Trong văn hóa ẩm thực, lươn được liệt vào món
đặc sản có tiếng. Từ quán nhậu bình dân ngoài sân, đến nhà hàng máy
lạnh cao cấp, tại nông thôn vùng sâu đến phố thị đông đúc, đâu đâu lươn
cũng được coi là món ăn hấp dẫn nhiều giới, chế biến được các món hợp
khẩu vị: lươn um rau ngổ, lươn xào lăn, xào sả ớt, kho mắm, nướng chao,
nấu cháo môn ngọt với nước cốt dừa, lươn dồi... Nhưng thực khách thường
khoái món “trái giác nấu canh chua lươn” bởi trái giác khi đã “chuyên
trị” với lươn thường cho ta một vị chua thanh ở mỗi muỗng canh khi ăn.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, nhất là miệt Cà Mau - U Minh Hạ, lươn có
nhiều, vì chúng thích nghi môi trường ao hồ nước đọng tù hãm.
Để bắt lươn thường có nhiều cách, nhưng có hiệu
quả nhất vẫn là đặt trúm. Mồi nhử lươn vào trúm là cơm dừa khô trộn với
cua, hoặc cá tép vụn, bốc mùi sình thối là lươn rất thích. Muốn đặt
trúm, chỉ cần ống tre dài cỡ 1 mét, đục thủng các mắt tre cho thông
nhau, chỉ chừa lại lóng cuối không đục. Phía đầu ống gắn với cái hom dọc
dài theo ống làm thành cái rãnh nhỏ thông hơi, dành cho lươn thở. Thông
thường lươn kiếm ăn vào ban đêm. Khi bắt được mùi tỏa ra từ ống trúm,
lươn tìm miệng hom chui vô, đôi khi mỗi ống chui cả 2, 3 con. Trời vừa
sụp tối là thời điểm thích hợp cho việc đi đặt trúm bắt lươn, và phải
biết cách đặt trúm những nơi lươn thường đi; đến hừng sáng là thu gom
trúm về, trút giỏ ra, nào là những con lươn vàng như nghệ, mỗi con cả
ký. Gặp ngày “tổ đãi”, kiếm vài chục ký như chơi.
Muốn chế biến lươn, người ta chỉ cần đem lươn đổ
vô đống tro vuốt cho sạch nhớt. Sau đó đem rửa lại nước giấm cho thật
sạch, rồi mổ ruột, để cho ráo nước.
Chuẩn bị một nồi canh chua lươn nấu trái giác,
cần có trái giác, cọng bông súng cắt thành từng đoạn khoảng hơn 4cm, một
vài tép sả đập dập cắt từng đoạn dài, tỏi để nấu. Lươn cắt thành khúc
cỡ 10cm hoặc để nguyên con tùy thích và tùy con lươn dài hay ngắn. Đầu
tiên, bắc chảo mỡ phi tỏi cho nóng, thả lươn vô chảo xào sơ cho gia vị
thấm đều, rồi gắp lươn ra đĩa. Chọn trái giác xanh, nhưng nhớ rằng phải
thêm vào một vài trái giác chín để khi nấu cho ra nước màu tim tím trông
bắt mắt hơn... Trái giác cùng với những tép sả đập dập cho vào nồi đun
sôi với lượng nước vừa phải, khi đã thấy trái giác vừa độ phân rã thì
lấy dụng cụ lược hết những xác bã trái giác ra bỏ đi và cho những khoanh
lươn đã xào sơ vào nồi nấu chung với những cọng bông súng, đợi lươn
chín thì nêm nếm cho vừa ăn. Nhớ khi múc ra tô, đừng quên điểm vào tô
canh chua lươn nấu trái giác vài lát ớt, ngò gai, ngò om… cho đầy đủ
hương vị nhà quê.
Cả nhà ngồi quanh mâm cơm với tô canh trái giác
nấu canh chua lươn bốc khói nghi ngút, một cảm giác đầm ấm và hạnh phúc
vô cùng…
NĂM VUÔNG
đặc sản có tiếng. Từ quán nhậu bình dân ngoài sân, đến nhà hàng máy
lạnh cao cấp, tại nông thôn vùng sâu đến phố thị đông đúc, đâu đâu lươn
cũng được coi là món ăn hấp dẫn nhiều giới, chế biến được các món hợp
khẩu vị: lươn um rau ngổ, lươn xào lăn, xào sả ớt, kho mắm, nướng chao,
nấu cháo môn ngọt với nước cốt dừa, lươn dồi... Nhưng thực khách thường
khoái món “trái giác nấu canh chua lươn” bởi trái giác khi đã “chuyên
trị” với lươn thường cho ta một vị chua thanh ở mỗi muỗng canh khi ăn.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, nhất là miệt Cà Mau - U Minh Hạ, lươn có
nhiều, vì chúng thích nghi môi trường ao hồ nước đọng tù hãm.
Để bắt lươn thường có nhiều cách, nhưng có hiệu
quả nhất vẫn là đặt trúm. Mồi nhử lươn vào trúm là cơm dừa khô trộn với
cua, hoặc cá tép vụn, bốc mùi sình thối là lươn rất thích. Muốn đặt
trúm, chỉ cần ống tre dài cỡ 1 mét, đục thủng các mắt tre cho thông
nhau, chỉ chừa lại lóng cuối không đục. Phía đầu ống gắn với cái hom dọc
dài theo ống làm thành cái rãnh nhỏ thông hơi, dành cho lươn thở. Thông
thường lươn kiếm ăn vào ban đêm. Khi bắt được mùi tỏa ra từ ống trúm,
lươn tìm miệng hom chui vô, đôi khi mỗi ống chui cả 2, 3 con. Trời vừa
sụp tối là thời điểm thích hợp cho việc đi đặt trúm bắt lươn, và phải
biết cách đặt trúm những nơi lươn thường đi; đến hừng sáng là thu gom
trúm về, trút giỏ ra, nào là những con lươn vàng như nghệ, mỗi con cả
ký. Gặp ngày “tổ đãi”, kiếm vài chục ký như chơi.
Muốn chế biến lươn, người ta chỉ cần đem lươn đổ
vô đống tro vuốt cho sạch nhớt. Sau đó đem rửa lại nước giấm cho thật
sạch, rồi mổ ruột, để cho ráo nước.
Chuẩn bị một nồi canh chua lươn nấu trái giác,
cần có trái giác, cọng bông súng cắt thành từng đoạn khoảng hơn 4cm, một
vài tép sả đập dập cắt từng đoạn dài, tỏi để nấu. Lươn cắt thành khúc
cỡ 10cm hoặc để nguyên con tùy thích và tùy con lươn dài hay ngắn. Đầu
tiên, bắc chảo mỡ phi tỏi cho nóng, thả lươn vô chảo xào sơ cho gia vị
thấm đều, rồi gắp lươn ra đĩa. Chọn trái giác xanh, nhưng nhớ rằng phải
thêm vào một vài trái giác chín để khi nấu cho ra nước màu tim tím trông
bắt mắt hơn... Trái giác cùng với những tép sả đập dập cho vào nồi đun
sôi với lượng nước vừa phải, khi đã thấy trái giác vừa độ phân rã thì
lấy dụng cụ lược hết những xác bã trái giác ra bỏ đi và cho những khoanh
lươn đã xào sơ vào nồi nấu chung với những cọng bông súng, đợi lươn
chín thì nêm nếm cho vừa ăn. Nhớ khi múc ra tô, đừng quên điểm vào tô
canh chua lươn nấu trái giác vài lát ớt, ngò gai, ngò om… cho đầy đủ
hương vị nhà quê.
Cả nhà ngồi quanh mâm cơm với tô canh trái giác
nấu canh chua lươn bốc khói nghi ngút, một cảm giác đầm ấm và hạnh phúc
vô cùng…
NĂM VUÔNG