Dị ứng với cá ngừ không có gì lạ. Chỉ tính riêng nước Mỹ có gần 7 triệu người dị ứng với loại cá này ( 2004). Tuy nhiên, không phải ai cũng bị dị ứng.
Nguyên nhân cá ngừ gây dị ứng
Do cơ thể chúng ta không nhìn ra được một số protein của cá vì vậy hệ miễn dịch quyết tâm xua đuổi những phần tử protein “lạ” này và gây nên những phản ứng dị ứng. Trong đó, một loại protein có tên là parvalbumin thường có ở nhiều loại cá biển và thường bị hệ miễn dịch hiểu lầm là thành phần “lạ”.
Khi đó cơ thể sẽ tạo nên những kháng thể chuyên biệt (specific antibody) là immunoglobulin E (IgE) để chống lại những tác nhân gây dị ứng. Một hoá chât khac la histamine cun g đươc cơ thể tiết ra và hậu quả của sự tiết histamine này là làm các mô cơ thể viêm sưng vì chúng cố gắng xua đuổi nhưn g protein la.
Không những chỉ ăn cá ngừ, nhiều người cũng bị dị ứng khi hít phải hơi khi nấu nướng cá ngừ cũng như khi chạm vào thịt cá ngừ. Một nguyên nhân gây dị ứng khác là do một loại ký sinh trùng sống trong cá ngừ có tên là anisakis vốn gây ra những phản ứng dị ứng tương tự.
Cá ngừ bảo quản không tốt sẽ tạo ra độc tố
Triệu chứng
Sưng, đỏ, ngứa: ngứa có thể xảy ra chỉ sau vài phút ăn cá ngừ hoặc va chạm vào thịt cá ngừ (đầu bếp, người mua cá, người bán cá...) và có thể kéo dài từ 2 - 4 giờ. Cũng có người bị sưng mắt và sưng môi và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể sưng lưỡi, sưng cuống họng làm cản đường không khí gây nghẹt thở.
Rối loạn tiêu hóa: ói mửa rất thường xảy ra, kèm theo đau bụng nghiêm trọng, tiêu chảy, khó nuốt thưc ăn. Tiêu chảy và ói mửa là cách cơ thể đào thải chất gây dị ứng ra ngoài.
Hen suyễn: những người dị ứng với cá ngừ có thể gặp những triệu chứng có liên hệ tới hen suyễn chẳng hạn như khó thở, ho, thở khò khè, đau ngực. Hít thở hơi cá ngừ khi nấu nướng hoặc va chạm vào thịt của nó càng làm cho hen suyễn nghiêm trọng hơn. Thường triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi ăn cá ngừ và triệu chứng có thể kéo dài nhiều giờ.
Phản ứng phản vệ: phản ứng này tác động toàn bộ cơ thể gây khó thở gây sưng các mô ở môi, cuống họng, lưỡi, khớp... Những phản ứng phản vệ rất nguy hiểm đe dọa mạng sống của bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời.
Chẩn đoán dị ứng cá ngừ
Có 2 loại xét nghiệm chính: Bác sĩ sẽ chích một lượng nhỏ chất gây dị ứng dưới da của bệnh nhân và sẽ kiểm tra những phản ứng xảy ra. Thử máu: một xét nghiệm máu gọi là ARAST được tiến hành để phát hiện hiện diện của Immunoglobulin E (IgE) trong máu. Sự có mặt của IgE có thể suy đoán bệnh nhân bị dị ứng.
Điều trị, phòng tránh
Môt khi đã được kết luận dị ứng với cá ngừ nên tẩy chay hẳn món này. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp chỉ dị ứng với cá ngừ tươi mà không dị ứng với loại đóng hộp. Để trị dị ứng, thông thường những loại thuốc kháng histamine sẽ được bác sĩ chỉ định.
Trong trường hợp bị suyễn, bác sĩ sẽ kèm theo những loại thuốc xịt, kèm theo những loại kem thoa cục bộ nhằm trị sự ngứa ngáy, nổi đỏ trên da Một lưu ý khác khi ăn cá ngừ là rủi ro ngộ độc thủy ngân sự tích tụ thủy ngân trong cơ thể có thể gây rối loạn trí não, bệnh tim mạch và những bệnh nan y khác.
Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)
Nguyên nhân cá ngừ gây dị ứng
Do cơ thể chúng ta không nhìn ra được một số protein của cá vì vậy hệ miễn dịch quyết tâm xua đuổi những phần tử protein “lạ” này và gây nên những phản ứng dị ứng. Trong đó, một loại protein có tên là parvalbumin thường có ở nhiều loại cá biển và thường bị hệ miễn dịch hiểu lầm là thành phần “lạ”.
Khi đó cơ thể sẽ tạo nên những kháng thể chuyên biệt (specific antibody) là immunoglobulin E (IgE) để chống lại những tác nhân gây dị ứng. Một hoá chât khac la histamine cun g đươc cơ thể tiết ra và hậu quả của sự tiết histamine này là làm các mô cơ thể viêm sưng vì chúng cố gắng xua đuổi nhưn g protein la.
Không những chỉ ăn cá ngừ, nhiều người cũng bị dị ứng khi hít phải hơi khi nấu nướng cá ngừ cũng như khi chạm vào thịt cá ngừ. Một nguyên nhân gây dị ứng khác là do một loại ký sinh trùng sống trong cá ngừ có tên là anisakis vốn gây ra những phản ứng dị ứng tương tự.
Cá ngừ bảo quản không tốt sẽ tạo ra độc tố
Triệu chứng
Sưng, đỏ, ngứa: ngứa có thể xảy ra chỉ sau vài phút ăn cá ngừ hoặc va chạm vào thịt cá ngừ (đầu bếp, người mua cá, người bán cá...) và có thể kéo dài từ 2 - 4 giờ. Cũng có người bị sưng mắt và sưng môi và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể sưng lưỡi, sưng cuống họng làm cản đường không khí gây nghẹt thở.
Rối loạn tiêu hóa: ói mửa rất thường xảy ra, kèm theo đau bụng nghiêm trọng, tiêu chảy, khó nuốt thưc ăn. Tiêu chảy và ói mửa là cách cơ thể đào thải chất gây dị ứng ra ngoài.
Hen suyễn: những người dị ứng với cá ngừ có thể gặp những triệu chứng có liên hệ tới hen suyễn chẳng hạn như khó thở, ho, thở khò khè, đau ngực. Hít thở hơi cá ngừ khi nấu nướng hoặc va chạm vào thịt của nó càng làm cho hen suyễn nghiêm trọng hơn. Thường triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi ăn cá ngừ và triệu chứng có thể kéo dài nhiều giờ.
Phản ứng phản vệ: phản ứng này tác động toàn bộ cơ thể gây khó thở gây sưng các mô ở môi, cuống họng, lưỡi, khớp... Những phản ứng phản vệ rất nguy hiểm đe dọa mạng sống của bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời.
Chẩn đoán dị ứng cá ngừ
Có 2 loại xét nghiệm chính: Bác sĩ sẽ chích một lượng nhỏ chất gây dị ứng dưới da của bệnh nhân và sẽ kiểm tra những phản ứng xảy ra. Thử máu: một xét nghiệm máu gọi là ARAST được tiến hành để phát hiện hiện diện của Immunoglobulin E (IgE) trong máu. Sự có mặt của IgE có thể suy đoán bệnh nhân bị dị ứng.
Điều trị, phòng tránh
Môt khi đã được kết luận dị ứng với cá ngừ nên tẩy chay hẳn món này. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp chỉ dị ứng với cá ngừ tươi mà không dị ứng với loại đóng hộp. Để trị dị ứng, thông thường những loại thuốc kháng histamine sẽ được bác sĩ chỉ định.
Trong trường hợp bị suyễn, bác sĩ sẽ kèm theo những loại thuốc xịt, kèm theo những loại kem thoa cục bộ nhằm trị sự ngứa ngáy, nổi đỏ trên da Một lưu ý khác khi ăn cá ngừ là rủi ro ngộ độc thủy ngân sự tích tụ thủy ngân trong cơ thể có thể gây rối loạn trí não, bệnh tim mạch và những bệnh nan y khác.
Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)