Chắc hẳn teen nào lúc nhỏ cũng từng có những mơ ước dễ thương như biến mình thành siêu nhân, mơ thành công chúa, hoàng tử… Thế nhưng, nếu ước mơ đó tồn tại cho đến lúc ấy trưởng thành thì nó có phải một căn bệnh tâm lý đáng sợ gì không? Cùng tìm hiểu về chứng hoang tưởng và từ đó phân biệt rõ giữa mơ mộng và bệnh lý tâm thần này nghen!
Chứng hoang tưởng là gì nhỉ?
Các ấy biết không, hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra. Theo khoa học thì hoang tưởng là triệu chứng rối loạn về nội dung tư duy của lĩnh vực tâm thần học. Nếu nhìn bên ngoài thì nó tạo cho chúng mình cảm giác giống như những mơ mộng mà thủa nhỏ teen vẫn thường nghĩ ra. Tuy nhiên, điều khác biết giữa mơ mộng và hoang tưởng là việc bệnh nhân bị hoang tưởng lại hoàn toàn khẳng định về điều mình suy nghĩ nên ta không thể giải thích, đả thông được. Ví dụ như một bạn mơ thành siêu nhân nhưng bạn ý biết rằng thực tế mình là người bình thưởng, đó chỉ là… “giá như” mà thôi thì ấy là người hay mơ mộng. Tuy nhiên, nếu ấy tin chắc chắn mình là siêu nhân, thậm chí còn sẵn sàng tinh thần chờ thế giới gặp đại họa để “ra tay” thì đó là biểu hiện của chứng hoang tưởng rồi đó!
Biểu hiện của chứng hoang tưởng thế nào?
Theo các chuyên gia tâm lý học thì quá trình hình thành hoang tưởng rất phức tạp và nó liên quan mật thiết với các rối loạn tâm thần khác. Nó thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của người bệnh từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, học tập và giao lưu của chúng mình.
Biểu hiện mới đầu của chứng hoang tưởng hoàn toàn không “dễ thương” như các ước mơ của chúng mình đâu. Thậm chí, các bạn này thường xuyên cảm thấy lo lắng, chờ đợi một điều gì đó bất thường, quan trọng sẽ đến với mình và tin chắc rằng nó sẽ làm thay đổi cuộc đời mình. Sau đó, họ thấy những người khác và sự vật xung quanh có một cái gì đặc biệt khác thường rồi tự liên tưởng rằng mọi hiện thượng đó đều liên quan đến mình mặc dù tự họ cũng không thể giải thích được. Dần dần trong cái đặc biệt và khác thường ấy, bệnh nhân tìm thấy những ý nghĩa ngày càng rõ ràng và tự giải thích theo lối suy đoán riêng của mình. Hoang tưởng được hình thành và ngày càng được củng cố thành hệ thống vững chắc, cố định. Cuối cùng, hoang tưởng có thể mất đi một cách tự phát hay do điều trị hoặc tan rã. Tuy nhiên, hậu quả nó để lại cho người bệnh là trí tuệ bị sa sút, stress kéo dài và thường là mất định hướng và đánh giá trong cuộc sống.
Kết
Ở lứa tuổi vừa mới lớn của chúng mình, việc mơ mộng một chút không phải là điều gì xấu xa và đáng xấu hổ cả. Tuy nhiên, nếu ấy sa đà quá nhiều vào những ước mơ để rồi từ đó vùi đầu trong phim ảnh, truyện tranh, thế giới ảo thì đó chính là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra căn bệnh hoang tưởng đó teen ạ! Thế nên, hãy luôn phân biệt rõ thế giới thực và ảo và kéo mình thoát khỏi ảo tưởng một cách kịp thời nhé! Ngoài ra, nếu ấy nhận thấy bản thân hoặc người xung quanh mình đang có biểu hiện của chứng hoang tưởng thì hãy mau chóng đưa họ đến khám bác sĩ tâm lý để điều trị kịp thời trước khi bệnh diễn biến nặng nề nhá!
Chứng hoang tưởng là gì nhỉ?
Các ấy biết không, hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra. Theo khoa học thì hoang tưởng là triệu chứng rối loạn về nội dung tư duy của lĩnh vực tâm thần học. Nếu nhìn bên ngoài thì nó tạo cho chúng mình cảm giác giống như những mơ mộng mà thủa nhỏ teen vẫn thường nghĩ ra. Tuy nhiên, điều khác biết giữa mơ mộng và hoang tưởng là việc bệnh nhân bị hoang tưởng lại hoàn toàn khẳng định về điều mình suy nghĩ nên ta không thể giải thích, đả thông được. Ví dụ như một bạn mơ thành siêu nhân nhưng bạn ý biết rằng thực tế mình là người bình thưởng, đó chỉ là… “giá như” mà thôi thì ấy là người hay mơ mộng. Tuy nhiên, nếu ấy tin chắc chắn mình là siêu nhân, thậm chí còn sẵn sàng tinh thần chờ thế giới gặp đại họa để “ra tay” thì đó là biểu hiện của chứng hoang tưởng rồi đó!
Biểu hiện của chứng hoang tưởng thế nào?
Theo các chuyên gia tâm lý học thì quá trình hình thành hoang tưởng rất phức tạp và nó liên quan mật thiết với các rối loạn tâm thần khác. Nó thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của người bệnh từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, học tập và giao lưu của chúng mình.
Biểu hiện mới đầu của chứng hoang tưởng hoàn toàn không “dễ thương” như các ước mơ của chúng mình đâu. Thậm chí, các bạn này thường xuyên cảm thấy lo lắng, chờ đợi một điều gì đó bất thường, quan trọng sẽ đến với mình và tin chắc rằng nó sẽ làm thay đổi cuộc đời mình. Sau đó, họ thấy những người khác và sự vật xung quanh có một cái gì đặc biệt khác thường rồi tự liên tưởng rằng mọi hiện thượng đó đều liên quan đến mình mặc dù tự họ cũng không thể giải thích được. Dần dần trong cái đặc biệt và khác thường ấy, bệnh nhân tìm thấy những ý nghĩa ngày càng rõ ràng và tự giải thích theo lối suy đoán riêng của mình. Hoang tưởng được hình thành và ngày càng được củng cố thành hệ thống vững chắc, cố định. Cuối cùng, hoang tưởng có thể mất đi một cách tự phát hay do điều trị hoặc tan rã. Tuy nhiên, hậu quả nó để lại cho người bệnh là trí tuệ bị sa sút, stress kéo dài và thường là mất định hướng và đánh giá trong cuộc sống.
Kết
Ở lứa tuổi vừa mới lớn của chúng mình, việc mơ mộng một chút không phải là điều gì xấu xa và đáng xấu hổ cả. Tuy nhiên, nếu ấy sa đà quá nhiều vào những ước mơ để rồi từ đó vùi đầu trong phim ảnh, truyện tranh, thế giới ảo thì đó chính là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra căn bệnh hoang tưởng đó teen ạ! Thế nên, hãy luôn phân biệt rõ thế giới thực và ảo và kéo mình thoát khỏi ảo tưởng một cách kịp thời nhé! Ngoài ra, nếu ấy nhận thấy bản thân hoặc người xung quanh mình đang có biểu hiện của chứng hoang tưởng thì hãy mau chóng đưa họ đến khám bác sĩ tâm lý để điều trị kịp thời trước khi bệnh diễn biến nặng nề nhá!