Tan nát dòng sông sen
Khi vụ lùm xùm về di tích chùa Trăm Gian
còn chưa đi đến hồi kết, thì ngay gần đó, một ngôi chùa khác cũng đang
kêu cứu. Qua đường dây nóng 0985.57.88.55 chúng tôi nhận được phản ánh
của người dân sống tại khu vực xã Phụng Châu, huyện Chương Mĩ, Hà Nội về
việc chùa Trầm - di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo, kiến trúc quý giá đang bị phá hủy cảnh quan và một số cá nhân lợi dụng chốn linh thiêng để “hốt bạc”.
Theo tìm hiểu của PV, chùa Trầm
ở xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội), là một di tích được xếp
hạng cấp quốc gia. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 16 nằm dưới chân
núi Tử Trầm Sơn, một quần thể kiến trúc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc
chùa Bắc bộ, núi và hang tự nhiên. Toàn bộ khu núi này xưa kia là nơi
đặt hành cung của vua Lê, chúa Trịnh. Quần thể di tích được xếp hạng
quốc gia này gồm có núi Trầm, núi chùa Vu Vi, núi Bút, sông Sen. Trong
khu chùa Trầm có Đền Mẫu, hang Long Tiên có đường dẫn lên đỉnh núi Trầm, có hang sâu dẫn vào trong núi và có hàng trăm cây cổ thụ bao quanh.
Không chỉ ghi dấu những vết tích của thời phong kiến xa xưa, chùa Trầm
còn là nơi được chọn đầu tiên để "định cư" của Đài tiếng nói Việt Nam
khi rời Hà Nội để tiếp tục phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đây cũng là nơi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946.
Khi chúng tôi có mặt tại chùa Trầm, rất nhiều bà con ở đây đã đổ xô tới để “tố” rằng, hiện cảnh quan thiên nhiên của chùa Trầm đang bị phá hủy
nghiêm trọng, cụ thể nhất là dòng sông sen. Theo những người dân, lối
vào chùa, khi được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia, chùa Trầm gồm có 3 khu vực chính là: Núi Trầm, núi chùa Vu Vi – Núi Bút và sông sen (còn gọi là sông chùa).
Sông sen có hình bán nguyệt và được thả sen và trồng
sen từ năm 1966, giữa sông sen là một bãi đất hình bầu dục (còn gọi là
bãi Chùa). Bãi Chùa có 2 cột đá treo cờ nhà chùa, có từ thời vua Lê,
chúa Trịnh ngự tại đây nhiều năm.
"Tuy nhiên, vào năm 2010, ông Nguyễn Đình Tuấn (thôn
Long Châu San, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tự ý dùng máy xúc
san lấp khoảng 1ha dòng sông sen thuộc phần đất của di tích mà chưa
được bất cứ một cơ quan nào cấp phép. Trong suốt 15 ngày máy móc làm
việc hết công suất mà cơ quan chính quyền địa phương không lập biên bản
hay một hình thức cưỡng chế nào đối với việc làm của ông Tuấn", một
người dân cho biết.
Khi chúng tôi ra khu vực sông sen của chùa Trầm,
nơi đây giờ chỉ còn là một đầm nước hoang tàn, ngổn ngang những ụ đất
và những vật liệu đá chứ không còn là một đầm sen đằm thắm như một tấm
thảm hoa xanh trải rộng trước cửa chùa Trầm như vốn có từ trước.
Tự ý đóng hòm, in phiếu công đức để “hốt bạc”
Ngoài việc phá hủy cảnh quan Di tích Lịch sử Quốc gia chùa Trầm,
những người dân còn cho biết, vào tháng 9/2006, hội người cao tuổi thôn
Long Châu đã bán đấu thầu 10 năm với giá 1 triệu đồng/năm đền Mẫu Long
Châu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng
Việt Nam, cho ông Trần Văn Quyên về làm chủ nhang đền.
Tuy nhiên, lợi dụng chức vụ của mình, ông Quyên đã tự ý
đóng một chiếc hòm công đức cỡ lớn, và tự in phiếu công đức để “hốt
bạc” của du khách thập phương.
Ngoài ra, vị chủ nhang đền còn cho mình cái quyền phá
đi xây lại một số hạng mục như bậc thang đá đi lên đền Mẫu, tự ý cho cơi
nới phần hiên trước cửa. Một số tượng cổ trong đền bị hạ xuống thay
bằng tượng mới, đôi hoành phi câu đối cổ cũng được dỡ xuống và dân làng
cũng không biết bây giờ ở đâu.
Không những thế, tại chùa Trầm còn tồn tại một vấn đề nhức nhối là việc du khách thập phương đến tham quan chùa Trầm
bị một số đối tượng “làm tiền” bằng việc thu phí. Muốn vào vãn cảnh
chùa, du khách sẽ phải nộp 5.000 đồng/người, chưa bao gồm tiền gửi xe
10.000 đồng/xe máy. Nhiều lần du khách tới đây bất bình trước sự việc có
nói nhưng đều bất lực trước những lý lẽ ngông cuồng của đám người tự
xưng là “nhóm quản chùa”.
Chính quyền thiếu sót trong khâu quản lý
Trước những ý kiến phản ánh của người dân, chúng tôi đã
có buổi làm việc với chính quyền xã Phụng Châu để. Trao đổi với PV, ông
Phạm Văn Định, Phó Chủ tịch UBND xã Phụng Châu xác nhận về những sự
việc người dân phản ánh là hiện trạng có thực đã và đang xảy ra tại đây.
Tuy nhiên, theo ông Định diễn giải, việc ông Nguyễn Đình Tuấn tiến hành san lấp, làm hỏng ao sen của chùa Trầm
xuất phát từ việc ông Nguyễn Kim Quảng (nguyên là Chủ tịch UBND xã
Phụng Châu, hiện giờ ông Quảng đã nghỉ), trước khi thôi chức Chủ tịch
xã, đã ký cho ông Tuấn được phép tiến hành san lấp ao sen mặc dù khu vực
đó có đất của Di tích Lịch sử Quốc gia chùa Trầm.
“Hiện tại, chúng tôi đã đình chỉ công việc của ông Tuấn, cấm không được
san lấp, trồng cây, thả cá trong diện tích ao sen cũ”, ông Tuấn nói.
Về việc tự đóng hòm công đức và in phiếu công đức ông
Định khẳng định việc làm này hoàn toàn sai và không có sự đồng ý của
chính quyền. Ông Định cho biết sẽ cho phía ban Văn hóa của xã rà soát và
ngăn chặn triệt để tình trạng trên.
Về ”nhóm quản chùa” có hành động thu tiền của du khách,
ông Định nói rằng, ban đầu phía chính quyền xã Phụng Châu có lập ra một
nhóm người làm nhiệm vụ bảo vệ chùa và trông coi an ninh quanh chùa Trầm.
Tuy nhiên, về việc nhóm này tiến hành thu tiền phải đến khi người dân
phản ánh xã mới biết. “Hiện chúng tôi đã cho nhóm người trên nghỉ việc
và giao cho hội cựu chiến binh xã Phụng Châu thay thế và sẽ không có
tình trạng tự ý thu tiền của du khách thập phương nữa”, ông Định khẳng
định.
Mặc dù đã thừa nhận và đưa ra những giải pháp trước những thực trạng xấu tại chùa Trầm, tuy nhiên, về cảnh quan thiên nhiên tại chùa Trầm bị phá hủy
nghiêm trọng hiện phía chính quyền xã Phụng Châu vẫn chưa thể giải
quyết dứt điểm vì hiện xã còn chưa nắm được cụ thể về diện tích của Di
tích Lịch sử Quốc gia chùa Trầm.
Khi PV đặt câu hỏi về việc chùa Trầm
đã được xếp hạng từ hàng chục năm nay vậy mà phía chính quyền lại không
nắm rõ được diện tích liệu có phải là một thiếu sót của cấp quản lý ông
Định không giải thích mà cho rằng chính quyền vẫn đang rà soát.
Trước những sai phạm diễn ra tại khu Di tích Lịch sử Quốc gia Chùa Trầm,
huyện Chương Mĩ cũng vừa có công văn yêu cầu xã Phụng Châu thu hồi phần
đất thuộc về di tích đồng thời làm rõ về hành vi san lấp của ông Nguyễn
Đình Tuấn.
Lê Tú
Theo Infonet
Khi vụ lùm xùm về di tích chùa Trăm Gian
còn chưa đi đến hồi kết, thì ngay gần đó, một ngôi chùa khác cũng đang
kêu cứu. Qua đường dây nóng 0985.57.88.55 chúng tôi nhận được phản ánh
của người dân sống tại khu vực xã Phụng Châu, huyện Chương Mĩ, Hà Nội về
việc chùa Trầm - di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo, kiến trúc quý giá đang bị phá hủy cảnh quan và một số cá nhân lợi dụng chốn linh thiêng để “hốt bạc”.
Theo tìm hiểu của PV, chùa Trầm
ở xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội), là một di tích được xếp
hạng cấp quốc gia. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 16 nằm dưới chân
núi Tử Trầm Sơn, một quần thể kiến trúc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc
chùa Bắc bộ, núi và hang tự nhiên. Toàn bộ khu núi này xưa kia là nơi
đặt hành cung của vua Lê, chúa Trịnh. Quần thể di tích được xếp hạng
quốc gia này gồm có núi Trầm, núi chùa Vu Vi, núi Bút, sông Sen. Trong
khu chùa Trầm có Đền Mẫu, hang Long Tiên có đường dẫn lên đỉnh núi Trầm, có hang sâu dẫn vào trong núi và có hàng trăm cây cổ thụ bao quanh.
Dòng sông sen trước kia là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của chùa Trầm |
còn là nơi được chọn đầu tiên để "định cư" của Đài tiếng nói Việt Nam
khi rời Hà Nội để tiếp tục phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đây cũng là nơi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946.
Khi chúng tôi có mặt tại chùa Trầm, rất nhiều bà con ở đây đã đổ xô tới để “tố” rằng, hiện cảnh quan thiên nhiên của chùa Trầm đang bị phá hủy
nghiêm trọng, cụ thể nhất là dòng sông sen. Theo những người dân, lối
vào chùa, khi được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia, chùa Trầm gồm có 3 khu vực chính là: Núi Trầm, núi chùa Vu Vi – Núi Bút và sông sen (còn gọi là sông chùa).
Dòng sông sen giờ ngổn ngang đất đá |
Ao sen ngày nào giờ chỉ còn lại là vũng nước |
sen từ năm 1966, giữa sông sen là một bãi đất hình bầu dục (còn gọi là
bãi Chùa). Bãi Chùa có 2 cột đá treo cờ nhà chùa, có từ thời vua Lê,
chúa Trịnh ngự tại đây nhiều năm.
"Tuy nhiên, vào năm 2010, ông Nguyễn Đình Tuấn (thôn
Long Châu San, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tự ý dùng máy xúc
san lấp khoảng 1ha dòng sông sen thuộc phần đất của di tích mà chưa
được bất cứ một cơ quan nào cấp phép. Trong suốt 15 ngày máy móc làm
việc hết công suất mà cơ quan chính quyền địa phương không lập biên bản
hay một hình thức cưỡng chế nào đối với việc làm của ông Tuấn", một
người dân cho biết.
Khi chúng tôi ra khu vực sông sen của chùa Trầm,
nơi đây giờ chỉ còn là một đầm nước hoang tàn, ngổn ngang những ụ đất
và những vật liệu đá chứ không còn là một đầm sen đằm thắm như một tấm
thảm hoa xanh trải rộng trước cửa chùa Trầm như vốn có từ trước.
Tự ý đóng hòm, in phiếu công đức để “hốt bạc”
Ngoài việc phá hủy cảnh quan Di tích Lịch sử Quốc gia chùa Trầm,
những người dân còn cho biết, vào tháng 9/2006, hội người cao tuổi thôn
Long Châu đã bán đấu thầu 10 năm với giá 1 triệu đồng/năm đền Mẫu Long
Châu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng
Việt Nam, cho ông Trần Văn Quyên về làm chủ nhang đền.
Tuy nhiên, lợi dụng chức vụ của mình, ông Quyên đã tự ý
đóng một chiếc hòm công đức cỡ lớn, và tự in phiếu công đức để “hốt
bạc” của du khách thập phương.
Giấy công đức tự ghi phía dưới đề tên chủ nhang Trần Văn Quyên |
đi xây lại một số hạng mục như bậc thang đá đi lên đền Mẫu, tự ý cho cơi
nới phần hiên trước cửa. Một số tượng cổ trong đền bị hạ xuống thay
bằng tượng mới, đôi hoành phi câu đối cổ cũng được dỡ xuống và dân làng
cũng không biết bây giờ ở đâu.
Một chiếc hòm công đức "tự phát" |
bị một số đối tượng “làm tiền” bằng việc thu phí. Muốn vào vãn cảnh
chùa, du khách sẽ phải nộp 5.000 đồng/người, chưa bao gồm tiền gửi xe
10.000 đồng/xe máy. Nhiều lần du khách tới đây bất bình trước sự việc có
nói nhưng đều bất lực trước những lý lẽ ngông cuồng của đám người tự
xưng là “nhóm quản chùa”.
Chính quyền thiếu sót trong khâu quản lý
Trước những ý kiến phản ánh của người dân, chúng tôi đã
có buổi làm việc với chính quyền xã Phụng Châu để. Trao đổi với PV, ông
Phạm Văn Định, Phó Chủ tịch UBND xã Phụng Châu xác nhận về những sự
việc người dân phản ánh là hiện trạng có thực đã và đang xảy ra tại đây.
Tuy nhiên, theo ông Định diễn giải, việc ông Nguyễn Đình Tuấn tiến hành san lấp, làm hỏng ao sen của chùa Trầm
xuất phát từ việc ông Nguyễn Kim Quảng (nguyên là Chủ tịch UBND xã
Phụng Châu, hiện giờ ông Quảng đã nghỉ), trước khi thôi chức Chủ tịch
xã, đã ký cho ông Tuấn được phép tiến hành san lấp ao sen mặc dù khu vực
đó có đất của Di tích Lịch sử Quốc gia chùa Trầm.
“Hiện tại, chúng tôi đã đình chỉ công việc của ông Tuấn, cấm không được
san lấp, trồng cây, thả cá trong diện tích ao sen cũ”, ông Tuấn nói.
Phó Chủ tịch UBND xã Phụng Châu thừa nhận có tình trạng như người người dân phản ánh |
Định khẳng định việc làm này hoàn toàn sai và không có sự đồng ý của
chính quyền. Ông Định cho biết sẽ cho phía ban Văn hóa của xã rà soát và
ngăn chặn triệt để tình trạng trên.
Về ”nhóm quản chùa” có hành động thu tiền của du khách,
ông Định nói rằng, ban đầu phía chính quyền xã Phụng Châu có lập ra một
nhóm người làm nhiệm vụ bảo vệ chùa và trông coi an ninh quanh chùa Trầm.
Tuy nhiên, về việc nhóm này tiến hành thu tiền phải đến khi người dân
phản ánh xã mới biết. “Hiện chúng tôi đã cho nhóm người trên nghỉ việc
và giao cho hội cựu chiến binh xã Phụng Châu thay thế và sẽ không có
tình trạng tự ý thu tiền của du khách thập phương nữa”, ông Định khẳng
định.
Mặc dù đã thừa nhận và đưa ra những giải pháp trước những thực trạng xấu tại chùa Trầm, tuy nhiên, về cảnh quan thiên nhiên tại chùa Trầm bị phá hủy
nghiêm trọng hiện phía chính quyền xã Phụng Châu vẫn chưa thể giải
quyết dứt điểm vì hiện xã còn chưa nắm được cụ thể về diện tích của Di
tích Lịch sử Quốc gia chùa Trầm.
Khi PV đặt câu hỏi về việc chùa Trầm
đã được xếp hạng từ hàng chục năm nay vậy mà phía chính quyền lại không
nắm rõ được diện tích liệu có phải là một thiếu sót của cấp quản lý ông
Định không giải thích mà cho rằng chính quyền vẫn đang rà soát.
Trước những sai phạm diễn ra tại khu Di tích Lịch sử Quốc gia Chùa Trầm,
huyện Chương Mĩ cũng vừa có công văn yêu cầu xã Phụng Châu thu hồi phần
đất thuộc về di tích đồng thời làm rõ về hành vi san lấp của ông Nguyễn
Đình Tuấn.
Lê Tú
Theo Infonet