Lâu lắm rồi mới ngủ một giấc ngủ dài như thế mặc dù tỉnh giấc vào lúc 1giờ đêm nhìn vào cái điện thoại thấy có hai cuộc gọi nhỡ vào lúc 12h30. Vậy mà ngủ say tít chẳng nghe thấy chuông đổ mặc dù điện thoại để ngay cạnh không để ở dưới con gấu béo như mọi khi. Hơn 8h30 nằm xem tivi thế là ngủ tít khò.
Mọi ngày muốn ngủ sớm lắm nhưng không có ngủ được. Một ngày chỉ ngủ được từ 5 đến 6 tiếng, đêm thì chỉ ngủ khoảng 5 tiếng hoặc hơn một chút muốn ngủ giờ nào thì ngủ đến từng ấy tiếng là cái đồng hồ sinh học đánh thức dậy. Mọi người bình minh buổi sáng bằng tiếng chuông của đồng hồ hay điện thoại còn mình thì binh minh bằng cái đồng hồ sinh học sẵn có. Khổ vậy đấy. Hôm nào mà có muốn ngủ nướng thì cũng không có ngủ được, muốn ngủ dậy muộn thì lại phải đi ngủ muộn. Sao là mình lại khổ sở trong cái việc ngủ vậy, nhớ là đã kêu ca một lần về cái việc ngủ nhưng vẫn thích kể về nó. Lần đó khi kêu bị một người nói: "Đời người có một gang tay. Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang!".
Cái gang tay của đời người cũng dài lắm. Để mà sống hết một gang tay ấy sao cho ý nghĩ và thoải mái quả thật là khó. Con người là động vật cao cấp nhất trên trái đất này. Biết suy nghĩ, biết điêu ngoa, gian dối, lừa lọc, biết yêu thương căm ghét và giận... hơn tất cả được thể hiện không những bằng hành động, bằng cử chỉ hay nét mặt mà còn cả bằng ngôn ngữ. Ngày học cấp 3 thấy giáo hiệu phó của trường đã tứng nói thế này: "Con người khi sống phải chịu rất nhiều áp lục, áp lực từ phía thiên nhiên, từ phía những người khác và từ ngay chính bản thân mình. Từ "con người" khi tách ra thì sẽ thành từ "con" và từ "người".
Làm con thì dễ nhưng làm người thì khó. Khi làm con thì không khác gì những con vật sống hoang dã ngoài thiên nhiên nhưng làm người thì phải khác. Làm người là phải biết suy nghĩ, phải biết sống sao cho trọn vẹn nghĩa tình, phải biết lượng sức mình...". Thầy quả là một nhà giáo mẫu mực. Chính thầy kéo tôi ra khỏi sự mặc cảm của riêng mình, kéo ra khỏi những câu hỏi "Tại sao" luôn tồn tại trong đầu. Thấy bảo: "Câu hỏi "tại sao" thì nhiếu lắm, em sống đến hết đời mình vẫn chữa trả lời hết được những câu hỏi do mình đưa ra và vẫn chưa hết được câu hỏi "tại sao". Thầy thấy em là người đặc biệt với cái tên đặc biệt. Thầy biết là em sẽ giữ được bản chất của mình và luôn đặt niềm tin ở em với những câu ví của loài hoa ấy. Em sẽ vẫn luôn là em cho dù em sống trong môi trường nào".
Thầy là người đầu tiên dạy cho tôi biết là phải tin tưởng vào người khác và phải động viên họ bằng những lời tin tưởng đó. Nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Vì nhiều khi không thể nói: "Bạn hay cố gắng lên nhé nỗi buồn nào rồi cũng qua đi hay hãy vui lên đi nào bạn làm được mà...". Ví có khi những gì người ta viết ra hay nói ra thì đều đã qua, lúc đó người ta không còn buồn hay nghĩ nhiều đến nó nữa mà chỉ là ký ức. Mọi lời an ủi và động viên không phải lúc nào cũng nói được không thì nó sẽ trở thành sự vô duyên. Đôi khi người nghe hay người đọc cũng chỉ nói lên cảm nhận của riêng mình và không có ý gì khác khi không biết rõ nguồn gốc chính của vấn đề là như thế nào thì cũng chỉ nó "Sao mà buồn vậy, sao mà tâm trạng vậy". Tất cả cũng chỉ là câu hỏi. Kể thì biết thêm lý do để nói lời động viên và chia sẻ sao cho đúng còn không thì chỉ biết là buồn lúc đó chẳng biết nói gì ngoài sự im lặng.
Đã là con người thì ai cũng giỏi trong việc phải làm sao cho mình cảm thấy thoải mái và vui, làm thế nào để vượt qua được những nỗi buồn của mình theo cách của riêng mình cho dù có phải trà đạp lên người khác mà đi hay đặt điều cho người khác hay làm bất kỳ một việc xấu nào. Những người có tấm lòng, có tâm thì làm theo cái tâm của mình, không muốn ai phải khổ, phải buồn hay không muốn đôi co, tranh giành thì cảm thấy như thế là thoải mái. Khi làm một việc xấu thì cảm thấy trong lòng không yên.
Con người là phúc tạp vậy đấy. Luôn luôn tồn tại trong mình mặt tốt và mặt xấu. Mặt tốt và mặt xấu luôn đấu tranh với nhau để giành vị trí đứng đầu để điều khiển lý trí và con tim. Người tốt thì luôn xếp vị trí cho mặt tốt là trên hết. Lúc đó mặt tốt sẽ khống chế mặt xấu không cho nó phát triền nhưng đôi khi mặt xấu vẫn ngoi lên đòi quyền lợi của mình rồi lại bị mặt tốt áp dụng biện pháp chế tài bắt phải ngủ yên. Người xấu thì ngược lại. Họ xấu không có nghĩ là họ xấu hết. Vì con người khi sinh ra vỗn dĩ là tốt trong quá trình sống và vận động của mình đã không biết cách chế ngự mặt xấu để cho nó lớn lên và phát triền. Họ cũng bị giày vò trong tư tưởng và tâm can. Cuộc sống là luôn vận động và phát triển.
Mọi ngày muốn ngủ sớm lắm nhưng không có ngủ được. Một ngày chỉ ngủ được từ 5 đến 6 tiếng, đêm thì chỉ ngủ khoảng 5 tiếng hoặc hơn một chút muốn ngủ giờ nào thì ngủ đến từng ấy tiếng là cái đồng hồ sinh học đánh thức dậy. Mọi người bình minh buổi sáng bằng tiếng chuông của đồng hồ hay điện thoại còn mình thì binh minh bằng cái đồng hồ sinh học sẵn có. Khổ vậy đấy. Hôm nào mà có muốn ngủ nướng thì cũng không có ngủ được, muốn ngủ dậy muộn thì lại phải đi ngủ muộn. Sao là mình lại khổ sở trong cái việc ngủ vậy, nhớ là đã kêu ca một lần về cái việc ngủ nhưng vẫn thích kể về nó. Lần đó khi kêu bị một người nói: "Đời người có một gang tay. Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang!".
Cái gang tay của đời người cũng dài lắm. Để mà sống hết một gang tay ấy sao cho ý nghĩ và thoải mái quả thật là khó. Con người là động vật cao cấp nhất trên trái đất này. Biết suy nghĩ, biết điêu ngoa, gian dối, lừa lọc, biết yêu thương căm ghét và giận... hơn tất cả được thể hiện không những bằng hành động, bằng cử chỉ hay nét mặt mà còn cả bằng ngôn ngữ. Ngày học cấp 3 thấy giáo hiệu phó của trường đã tứng nói thế này: "Con người khi sống phải chịu rất nhiều áp lục, áp lực từ phía thiên nhiên, từ phía những người khác và từ ngay chính bản thân mình. Từ "con người" khi tách ra thì sẽ thành từ "con" và từ "người".
Làm con thì dễ nhưng làm người thì khó. Khi làm con thì không khác gì những con vật sống hoang dã ngoài thiên nhiên nhưng làm người thì phải khác. Làm người là phải biết suy nghĩ, phải biết sống sao cho trọn vẹn nghĩa tình, phải biết lượng sức mình...". Thầy quả là một nhà giáo mẫu mực. Chính thầy kéo tôi ra khỏi sự mặc cảm của riêng mình, kéo ra khỏi những câu hỏi "Tại sao" luôn tồn tại trong đầu. Thấy bảo: "Câu hỏi "tại sao" thì nhiếu lắm, em sống đến hết đời mình vẫn chữa trả lời hết được những câu hỏi do mình đưa ra và vẫn chưa hết được câu hỏi "tại sao". Thầy thấy em là người đặc biệt với cái tên đặc biệt. Thầy biết là em sẽ giữ được bản chất của mình và luôn đặt niềm tin ở em với những câu ví của loài hoa ấy. Em sẽ vẫn luôn là em cho dù em sống trong môi trường nào".
Thầy là người đầu tiên dạy cho tôi biết là phải tin tưởng vào người khác và phải động viên họ bằng những lời tin tưởng đó. Nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Vì nhiều khi không thể nói: "Bạn hay cố gắng lên nhé nỗi buồn nào rồi cũng qua đi hay hãy vui lên đi nào bạn làm được mà...". Ví có khi những gì người ta viết ra hay nói ra thì đều đã qua, lúc đó người ta không còn buồn hay nghĩ nhiều đến nó nữa mà chỉ là ký ức. Mọi lời an ủi và động viên không phải lúc nào cũng nói được không thì nó sẽ trở thành sự vô duyên. Đôi khi người nghe hay người đọc cũng chỉ nói lên cảm nhận của riêng mình và không có ý gì khác khi không biết rõ nguồn gốc chính của vấn đề là như thế nào thì cũng chỉ nó "Sao mà buồn vậy, sao mà tâm trạng vậy". Tất cả cũng chỉ là câu hỏi. Kể thì biết thêm lý do để nói lời động viên và chia sẻ sao cho đúng còn không thì chỉ biết là buồn lúc đó chẳng biết nói gì ngoài sự im lặng.
Đã là con người thì ai cũng giỏi trong việc phải làm sao cho mình cảm thấy thoải mái và vui, làm thế nào để vượt qua được những nỗi buồn của mình theo cách của riêng mình cho dù có phải trà đạp lên người khác mà đi hay đặt điều cho người khác hay làm bất kỳ một việc xấu nào. Những người có tấm lòng, có tâm thì làm theo cái tâm của mình, không muốn ai phải khổ, phải buồn hay không muốn đôi co, tranh giành thì cảm thấy như thế là thoải mái. Khi làm một việc xấu thì cảm thấy trong lòng không yên.
Con người là phúc tạp vậy đấy. Luôn luôn tồn tại trong mình mặt tốt và mặt xấu. Mặt tốt và mặt xấu luôn đấu tranh với nhau để giành vị trí đứng đầu để điều khiển lý trí và con tim. Người tốt thì luôn xếp vị trí cho mặt tốt là trên hết. Lúc đó mặt tốt sẽ khống chế mặt xấu không cho nó phát triền nhưng đôi khi mặt xấu vẫn ngoi lên đòi quyền lợi của mình rồi lại bị mặt tốt áp dụng biện pháp chế tài bắt phải ngủ yên. Người xấu thì ngược lại. Họ xấu không có nghĩ là họ xấu hết. Vì con người khi sinh ra vỗn dĩ là tốt trong quá trình sống và vận động của mình đã không biết cách chế ngự mặt xấu để cho nó lớn lên và phát triền. Họ cũng bị giày vò trong tư tưởng và tâm can. Cuộc sống là luôn vận động và phát triển.