Chứng táo bón chiếm 3% số bệnh nhân thăm khám của bác
sĩ nhi khoa. Tuy nhiên, phần lớn trẻ bị táo bón đều do những sai lầm
trong dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt.
Lười vận động là nguyên nhân thường gặp đối với trẻ
bị táo bón. Xã hội càng phát triển, đời sống càng tất bật, nên thời
gian dành cho thư giãn và vận động càng giảm đi. Cha mẹ không có thời
gian đưa trẻ ra ngoài chơi, vận động mà chỉ để quanh quẩn trong nhà với
các phương tiện giải trí ở dạng tĩnh tại (xem truyền hình, đọc sách,
chơi điện tử, lên mạng...). Nhu động ruột cũng ỳ ra hơn trong lối sống
thụ động như vậy, táo bón là tất yếu.
Chế độ ăn giàu đạm, thiếu chất xơ, cũng khiến trẻ bị
bón. Với tâm lý muốn tẩm bổ cho con, nhiều bậc cha mẹ thường ưu tiên
quá nhiều chất đạm (thịt, cá, tôm, cua...) trong khẩu phần ăn của trẻ.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm trẻ khó tiêu. Mà theo
nguyên tắc, thức ăn sau khi đã tiêu hóa và hấp thu mới được thải ra
ngoài, trẻ khó tiêu thì quá trình đào thải bị chậm đi, gây mất nước nên
khiến phân khô cứng làm trẻ khó đi ngoài. Chưa kể lượng nitơ chuyển hóa
từ đạm dư thừa thải qua nước tiểu sẽ kéo theo nhiều nước làm cho cơ thể
mất nước thêm và gây táo bón trầm trọng hơn.
Một nghiên cứu về những thức ăn mà trẻ không thích,
thì hàng đầu là rau, do đó cần phải cho trẻ tập ăn rau, trái cây nguyên
miếng từ lúc nhỏ, để sau này trẻ dễ chấp nhận. Những trẻ được nuôi bằng
thức ăn xay nhuyễn, ít tập ăn rau hay chỉ uống nước trái cây lúc nhỏ
thì sau này rất dễ có nguy cơ không chịu ăn rau quả và thường xuyên bị
táo bón.
Nhiều trẻ em ham chơi nên quên uống nước dẫn đến mất
nước, lại có khi ham chơi nên nhịn luôn việc đi ngoài khi có nhu cầu.
Tâm lý sợ hãi cũng khiến trẻ nhịn, đặc biệt, với những bé mới đi học,
do chưa quen với việc ngồi bô tại trường hoặc sợ bị cô giáo la mắng.
Đến khi về nhà thì phân đã quá to, quá rắn, trẻ cố rặn ra lại đau, chảy
máu... nên sợ đi cầu và nín lại, cứ như vậy lại càng táo bón nặng nề
hơn.
Do vậy, cha mẹ nên quan tâm để nhắc nhở hay ép trẻ
uống nhiều nước cũng như tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Tập
cho trẻ có thói quen ngồi bô mỗi sáng là tốt nhất. Nhưng nếu buổi sáng
quá bận rộn không có thời gian thì vẫn có thể đi cầu vào buổi tối, sau
bữa ăn tối khoảng 30-60 phút, thời điểm này nhu động ruột tăng và trẻ
dễ đi cầu hơn.
Có thể nói, táo bón ở trẻ em ít có nguyên nhân do
bệnh lý, vì vậy, nếu cha mẹ hiểu và chịu khó xây dựng cho trẻ một lối
sống lành mạnh từ dinh dưỡng đến vận động, thói quen trong sinh hoạt...
thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị táo bón.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu
Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng II
sĩ nhi khoa. Tuy nhiên, phần lớn trẻ bị táo bón đều do những sai lầm
trong dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt.
Lười vận động là nguyên nhân thường gặp đối với trẻ
bị táo bón. Xã hội càng phát triển, đời sống càng tất bật, nên thời
gian dành cho thư giãn và vận động càng giảm đi. Cha mẹ không có thời
gian đưa trẻ ra ngoài chơi, vận động mà chỉ để quanh quẩn trong nhà với
các phương tiện giải trí ở dạng tĩnh tại (xem truyền hình, đọc sách,
chơi điện tử, lên mạng...). Nhu động ruột cũng ỳ ra hơn trong lối sống
thụ động như vậy, táo bón là tất yếu.
Chế độ ăn giàu đạm, thiếu chất xơ, cũng khiến trẻ bị
bón. Với tâm lý muốn tẩm bổ cho con, nhiều bậc cha mẹ thường ưu tiên
quá nhiều chất đạm (thịt, cá, tôm, cua...) trong khẩu phần ăn của trẻ.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm trẻ khó tiêu. Mà theo
nguyên tắc, thức ăn sau khi đã tiêu hóa và hấp thu mới được thải ra
ngoài, trẻ khó tiêu thì quá trình đào thải bị chậm đi, gây mất nước nên
khiến phân khô cứng làm trẻ khó đi ngoài. Chưa kể lượng nitơ chuyển hóa
từ đạm dư thừa thải qua nước tiểu sẽ kéo theo nhiều nước làm cho cơ thể
mất nước thêm và gây táo bón trầm trọng hơn.
Một nghiên cứu về những thức ăn mà trẻ không thích,
thì hàng đầu là rau, do đó cần phải cho trẻ tập ăn rau, trái cây nguyên
miếng từ lúc nhỏ, để sau này trẻ dễ chấp nhận. Những trẻ được nuôi bằng
thức ăn xay nhuyễn, ít tập ăn rau hay chỉ uống nước trái cây lúc nhỏ
thì sau này rất dễ có nguy cơ không chịu ăn rau quả và thường xuyên bị
táo bón.
Nhiều trẻ em ham chơi nên quên uống nước dẫn đến mất
nước, lại có khi ham chơi nên nhịn luôn việc đi ngoài khi có nhu cầu.
Tâm lý sợ hãi cũng khiến trẻ nhịn, đặc biệt, với những bé mới đi học,
do chưa quen với việc ngồi bô tại trường hoặc sợ bị cô giáo la mắng.
Đến khi về nhà thì phân đã quá to, quá rắn, trẻ cố rặn ra lại đau, chảy
máu... nên sợ đi cầu và nín lại, cứ như vậy lại càng táo bón nặng nề
hơn.
Do vậy, cha mẹ nên quan tâm để nhắc nhở hay ép trẻ
uống nhiều nước cũng như tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Tập
cho trẻ có thói quen ngồi bô mỗi sáng là tốt nhất. Nhưng nếu buổi sáng
quá bận rộn không có thời gian thì vẫn có thể đi cầu vào buổi tối, sau
bữa ăn tối khoảng 30-60 phút, thời điểm này nhu động ruột tăng và trẻ
dễ đi cầu hơn.
Có thể nói, táo bón ở trẻ em ít có nguyên nhân do
bệnh lý, vì vậy, nếu cha mẹ hiểu và chịu khó xây dựng cho trẻ một lối
sống lành mạnh từ dinh dưỡng đến vận động, thói quen trong sinh hoạt...
thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị táo bón.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu
Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng II