Như đã đưa tin, ngày 6/6, Việt Nam sẽ được chứng kiến sao Kim di chuyển từ trái sang phải của đĩa Mặt trời, trông như một chấm đen di động - tương đương khoảng một phần nghìn diện tích đĩa Mặt trời. Đây là hiện tượng mà giới thiên văn gọi là "sự di chuyển ngang qua Mặt trời" (transit).
Sao Kim trông như một chấm nhỏ di động.
Hiện tượng này xảy ra trong 6 tiếng 40 phút, nhưng phải đến năm 2117 chúng ta mới có thể quan sát lại một lần nữa. Tại Việt Nam, hiện tượng này bắt đầu xảy ra vào sáng sớm ngày 6/6 khi Mặt trời vừa ló rạng ở phía Đông, sao Kim đã nằm trong đĩa của Mặt trời và kết thúc vào khoảng 12h trưa cùng ngày.
Các nhà thiên văn khuyến cáo, tuyệt đối không được quan sát hiện tượng này bằng mắt thường hoặc bằng các dụng cụ quan sát không có tấm lọc Mặt trời, vì ánh sáng Mặt trời có thể gây tổn hại đến giác mạc thậm chí gây mù lòa. Chúng ta có thể đeo kính lọc Mặt trời hoặc dùng tấm phim lọc Mặt trời để bao lấy các thiết bị quan sát.
Sao Kim trông như một chấm nhỏ di động.
Hiện tượng này xảy ra trong 6 tiếng 40 phút, nhưng phải đến năm 2117 chúng ta mới có thể quan sát lại một lần nữa. Tại Việt Nam, hiện tượng này bắt đầu xảy ra vào sáng sớm ngày 6/6 khi Mặt trời vừa ló rạng ở phía Đông, sao Kim đã nằm trong đĩa của Mặt trời và kết thúc vào khoảng 12h trưa cùng ngày.
Các nhà thiên văn khuyến cáo, tuyệt đối không được quan sát hiện tượng này bằng mắt thường hoặc bằng các dụng cụ quan sát không có tấm lọc Mặt trời, vì ánh sáng Mặt trời có thể gây tổn hại đến giác mạc thậm chí gây mù lòa. Chúng ta có thể đeo kính lọc Mặt trời hoặc dùng tấm phim lọc Mặt trời để bao lấy các thiết bị quan sát.
pace