Mao luôn muốn tôi tham gia tích cực vào cách mạng văn hoá. Ông không có ý cho phép tôi đứng ngoài cuộc chiến. Việc thử thách lòng tin của tôi được tiếp tục. Hai tuần sau khi quay về Bắc Kinh, ông mời tôi vào buồng ngủ.
Mao muốn tôi và y tá trưởng Ngô Từ Tuấn sáng hôm sau đi cùng con gái ông, Lý Nạp, vào đại học tổng hợp.
- Hãy xem những tờ báo lớn, thảo luận với sinh viên, giải thích, xem họ có phải là họ thực bị buộc tội bởi bọn phản cách mạng - Ông ra lệnh.
Náu mình bởi cuộc nghỉ hè, Mao đẩy Lưu Thiếu Kỳ nhận trách nhiệm về mình cuộc cách mạng văn hoá. Lưu Thiếu Kỳ cử tới đại học tổng hợp những đội công nhân để họ điều khiển phong trào chính trị đang bùng lên.
Nhưng Mao nghi ngờ rằng thay vì ủng hộ sự cổ vũ sinh viên, những người được Lưu cử đến ngăn chặn sự phê bình kết án bọn phản cách mạng.
Tôi chẳng thích đi cùng Lý Nạp, nhiều người ở đại học tổng hợp biết cô ta, khi cô ấy học ở khoa lịch sử. Tôi lo rằng, nếu người ta nhìn thấy chúng tôi đi với nhau, họ sẽ nghĩ là Mao tham gia phong trào.
Nhưng Mao chẳng lo điều này.
- Cái gì cơ? - Ông trả lời - Thật là tuyệt, nếu ở đại học tổng hợp người ta nghĩ rằng cả tôi bị cuốn vào cách mạng văn hoá. Các đồng chí cần ủng hộ sinh viên.
Lý Nạp mời một số bạn học và giáo sư gặp chúng tôi ở ký túc xá. Tôi nói dăm ba câu. Sau đó sinh viên bắt đầu phàn nàn về giới lãnh đạo đại học tổng hợp. Lý Bình, phó hiệu trưởng, người mà tôi từng tiếp xúc, khi Lý Nạp bị cảm và tôi phải đem cô ta vào bệnh viện, là đối tượng chú ý đặc biệt của những người nổi loạn.
Tổ chức đảng trường đã ngăn cuộc cách mạng của họ, sinh viên bị tức giận, đội công nhân lại ủng hộ nó. Nghe sinh viên phàn nàn, chúng tôi đi bộ quanh khu trường đại học tổng hợp, đọc báo chữ to dán khắp nơi. Tất cả mọi người ở đại học tổng hợp hình như đổ xuống đường, tụ tập thành những nhóm nhỏ, tiến hành các cuộc sát phạt chính trị tàn khốc.
Những cái xảy ra ở đại học tổng hợp, không làm tôi để tâm đến. Vấn đề chính trị thậ sự không phải ở khu trường đại học tổng hợp, mà là ở hàng ngũ chính trị cao cấp của đảng. Tôi cho rằng chính bản thân các nhà lãnh đạo đã phải tìm ra phương cách giải quyết các bất đồng của mình. Không có sự cần thiết phải lôi sinh viên vào vạc dầu này.
Mao, tất nhiên, nghĩ khác. Ông chiến đấu với những đảng viên của đảng mình và giờ đây, thậm chí hơn cả năm 1957, biết rằng không thể tin vào đảng. Ông không thể dựa vào trí thức, chỉ bằng mồm miệng mà đập tan được đảng. Khi ông triệu tập hội nghị trí thức để cho phép trăm hoa đua nở trăm nhà lên tiếng, họ đã trả lời bao nhiêu cuộc công kích vào kẻ thù của ông, thì lại cho rằng đó cuộc đả kích chống chủ nghĩa xã hội và sự phê bình của Chủ tịch.
Mao muốn sử dụng cách mạng văn hoá, bằng bàn tay lũ thanh niên đang sùng bái ông, để tính sổ với những người quan liêu có tiếng tăm. Chỉ có thanh niên mới có lòng dũng cảm đấu tranh với các lực lượng chính trị già cỗi, ông nói cho tôi, khi chúng tôi vẫn còn ở Vũ Hán.
- Chúng ta cần dựa vào họ để bắt đầu cách mạng. Nếu khác đi chúng ta không thể đánh đổ được những yêu ma, đang phá hoại chính quyền.
Mao không cần thông tin của tôi về tình hình ở đại học tổng hợp. Ông biết rõ rằng cái gì xảy ra ở đó, nhưng đã cử tôi tới một lần nữa kiểm tra mối quan hệ của tôi với Cách mạng văn hoá.
Ông ta muốn biết liệu tôi có coi sinh viên là bọn phản cách mạng hay không?
- Không, dĩ nhiên là không rồi - Tôi trả lời không cần suy nghĩ - chẳng lẽ lại có thể trong số thanh niên có nhiều bọn phản cách mạng?
- Đúng - Mao tán thành - Đó chính là điều tôi muốn nghe.
Mao muốn tôi và y tá trưởng Ngô Từ Tuấn sáng hôm sau đi cùng con gái ông, Lý Nạp, vào đại học tổng hợp.
- Hãy xem những tờ báo lớn, thảo luận với sinh viên, giải thích, xem họ có phải là họ thực bị buộc tội bởi bọn phản cách mạng - Ông ra lệnh.
Náu mình bởi cuộc nghỉ hè, Mao đẩy Lưu Thiếu Kỳ nhận trách nhiệm về mình cuộc cách mạng văn hoá. Lưu Thiếu Kỳ cử tới đại học tổng hợp những đội công nhân để họ điều khiển phong trào chính trị đang bùng lên.
Nhưng Mao nghi ngờ rằng thay vì ủng hộ sự cổ vũ sinh viên, những người được Lưu cử đến ngăn chặn sự phê bình kết án bọn phản cách mạng.
Tôi chẳng thích đi cùng Lý Nạp, nhiều người ở đại học tổng hợp biết cô ta, khi cô ấy học ở khoa lịch sử. Tôi lo rằng, nếu người ta nhìn thấy chúng tôi đi với nhau, họ sẽ nghĩ là Mao tham gia phong trào.
Nhưng Mao chẳng lo điều này.
- Cái gì cơ? - Ông trả lời - Thật là tuyệt, nếu ở đại học tổng hợp người ta nghĩ rằng cả tôi bị cuốn vào cách mạng văn hoá. Các đồng chí cần ủng hộ sinh viên.
Lý Nạp mời một số bạn học và giáo sư gặp chúng tôi ở ký túc xá. Tôi nói dăm ba câu. Sau đó sinh viên bắt đầu phàn nàn về giới lãnh đạo đại học tổng hợp. Lý Bình, phó hiệu trưởng, người mà tôi từng tiếp xúc, khi Lý Nạp bị cảm và tôi phải đem cô ta vào bệnh viện, là đối tượng chú ý đặc biệt của những người nổi loạn.
Tổ chức đảng trường đã ngăn cuộc cách mạng của họ, sinh viên bị tức giận, đội công nhân lại ủng hộ nó. Nghe sinh viên phàn nàn, chúng tôi đi bộ quanh khu trường đại học tổng hợp, đọc báo chữ to dán khắp nơi. Tất cả mọi người ở đại học tổng hợp hình như đổ xuống đường, tụ tập thành những nhóm nhỏ, tiến hành các cuộc sát phạt chính trị tàn khốc.
Những cái xảy ra ở đại học tổng hợp, không làm tôi để tâm đến. Vấn đề chính trị thậ sự không phải ở khu trường đại học tổng hợp, mà là ở hàng ngũ chính trị cao cấp của đảng. Tôi cho rằng chính bản thân các nhà lãnh đạo đã phải tìm ra phương cách giải quyết các bất đồng của mình. Không có sự cần thiết phải lôi sinh viên vào vạc dầu này.
Mao, tất nhiên, nghĩ khác. Ông chiến đấu với những đảng viên của đảng mình và giờ đây, thậm chí hơn cả năm 1957, biết rằng không thể tin vào đảng. Ông không thể dựa vào trí thức, chỉ bằng mồm miệng mà đập tan được đảng. Khi ông triệu tập hội nghị trí thức để cho phép trăm hoa đua nở trăm nhà lên tiếng, họ đã trả lời bao nhiêu cuộc công kích vào kẻ thù của ông, thì lại cho rằng đó cuộc đả kích chống chủ nghĩa xã hội và sự phê bình của Chủ tịch.
Mao muốn sử dụng cách mạng văn hoá, bằng bàn tay lũ thanh niên đang sùng bái ông, để tính sổ với những người quan liêu có tiếng tăm. Chỉ có thanh niên mới có lòng dũng cảm đấu tranh với các lực lượng chính trị già cỗi, ông nói cho tôi, khi chúng tôi vẫn còn ở Vũ Hán.
- Chúng ta cần dựa vào họ để bắt đầu cách mạng. Nếu khác đi chúng ta không thể đánh đổ được những yêu ma, đang phá hoại chính quyền.
Mao không cần thông tin của tôi về tình hình ở đại học tổng hợp. Ông biết rõ rằng cái gì xảy ra ở đó, nhưng đã cử tôi tới một lần nữa kiểm tra mối quan hệ của tôi với Cách mạng văn hoá.
Ông ta muốn biết liệu tôi có coi sinh viên là bọn phản cách mạng hay không?
- Không, dĩ nhiên là không rồi - Tôi trả lời không cần suy nghĩ - chẳng lẽ lại có thể trong số thanh niên có nhiều bọn phản cách mạng?
- Đúng - Mao tán thành - Đó chính là điều tôi muốn nghe.