Nghe thì có vẻ là một “căn bệnh lạ”, nhưng thử kiểm tra xem, rất có thể bạn đang mắc phải mà không hề hay biết!
Ích kỉ cũng là một hình thức biểu hiện cho việc bạn luôn đề cao cái tôi của mình. Ích kỉ ở một giới hạn cho phép là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện dưới đây, thì bạn đã mắc bệnh yêu chính mình quá nhiều rồi đấy.
Tự khen
Dấu hiệu: Lúc nào cũng tự xưng là mình đẹp trai/xinh gái. Có vài tài lẻ nhưng luôn làm quá lên, cho mình là hơn người… Lặp lại những câu “tôi biết mình đẹp”, “tôi đẹp tôi có quyền”, “đẹp cũng là cái tội”…hàng chục lần khiến bạn bè phát ngán. Đôi khi cứ lôi vẻ đẹp của mình ra để trò chuyện cùng mọi người.
Bạn cho rằng, tự khen cũng là một cách thể hiện giá trị bản thân, nên chẳng việc gì phải sợ cả. Bạn còn dùng một chiêu khác đó là “mượn người khác để khen mình”, chẳng hạn như: “Bạn đẹp quá, đẹp y chang mình”, “Chúng ta đẹp đều”, “Mình đẹp, nhưng bạn đẹp hơn, bạn làm mình ganh tị”…
Bình luận: Ban đầu, mọi người sẽ cho rằng bạn đùa, nhưng về sau, thái độ của bạn khiến nhiều người khó chịu lắm đấy… Hình như bạn đang khiến bản thân trở nên nhàm chán đi chỉ vì những lời khen lặp lại. Thôi nào, nếu chỉ muốn đùa vui thôi thì cách này cũng không ổn, bởi bạn khiến người khác bất bình khi “mèo khen mèo dài đuôi”.
Quan trọng hóa vấn đề khi bị trêu chọc
Biểu hiện: Khi ai đó trêu chọc bạn với mục đích đùa vui thôi, bạn cũng phản ứng lại mãnh liệt, dù rằng vấn đề chẳng có gì là to tát. Ví dụ khi bị chọc: “Dạo này thấy mập ra nha”, “Nhìn mặt cậu ngố ơi là ngố”, “Đang để ý ai hay sao mà hôm nay đẹp thế”…, bạn cũng có cảm giác khó chịu ghê gớm và ngay lập tức phản pháo lại. Nếu đối phương còn tiếp tục, có thể bạn sẽ nổi giận đùng đùng và giận chứ chẳng chơi.
Bình luận: Cái tôi của bạn quá lớn rồi đấy. Bạn tự cho rằng mình có thể nhận xét về người khác, nhưng người khác không có quyền thiếu tôn trọng bạn. Bạn khắt khe và nghiêm túc thái quá, điều này khiến mọi người hơi e dè, cẩn trọng khi tiếp xúc với bạn. Thoải mái hơn chút đi nào!
Luôn muốn người khác chủ động
Biểu hiện: Chẳng bao giờ chịu mở lời làm quen cùng ai. Khi ở trong môi trường mới như: lớp học, một buổi ngoại khóa, những nơi đông người, bạn luôn tỏ thái độ bất cần, không thích trò chuyện cùng ai, không muốn giao tiếp với ai.
Bạn luôn cho rằng, nếu ai muốn làm quen, tất họ sẽ chủ động trò chuyện cùng bạn. Trong tình cảm cũng thế, bạn cảm thấy mến 1 ai đó, nhưng bạn vẫn chờ đợi, bạn thà đánh mất tình yêu còn hơn là đánh mất “cái tôi” của mình.
Bình luận: Có thể bạn bị cho là khó gần, hoặc nặng hơn nữa là “khinh người”. Bạn yêu bản thân mình, bạn luôn muốn bản thân trở nên hoàn hảo, nên sợ rằng chủ động bắt chuyện hay nhiệt tình quá mức sẽ bộc lộ nhiều điểm yếu. Thực ra, bạn giữ gìn hình tượng quá mức nên đã tạo một bức tường vô hình ngăn cách bạn và mọi người.
Toàn muốn nhận mà không thích cho
Biểu hiện: Bạn thích xem người khác pha trò nhưng không muốn làm trò cười cho mọi người, bạn có thể nhờ bạn bè đi mua giùm cây kem, ly nước, nhưng họ đừng mong bạn làm giúp họ việc gì.
Bạn hỏi, người ta phải trả lời, nhưng người ta hỏi, đôi khi bạn không thèm trả lời, người ta nhiệt tình với bạn, bạn lại lạnh lùng đến khó hiểu… Nói chung, bạn mong muốn người ta làm cho mình, nhưng không thích người ta yêu cầu mình làm gì cả.
[/b]
Bình luận: Bạn ích kỉ. Sự ích kỉ này rất lớn và căn bệnh “yêu bản thân” lớn dần. Rồi sẽ đến một lúc nào đó, khi bạn cần sự giúp đỡ từ mọi người, họ sẽ làm lơ bạn. Đơn giản vì bạn không xứng đáng với những gì họ dành cho.
o0o
Nếu bạn vướng phải một trong những biểu hiện trên, thì bạn đã mắc bệnh yêu bản thân rồi đấy. Cách chữa khá đơn giản: Bớt yêu chính mình và dành tình cảm cho mọi người xung quanh nhiều hơn. Bạn không thể sống đơn độc trên thế giới này, vì vậy, hãy yêu thương trọn vẹn để không phải hối tiếc, bạn nhé! Sự chân thành luôn được đền đáp xứng đáng mà!
Ích kỉ cũng là một hình thức biểu hiện cho việc bạn luôn đề cao cái tôi của mình. Ích kỉ ở một giới hạn cho phép là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện dưới đây, thì bạn đã mắc bệnh yêu chính mình quá nhiều rồi đấy.
Tự khen
Dấu hiệu: Lúc nào cũng tự xưng là mình đẹp trai/xinh gái. Có vài tài lẻ nhưng luôn làm quá lên, cho mình là hơn người… Lặp lại những câu “tôi biết mình đẹp”, “tôi đẹp tôi có quyền”, “đẹp cũng là cái tội”…hàng chục lần khiến bạn bè phát ngán. Đôi khi cứ lôi vẻ đẹp của mình ra để trò chuyện cùng mọi người.
Bạn cho rằng, tự khen cũng là một cách thể hiện giá trị bản thân, nên chẳng việc gì phải sợ cả. Bạn còn dùng một chiêu khác đó là “mượn người khác để khen mình”, chẳng hạn như: “Bạn đẹp quá, đẹp y chang mình”, “Chúng ta đẹp đều”, “Mình đẹp, nhưng bạn đẹp hơn, bạn làm mình ganh tị”…
Bình luận: Ban đầu, mọi người sẽ cho rằng bạn đùa, nhưng về sau, thái độ của bạn khiến nhiều người khó chịu lắm đấy… Hình như bạn đang khiến bản thân trở nên nhàm chán đi chỉ vì những lời khen lặp lại. Thôi nào, nếu chỉ muốn đùa vui thôi thì cách này cũng không ổn, bởi bạn khiến người khác bất bình khi “mèo khen mèo dài đuôi”.
Quan trọng hóa vấn đề khi bị trêu chọc
Biểu hiện: Khi ai đó trêu chọc bạn với mục đích đùa vui thôi, bạn cũng phản ứng lại mãnh liệt, dù rằng vấn đề chẳng có gì là to tát. Ví dụ khi bị chọc: “Dạo này thấy mập ra nha”, “Nhìn mặt cậu ngố ơi là ngố”, “Đang để ý ai hay sao mà hôm nay đẹp thế”…, bạn cũng có cảm giác khó chịu ghê gớm và ngay lập tức phản pháo lại. Nếu đối phương còn tiếp tục, có thể bạn sẽ nổi giận đùng đùng và giận chứ chẳng chơi.
Bình luận: Cái tôi của bạn quá lớn rồi đấy. Bạn tự cho rằng mình có thể nhận xét về người khác, nhưng người khác không có quyền thiếu tôn trọng bạn. Bạn khắt khe và nghiêm túc thái quá, điều này khiến mọi người hơi e dè, cẩn trọng khi tiếp xúc với bạn. Thoải mái hơn chút đi nào!
Luôn muốn người khác chủ động
Biểu hiện: Chẳng bao giờ chịu mở lời làm quen cùng ai. Khi ở trong môi trường mới như: lớp học, một buổi ngoại khóa, những nơi đông người, bạn luôn tỏ thái độ bất cần, không thích trò chuyện cùng ai, không muốn giao tiếp với ai.
Bạn luôn cho rằng, nếu ai muốn làm quen, tất họ sẽ chủ động trò chuyện cùng bạn. Trong tình cảm cũng thế, bạn cảm thấy mến 1 ai đó, nhưng bạn vẫn chờ đợi, bạn thà đánh mất tình yêu còn hơn là đánh mất “cái tôi” của mình.
Bình luận: Có thể bạn bị cho là khó gần, hoặc nặng hơn nữa là “khinh người”. Bạn yêu bản thân mình, bạn luôn muốn bản thân trở nên hoàn hảo, nên sợ rằng chủ động bắt chuyện hay nhiệt tình quá mức sẽ bộc lộ nhiều điểm yếu. Thực ra, bạn giữ gìn hình tượng quá mức nên đã tạo một bức tường vô hình ngăn cách bạn và mọi người.
Toàn muốn nhận mà không thích cho
Biểu hiện: Bạn thích xem người khác pha trò nhưng không muốn làm trò cười cho mọi người, bạn có thể nhờ bạn bè đi mua giùm cây kem, ly nước, nhưng họ đừng mong bạn làm giúp họ việc gì.
Bạn hỏi, người ta phải trả lời, nhưng người ta hỏi, đôi khi bạn không thèm trả lời, người ta nhiệt tình với bạn, bạn lại lạnh lùng đến khó hiểu… Nói chung, bạn mong muốn người ta làm cho mình, nhưng không thích người ta yêu cầu mình làm gì cả.
[/b]
Bình luận: Bạn ích kỉ. Sự ích kỉ này rất lớn và căn bệnh “yêu bản thân” lớn dần. Rồi sẽ đến một lúc nào đó, khi bạn cần sự giúp đỡ từ mọi người, họ sẽ làm lơ bạn. Đơn giản vì bạn không xứng đáng với những gì họ dành cho.
o0o
Nếu bạn vướng phải một trong những biểu hiện trên, thì bạn đã mắc bệnh yêu bản thân rồi đấy. Cách chữa khá đơn giản: Bớt yêu chính mình và dành tình cảm cho mọi người xung quanh nhiều hơn. Bạn không thể sống đơn độc trên thế giới này, vì vậy, hãy yêu thương trọn vẹn để không phải hối tiếc, bạn nhé! Sự chân thành luôn được đền đáp xứng đáng mà!