Facebook đang là mục tiêu để các bậc phụ huynh và giáo viên công kích.
Một trường học ở Ấn Độ quyết định cấm tất cả các học sinh không được sử dụng facebook kể cả khi không ở trường. Lý do là bởi kết quả học tập của học sinh ngày càng sa sút do lướt face nhiều quá.
Tuy nhiên, liệu đây có phải là một quyết định sáng suốt?
Trên thực tế, cấm đoán làm cho các học sinh phản ứng lại với nhà trường và ban giám hiệu cũng không thể kiểm soát được hết các mạng xã hội mà học sinh sử dụng. Nhiều chuyên gia cho hay, thay vì cấm, tại sao không tận dụng facebook để tạo ra các nhóm học tập để học sinh chia sẻ kinh nghiệm. Môi trường học tập online chắc chắn vui vẻ, thân thiện và hiệu quả hơn nhiều so với những giờ học cứng nhắc trên lớp.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, HSSV có xu hướng xao nhãng hơn khi học tập theo các phương thức cổ điển, không phù hợp với thời đại công nghệ thông tin. Phương thức nghiên cứu và học tập đã thay đổi qua các thế hệ, giáo viên và sách giáo khoa không còn là nguồn tri thức duy nhất mà học sinh có thể tiếp cận.
Công nghệ thông tin không chỉ đóng vai trò giải trí đối với giới trẻ. Giờ đây, hàng loạt trò chơi và ứng dụng có tính giáo dục được phát triển rầm rộ. Việc học từ vựng qua điện thoại hoặc các trò chơi trên máy tính cũng rất phổ biến.
Thay vì cứ lo sợ về tác hại của các mạng xã hội với giới trẻ, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên tạo ra một môi trường học lành mạnh, khuyến khích học sinh tạo nhóm và chia sẻ kinh nghiệm học tập qua các mạng xã hội.
Một trường học ở Ấn Độ quyết định cấm tất cả các học sinh không được sử dụng facebook kể cả khi không ở trường. Lý do là bởi kết quả học tập của học sinh ngày càng sa sút do lướt face nhiều quá.
Tuy nhiên, liệu đây có phải là một quyết định sáng suốt?
Trên thực tế, cấm đoán làm cho các học sinh phản ứng lại với nhà trường và ban giám hiệu cũng không thể kiểm soát được hết các mạng xã hội mà học sinh sử dụng. Nhiều chuyên gia cho hay, thay vì cấm, tại sao không tận dụng facebook để tạo ra các nhóm học tập để học sinh chia sẻ kinh nghiệm. Môi trường học tập online chắc chắn vui vẻ, thân thiện và hiệu quả hơn nhiều so với những giờ học cứng nhắc trên lớp.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, HSSV có xu hướng xao nhãng hơn khi học tập theo các phương thức cổ điển, không phù hợp với thời đại công nghệ thông tin. Phương thức nghiên cứu và học tập đã thay đổi qua các thế hệ, giáo viên và sách giáo khoa không còn là nguồn tri thức duy nhất mà học sinh có thể tiếp cận.
Công nghệ thông tin không chỉ đóng vai trò giải trí đối với giới trẻ. Giờ đây, hàng loạt trò chơi và ứng dụng có tính giáo dục được phát triển rầm rộ. Việc học từ vựng qua điện thoại hoặc các trò chơi trên máy tính cũng rất phổ biến.
Thay vì cứ lo sợ về tác hại của các mạng xã hội với giới trẻ, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên tạo ra một môi trường học lành mạnh, khuyến khích học sinh tạo nhóm và chia sẻ kinh nghiệm học tập qua các mạng xã hội.