- Con nói cái gì mà lương tâm ? Ba cho vay chứ nào phải trộm cướp gì đâu ?
- Nhưng mà con nhìn thấy cảnh con nợ đến quỳ lạy, van xin... con thật là không nỡ.
- Con thiệt là... không có giống ba chút nào cả.
- Mẹ con dại dột thì có, đương không lại bỏ nhà đi tu.
- Mẹ nói là người bị ám ảnh bởi một hình ảnh kinh hoàng nào đó . Từ ngày đi tu, người sống yên ổn và thanh thản hơn.
- Nhắn mới nhớ, ba con mình đi thăm bà ấy đi.
- Nhưng mà ba không được khỏe.
- Không sao. Ba bệnh đã bốn năm rồi, nếu có chết thi nay đã không còn ngồi đây nói chuyện với con nữa.
- Ba thiệt là... Không có gì ngăn cản được ý muốn của ba cả.
Hai cha con họ đứng lên đi ra nhà xe Sĩ Đông nói trên đường đi :
- Ít ra con cũng giống họ Ở điểm đó . Muốn đi làm bác sĩ là nhất định phải đi, mặc tình ông già này phải đối thế nào cũng không được.
Sĩ Thăng chỉ cười cười không nói . Dẫu không cùng chung chí hướng, nhưng hai cha con họ bao giờ cũng rất hợp với nhau mỗi khi trò chuyện hoặc tranh luận . Thăng gọi tài xế đánh xe đua họ đi. Đó là Tư Cao, người vừa lái xe vừa kiêm làm vệ sĩ cho ông Sĩ Đông từ mười mấy năm qua, cũng là một tay đòi nợ rất thiện nghệ . Không con nợ nào là không sợ Ông ta.
- Ông chủ . Chúng ta đi đâu đây ?
- Đến chùa đi.
Trí Cao lẳng lặng cho xe ra khỏi cổng . Ông ta đã quen thuộc với những chuyến đi như thế này.
Xe dừng trước một ngôi chùa nhỏ . Khoảng sân rộng được che mát bởi tàn cây cổ thụ già có đến hàng trăm tuổi . Trong khoảng bóng mát mênh mông đó, một ni cô đang khoan thai quét từng chiếc lá về một hướng . Nghe tiếng động, ni cô ngẩn đầu nhìn lên, đó là Ánh Ngọc ngày xưa. Người đàn bà đã cùng ông Sĩ Đông đến nhà Tiểu Vân đòi nợ hơn tám năm đó . Sĩ thăng chính là con trai của họ.
- Mẹ...
Thăng gọi, chàng và Tư Cao dìu ông Sĩ Đông đi dần về phía ni cộ Miệng chàng rối rít hỏi :
- Mẹ có khỏe không mẹ ?
- Ta vẫn khỏe . Hai cha con lại đến đây làm gì ?
- Chúng tôi đến thăm bà không được sao ?
Ni cô thở dài :
- Nhân duyên đã dứt rồi, còn quyến luyến làm chi nữa.
- Ai nói là nhân duyên đã dứt ? Lão già này đêm đêm vẫn nhớ bà đến ngủ không được, như thế làm sao gọi là dứt nợ được chứ ?
- Tôi không thèm nói với ông nữa . - Bà quay sang Sĩ Thăng - Dạo này con làm gì, Sĩ Thăng ?
Thăng chưa kịp đáp thì cha chàng đã nhanh miệng nói :
- Đó... đó... chẳng phải là bà vẫn còn quan tâm đến gia đình sao ? Ánh Ngọc à ! Bà theo cha con tôi về nhà đi.
Ni cô nghiêm khắc cắt lời Sĩ Đông:
- Tôi bây giờ là Diệu Hoa. - Rồi bà ngẩng nhìn lên trời xanh bao lạ, nói như than - Đó chính là cái dở của tôi, có tu hết kiếp này cũng không thành chính quả được.
Sĩ Thăng đỡ cha và mẹ cùng ngồi xuống bậc thềm trước cổng chùa . Chàng nói với mẹ :
- Mẹ à ! Điều cốt lỗi là mẹ đã thành tâm sám hối, còn những từ xưng hô, chỉ là hình thức mà thôi. Làm người, ai mà không có tình cảm, nhất là những tình cảm máu mủ thiêng liêng. Những kẻ tu hành cũng không ngoại lệ mà mẹ.
Người đàn bà khoác áo nấu sồng bỗng nhìn con trìu mến :
- Con đã thật sự trưởng thành rồi đó, Sĩ Thăng. - Rồi bà quay sang chồng - Sĩ Đông ! Tôi khuyên ông một lần nữa, hãy vì tương lai của đứa con này mà từ bỏ việc làm thất đức của mình.
Ông Sĩ Đông khoát tay bực dọc :
- Thôi, thôi... chúng tôi đến đây để thăm bà chứ không phải nghe giảng đạo . Ở nhà sung sướng không chịu, đến đây để làm ni cô, sáng sáng chiều chiều quét lá đa chi cho cực thân, cực xác ,
Người đàn bà thở dài :
- Ông vần còn chưa chịu tỉnh ngộ.
- Cái gì mà tỉnh ngộ với không chứ ? Sĩ Đông này mấy chục năm qua làm nghề cho vay có bao giờ thấy mình thua thiệt đâu.
Thiếu phụ bỗng quay sang con :
- Sĩ Thăng ! Con đi dạo một chút đi.
Hiểu ý mẹ, Thăng đứng lên kéo tay Tư Cao cả hai bước quanh cảnh chùa tinh khiết . Còn lại hai người, ni cô từ từ nói :
- Cho đến bây giờ, hơn tám năm rồi mà tôi vẫn chưa hết ám ảnh bởi cái chết thê thảm của hai vợ chồng Hạ Quyên ngày xưa. Và còn bao nhiều cái chết khác nữa ? Mỗi người một cách, mỗi gia đình một hoàn cảnh, nhưng ít ra cũng có vài trường hợp vì chúng ta mà tan nát cả gia đình.
- Nhưng mà con nhìn thấy cảnh con nợ đến quỳ lạy, van xin... con thật là không nỡ.
- Con thiệt là... không có giống ba chút nào cả.
- Mẹ con dại dột thì có, đương không lại bỏ nhà đi tu.
- Mẹ nói là người bị ám ảnh bởi một hình ảnh kinh hoàng nào đó . Từ ngày đi tu, người sống yên ổn và thanh thản hơn.
- Nhắn mới nhớ, ba con mình đi thăm bà ấy đi.
- Nhưng mà ba không được khỏe.
- Không sao. Ba bệnh đã bốn năm rồi, nếu có chết thi nay đã không còn ngồi đây nói chuyện với con nữa.
- Ba thiệt là... Không có gì ngăn cản được ý muốn của ba cả.
Hai cha con họ đứng lên đi ra nhà xe Sĩ Đông nói trên đường đi :
- Ít ra con cũng giống họ Ở điểm đó . Muốn đi làm bác sĩ là nhất định phải đi, mặc tình ông già này phải đối thế nào cũng không được.
Sĩ Thăng chỉ cười cười không nói . Dẫu không cùng chung chí hướng, nhưng hai cha con họ bao giờ cũng rất hợp với nhau mỗi khi trò chuyện hoặc tranh luận . Thăng gọi tài xế đánh xe đua họ đi. Đó là Tư Cao, người vừa lái xe vừa kiêm làm vệ sĩ cho ông Sĩ Đông từ mười mấy năm qua, cũng là một tay đòi nợ rất thiện nghệ . Không con nợ nào là không sợ Ông ta.
- Ông chủ . Chúng ta đi đâu đây ?
- Đến chùa đi.
Trí Cao lẳng lặng cho xe ra khỏi cổng . Ông ta đã quen thuộc với những chuyến đi như thế này.
Xe dừng trước một ngôi chùa nhỏ . Khoảng sân rộng được che mát bởi tàn cây cổ thụ già có đến hàng trăm tuổi . Trong khoảng bóng mát mênh mông đó, một ni cô đang khoan thai quét từng chiếc lá về một hướng . Nghe tiếng động, ni cô ngẩn đầu nhìn lên, đó là Ánh Ngọc ngày xưa. Người đàn bà đã cùng ông Sĩ Đông đến nhà Tiểu Vân đòi nợ hơn tám năm đó . Sĩ thăng chính là con trai của họ.
- Mẹ...
Thăng gọi, chàng và Tư Cao dìu ông Sĩ Đông đi dần về phía ni cộ Miệng chàng rối rít hỏi :
- Mẹ có khỏe không mẹ ?
- Ta vẫn khỏe . Hai cha con lại đến đây làm gì ?
- Chúng tôi đến thăm bà không được sao ?
Ni cô thở dài :
- Nhân duyên đã dứt rồi, còn quyến luyến làm chi nữa.
- Ai nói là nhân duyên đã dứt ? Lão già này đêm đêm vẫn nhớ bà đến ngủ không được, như thế làm sao gọi là dứt nợ được chứ ?
- Tôi không thèm nói với ông nữa . - Bà quay sang Sĩ Thăng - Dạo này con làm gì, Sĩ Thăng ?
Thăng chưa kịp đáp thì cha chàng đã nhanh miệng nói :
- Đó... đó... chẳng phải là bà vẫn còn quan tâm đến gia đình sao ? Ánh Ngọc à ! Bà theo cha con tôi về nhà đi.
Ni cô nghiêm khắc cắt lời Sĩ Đông:
- Tôi bây giờ là Diệu Hoa. - Rồi bà ngẩng nhìn lên trời xanh bao lạ, nói như than - Đó chính là cái dở của tôi, có tu hết kiếp này cũng không thành chính quả được.
Sĩ Thăng đỡ cha và mẹ cùng ngồi xuống bậc thềm trước cổng chùa . Chàng nói với mẹ :
- Mẹ à ! Điều cốt lỗi là mẹ đã thành tâm sám hối, còn những từ xưng hô, chỉ là hình thức mà thôi. Làm người, ai mà không có tình cảm, nhất là những tình cảm máu mủ thiêng liêng. Những kẻ tu hành cũng không ngoại lệ mà mẹ.
Người đàn bà khoác áo nấu sồng bỗng nhìn con trìu mến :
- Con đã thật sự trưởng thành rồi đó, Sĩ Thăng. - Rồi bà quay sang chồng - Sĩ Đông ! Tôi khuyên ông một lần nữa, hãy vì tương lai của đứa con này mà từ bỏ việc làm thất đức của mình.
Ông Sĩ Đông khoát tay bực dọc :
- Thôi, thôi... chúng tôi đến đây để thăm bà chứ không phải nghe giảng đạo . Ở nhà sung sướng không chịu, đến đây để làm ni cô, sáng sáng chiều chiều quét lá đa chi cho cực thân, cực xác ,
Người đàn bà thở dài :
- Ông vần còn chưa chịu tỉnh ngộ.
- Cái gì mà tỉnh ngộ với không chứ ? Sĩ Đông này mấy chục năm qua làm nghề cho vay có bao giờ thấy mình thua thiệt đâu.
Thiếu phụ bỗng quay sang con :
- Sĩ Thăng ! Con đi dạo một chút đi.
Hiểu ý mẹ, Thăng đứng lên kéo tay Tư Cao cả hai bước quanh cảnh chùa tinh khiết . Còn lại hai người, ni cô từ từ nói :
- Cho đến bây giờ, hơn tám năm rồi mà tôi vẫn chưa hết ám ảnh bởi cái chết thê thảm của hai vợ chồng Hạ Quyên ngày xưa. Và còn bao nhiều cái chết khác nữa ? Mỗi người một cách, mỗi gia đình một hoàn cảnh, nhưng ít ra cũng có vài trường hợp vì chúng ta mà tan nát cả gia đình.