Tôi nghe nói nếu không biết cách chế biến sắn có thể gây ngộ độc chết người. Xin hỏi làm thế nào để phòng tránh ngộ độc sắn? - Nông Văn Hòa (Cao Bằng)
Sắn (khoai mì) là loại lương thực phổ biến, tuy nhiên có chứa một hàm lượng chất độc rất nguy hiểm. Độc tố trong sắn là một loại glucosid, khi gặp men tiêu hóa, axit hay nước, sẽ thủy phân và giải phóng axit cyanhydric (HCN), một chất có thể gây độc chết người. Khi bị ngộ độc sắn, nếu nhẹ có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, đau bụng,… Nếu nặng có thể dẫn đến co giật, hôn mê,… và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cần lột sạch lớp vỏ hồng trước khi chế biến sắn để phòng tránh ngộ độc
Các trường hợp bị ngộ độc sắn đều do cách chế bến và nấu nướng không đúng cách; ăn sống, nướng hoặc luộc chưa chín,... Do đó để phòng tránh ngộ độc sắn cần loại bỏ độc tố trong sắn, khi chế biến cần thực hiện những bước sau:
- Lột sạch lớp vỏ hồng của sắn.
- Ngâm trong nước sạch vài giờ, thường xuyên thay nước.
- Khi nấu phải mở nắp nồi để chất độc bay ra ngoài.
- Không nên ăn nhiều sắn vào lúc đói.
- Không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn.
- Khi ăn nên chấm với đường hay mật để giảm nguy cơ ngộ độc.
- Nếu thấy sắn đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều acid cyanhydric.
Lưu ý: Sắn trồng ở đất mới, đất vườn có trồng xoan rất dễ gây ngộ độc.
Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống
Sắn (khoai mì) là loại lương thực phổ biến, tuy nhiên có chứa một hàm lượng chất độc rất nguy hiểm. Độc tố trong sắn là một loại glucosid, khi gặp men tiêu hóa, axit hay nước, sẽ thủy phân và giải phóng axit cyanhydric (HCN), một chất có thể gây độc chết người. Khi bị ngộ độc sắn, nếu nhẹ có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, đau bụng,… Nếu nặng có thể dẫn đến co giật, hôn mê,… và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cần lột sạch lớp vỏ hồng trước khi chế biến sắn để phòng tránh ngộ độc
Các trường hợp bị ngộ độc sắn đều do cách chế bến và nấu nướng không đúng cách; ăn sống, nướng hoặc luộc chưa chín,... Do đó để phòng tránh ngộ độc sắn cần loại bỏ độc tố trong sắn, khi chế biến cần thực hiện những bước sau:
- Lột sạch lớp vỏ hồng của sắn.
- Ngâm trong nước sạch vài giờ, thường xuyên thay nước.
- Khi nấu phải mở nắp nồi để chất độc bay ra ngoài.
- Không nên ăn nhiều sắn vào lúc đói.
- Không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn.
- Khi ăn nên chấm với đường hay mật để giảm nguy cơ ngộ độc.
- Nếu thấy sắn đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều acid cyanhydric.
Lưu ý: Sắn trồng ở đất mới, đất vườn có trồng xoan rất dễ gây ngộ độc.
Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống