Chương 33
Đến lúc Mao cũng bị phê phán. Tuy nhiên, lúc đầu chỉ là ngấm ngầm. Châu Tiểu Châu, bí thư thứ nhất tỉnh Hồ Nam, người mà Mao vẫn nghi ngờ, vì Châu đã nhắc nhở tới sự thận trọng khi tăng sản lượng nông nghiệp, là người đầu tiên chỉ trích Chủ tịch. Giữa tháng 12, khi chúng tôi rời Vũ Hán và dừng lại nghỉ ít lâu giữa chặng đường ở Trường Sa. Châu Tiểu Châu đã mời Mao xem một vở kinh kịch Hồ Nam có tựa đề Sinh tử bài. Đó là một câu chuyện rắc rối về một người phụ nữ trẻ bị buộc tội oan là đã giết người. Hải Thụy (1513-1587) một vị quan ngay thẳng đời nhà Minh (1368-1644) là nhân vật chính của vở kịch.. Ông làm việc trong triều vua Gia Kính và vào phút cuối cùng đã can ngăn việc xử trảm người phụ nữ đó. Bành Đức Hoài, vị bộ trưởng quốc phòng nổi tiếng của Trung quốc, người thẳng thắn nhiều lần dám chỉ trích trích Mao, đã xem vở kịch này vào tháng 11 khi ông đến thăm Trường Sa. Ông đã đánh giá cao vở kịch. Hải Thụy, người nổi tiếng vì tư tưởng công bằng đức tính liêm khiết và vì những mong muốn đổi mới là thần tượng trong nhiều vở kịch dân gian ở các địa phương. Tất cả những vở kịch đó đều đề cao sự quả cảm và nhân cách cao quí của vị quan đã cống hiến cả cuộc đời ông cho hạnh phúc của đất nước và nhân dân, chống lại tên vua ưa nịnh thường bị xúi bẩy. Châu Tiểu Châu chọn vở kịch này không phải là ngẫu nhiên. Chắc rằng ông tự cho mình là một quan chức trung thực, vì hạnh phúc của nhân dân và nước, nhưng ông bị một vị hoàng đế điên khùng chặn đường cản lối.
Nếu Mao có nhận ra ngụ ý ngầm chỉ trích này, nhất định ông sẽ không phản ứng. Ông thích vở kịch này và bị nhân vật Hải Thụy lôi cuốn. Ngay trong đêm đó ở Trường Sa, ông yêu cầu Lâm Khắc sưu tầm cho ông một số câu chuyện khác đã từng xảy ra trong triều đại nhà Minh nói về lòng dũng cảm và đức lính liêm khiết của Hải Thụy. Trong những tháng sau đó, ông thường khuyến khích các nhà lãnh đạo đảng hãy noi gương Hải Thụy.
Chúng tôi ở lại Trường Sa không lâu. Giang Thanh đang chờ chúng lôi ở Quảng Châu. Mao vẫn hứng thú nói về những con số số thống kê sản lượng vừa qua. Lúc này ông lại quan tâm đến công trình của nhà kinh tế học Liên-xô Leonchiev và muốn so sánh phương pháp tổ chức về kinh tế ở Liên-xô với cơ chế mới ở Trung quốc. Thế là ông gọi Trần Bá Đạt, Điền Gia Anh, và Đặng Lý Thuấn tới gặp để cùng với họ đọc cuốn sách Kinh tế chính trị của Li-ôn-chi-ép. Tại đó Điền Gia Anh cũng báo cáo lại tình hình ở Hà Nam. Lúc đó tôi không có cơ hội nói chuyện với Điền và chỉ biết rằng tình hình ở Hà Nam rất nghiêm trọng do có nạn đói. Trong những cuộc nói chuyện ban đêm với Mao, tôi nhận ra vẻ lo lắng hoàn toàn mới ở ông. Thỉnh thoảng ông tự hỏi có thật là có thể thu hoạch được mỗi mẫu (Trung quốc) mười nghìn cân thóc không? Ông cũng không tin vào chất lượng thép của những lò luyện kim gia đình nữa. Nhưng cứ khi Mao băn khoăn điều gì đấy thì những băn khoăn đó lại bị chiến dịch đại nhảy vọt lấn át. Chiến dịch này đã làm cho nhân dân tTrung quốc trở nên hăng say, trong khi Mao không muốn làm giảm đi tinh thần hăng say đó. Ông đứng về phía quần chúng và đại diện cho quyền lợi của họ. Điểm mạnh trong phong cách lãnh đạo của ông là khả năng kích động mọi người làm thức tỉnh sức sáng tạo của họ. Theo ông chính sách đại nhẩy vọt của ông đã xoáy mạnh vào khía cạnh này. Sự tự tin của ông vào việc lãnh đạo của mình vào chiến dịch đại nhảy vọt và vào quần chúng Trung quốc không có gì lay chuyển nổi.
Đến lúc Mao cũng bị phê phán. Tuy nhiên, lúc đầu chỉ là ngấm ngầm. Châu Tiểu Châu, bí thư thứ nhất tỉnh Hồ Nam, người mà Mao vẫn nghi ngờ, vì Châu đã nhắc nhở tới sự thận trọng khi tăng sản lượng nông nghiệp, là người đầu tiên chỉ trích Chủ tịch. Giữa tháng 12, khi chúng tôi rời Vũ Hán và dừng lại nghỉ ít lâu giữa chặng đường ở Trường Sa. Châu Tiểu Châu đã mời Mao xem một vở kinh kịch Hồ Nam có tựa đề Sinh tử bài. Đó là một câu chuyện rắc rối về một người phụ nữ trẻ bị buộc tội oan là đã giết người. Hải Thụy (1513-1587) một vị quan ngay thẳng đời nhà Minh (1368-1644) là nhân vật chính của vở kịch.. Ông làm việc trong triều vua Gia Kính và vào phút cuối cùng đã can ngăn việc xử trảm người phụ nữ đó. Bành Đức Hoài, vị bộ trưởng quốc phòng nổi tiếng của Trung quốc, người thẳng thắn nhiều lần dám chỉ trích trích Mao, đã xem vở kịch này vào tháng 11 khi ông đến thăm Trường Sa. Ông đã đánh giá cao vở kịch. Hải Thụy, người nổi tiếng vì tư tưởng công bằng đức tính liêm khiết và vì những mong muốn đổi mới là thần tượng trong nhiều vở kịch dân gian ở các địa phương. Tất cả những vở kịch đó đều đề cao sự quả cảm và nhân cách cao quí của vị quan đã cống hiến cả cuộc đời ông cho hạnh phúc của đất nước và nhân dân, chống lại tên vua ưa nịnh thường bị xúi bẩy. Châu Tiểu Châu chọn vở kịch này không phải là ngẫu nhiên. Chắc rằng ông tự cho mình là một quan chức trung thực, vì hạnh phúc của nhân dân và nước, nhưng ông bị một vị hoàng đế điên khùng chặn đường cản lối.
Nếu Mao có nhận ra ngụ ý ngầm chỉ trích này, nhất định ông sẽ không phản ứng. Ông thích vở kịch này và bị nhân vật Hải Thụy lôi cuốn. Ngay trong đêm đó ở Trường Sa, ông yêu cầu Lâm Khắc sưu tầm cho ông một số câu chuyện khác đã từng xảy ra trong triều đại nhà Minh nói về lòng dũng cảm và đức lính liêm khiết của Hải Thụy. Trong những tháng sau đó, ông thường khuyến khích các nhà lãnh đạo đảng hãy noi gương Hải Thụy.
Chúng tôi ở lại Trường Sa không lâu. Giang Thanh đang chờ chúng lôi ở Quảng Châu. Mao vẫn hứng thú nói về những con số số thống kê sản lượng vừa qua. Lúc này ông lại quan tâm đến công trình của nhà kinh tế học Liên-xô Leonchiev và muốn so sánh phương pháp tổ chức về kinh tế ở Liên-xô với cơ chế mới ở Trung quốc. Thế là ông gọi Trần Bá Đạt, Điền Gia Anh, và Đặng Lý Thuấn tới gặp để cùng với họ đọc cuốn sách Kinh tế chính trị của Li-ôn-chi-ép. Tại đó Điền Gia Anh cũng báo cáo lại tình hình ở Hà Nam. Lúc đó tôi không có cơ hội nói chuyện với Điền và chỉ biết rằng tình hình ở Hà Nam rất nghiêm trọng do có nạn đói. Trong những cuộc nói chuyện ban đêm với Mao, tôi nhận ra vẻ lo lắng hoàn toàn mới ở ông. Thỉnh thoảng ông tự hỏi có thật là có thể thu hoạch được mỗi mẫu (Trung quốc) mười nghìn cân thóc không? Ông cũng không tin vào chất lượng thép của những lò luyện kim gia đình nữa. Nhưng cứ khi Mao băn khoăn điều gì đấy thì những băn khoăn đó lại bị chiến dịch đại nhảy vọt lấn át. Chiến dịch này đã làm cho nhân dân tTrung quốc trở nên hăng say, trong khi Mao không muốn làm giảm đi tinh thần hăng say đó. Ông đứng về phía quần chúng và đại diện cho quyền lợi của họ. Điểm mạnh trong phong cách lãnh đạo của ông là khả năng kích động mọi người làm thức tỉnh sức sáng tạo của họ. Theo ông chính sách đại nhẩy vọt của ông đã xoáy mạnh vào khía cạnh này. Sự tự tin của ông vào việc lãnh đạo của mình vào chiến dịch đại nhảy vọt và vào quần chúng Trung quốc không có gì lay chuyển nổi.