Nhảy phốc khỏi chiếc Dream sơn vẽ lòe loẹt, gã thanh
niên gầy nhom lao tới bá vai cậu sinh viên: “Lâu quá không gặp chú em”.
Dứt lời, anh ta dí cây kim tiêm vào cổ: “Tao đang vã quá, chú mày cho
xin vài chục ngàn”.
Gần đây, ở các khu vực công cộng trên địa bàn TP HCM
xuất hiện những băng nhóm xin “đểu”. Các điểm vui chơi công cộng, trạm
chờ xe buýt, công viên… là những địa điểm lý tưởng để chúng "làm ăn".
Sáng 2/8, Khang sinh viên năm thứ hai Đại học Bách
Khoa TP HCM đang đi bộ trên đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận 10) để đến
trường. Khi đến gần công viên Tân Phước bỗng có hai thanh niên gầy nhom
đi xe máy chạy tới. Một tên nhảy khỏi xe, xấn tới bá vai: “Lâu quá không
gặp chú em”. Dứt lời, anh ta dí cây kim tiêm ghé sát vào cổ nạn nhân đe
dọa: “Tao đang vã quá, chú mày cho tao xin vài chục ngàn mua thuốc tiêm
giải hạn”.
Quá hoảng sợ, cậu sinh viên chỉ biết ú ớ móc túi đưa
ngay cho hắn 50.000 đồng. Lấy được tiền, tên này liền nhảy lên xe đồng
bọn đợi sẵn phóng thẳng ra đường Lý Thường Kiệt mất hút trong dòng xe cộ
đông đúc.
Cách đó chỉ vài ngày, trước cổng trường Đại học Bách
Khoa TP HCM, sinh viên Minh cũng là nạn nhân của thói xin đểu trên. Theo
lời kể, khi Minh vừa bước ra khỏi cổng trường được vài chục mét, liền
có hai thanh niên chạy tới làm bộ hỏi đường. Sau khi hỏi vòng vo vài ba
câu, tên ngồi phía sau xe nhẹ nhàng nói: “Cho xin 7.000 đồng mua thuốc
hút nhé”. Không có tiền lẻ, cậu sinh viên đưa luôn tờ 10.000 đồng. Nhưng
vài giây sau khi đút tiền vào túi, tên này nắm chặt tay Minh trở giọng:
"Thuốc lá phải đi kèm với cà phê, cho thêm 50.000 đồng nữa nếu không sẽ
ăn đòn đấy".
“Nhìn mặt hai tên này bặm trợn, tay xăm toàn hình rồng
rắn, biết gặp phải dân anh chị em liền móc xỉa đưa tiền để khỏi gặp rắc
rối”, Minh nói trong ấm ức.
Tương tự, sáng ngày 4/8, Thanh sinh viên trường Đại
học Nông Lâm TP HCM, đang ngồi đón xe tại trạm xe buýt trước cổng trường
Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP HCM cũng gặp một em gái nước da ngăm đen
"đeo bám" than nghèo, kể khổ: "Cho em xin 3.000 đồng đón xe về bến xe
miền Tây đi anh, em hết tiền rồi". Với suy nghĩ "vài ngàn lẻ uống ly cà
phê cũng hết", Thanh không ngần ngại cho luôn 5.000 đồng.
"Vừa cho tiền xong, đi được vài mét cô bé lại xấn tới
xin người khác. Lúc đó em mới biết mình bị lừa, lần sau gặp ăn xin sẽ
không cho một xu”, Thanh vừa cười buồn vừa nói.
Ghi nhận của VnExpress.net, các trạm xe buýt
thường là địa bàn "béo bở" của những tên "sống bằng tiền người khác".
Trạm xe buýt gần trường Đại học Bách Khoa thường xuất hiện một nhóm
người trong đó có một thanh niên khoảng 20 tuổi mặc quần short dài tới
đầu gối, đầu đội nón lưỡi trai.
Vào lúc tan trường buổi trưa và chiều, khi nhiều sinh
viên cũng như người lạ đón xe, với vẻ mặt rầu rĩ, anh ta liên mồm nài
nỉ: “Anh ơi, chị ơi… em đi xe bị móc mất ví tiền làm ơn cho em 5.000
đồng mua bánh mì ăn, em đói quá”. Gặp người cứng rắn, anh ta sẵn quay
quay sang chiêu đe dọa.
Hoặc ở trạm xe buýt Bến Thành, có một thanh niên cao
ráo, trắng trẻo chỉ chơi một "chiêu": "Nhà em ở Củ Chi, hết tiền về xe
buýt, cho em 4.000 đồng, em đội ơn".
Theo anh Phong, chạy xe ôm lâu năm tại đây cho biết,
trạm này thường xuất hiện một số thanh niên mặt bặm trợn đe dọa xin tiền
hành khách, hễ thấy bóng dáng công an hoặc bảo vệ trạm thì lặn mất tăm.
"Bọn này thường hoạt động vào buổi trưa, lừa gạt xin tiền như cơm bữa
nhưng chẳng thấy trạm dán thông báo cảnh báo", anh này nói.
Thành phần “xin đểu” tiền cũng rất đa dạng từ trẻ nhỏ, thanh niên choai choai đến người trung niên, đàn ông, phụ nữ.
VnExpress.net đã theo chân một phụ nữ đội nón
trong một buổi hành nghề đi xin “đểu”, trước Bệnh viện Ung Bướu, đường
Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP HCM. Với điệp khúc: “Làm ơn cho mấy
ngàn đồng lấy tiền về quê”, người phụ nữ này đã xin được cảm thông của
rất nhiều người trước cổng bệnh viện.
Khi nghi ngờ có người theo dõi, người phụ nữ trung
niên này đã chuyển địa điểm đi dọc tuyến đường Nơ Trang Long. Được gần
200 m, bà ta liền ghé vào quán nhậu, đứng lì ở đó than khổ, chờ tới khi
nào khách cho tiền mới chịu rút lui.
Trong vòng gần nửa giờ đồng hồ đã có 7 nạn nhân "sập
bẫy" người phụ nữ này. Sau khi có vẻ thỏa mãn với số tiền kiếm được, bà
này ghé vào chùa Hòa Khánh trên đường Phan Văn Trị, phường 11, thảnh
thơi kiểm tra lại số tiền đã kiếm được.
Vĩnh Phú
niên gầy nhom lao tới bá vai cậu sinh viên: “Lâu quá không gặp chú em”.
Dứt lời, anh ta dí cây kim tiêm vào cổ: “Tao đang vã quá, chú mày cho
xin vài chục ngàn”.
Gần đây, ở các khu vực công cộng trên địa bàn TP HCM
xuất hiện những băng nhóm xin “đểu”. Các điểm vui chơi công cộng, trạm
chờ xe buýt, công viên… là những địa điểm lý tưởng để chúng "làm ăn".
Công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM thu gom những thanh thiếu niên tụ tập tại công viên 23/9 hành nghề "xin đểu". Ảnh: Vĩnh Phú. |
Sáng 2/8, Khang sinh viên năm thứ hai Đại học Bách
Khoa TP HCM đang đi bộ trên đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận 10) để đến
trường. Khi đến gần công viên Tân Phước bỗng có hai thanh niên gầy nhom
đi xe máy chạy tới. Một tên nhảy khỏi xe, xấn tới bá vai: “Lâu quá không
gặp chú em”. Dứt lời, anh ta dí cây kim tiêm ghé sát vào cổ nạn nhân đe
dọa: “Tao đang vã quá, chú mày cho tao xin vài chục ngàn mua thuốc tiêm
giải hạn”.
Quá hoảng sợ, cậu sinh viên chỉ biết ú ớ móc túi đưa
ngay cho hắn 50.000 đồng. Lấy được tiền, tên này liền nhảy lên xe đồng
bọn đợi sẵn phóng thẳng ra đường Lý Thường Kiệt mất hút trong dòng xe cộ
đông đúc.
Cách đó chỉ vài ngày, trước cổng trường Đại học Bách
Khoa TP HCM, sinh viên Minh cũng là nạn nhân của thói xin đểu trên. Theo
lời kể, khi Minh vừa bước ra khỏi cổng trường được vài chục mét, liền
có hai thanh niên chạy tới làm bộ hỏi đường. Sau khi hỏi vòng vo vài ba
câu, tên ngồi phía sau xe nhẹ nhàng nói: “Cho xin 7.000 đồng mua thuốc
hút nhé”. Không có tiền lẻ, cậu sinh viên đưa luôn tờ 10.000 đồng. Nhưng
vài giây sau khi đút tiền vào túi, tên này nắm chặt tay Minh trở giọng:
"Thuốc lá phải đi kèm với cà phê, cho thêm 50.000 đồng nữa nếu không sẽ
ăn đòn đấy".
“Nhìn mặt hai tên này bặm trợn, tay xăm toàn hình rồng
rắn, biết gặp phải dân anh chị em liền móc xỉa đưa tiền để khỏi gặp rắc
rối”, Minh nói trong ấm ức.
Những khu vực công cộng như trạm xe buýt luôn là địa điểm lý tưởng để bọn xin đểu hành nghề. Ảnh: Vĩnh Phú |
Tương tự, sáng ngày 4/8, Thanh sinh viên trường Đại
học Nông Lâm TP HCM, đang ngồi đón xe tại trạm xe buýt trước cổng trường
Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP HCM cũng gặp một em gái nước da ngăm đen
"đeo bám" than nghèo, kể khổ: "Cho em xin 3.000 đồng đón xe về bến xe
miền Tây đi anh, em hết tiền rồi". Với suy nghĩ "vài ngàn lẻ uống ly cà
phê cũng hết", Thanh không ngần ngại cho luôn 5.000 đồng.
"Vừa cho tiền xong, đi được vài mét cô bé lại xấn tới
xin người khác. Lúc đó em mới biết mình bị lừa, lần sau gặp ăn xin sẽ
không cho một xu”, Thanh vừa cười buồn vừa nói.
Ghi nhận của VnExpress.net, các trạm xe buýt
thường là địa bàn "béo bở" của những tên "sống bằng tiền người khác".
Trạm xe buýt gần trường Đại học Bách Khoa thường xuất hiện một nhóm
người trong đó có một thanh niên khoảng 20 tuổi mặc quần short dài tới
đầu gối, đầu đội nón lưỡi trai.
Vào lúc tan trường buổi trưa và chiều, khi nhiều sinh
viên cũng như người lạ đón xe, với vẻ mặt rầu rĩ, anh ta liên mồm nài
nỉ: “Anh ơi, chị ơi… em đi xe bị móc mất ví tiền làm ơn cho em 5.000
đồng mua bánh mì ăn, em đói quá”. Gặp người cứng rắn, anh ta sẵn quay
quay sang chiêu đe dọa.
Hoặc ở trạm xe buýt Bến Thành, có một thanh niên cao
ráo, trắng trẻo chỉ chơi một "chiêu": "Nhà em ở Củ Chi, hết tiền về xe
buýt, cho em 4.000 đồng, em đội ơn".
Theo anh Phong, chạy xe ôm lâu năm tại đây cho biết,
trạm này thường xuất hiện một số thanh niên mặt bặm trợn đe dọa xin tiền
hành khách, hễ thấy bóng dáng công an hoặc bảo vệ trạm thì lặn mất tăm.
"Bọn này thường hoạt động vào buổi trưa, lừa gạt xin tiền như cơm bữa
nhưng chẳng thấy trạm dán thông báo cảnh báo", anh này nói.
Thành phần “xin đểu” tiền cũng rất đa dạng từ trẻ nhỏ, thanh niên choai choai đến người trung niên, đàn ông, phụ nữ.
Chàng thanh niên này đang móc tiền trong túi cho người phụ nữ trung niên. Ảnh: Vĩnh Phú |
VnExpress.net đã theo chân một phụ nữ đội nón
trong một buổi hành nghề đi xin “đểu”, trước Bệnh viện Ung Bướu, đường
Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP HCM. Với điệp khúc: “Làm ơn cho mấy
ngàn đồng lấy tiền về quê”, người phụ nữ này đã xin được cảm thông của
rất nhiều người trước cổng bệnh viện.
Khi nghi ngờ có người theo dõi, người phụ nữ trung
niên này đã chuyển địa điểm đi dọc tuyến đường Nơ Trang Long. Được gần
200 m, bà ta liền ghé vào quán nhậu, đứng lì ở đó than khổ, chờ tới khi
nào khách cho tiền mới chịu rút lui.
Trong vòng gần nửa giờ đồng hồ đã có 7 nạn nhân "sập
bẫy" người phụ nữ này. Sau khi có vẻ thỏa mãn với số tiền kiếm được, bà
này ghé vào chùa Hòa Khánh trên đường Phan Văn Trị, phường 11, thảnh
thơi kiểm tra lại số tiền đã kiếm được.
Vĩnh Phú