U Minh (tỉnh Cà Mau) vốn được biết đến như vùng “bốn bề là tràm”. Nhưng nay, đường về U Minh thông thoáng, nông thôn khởi sắc. Người dân ở đây bây giờ không còn cảnh chạy gạo từng bữa mà đã bắt đầu nghĩ đến chuyện làm giàu…
Trở lại U Minh vào những ngày gần đây, chúng tôi thấy vùng đất này đã chuyển mình mạnh mẽ. Đường về trung tâm huyện U Minh được tráng nhựa phẳng lì. Trên vùng đất này cũng đã có những công trình tầm cỡ quốc gia. Đó là tổ hợp các nhà máy nằm trong Cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau bề thế, được xây dựng bên bờ sông Cái Tàu (xã Khánh An). Về đêm, cụm công này thắp sáng cả một vùng trời U Minh.
Có thể nói, từ khi Chính phủ có quyết định đầu tư xây dựng tổ hợp nhà máy trên đã làm thay đổi mạnh mẽ vùng đất U Minh. Công trình đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ông Quách Xuân Họp, Chủ tịch UBND xã Khánh An, cho biết: “Từ khi tổ hợp dự án khí - điện - đạm đi vào hoạt động, vùng đất này cũng thay đổi. Không chỉ đóng góp 50% ngân sách cho tỉnh Cà Mau mà địa phương cũng hưởng lợi rất nhiều từ các dự án này. Doanh nghiệp cũng hỗ trợ xã trong công tác chăm lo gia đình chính sách, xây dựng trường học, trạm xá... Chính điều này đang góp phần rất lớn cho Khánh An về đích trong xây dựng xã nông thôn mới vào cuối năm nay”.
Cụm công nghiệp khí - điện - đạm đóng góp quan trọng vào sự phát triển của vùng đất U Minh.
Sự thay đổi của U Minh không chỉ diễn ra ở “mặt tiền” mà hiện rõ nét ở tuyến dân cư trong các lâm phần rừng tràm. Hiện nay, nhiều tuyến đường dẫn vào khu dân cư đã được bê tông hóa, điện được kéo về thắp sáng những căn nhà dưới tán rừng tràm… Kể về quá trình đến vùng đất U Minh lập nghiệp, lão nông Tư Quang (Nguyễn Văn Quang, xã Khánh Thuận) phấn khởi: “Khi nhận đất giao khoán trong rừng, thời gian đầu bà con khổ lắm vì vô đây đa số là dân nghèo. Không ít hộ bám trụ không nổi đã bỏ đi. Đến nay cuộc sống của dân ở lâm phần đã đỡ hơn, cây tràm đã có giá trở lại, cây keo lai cũng cho lợi nhuận cao.
Nói đến U Minh không thể không nói đến cây tràm và những sản vật dưới tán rừng. Hiện nay, đối với cây tràm bản địa, cư dân đã thay đổi tập quán sản xuất, biết cách trồng kê liếp thâm canh, giúp rút ngắn chu kỳ khai thác và hiệu quả kinh tế cao gấp ba lần. Gần đây nhiều người dân U Minh cũng phát triển kinh tế rừng bằng việc trồng keo lai... Do cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người khắp nơi đổ về U Minh lùng mua đất để trồng.
Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, nhận định: “Theo xu thế chung, diện tích rừng sẽ ngày càng thu hẹp, vì vậy cây rừng càng có giá trị. Những năm gần đây, cây tràm U Minh đã tăng giá trở lại, cây keo lai cũng phát triển mạnh và được tiêu thụ tốt. Nếu trồng rừng theo hình thức thâm canh như hiện nay thì thu nhập của người dân U Minh sẽ tăng lên đáng kể”. Cũng theo ông Hiếu, thời gian qua công ty đã dành nhiều tỷ đồng hỗ trợ dân bằng cách múc kê liếp, đầu tư giống… cho dân với lãi suất thấp, tới kỳ thu hoạch mới trả lại công ty. Tuy nhiên, tài chính công ty có giới hạn nên không thể giải quyết hết nhu cầu của dân.
Kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu thành lập huyện U Minh, ông Lê Thanh Triều, Bí thư Huyện ủy, cho biết: Huyện U Minh được thành lập cách đây 36 năm (ngày 20-5-1979). Khi đó khu trung tâm huyện U Minh chỉ có 4 ngôi nhà và vài ba “quán cóc”, cả huyện chưa có mét đường bê tông nào... Nhưng giờ đây dân cư sống tập trung đông đúc và kinh doanh buôn bán. Đặc biệt, cụm công nghiệp khí - điện - đạm đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời cũng là tiền đề để U Minh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
U Minh, cũng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây là căn cứ địa cách mạng, là nơi đóng quân của các cơ quan của Tỉnh ủy, Khu ủy, Trung ương Cục miền Nam. Các đồng chí: Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp khác đã từng bám trụ nơi đây để lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam trong những năm chiến tranh ác liệt. Đó là những hình ảnh U Minh oai hùng năm xưa, còn hiện tại U Minh đã thay đổi, kết cấu hạ tầng của huyện đang được đẩy mạnh đầu tư. Hiện nay, toàn huyện có gần 160km đường ô tô, 375km đường giao thông nông thôn và trên 300 cây cầu bê tông nối liền các trục giao thông. Toàn huyện đã có 95% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,26%… Nhiệm kỳ tới, Đảng bộ huyện U Minh xác định tập trung đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3,26%, xây dựng U Minh trở thành huyện nông thôn mới, phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia trên 80%...
U Minh ngày mới
Trở lại U Minh vào những ngày gần đây, chúng tôi thấy vùng đất này đã chuyển mình mạnh mẽ. Đường về trung tâm huyện U Minh được tráng nhựa phẳng lì. Trên vùng đất này cũng đã có những công trình tầm cỡ quốc gia. Đó là tổ hợp các nhà máy nằm trong Cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau bề thế, được xây dựng bên bờ sông Cái Tàu (xã Khánh An). Về đêm, cụm công này thắp sáng cả một vùng trời U Minh.
Có thể nói, từ khi Chính phủ có quyết định đầu tư xây dựng tổ hợp nhà máy trên đã làm thay đổi mạnh mẽ vùng đất U Minh. Công trình đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ông Quách Xuân Họp, Chủ tịch UBND xã Khánh An, cho biết: “Từ khi tổ hợp dự án khí - điện - đạm đi vào hoạt động, vùng đất này cũng thay đổi. Không chỉ đóng góp 50% ngân sách cho tỉnh Cà Mau mà địa phương cũng hưởng lợi rất nhiều từ các dự án này. Doanh nghiệp cũng hỗ trợ xã trong công tác chăm lo gia đình chính sách, xây dựng trường học, trạm xá... Chính điều này đang góp phần rất lớn cho Khánh An về đích trong xây dựng xã nông thôn mới vào cuối năm nay”.
Cụm công nghiệp khí - điện - đạm đóng góp quan trọng vào sự phát triển của vùng đất U Minh.
Sự thay đổi của U Minh không chỉ diễn ra ở “mặt tiền” mà hiện rõ nét ở tuyến dân cư trong các lâm phần rừng tràm. Hiện nay, nhiều tuyến đường dẫn vào khu dân cư đã được bê tông hóa, điện được kéo về thắp sáng những căn nhà dưới tán rừng tràm… Kể về quá trình đến vùng đất U Minh lập nghiệp, lão nông Tư Quang (Nguyễn Văn Quang, xã Khánh Thuận) phấn khởi: “Khi nhận đất giao khoán trong rừng, thời gian đầu bà con khổ lắm vì vô đây đa số là dân nghèo. Không ít hộ bám trụ không nổi đã bỏ đi. Đến nay cuộc sống của dân ở lâm phần đã đỡ hơn, cây tràm đã có giá trở lại, cây keo lai cũng cho lợi nhuận cao.
Nghĩ chuyện làm giàu
Nói đến U Minh không thể không nói đến cây tràm và những sản vật dưới tán rừng. Hiện nay, đối với cây tràm bản địa, cư dân đã thay đổi tập quán sản xuất, biết cách trồng kê liếp thâm canh, giúp rút ngắn chu kỳ khai thác và hiệu quả kinh tế cao gấp ba lần. Gần đây nhiều người dân U Minh cũng phát triển kinh tế rừng bằng việc trồng keo lai... Do cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người khắp nơi đổ về U Minh lùng mua đất để trồng.
Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, nhận định: “Theo xu thế chung, diện tích rừng sẽ ngày càng thu hẹp, vì vậy cây rừng càng có giá trị. Những năm gần đây, cây tràm U Minh đã tăng giá trở lại, cây keo lai cũng phát triển mạnh và được tiêu thụ tốt. Nếu trồng rừng theo hình thức thâm canh như hiện nay thì thu nhập của người dân U Minh sẽ tăng lên đáng kể”. Cũng theo ông Hiếu, thời gian qua công ty đã dành nhiều tỷ đồng hỗ trợ dân bằng cách múc kê liếp, đầu tư giống… cho dân với lãi suất thấp, tới kỳ thu hoạch mới trả lại công ty. Tuy nhiên, tài chính công ty có giới hạn nên không thể giải quyết hết nhu cầu của dân.
Kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu thành lập huyện U Minh, ông Lê Thanh Triều, Bí thư Huyện ủy, cho biết: Huyện U Minh được thành lập cách đây 36 năm (ngày 20-5-1979). Khi đó khu trung tâm huyện U Minh chỉ có 4 ngôi nhà và vài ba “quán cóc”, cả huyện chưa có mét đường bê tông nào... Nhưng giờ đây dân cư sống tập trung đông đúc và kinh doanh buôn bán. Đặc biệt, cụm công nghiệp khí - điện - đạm đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời cũng là tiền đề để U Minh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
U Minh, cũng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây là căn cứ địa cách mạng, là nơi đóng quân của các cơ quan của Tỉnh ủy, Khu ủy, Trung ương Cục miền Nam. Các đồng chí: Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp khác đã từng bám trụ nơi đây để lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam trong những năm chiến tranh ác liệt. Đó là những hình ảnh U Minh oai hùng năm xưa, còn hiện tại U Minh đã thay đổi, kết cấu hạ tầng của huyện đang được đẩy mạnh đầu tư. Hiện nay, toàn huyện có gần 160km đường ô tô, 375km đường giao thông nông thôn và trên 300 cây cầu bê tông nối liền các trục giao thông. Toàn huyện đã có 95% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,26%… Nhiệm kỳ tới, Đảng bộ huyện U Minh xác định tập trung đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3,26%, xây dựng U Minh trở thành huyện nông thôn mới, phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia trên 80%...
Theo NGỌC CHÁNH (sggp.org.vn)