Nếu bé nhà bạn có thói quen dùng lưỡi đẩy răng hay thở bằng miệng thì nên ngăn chặn để không ảnh hưởng đến hàm răng của bé nhé!Trẻ bắt đầu mọc răng khi được nửa tuổi đến 2,5 tuổi. Trong thời gian này, trẻ sẽ mọc khoảng 20 răng sữa. Giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi, trẻ bắt đầu thay răng.
Lúc này, răng của trẻ mọc theo trật tự và có sự ổn định. Đây là giai đoạn rất quan trọng, chính vì thế cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý, thường xuyên đưa con đi khám nha khoa để trẻ có được một hàm răng chắc đẹp và khỏe khoắn.
Sau khi thay răng, các răng hàm bắt đầu mọc lên ở hàm dưới, những chiếc răng này sẽ thúc đẩy chức năng nhai và tiêu hóa. Việc các răng này mọc có bình thường hay không còn gây ảnh hưởng đến tạo hình xương hàm mặt, thậm chí là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt trẻ sau này.
Bởi vậy, khi thấy con kêu đau hoặc có dấu hiệu gì bất thường trong quá trình mọc răng, người lớn cũng không nên chủ quan mà bỏ qua.
Các chuyên gia chăm sóc răng miệng trẻ em đưa ra lời khuyến cáo: “Quá trình thay răng và mọc răng của trẻ rất quan trọng. Bởi vậy không nên có bất cứ sự tác động từ bên ngoài nào để làm trẻ thay răng sớm hoặc thúc đẩy quá trình mọc răng không tự nhiên ở trẻ”.
Muốn con mình có được một hàm răng tốt và khỏe mạnh, cha mẹ nên dạy con thói quen đánh răng và kiểm tra răng miệng thường xuyên ngay từ khi còn nhỏ. Hãy giúp con từ bỏ những thói quen xấu gây tổn hại đến răng như sau:
1. Dùng lưỡi đẩy răng
Trong quá trình mọc răng, trẻ có thể sẽ cảm thấy ngứa lợi hoặc khó chịu. Chính vì thế bé sẽ hay dùng lưỡi để đẩy các răng đang mọc khiến vị trí răng không được chính xác.
Nhiều bé còn dùng lưỡi tác động khiến răng bị biến dạng, có thể bị đẩy về phía trước hoặc thụt lùi vào bên trong. Thói quen này không những sẽ khiến răng mọc không đều mà còn có thể gây ảnh hưởng tới việc ăn uống và sự tiêu hóa.
2. Thói quen nuốt thức ăn chứ không chịu nhai
Đây là thói quen gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Việc không chịu nhai thức ăn hoặc nhai một cách hờ hững sẽ gây những ảnh hưởng xấu tới chức năng nhai của răng. Thói quen này có thể sẽ khiến sự phát triển hàm ở trẻ không cân xứng. Răng không được cọ xát với thức ăn, điều này cũng dễ khiến cho các loại vi khuẩn phát triển gây sâu răng, bệnh nha chu, sưng lợi ở trẻ nhỏ.
3. Thở bằng miệng
Một số trẻ bị mắc căn bệnh viêm mũi nên việc thở bằng mũi gặp khó khăn. Theo thói quen, trẻ sẽ bắt đầu thở bằng miệng. Nếu thói quen này kéo dài, lưỡi của trẻ cũng sẽ thường xuyên đẩy về phía trước. Lâu dần sẽ xuất hiện “nụ cười mở”, “môi dưới mỏng, môi trên dày” hoặc răng cửa đột nhiên mọc nhô về phía trước gây mất thẩm mỹ.
4. Cắn
Trong thời kỳ trẻ mọc răng, nếu thấy con có thói quen thích cắn, nhai móng tay hoặc quần áo thì cha mẹ nên chú ý khuyên trẻ không được làm như vậy. Thói quen mút núm vú giả cũng nên được hạn chế bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, dễ khiến răng bị biến dạng.
5. Chống tay một bên
Trẻ có thói quen chống tay lên một bên má cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm và gây biến dạng khuôn mặt.
Lúc này, răng của trẻ mọc theo trật tự và có sự ổn định. Đây là giai đoạn rất quan trọng, chính vì thế cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý, thường xuyên đưa con đi khám nha khoa để trẻ có được một hàm răng chắc đẹp và khỏe khoắn.
Sau khi thay răng, các răng hàm bắt đầu mọc lên ở hàm dưới, những chiếc răng này sẽ thúc đẩy chức năng nhai và tiêu hóa. Việc các răng này mọc có bình thường hay không còn gây ảnh hưởng đến tạo hình xương hàm mặt, thậm chí là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt trẻ sau này.
Bởi vậy, khi thấy con kêu đau hoặc có dấu hiệu gì bất thường trong quá trình mọc răng, người lớn cũng không nên chủ quan mà bỏ qua.
Các chuyên gia chăm sóc răng miệng trẻ em đưa ra lời khuyến cáo: “Quá trình thay răng và mọc răng của trẻ rất quan trọng. Bởi vậy không nên có bất cứ sự tác động từ bên ngoài nào để làm trẻ thay răng sớm hoặc thúc đẩy quá trình mọc răng không tự nhiên ở trẻ”.
Muốn con mình có được một hàm răng tốt và khỏe mạnh, cha mẹ nên dạy con thói quen đánh răng và kiểm tra răng miệng thường xuyên ngay từ khi còn nhỏ. Hãy giúp con từ bỏ những thói quen xấu gây tổn hại đến răng như sau:
1. Dùng lưỡi đẩy răng
Trong quá trình mọc răng, trẻ có thể sẽ cảm thấy ngứa lợi hoặc khó chịu. Chính vì thế bé sẽ hay dùng lưỡi để đẩy các răng đang mọc khiến vị trí răng không được chính xác.
Nhiều bé còn dùng lưỡi tác động khiến răng bị biến dạng, có thể bị đẩy về phía trước hoặc thụt lùi vào bên trong. Thói quen này không những sẽ khiến răng mọc không đều mà còn có thể gây ảnh hưởng tới việc ăn uống và sự tiêu hóa.
2. Thói quen nuốt thức ăn chứ không chịu nhai
Đây là thói quen gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Việc không chịu nhai thức ăn hoặc nhai một cách hờ hững sẽ gây những ảnh hưởng xấu tới chức năng nhai của răng. Thói quen này có thể sẽ khiến sự phát triển hàm ở trẻ không cân xứng. Răng không được cọ xát với thức ăn, điều này cũng dễ khiến cho các loại vi khuẩn phát triển gây sâu răng, bệnh nha chu, sưng lợi ở trẻ nhỏ.
3. Thở bằng miệng
Một số trẻ bị mắc căn bệnh viêm mũi nên việc thở bằng mũi gặp khó khăn. Theo thói quen, trẻ sẽ bắt đầu thở bằng miệng. Nếu thói quen này kéo dài, lưỡi của trẻ cũng sẽ thường xuyên đẩy về phía trước. Lâu dần sẽ xuất hiện “nụ cười mở”, “môi dưới mỏng, môi trên dày” hoặc răng cửa đột nhiên mọc nhô về phía trước gây mất thẩm mỹ.
4. Cắn
Trong thời kỳ trẻ mọc răng, nếu thấy con có thói quen thích cắn, nhai móng tay hoặc quần áo thì cha mẹ nên chú ý khuyên trẻ không được làm như vậy. Thói quen mút núm vú giả cũng nên được hạn chế bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, dễ khiến răng bị biến dạng.
5. Chống tay một bên
Trẻ có thói quen chống tay lên một bên má cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm và gây biến dạng khuôn mặt.