chủ tịch thường phẫn nộ bởi chính sách của Liên-xô trong mối quan hệ với Trung quốc và luôn luôn nhắc đi nhắc lại là chúng tôi cần học phương tây. Ông cho rằng tư duy phương tây giúp đỡ việc hồi phục văn hoá của đất nước lạc hậu chúng ta. Mao chống lại sự bắt chước mù quáng phương tây và muốn trên cơ sở kết hợp văn hoá phương đông và phương tây tạo ra một nguyên tắc mới để cập nhật đất nước vĩ đại chúng ta. Khi tôi lưu ý Mao về sự khác nhau giữa phương đông và phương tây, Mao nhận xét rằng tôi chưa đủ trí lãng mạn và khát vọng. Theo tôi, nhiều người lãnh đạo đảng cộng sản cũng không có điều này.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Gần thời kỳ ấy, cuối hè năm 1956, Mao lần đầu tiên thông báo cho tôi ý định của mình từ chức Chủ tịch cộng hoà nhân dân Trung hoa. Thoạt đầu tôi không tin. Khi đấy tôi chưa biết rằng Chủ tịch không bao giờ nói xuông, và cũng không có ý nghĩa gì đặc biệt trong các cuộc đàm luận về đêm, tuy nhiên sau này tôi hiểu rằng Mao đã suy nghĩ cẩn thận và quyết định. Việc từ chức chức vụ chủ tịch nước của Mao vẫn chưa lan ra, nhưng dư luận đã bóng gió nói đến. Chính thức Mao bỏ chức vụ này chỉ ba năm sau đó - vào năm 1959. Ông cũng tuyên bố rằng nguyên nhân là do sức khoẻ xấu và ông muốn đỡ ừ vướng víu công việc xã giao hình thức, giành thời gian giải quyết các vấn đề trong nước và chính sách gđối ngoại. Thực tế Mao cũng có cả những kiểu chơi ngầm.

Thật vậy mỗi buổi lễ chính thức trên quảng trường Thiên An Môn làm lãnh tụ mất ngủ vài đêm và khi xong việc lại bị cảm và sưng cuống phổi. Mao cũng bực mình do chuyện hình thức này mà ông bị mất thời gian quý giá.

Chủ tịch không thích các buổi tiếp khách chính thức. Để tham gia, ông phải mặc quần áo đúng nghi lễ mà ông không ghét. Ông cho rằng tất cả các cuộc gặp đại sứ nước ngoài và các thủ tục hình thức chỉ làm mất thời gian vô ích. Từ năm 1956 huỷ bỏ các cuộc biểu tình trong ngày lễ trên quảng trường trang hoàng không phải vì tự ái mà đơn thuần là vì Mao cáu

Tuy nhiên sau một vài năm tôi hiểu rằng việc Chủ tịch từ chức là một hành động chính trị khôn ngoan. Với bước đi như thế Mao muốn lấy lòng tin chiến hữu của mình, đặc biệt là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, những người mà ông bắt đầu nghi ngờ. Việc Khơ-rút-sốp buộc Stalin tội sùng bái cá nhân đẩy Mao vào vị trí phòng thủ. Bạn chiến đấu của ông muốn sự lãnh đạo đất nước phải do tập thể làm, việc họ phê bình cách đi của Chủ tịch trong cuộc cải cách mau lẹ đã trở nên mạnh mẽ và biến những người bạn cũ của ông thành những người chống đối lại ông. Khi thông báo cho những người lãnh đạo cao cấp đảng ý định của mình từ chức chủ tịch nước, Mao muốn chứng tỏ cho các chiến hữu của mình tính trung thành của ông, dù họ đang thuyết phục ông ở lại. Nếu sự từ chức của ông không gây nên sự chống đối, Mao sẽ dùng các biện pháp quyết liệt để giành quyền lực của mình.

Rời khỏi lò đấu tranh chính trị Bắc Kinh, Chủ tịch tiếp tục theo dõi sự phát triển tình hình ở Trung Nam Hải. Mao không có ý định rời bỏ quyền lực, ngược lại - ông muốn tóm lấy tất cả sợi dây điều khiển đất nước vào tay mình. Mao không cần cái vẻ bề ngoài quyền lực, mà cần quyền lực để cải cách đất nước tương ứng với kế hoạch có ảnh hưởng sâu rộng.

Lãnh tụ chẳng phải đợi lâu. Đại hội 8 đảng cộng sản Trung quốc, khai mạc tháng 9 năm 1956, xác nhận tất cả sự nghi ngờ tồi tệ của ông trong mối quan hệ của Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 18

Dự kiến là đại hội đảng cộng sản Trung quốc khai mạc 15 tháng 9 năm 1956. Các vị lãnh đạo đảng cao cấp có mặt ở Bắc Kinh sớm hơn, trong khi chính Mao vẫn còn nằm lại ở Bắc Đới Hà. Thời tiết bắt đầu xấu đi, nhưng dù vậy Mao vẫn như trước đây sau bữa cơm trưa lại ra biển. Cứ vậy tiếp tục bơi như thế đến chừng nào nước lạnh. Chúng tôi trở lại Bắc Kinh trước khi đại hội khai mạc.

Đại hội tám là diễn đàn đầu tiên của đảng cộng sản Trung quốc sau năm 1945. Tại đại hội này có kế hoạch bầu ban lãnh đạo mới và vạch ra những nguyên tắc chính phát triển chủ nghĩa xã hội ở Trung quốc. Mao tin rằng đại hội sẽ chấp nhận hướng đi cải cách tận gốc của ông và chính thức đề cử ông là người lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước. Lãnh tụ để cho Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình điều khiển đại hội. Theo cái nhìn của tôi, tính tự phụ của hộ đã lấn át những nhạy cảm chính trị. Họ không thấy được thủ đoạn từ chức của Mao, và đại hội tiến hành theo kịch bản của họ, giáng một đòn mạnh vào uy thế và kiêu căng của Mao Trạch Đông. Mao buộc tội Lưu và Đặng âm mưu gạt ông khỏi chính trường và cướp chính quyền ở cộng hoà nhân dân Trung hoa.

Lưu Thiếu Kỳ đã trình bày bản báo cáo chính trị của mình - sự kiện trung tâm của đại hội. Trước khi đó Lưu Thiếu Kỳ luôn luôn đưa cho Mao xem văn bản bài phát biểu của mình nhân danh đảng, và lãnh tụ luôn luôn có thể sửa chữa và bổ xung. Nhưng lần này, như Mao nói với tôi, Lưu Thiếu Kỳ không làm như vậy. Chính Lưu Thiếu Kỳ đã ký vào bản án tử hình chính mình, được thi hành trong những năm Cách mạng văn hoá.

- Tôi bỏ chức vị Chủ tịch cộng hoà nhân dân Trung hoa, nhưng tôi vẫn là Chủ tịch đảng cộng sản Trung quốc - Mao tâm sự với tôi - Vì sao họ không trình tôi về thông tin về các vấn đề cần thảo luận trong báo cáo? Họ nói rằng không kịp, nhưng tôi có đi khỏi nước đâu chứ.

Tôi không bao giờ tin rằng, trước khi đại hội Mao chưa nhìn thấy văn bản báo cáo của Lưu Thiếu Kỳ. Nhưng các mục chính của bài phát biểu này rõ ràng là không hợp ý Mao. Đường lối chung của đảng, được vạch ra trong đại hội, khác hẳn với ý tưởng của Mao, và tất cả các sáng kiến chính trị sau này của Mao - thanh lọc hàng ngũ đảng, đại nhảy vọt, chiến dịch phục hồi chủ nghĩa xã hội của quần chúng, cuối cùng, Cách mạng văn hoá - là sự xác nhận rõ nhất sự khác nhau này. Mao chỉ có thể tính sổ hoàn toàn các đối thủ chính trị của mình vào năm 1969, ở hội nghị đại biểu lần thứ 12 Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc, gạt bỏ khỏi đảng Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và phần đông những người tham gia đại hội 8 đảng cộng sản Trung quốc và thông báo ý tưởng của Mao là người lãnh đạo đảng và nhà nước.

Đặng Tiểu Bình và Lưu Thiếu Kỳ cùng một quan điểm và cho là mọi quyết định trong đảng cộng sản Trung quốc phải được tập thể thông qua. Họ cho rằng Mao chỉ là người đầu tiên trong số những người cùng có quyền ngang nhau, điều này rõ ràng chống lại hoài bão làm vua của lãnh tụ.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tôi có mặt tại đại hội từ hôm khai mạc đến hôm bế mạc với tư cách bác sĩ riêng của của lãnh tụ. Ngày đầu tiên Mao thu hút các đại biểu đại hội bài phát biểu chào mừng. Sau đó Lưu Thiếu Kỳ đọc báo cáo chính trị. Nghe Lưu Thiếu Kỳ và sau đó nghe Đặng Tiểu Bình, tôi đoán được phản ứng của lãnh tụ. Tôi kinh hãi khi được nghe chỉ đích danh lãnh tụ. Trong báo cáo Lưu và Đặng đưa ra ý tưởng lãnh đạo tập thể của đảng và nhà nước, và cũng lên án tệ sùng bái cá nhân. Đặng Tiểu Bình làm các đại biểu tin rằng chế độ tương tự Stalin, sẽ không bao giờ có ở Trung quốc. Trong đề án xây dựng hiến pháp mới cộng hoà nhân dân Trung hoa, do Đặng trình bày, không có điểm nào về vai trò lãnh đạo của tư tưởng Mao Trạch Đông trong nước, bản thân Mao chỉ có vai trò chủ tịch danh dự. Người ta cho rằng cứ theo bài phát biểu này, thì Mao phải rời bỏ cả chức vụ Chủ tịch đảng cộng sản Trung quốc.

Đối với Mao, nguyên tắc lãnh đạo tập thể cũng là không thể chấp nhận được, bởi vì đã tước bỏ quyền lực tuyệt đối của ông và đặt lãnh tụ ngang hàng với những người lãnh đạo khác. Ông luôn thèm khát sự tôn sùng cá nhân.

Tôi hoàn toàn đồng ý điều này. Chẳng phải Lưu Thiếu Kỳ, chẳng phải tổ chức tập thể nào cả, mà chỉ có Mao là người lãnh đạo cao nhất của đất nước

Đại hội 8 đảng cộng sản Trung quốc phơi bày sự chia rẽ đang có giữa lãnh tụ và người thừa kế của ông - Lưu Thiếu Kỳ. Sự kiện này coi như điểm đảo ngược trong mối quan hệ của Mao với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, đang cố gắng làm giảm quyền lực của Chủ tịch.

Tuy nhiên Mao quyết định tạm thời chưa xông vào cuộc chiến công khai với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, đầu tiên ông trút những thuộc hạ trực tiếp của họ - La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng. Ông từng làm như thế từ trước đây, Mao giận dữ Stalin, nhưng trút xuống đầu nhân vật thân Cremlin là Vương Minh. Hành động quyết liệt của Mao trong mối quan hệ cả với La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng trong thời gian ngắn đã đụng chạm trực tiếp đến cả tôi.

Cơn lôi đình nổ ra ngay trong một buổi chiều đại hội. Ngày lễ độc lập vừa mới được tổ chức, và phần đông quan chức Trung Nam Hải tập họp để xem buổi trình diễn vở kinh kịch trong hội trường Hoàng Dương. Giờ ấy, Mao đang nằm trên giường, còn tôi đang ngồi xem ghi chép y tế trong buồng nhỏ bên cạnh. Bỗng nhiên Lý ẩm Kiều giận dữ tới chỗ tôi, gọi điện vào hội trường gọi La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng cấp tốc về gặp Chủ tịch.

Họ chưa kịp bước qua ngưỡng cửa phòng Mao, thì Mao nổi cơn lôi đình. Tôi được giải thích việc này sau đó mấy giờ do Lý ẩm Kiều và một vệ sĩ của lãnh tụ đứng ngoài cửa nghe lỏm được kể lại.

Mao từ trước không ưa La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng. Ông phẫn nộ về các biện pháp an ninh đắt tiền và phức tạp, bởi lẽ họ hoàn toàn áp dụng nguyên bản hệ thống an ninh của Liên-xô. Mao cũng nhắc là Uông đã phát biểu chống lại việc bơi của lãnh tụ trên sông Dương Tử. Nhưng tất cả cơn giận Chủ tịch là ở chỗ cả hai người này luôn luôn thông báo mọi hoạt động cho Ban chấp hành trung ương, thực tế cho cho hai ông chủ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.

Đứng đầu Ban bí thư Ban chấp hành trung ương là lãnh tụ, và vì thế La và Uông đã qua mặt ông. Tuy nhiên hoạt động của họ không có ý độc ác gì cả, đơn thuần họ cho rằng mối quan hệ Mao với Ban chấp hành trung ương là thân thiện và khăng khít. Ngoài ra trước Ban chấp hành trung ương, La và Uông được giao lãnh đạo bộ phận an ninh cho lãnh tụ của đảng, trước hết là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.

Lý ẩm Kiều đổ thêm dầu vào lửa, báo cho Mao rằng La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng, dù đã bị phê bình nghiêm khắc ở Bắc Đới Hà, vẫn tiếp tục tăng cường các biện pháp an ninh quanh Chủ tịch.

Lý ẩm Kiều chắc chắn biết rằng Mao coi những hoạt động phục vụ an ninh như thế khác nào sự hạn chế tự do của mình. Mao rõ ràng không muốn rằng đời tư của ông nằm dưới sự kiểm soát thường xuyên, và mọi việc ông ta làm đều bị lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc biết được. Tất cả các sĩ quan phục vụ an ninh chịu sự chỉ huy của La và Uông. Mao muốn rằng đội bảo vệ chỉ trung thành đối với mình ông thôi, chứ không phải cho giới chóp bu của đảng, tuy nhiên ông không thể nói điều này một cách công khai bởi vì nó làm xấu đi mối quan hệ với chiến hữu của mình.

Trận đấu của Mao với La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng kết thúc, Chủ tịch tuyên bố thải hồi họ.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Bộ trưởng công an về làm tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam, còn người phó của La và thủ trưởng đội cận vệ riêng- Uông Đông Hưng thoạt đầu được gửi đi học ở trường cán bộ đảng cao cấp Bắc Kinh sau đó chuyển về làm công tác đảng ở tỉnh Giang Tây, quê Uông.

Khi đi ra, mặt họ không còn hạt máu, đặc biệt là La. La Thụy Khanh chẳng thể nào hiểu được vì sao Mao tóm lấy công việc về an ninh của mình một cách bệnh hoạn như thế. La định trình bày tất cả sự việc trước Ban chấp hành trung ương và tổ chức cuộc họp bộ công an. La cũng không đoán được nguyên nhân thật sao lại bị cách chức.

Uông Đông Hưng biết Mao khá rõ và hiểu ngay lập tức. Vì thế Uông thuyết phục La giảm bớt hợp tác với Ban chấp hành trung ương và đừng tiến hành bất kỳ thảo luận trong Bộ, bởi vì điều này chỉ đưa tới sự đổ vỡ hoàn toàn với lãnh tụ và những hậu quả không lường đối với cả hai người.

Về sau La viết một bức thư cho Mao, trong đó ông nhận lỗi của mình và đề nghị lãnh tụ tha thứ. Trong phiên họp của Bộ công an La công khai xám hối về tất cả các lỗi lầm tưởng tượng và rõ rằng.

Mao mềm lòng lại và vẫn để La ở chức bộ trưởng Bộ công an.

Lãnh tụ cũng nhận được bức thư tương tự của Uông Đông Hưng, tuy nhiên điều này không cứu nổi Uông, ông vẫn bị thải hồi.

Uông ra đi, tôi còn lại ở chỗ Mao nhưng thiếu sự giúp đỡ và bảo vệ.

Uông tin tôi và đã tiến cử tôi làm bác sĩ riêng của Mao. Những lời khuyên và sự giúp đỡ của Uông giúp tôi hiểu đúng nhiều vấn đề và định hướng được các sự kiện đang xảy ra ở Trung Nam Hải, cũng như ở trong nước. Thiếu Uông Đông Hưng tôi trở thành bị bông cho Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, là những người không thích tôi và từ lâu đã chờ sẵn những trường hợp thế này.

Tôi hiểu rằng mình đang phải sống đơn độc ở đây, và bắt đầu chuẩn bị ra khỏi Trung Nam Hải.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Chương 19

Giang Thanh đã làm hỏng hết kế hoạch của tôi. Lần này bà ốm thật.

Trong một lần kiểm tra thường kỳ ở Bắc Đới Hà mẫu xét nghiệm bệnh phẩm của bà dương tính. Để xác định kết quả xét nghiệm, các bác sĩ của bà là Lâm Kiều Trí và Dư ái Phong đã gửi ống nghiệm chứa bệnh phẩm tới hai nhà bệnh lý học giỏi nhất của nước lúc đó là Lương Bạch Cường ở Học viện Tôn Dật Tiên tại Quảng Châu và Hồ Trịnh Tường thuộc Hiệp hội y khoa Bắc Kinh. Cả hai đều đi đến kết luận giống nhau: bệnh phẩm dương tính. Xét nghiệm cho thấy bệnh ung thư cổ tử cung của bà thuộc trạng thái tự nhiên. Tuy vậy, căn bệnh này vẫn chưa phát. Nó chỉ mới ở giai đoạn đầu và người ta cho rằng có nhiều khả năng chữa được.

Nhưng Giang Thanh lại là vợ của Mao nên các bác sĩ tìm mọi cách lảng đi để được yên thân. Bác sĩ Dư ái Phong đã bay sang Liên-xô đề tiến hành xét nghiệm một lần nữa. ở đó người ta cũng xác nhận kết quả xét nghiệm đúng như vậy. Phó Liêm Chương, người liên hệ với các bác sĩ, đã viết một bản báo cáo cho Mao.

Mao triệu tập một cuộc họp với các bác sĩ. Nữ bác sĩ phụ khoa Lâm Kiều Trí, người đã lấy bệnh phẩm, đề nghị chữa bằng phương pháp chiếu tia Cobalt- 60 (một kim loại có từ tính và phóng xạ) ở Liên-xô.

Các bệnh viện ở Trung quốc vẫn thường chiếu tia Radium, nhưng việc điều trị bằng tia Cobalt- 60 thì họ chưa làm được. Các bác sĩ Nga chiếu tia này thành thạo hơn cả.

Lời đề nghị của bác sĩ Lâm không chí căn cứ vào những thận trọng nghề nghiệp, mà bà còn muốn bảo vệ mình và những đồng nghiệp Trung quốc của bà nữa. Chẳng có bác sĩ Trung quốc nào muốn nhận trách nhiệm về mình. nếu dự đoán lạc quan của họ bị sai.

Mao nói: Các đồng chí là người quyết định. Khi người ta ốm, người ta phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Vậy là đề nghị của bác sĩ Lâm đã được chấp thuận. Giang Thanh sẽ phải sang Liên-xô với sự tháp tùng của bác sĩ Dư ái Phong.

Giang Thanh lờ mờ nhận ra là có điều gì không ổn, thế nhưng bà vẫn không hay biết tí gì về bệnh tình của mình. Mao muốn các bác sĩ sẽ nói chuyện với bà. Ông mời tất cả chúng tôi tới dùng cơm.

Khi biết được sự thật. Giang Thanh rất bồn chồn, cho tới khi các bác sĩ nhiều lần khẳng định với bà rằng việc chữa bệnh bàng phương pháp chiếu xạ này sẽ làm bà khỏi hẳn thì lúc đó mới yên tâm. Vài ngày sau. bà bay sang Liên-xô. Lúc đó là đầu tháng 11. Bây giờ tôi phải tích cực hơn. Có hai khóa học bổ túc mà tôi quan tâm: tôi có thể học ngành y khoa phục vụ chu vùng nhiệt đới ở Anh hoặc học tiếp ngành thần kinh học ở bệnh viện Bắc Kinh.

Tại đó, tôi sẽ học một khóa do nhà thần kinh học nổi tiếng nhất Liên-xô Ruschinski dạy. Lúc đó ông đang làm việc tại Trung quốc. Những bác sĩ trưởng khoa thần kinh có tiếng nhất ở trong nước đều tham dự khóa học này. Sau khóa học đó, bệnh viện Bắc Kinh muốn thành lập một viện nghiên cứu về thần kinh.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tôi báo cho Mao biết cả hai khả năng học bổ túc thêm này. Mao hỏi:

- Thế có nghĩa là đồng chí muốn đi chứ gì?

Tôi đáp:

- Vâng, nếu đồng chí cho phép.

Ông hỏi với vẻ tư lự:

- Y học nhiệt đới à? Cái đó chẳng liên quan gì tới tôi.

Qua những lời nói này của Mao, tôi cảm nhận được rằng, Mao cho việc tôi đi chỉ là tạm thời. Ông muốn tôi sẽ quay lại.

- Nếu thực sự đồng chí muốn đi, đồng chí hãy học ngay ở Bắc Kinh. Sau này đồng chí có thể giúp tôi được tốt hơn nữa.

Bởi vì Mao ca cẩm nhiều nhất về chứng suy nhược thần kinh của ông, nên việc học bồ túc thần kinh học sẽ thực sự giúp tôi điều trị cho Mao.

- Nếu Chủ tịch đồng ý, tôi sẽ thu xếp việc này với Bộ y tế. Tôi vẫn nuôi ý định từ bỏ nhóm Một, tuy nhiên tôi phải làm từng bước một. Bộ y tế có trách nhiệm phân công công tác cho các bác sĩ.

Mao hỏi:

- Ai sẽ thay thế đồng chí khi đồng chí vắng mặt.

Tôi cũng đã nghĩ tới điều này. Tôi muốn giao việc lại cho bác sĩ Biện Thế Cường. Ông là bác sĩ nội khoa ở bệnh viện Bắc Kinh, trẻ hơn tôi khoảng 5 tuói và đã tốt nghiệp một khoa nổi tiếng ở Nam Kinh.

Mao nói:

- Tôi không biết đồng chí ấy. Đồng chí muốn đi hẳn, nếu đồng chí ấy nhận việc này à?

Tôi cam đoan với Mao, tôi sẽ trở lại nếu Mao muốn.

- Đồng chí hãy nói lại với đồng chí Phó Liêm Chương là tạm thời tôi không cần người thay thế. Chúng ta sẽ quyết định sau về vấn đề này.

Phó Liêm Chương vui mừng trước sự ra đi của tôi. Ông ta chẳng bao giờ muốn tôi làm bác sĩ riêng cho Mao. Bất chấp sự phản đối của Mao, ông ta vẫn cử Biện làm người kế nhiệm tôi. Biện chuyển ngay về Trung Nam Hải. Còn tôi, từ giữa tháng 11, bất đầu đi học.

Thế là tôi lại được tự do! Tôi rất thích khóa học, thời khóa biểu lúc nào cũng kín mít và tôi như bị hút chặt vào khóa học mới này. Được làm việc chung với các bác sĩ khác, tôi cảm thấy thật hào hứng. Tôi thường làm việc đến hai, ba giờ sáng và mặc dù vậy tôi vẫn cảm thấy sung sức hơn và thoải mái hơn là ở Trung Nam Hải, nơi tôi phải cộng tác với những đồng nghiệp như Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều. Phó giám đốc bệnh viện Bắc Kinh đã đề nghị tôi ở lại làm việc sau khoá học và hứa sẽ dành cho tôi một chỗ trong khoa thần kinh.

Công việc mới của tôi làm cho Lý Liên mừng rỡ và trở lại vẻ tươi tắn mà bấy lâu nay không thấy ở cô. Công việc mới vẫn không dành cho chúng tôi nhiều thời gian để gần gũi nhau, nhưng ít ra, cuộc sống của cô cũng trở lại bình thường. Cha mẹ cô rời Nam Kinh đến Bắc Kinh ở với mẹ tôi, Lý Liên và hai con trai tôi sống trong ngôi nhà cũ của gia đình tôi. Cha mẹ cô rất vui khi được sống chung với chúng tôi. Trước đây ít lâu, người ta đã trả lại quyền công dân cho họ, khi các nhà chức trách ở Nam Kinh được biết, tôi là bác sĩ của một cán bộ cao cấp ở Bắc Kinh. Họ lại được liệt vào tầng lớp dân nghèo thành thị đáng kính. Cả hai bây giờ cũng cảm thấy được tự do hơn và rất quan tam chăm sóc hai đứa cháu.

Tôi vẫn giữ ngôi nhà ở Trung Nam Hải. Mặc dù chúng tôi rất ít khi ở đó. La Đạo Nhương, người tạm thời giữ chức chỉ huy lực lượng an ninh sau khi Uông Đông Hưng bị cách chức, đã cho phép tôi chuyển vào làm việc chính thức ở bệnh viện, tuy nhiên ông không muốn tôi xa hẳn Mao để sau này tôi có thể dễ dàng trở lại. Trước tôi đã có ba người làm bác sĩ riêng cho Mao.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Nếu để tôi đi hẳn, La sợ sẽ gặp khó khăn khi sau này Mao muốn tôi trở lại.

Tôi lao đầu vào học đến nỗi chẳng hay biết gì những biến cố chính trị đang xảy ra ở Trung quốc. Mãi lâu sau tôi mới hay, Mao đã bắt đầu phát động phong trào Trăm hoa đua nở, trăm trường đua tiếng.

Tôi cũng được biết, trong một bài phát biểu ngày 27 tháng hai nám 1957, Mao đã kêu gọi trí thức và đảng viên của các đảng dân chủ hãy vạch những sai lầm của đảng Sau khoá học, chúng tôi cũng phải có những phê bình của chúng tôi. Các cuộc họp đã được triệu tập trong bệnh viện để làm việc này. Tôi đang phải bù đầu vào việc học hành, nên chẳng có thời gian tham dự các cuộc họp. Những biến cố chính trị có vẻ xa lạ như mới cuộc chiến tranh ở nơi nào đó xa xôi, chẳng có ai ép chúng Tôi phải tham gia các cuộc họp.

Đầu năm 1957, tôi vẫn tập trung vào học và cảm thấy hạnh phúc khi lại được trở về môi trường cũ của mình.

Sau đó, ngày 4 tháng 5 năm 1957, Lý ẩm Kiều tới bệnh viện thăm tôi.

- Chủ tịch bị cảm lạnh và muốn gặp tôi.

Thế là tôi bị gọi về. Nhưng tôi không muốn thế.

Tôi nhắc tới bác sĩ Biện Thế Cường và Lý, bây giờ ông ấy có nhiệm vụ chăm sóc Chủ tịch cơ mà.

Lý kể lại rằng, sau khi tôi đi, Mao đã gặp bác sĩ Biện khoảng hai lần, nhưng Mao không thể hợp với ông ta được. Để làm quen, Mao đã mời người bác sĩ trẻ này tham dự một buổi khiêu vũ của ông vì bầu không khí đông vui sẽ làm Biện tự nhiên hơn.

Mặc dù vậy. Ông ta vẫn phát run lên trước sự hiện diện của Mao. Mao không thể chịu được ông ta. Sau khi ông ta trở về Quảng Châu, Mao không có bác sĩ nữa.

Giang Thanh cũng từ Liên-xô trở về. Cả hai người đều muốn được tôi coi sóc

- Nếu Chủ tịch đã gọi đồng chí, đồng chí không được từ chối.

Tôi vẫn phải làm việc trong bệnh viện. Theo quy định công tác, nếu tôi muốn đi, tôi phải xin phép, và chỉ có bí thư đảng ủy bệnh viện biết tôi là bác sĩ riêng Chủ tịch. Vì lý do an ninh, chức vụ của tôi được giữ kín. Người ta sợ rằng những kẻ mưu sát có thể đầu độc Mao và lợi dụng tôi để làm việc này.

Lý nói: Cấp trên của đồng chí biết chuyện này rồi!

Sau khi Uông Đông Hưng đi một ông Vương Kính Tiên nào đó phụ trách việc bảo đảm an toàn cho Mao. Ông này cũng đã thu xếp để tôi trở về và ủy nhiệm cho Lý ẩm Kiều đi đón tôi. Một chiếc xe đang chờ bên ngoài.

Tôi xin phép được thông báo cho cấp trên của tôi.

Lý ẩm Kiều không chịu:

- Muộn rồi. Chúng ta đừng để Chủ tịch phải chờ đợi. Đồng chí cứ đến gặp Chủ tịch trước rồi báo cho bệnh viện sau cũng được.

Vậy là tôi chưa bao giờ thực thoát khỏi nhóm Một, mà chẳng qua Bộ y tế mượn tôi một thời gian. Cuộc sống của tôi vẫn bị phòng an ninh hoàn toàn kiểm soát. Tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Với chiếc va li bác sĩ trong tay, tôi trở về Trung Nam Hải.

Mao nằm trên giường trông xanh xao và mệt mỏi. Ông bảo tôi ngồi lên giường cạnh ông. Một vệ sĩ mang trà lại. Tôi hỏi ông cảm thấy trong người thế nào, ông đáp:

- Không được khỏe. Tôi bị cảm.

Suốt hơn hai tháng nay, ông bị cảm và ho, ăn không ngon miệng. Mao để tôi khám bệnh cho ông. Bệnh tình của ông không trầm trọng lắm, chỉ bị cảm nặng. Tôi muốn dùng xirô trị ho và thuốc chống táo bón để điều trị cho ông.

- Được rồi, tôi sẽ dùng những thuốc này.

Đông chí có thể ghi đơn thuốc và cách sử dụng cho nhân viên an ninh. Đồng chí không cần phải tới khi tôi uống thuốc.

Tôi đồng ý với ông và muốn cáo từ.

Mao bảo tôi: Đồng chí cứ ngồi đây một lúc nữa đã. Tôi ngồi lại.

Ông cười và hỏi tôi làm tôi nhớ lại sự việc ở Bắc Đới Hà, khi ông mất bình tĩnh:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Làm việc cho tôi chằng dễ chút nào phải không? Đồng chí muốn bỏ hản chỗ này à? Nhưng tôi vẫn chưa có bác sĩ mới. Tôi đề nghi với đồng chí một thỏa thuận hai bên cùng có lợi. Đồng chí trở lại làm việc với tôi. Tôi biết, ở đây đồng chí cũng chẳng có gì nhiều để làm. Chúng ta sẽ kiếm thêm việc gì khác cho đồng chí làm. Tôi nhớ tới bộ trưởng y tế dưới chế độ Quốc dân đảng- ông Chu Nghị Xuân gì đó. Tôi không nhớ rõ nữa, ông ta đã đạt học vị tiến sĩ của Đức bằng công trình nghiên cứu ống dẫn trứng của thỏ. Đồng chí cũng có thể nghiên cứu trong thời gian rỗi. Có thể, đồng chí kiếm vài con vật, mua trang thiết bị và mở một phòng thí nghiệm. Tôi sẽ bỏ tiền túi ra đài thọ tất cả, chứ không phải tiền của chính phủ đâu. Đồng chí nghĩ thế nào?

Theo tôi, việc mở một phòng thí nghiệm súc vật ở Trung Nam Hải không tiện lắm. Tôi sẽ bị phê phán gay gắt, bởi vì trong phạm vi Trung Nam Hài không được phép chứa súc vật, kể cả chó hoặc mèo.

Lực lượng an ninh và y tế sợ ràng thú vật có thể mang bệnh và truyền cho Mao hoặc những nhà lãnh đạo đảng khác. Sau này Giang Thanh cũng có lần gây ra một vụ náo động, khi bà mua một con khỉ con để nuôi.

Tôi nói: Nếu tôi không có gì làm, có lẽ lôi có thể đọc nhiều sách hơn.

Ông suy nghĩ về đề nghị này một lát rồi nói:

- Được đấy. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa đủ. Học phải đi đôi với hành. Vậy thì chúng ta thống nhất thế này: đồng chí đảm nhiệm việc chăm sóc sức khoe cho tôi và sẽ quyết định sau việc đồng chí muốn sử dụng thời gian rảnh rồi còn lại như thế nào.

Đó chẳng phải là một thỏa thuận cùng có lợi mà chỉ là một mệnh lệnh được đưa ra một cách lịch sự của vị Chủ tịch đảng.

Chẳng ai dám cả gan cưỡng lại Mao. Lời nói của ông là pháp luật. Nếu tôi từ chối, tôi sẽ chẳng bao giờ tìm được một công việc nào khác. Cả vợ tôi chắc chắn cũng sẽ bi sa thải. Thậm chí tôi có thể bị bát giam, bị tra tấn.

Một lúc sau, Mao nhắc lại với tôi:

- Đã có lần tôi hỏi đồng chí có muốn làm thư ký cho tôi hay không, nhưng đồng chí đã từ chối. Trong thời cận đại ở Trung quốc, có rất nhiều chính trị gia nối tiếng, họ bắt đầu là bác sĩ sau đó chuyển sang nghiệp chính trị, ví như Tôn Trung Sơn, Lô Huấn và Quách Mạc Nhược. Nghề bác sĩ có vẻ danh giá, nhưng người ta không nhất thiết phải đóng khung trong đó. Tham dự vào cả các ngành khoa học xã hội cũng chẳng sao.

Mao có thể ép tôi làm bác sĩ cho ông, nhưng ôngg không thể thuyết phục tôi làm thư ký cho ông được. Tôi là một nhà y, chứ không phải là một chính trị gia và tôi không bao giờ muốn dính líu vào việc tranh giành quyền lực.

Mao hỏi: Đồng chí nghĩ kỹ rồi chứ? Thôi được. Thế thì đồng chí chỉ làm bác sĩ cho tôi vậy. Nhưng chúng ta phải thông cảm với nhau, học hỏi lẫn nhau. Không cần là thư ký của tôi, đồng chí vẫn có thể đọc những bản tin. Như vậy chúng ta dễ trao đổi với nhau hơn và hoà thuận với nhau.

Tôi vô cùng thất vọng. Khi làm việc ở Bác Kinh tôi tưởng cuối cùng tôi đã yên thân và tôi muốn bằng mọi giá tôi phải ở lại đó. Khi làm việc với Mao. tôi sẽ chẳng bao giờ được gặp các bạn đồng nghiệp.

Lòng trung thành đối với Mao có nghĩa là chỉ làm việc trong phạm vi những người thân tin. ý nghĩ sẽ lại phải làm việc với Diệp Tứ Long và những người khác trong nhóm Một khiến tôi rùng mình. Thế nhưng tôi lệ thuộc vào Mao, chẳng còn cách nào khác.

Mao nói:- Tôi sẽ thực sự rời chức Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân. Ban trị sự trung ương đã đệ trình các cán bộ cao cấp của đảng và chính phủ một bản tham khảo ý kiến. Diệp Tử Long, Lý ẩm Kiều và một vài người khác trong nhóm Một hoàn toàn bác bỏ ké hoạch của tôi. Họ sợ rằng, họ sẽ bị mất quyền lợi khi tôi không còn là Chủ tịch nước nữa. Họ nghĩ, làm việc cho Chủ tịch thì danh giá hơn.

ý định từ chức của Mao luôn được giữ kín, nhưng bây giờ mới được quyết định dứt khoát.

Đến giờ tôi mới biết. Mao không chỉ phải chịu đựng bệnh cảm lạnh. Trong sáu tháng tôi vắng mặt, biết bao biến cố chính trị to lớn đã xảy ra. Tôi mải mê với công việc của bệnh viện, đến nỗi tôi không nhận ra điều đó. Bây giờ tôi lại bị chìm ngặp trong chính trị. Tôi chẳng bao giờ quay trở lại bệnh viện Bắc Kinh được nữa. Tôi không thể tự đến để lấy những đồ đạc lặt vặt của mình, mà cũng chẳng giải thích được tại sao tôi bỏ học giữa chừng. Tôi gọi điện báo cho bí thư đảng của bệnh viện biết là Mao ra lệnh cho tôi quay trở lại. Một nhân viên an ninh Trung Nam Hải đã đến lấy đồ về cho tôi. Ngay lrong đêm hôm đó. tôi đã lại ở Trung Nam Hải, không thoát khỏi nhóm Một được. Lần này thì hết lối thoát.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Phần 3

Chương 20

Lâm Khắc cố thuật lại cho tôi những sự kiện xảy ra trong khi tôi vắng mặt.

Mao tức tối về những đề nghị mà ông cho là xúc phạm ông trong Đại hội đảng lần thứ 8: kêu gọi một sự lãnh đạo tập thể, tuyên bố Trung quốc sẽ xóa bỏ tệ sùng bái cá nhân, gạch bỏ một điều trong hiến pháp, trong đó những lời nói của Mao Chủ tịch dẫn lối chỉ đường cho nhà nước nhân dân, và chỉ trích sự phiêu lưu của Mao. Ông cho rằng, nhiều cán bộ cao cấp của đảng quá bảo thủ và, nhút nhát trong việc áp dụng những thay đồi có tính cách mạng.

Trong kỳ họp thứ hai của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 8 giữa tháng 11, ông vẫn chưa nguôi. Trong bài phát biểu của mình, ông nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc đấu tranh giai cấp và công bố ý định của ông sẽ phát động một chiến dịch làm trong sạch đảng, nhằm loại bỏ chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa quan liêu ra khỏi đảng.

Ngay sau cuộc họp tháng 11, Lâm Khắc kể, trong ba tháng liền Mao suốt ngày nằm trên giường, một hiện tượng thường thấy ở Mao mỗi khi ông gặp một xung đột chính trị hóc búa. Ông chỉ rời khỏi giường khi đi tắm hoặc đi đọc diễn văn ở đâu đó. Trạng thái có vẻ mệt mỏi này của Mao đã giúp ông sắp đặt kế hoạch cho những bước đi chính trị tiếp theo.

Bài phát biểu của Mao trong ngày 27 tháng hai năm 1957 là một phần trong chiến lược của ông. Ông rời khỏi giường để đến nói chuyện ở hội nghị cao cấp nhất của nhà nước mà ông làm chủ tọa với tư cách là Chủ tịch nước. Thành phần tham gia hội nghị không chỉ có các thành viên của Bộ chính trị, các quan chức cao cấp trong quân đội và những đại diện cao cấp của chính phủ, mà còn có những người đứng đầu cái gọi là các đảng phái dân chủ. Trong bài phát biểu của mình, ông lên án gay gắt thói quan liêu trong đảng và kêu gọi đảng viên của các đâng phái dân chủ hãy vạch ra những sai lầm của đảng cộng sản và đưa ra những đề nghị cải tổ. Ông coi cuộc cách mạng đã thắng lợi, chủ nghĩa xã hội đã thành công và ông tuyên bố thời kỳ đấu tranh giai cấp đã qua. Mặc dù vẫn còn bọn phản cách mạng, nhưng số lượng không đáng kể - chỉ là vài đám cỏ dại trong cánh đồng lúa - nên chúng không thể làm gì được. Những mâu thuần trong xã hội hiện nay không mang bản chất đối kháng, chủ yếu là những mâu lhuần trong nhân dân mà có thề giải quyét được bằng những biện pháp thích hợp.

Bài phát biểu đóng vai trò tối quan trọng trong chiến lược làm trong sạch đảng của Mao sắp tới. Những phong trào làm trong sạch đảng chẳng có gì mới đối với đảng cộng sản. Năm 1942, Mao đã phát động phong trào này lần đầu ở Diên An Lần này nó sẽ không chỉ giới hạn trong bộ máy đảng. Mao chằng còn tin vào việc đảng tự làm trong sạch nữa. Ông muốn tất cả quần chúng, nhất là giới trí thức trong những đảng gọi là dân chủ cũng tham gia vào việc phê bình đảng. Đó là một cách làm rất khác thường, bởi vì đảng cộng sản là một tổ chức chặt chẽ về nội bộ, bí mật và đầy quyền lực mà những thành phần ngoài đảng chưa bao giờ dám hé răng phê bình. Ai dám cả gan phê bình, người đó sẽ phải tính đến việc bị chụp mũ phản cách mạng như hàng trăm nghìn tấm gương khác.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Mao chẳng tin giới trí thức Trung quốc một chút nào. Tuy nhiên, ông vẫn công khai nói ông muốn hợp tác với họ và tận dụng kiến thức của họ, song ông vẫn nghi ngờ lòng trung thành của họ. Những trí thức phải nghiên cứu đường lối của đảng. Việc cải tạo trí thức Trung quốc đã được bắt đầu ngay sau khi giải phóng. Những trí thức cứng đầu hoặc những người đã học khoa lý luận mà không chịu học tập cải tạo thì sẽ bị công kích.

Nạn nhân gần đây nhất của những vụ công kích đó là nhà văn Hồ Phong. Hồ Phong, một người đã thẳng thắn phê bình việc kiêm duyệt, đã cả gan trình bày với Bộ văn hóa những đề nghị có tinh chất xây dựng. Dĩ nhiên, ông chỉ thổ lộ những chl trích gay gắt nhất qua thư từ trong phạm vi bạn bè của ông. Trong số đó, một số người thân thiết với đảng đã nộp những bức thư của ông cho chính quyền. Do những thổ lộ mà Hồ dại dột, cho là chỉ có tính chất cá nhân này, mà năm 1955 ông đã phải vào tù với danh nghĩa là thủ lĩnh của một tố chức bí mật chống đảng. Việc này lại càng làm trí thức lên tiếng phê bình, chứ đừng bày tỏ trong phạm vi bạn bè.

Chiến thuật của Mao khởi xướng tranh luận trong giới trí thức, cho phép trăm hoa đua nở và trăm nhà đua tiếng là chấp nhận sự mạo hiểm, bởi vì chỉ có ít người thực sự phản cách mạng và những người gan dạ như Hồ Phong sẽ chẳng bao giờ lên tiếng được nữa. Những trí thức khác sẽ chỉ phê phán những cá nhân mà Mao chủ tâm cải tạo.

Mao có lý do để chấp nhận là chiến thuật của ông sẽ thành công. Bởi vì, ngay cả trong những cuộc họp với các đại diện của các đảng dân chủ, ông luôn luôn ngập trong những lời xu nịnh thấp hèn - chẳng khác gì chuyến du lịch mùa hè năm 1956 của chúng tôi, khi ông gặp giới lãnh đạo đảng các tỉnh. Sau khi Hồ Phong bị bịt miệng, người ta phỏng đoán rằng, những trí thức trung thành còn lại sẽ đi theo đường lối của Mao.

Trong cuộc hội nghị cao nhất của nhà nước, Mao đã phê bình sự yếu kém về lãnh đạo của chính mình, liên quan tới sự xuống dốc của nền kinh tế nước nhà. Trương Thế Trung liền đỡ lời, bệnh vực vị Chủ tịch.

Trước đây, Trương Thế Trung là tướng của Quốc dân đảng và là người đứng đầu trong đàm phán giữa những người cộng sản và những người quốc gia hồi năm 1945. Năm 1949 vì bị Chu Ân Lai lôi kéo, ông đã chạy sang hàng ngũ những người cộng sản và từ đó trở đi, ông trở thành một thành viên lừng lẫy của kẻ thù cũ.

Trương nói trong hội nghị: Tôi thường so sánh Chủ tịch với Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch lúc nào cũng đồ lỗi cho người khác, mỗi khi việc gì bị thất bại. Không bao giờ ông ta nhận trách nhiệm về mình. Ngược lại không bao giờ Mao đổ lỗi cho người khác. Thật là một trời một vực! Thật đáng kính phục!

Phong trào phê bình do Mao khởi xướng cứ ì ra. Hầu hết các trí thức không dám mở miệng. Tính cách cai trị của Mao cũng như vầng hào quang huyền bí của quyền lực và sự bất khả xâm phạm bao quanh ông đã khiến cho ngay cả những kẻ to gan nhất và những người trung thực nhất cũng phải kính cẩn trước ông. Những thú nhận mà Mao cố gợi được ở người đối thoại trong những cuộc nói chuyện riêng tư chỉ là những lời xin lỗi đáng thương vì trước đây họ đã ngờ vực ông. Trước công luận cũng như trong phạm vi cá nhân, chẳng bao giờ Mao khuyến khích những người khác chính kiến nói lên sự thật là tại sao ông lại tin rằng ông được nhân dân ủng hộ hết lòng.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Khi các trí thức im lặng, một lần nữa, Mao lại rời khỏi giường và bước lên bục diễn thuyết. Trong hội nghị toàn quốc của đảng cộng sản Trung quốc về công tác tuyên truyền diễn ra từ ngày 6 đến 13 tháng ba năm 1957. với sự tham dự của các cán bộ lãnh đạo đảng và những phần tử dân chủ không đảng phái, Mao nhắc lại những câu quan trọng của bài phát biểu tháng hai của ông và cổ động cho phong trào Trăm hoa đua nở. Ông kêu gọi các lực lượng dân chủ đừng ngần ngại phê bình. Các báo chí tường thuật lại những luận điểm của ông, và ở khắp đất nước, những người lãnh đạo đảng bộ địa phương đã hưởng ứng trào lưu cho rằng, càng yêu đảng bao nhiều, càng phải thằng thắn phê bình đảng bấy nhiêu.

Nhưng khi phê bình chỉ được nêu ra một cách chung chung, rất hời hợt và nhẹ nhàng. Trong một cuộc mít tinh tại quảng trường Thién An Môn cuối tháng 4, Mao lại khuyén khích mọi người hãy phê bình đảng.

Cuối cùng những người dân chủ đã đáp ứng đề nghị của ông và những tiếng nói phê bình ngày một to hơn.

Lúc đó là đầu tháng 5 tức là vào thời điểm tôi trở lại với Mao. Dần dần. những sai lầm của đảng bị lên án ngày càng gay gắt, thậm chí người ta còn đặt vấn đề về quyền lãnh đạo của đảng. Không chỉ từng cá nhân đảng viên, mà toàn đảng bị công kích. Bỗng nhiên có tiếng nói, đảng cộng sản không có độc quyền lãnh đạo, quyền lực phải được chia sẻ. Một số người đòi chế độ đa đảng hoặc nguyên tắc lãnh đạo luân lưu, mỗi đảng đều có cơ hội lãnh đạo và thậm chí một vài kẻ lộn xộn còn đòi các đảng dân chủ phải có quân đội riêng.

Cuối cùng, cả sự chỉ lãnh đạo của Mao cũng bị lên án cực lực. Người ta so sánh đảng cộng sản với một ngôi chùa đạo Phật, mà người trụ trì chùa (tức là Mao) đọc kinh, còn các sư sãi (các cán bộ đảng) tụng theo. Thậm chí một vài người còn phàn nàn rằng, họ chỉ được phép phê bình các sư sãi chứ không được phê bình người trụ trì.

Dĩ nhiên, Mao bị sốc ông không hề có chủ ý đem mình ra để người ta phê phán, hoặc để cho toàn thể bộ máy đảng bị công kích. Từ trước tới nay ông chỉ quen với những lời xu nịnh, chẳng biết các nhà trí thức bất mãn đến mức độ nào.

Giữa tháng 5, cuộc phê bình đạt tới tột đỉnh. Tư tưởng chống đảng của quần chúng ở Trung quốc đã biến thành một cơn sóng lớn dữ dội. Ngay cả những thành viên của chính phủ, những người được coi là thủ lĩnh của những đảng dân chủ mà ý kiến của họ thường xuyên được chính phủ tham khảo, cũng lên tiếng phê bình. Tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng do Đặng Tước làm tổng biên tập được Hồ Kiều Mục, bạn tôi, cục phó cục tuyên truyền, kiểm duyệt cũng bị phê bình.

Về cơ bản. Mao đã tính sai. Ông chán ngán nằm lì trên giường và dưỡng bệnh cảm của ông, mà vì nó tôi lại bị triệu tới.

Bực tức trước những công kích ngày càng tăng, Mao soát lại chiến lược của ông và lập kế hoạch trả đũa.

Ngày 15 tháng 5, tức vài ngày sau khi tôi trở lại, Mao viết một bài với tiêu đề Sự biến hóa của sự thật. Bài này được lưu hành bí mật trong phạm các cán bộ cao cấp của đảng. Sau đó chiến dịch làm trong sạch đảng được chuyên hướng. Mao lập kế hoạch giáng trả những kẻ đã lớn tiếng phê bình ông. Các báo chỉ vẫn tiếp tục đăng những ý kiến phê bình, nhưng đồng thời đăng cả những bài cảm tình với đảng và những bài công kích những phần tử thiên hữu.

Mao nói: Trước hết, chúng ta phải nhử răn rết bò ra khỏi hang sau đó chúng ta mới đánh chúng. Chiến lược của tôi là, trước tiên chúng ta hãy để cỏ dại mọc lên, rồi bứng từng cụm một làm phân bón.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 15 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5 ... 9 ... 15  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết