"Mục tiêu của bạn là gì trong ba năm tới" và "Bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó" là hai câu hỏi thường được các nhà tuyển dụng sử dụng trong những buổi phỏng vấn.
Hai câu hỏi này cũng chính là nguyên nhân khiến một số ứng viên lúng túng khi tìm câu trả lời. VietnamWorks sẽ giúp bạn đưa ra một định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp trong ba năm tới với hai câu hỏi trên.
Cho câu hỏi thứ nhất, phần lớn các ứng viên sẽ trả lời bằng một mong muốn thay vì một mục tiêu. Có sự khác biệt lớn, mục tiêu thì cụ thể và khả thi còn mong muốn thì ngược lại. Nếu ứng viên trả lời bằng một mong muốn thì chính nó sẽ “làm khó” khi họ được yêu cầu hãy trình bày kế hoạch để đạt được mong muốn của mình.
Theo VietnamWorks, bạn hãy bắt đầu từ việc định hướng cho bản thân bằng cách đặt ra những câu hỏi như: Đâu là điểm mạnh, điểm yếu; bạn thích làm việc gì nhất; loại công việc nào phù hợp với khả năng và sở thích của bạn...
Trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ thấy rõ hướng đi cho mình. Từ đó, câu trả lời cho ba năm sắp tới của bạn sẽ không còn là “mong muốn” mà thay vào đó là một “mục tiêu” rõ ràng và việc xây dựng kế hoạch cho đích đến đã được xác định sẽ không còn là vấn đề khó khăn.
10 năm hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, VietnamWorks ghi nhận được hai câu trả lời thường gặp nhất cho câu hỏi “Mục tiêu của bạn là gì trong ba năm sắp tới”. Một số ứng viên cho biết: “Tôi sẽ làm việc trong vòng hai năm sau đó tham gia khóa học MBA để thăng tiến”, một số khác trả lời: “Tôi sẽ trở thành Giám đốc hoặc trưởng phòng Marketing” nếu ứng viên đó đang ứng tuyển vào bộ phận Marketing.
Nếu theo sau những câu trả lời trên là một kế hoạch thực hiện cụ thể thì xin chúc mừng bạn, bạn đang đi đúng hướng trong việc đã xác lập mục tiêu phát triển nghề nghiệp của mình. Mặt khác, nếu bạn xác định đó chính là mục tiêu bạn đang muốn theo đuổi trong ba năm kế tiếp nhưng gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch thực hiện, bạn có thể cân nhắc các yếu tố như:
Bên cạnh kinh nghiệm, bằng cấp đóng vai trò khá quan trọng cho con đường thăng tiến sau này. Vậy “Có nên học thêm MBA để dễ thăng tiến” - câu hỏi đơn giản nhưng… khó trả lời. Chẳng ai dám khuyên bạn đầu tư một khoản lớn thời gian, công sức và tiền bạc cho một khóa học mà họ không chắc khoản đầu tư này có sinh lợi cho bạn hay không.
Trong thực tế, nếu bạn muốn mở rộng bản thân bằng việc học thêm nhiều kiến thức và sẵn sàng chuyển nghề, MBA sẽ là lựa chọn đúng đắn. MBA mở ra tầm nhìn bao quát để người học có đủ khả năng điều hành một doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp, do đó với MBA bạn sẽ không bị bó hẹp trong một lĩnh vực.
Ngược lại, trong trường hợp bạn thật sự rất yêu thích và muốn gắn bó lâu dài với công việc hiện tại. Bạn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thiết thực và những kỹ năng quan trọng bạn sẽ không cần thiết có bằng MBA. Nhưng đôi khi, tấm bằng MBA chính là yếu tố phân định thắng bại giữa hai ứng viên có cùng kinh nghiệm khi ứng tuyển vào những vị trí quản lý cao cấp.
Bạn đừng ngần ngại xin lời khuyên từ những “tiền bối” trong công việc. Hãy hỏi họ đã đạt được vị trí đó như thế nào; những kỹ năng nào họ cho là quan trọng; tại sao; ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần học thêm những gì... Lời khuyên từ những người đi trước chính là sự đúc kết kinh nghiệm từ bản thân họ, vì thế những lời khuyên này không những mang tính thực tiễn cao mà còn rất khả thi trong việc hiện thực hóa mục tiêu của bạn.
Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin, trang web việc làm cũng sẽ là một nguồn tham khảo tốt. Nếu mục tiêu của bạn là chuyển sang một công việc khác hoặc thăng tiến lên vị trí cao hơn, hãy tìm hiểu thật kỹ bản mô tả công việc của những vị trí tương đương trên các trang web việc làm. Qua bản mô tả công việc, bạn sẽ biết được nhà tuyển dụng yêu cầu như thế nào đối với vị trí mà bạn hướng đến cũng như những kỹ năng bắt buộc bạn cần phải có để phù hợp với vị trí này. Sau khi nắm rõ được yêu cầu công việc, kế hoạch phát triển bản thân do bạn đề ra sẽ rất sát với thực tế và mang tính cạnh tranh cao, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tiến gần đến mục tiêu thăng tiến nghề nghiệp của mình.
(Nguồn: VietnamWorks)
Hai câu hỏi này cũng chính là nguyên nhân khiến một số ứng viên lúng túng khi tìm câu trả lời. VietnamWorks sẽ giúp bạn đưa ra một định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp trong ba năm tới với hai câu hỏi trên.
Cho câu hỏi thứ nhất, phần lớn các ứng viên sẽ trả lời bằng một mong muốn thay vì một mục tiêu. Có sự khác biệt lớn, mục tiêu thì cụ thể và khả thi còn mong muốn thì ngược lại. Nếu ứng viên trả lời bằng một mong muốn thì chính nó sẽ “làm khó” khi họ được yêu cầu hãy trình bày kế hoạch để đạt được mong muốn của mình.
Theo VietnamWorks, bạn hãy bắt đầu từ việc định hướng cho bản thân bằng cách đặt ra những câu hỏi như: Đâu là điểm mạnh, điểm yếu; bạn thích làm việc gì nhất; loại công việc nào phù hợp với khả năng và sở thích của bạn...
Trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ thấy rõ hướng đi cho mình. Từ đó, câu trả lời cho ba năm sắp tới của bạn sẽ không còn là “mong muốn” mà thay vào đó là một “mục tiêu” rõ ràng và việc xây dựng kế hoạch cho đích đến đã được xác định sẽ không còn là vấn đề khó khăn.
10 năm hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, VietnamWorks ghi nhận được hai câu trả lời thường gặp nhất cho câu hỏi “Mục tiêu của bạn là gì trong ba năm sắp tới”. Một số ứng viên cho biết: “Tôi sẽ làm việc trong vòng hai năm sau đó tham gia khóa học MBA để thăng tiến”, một số khác trả lời: “Tôi sẽ trở thành Giám đốc hoặc trưởng phòng Marketing” nếu ứng viên đó đang ứng tuyển vào bộ phận Marketing.
Nếu theo sau những câu trả lời trên là một kế hoạch thực hiện cụ thể thì xin chúc mừng bạn, bạn đang đi đúng hướng trong việc đã xác lập mục tiêu phát triển nghề nghiệp của mình. Mặt khác, nếu bạn xác định đó chính là mục tiêu bạn đang muốn theo đuổi trong ba năm kế tiếp nhưng gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch thực hiện, bạn có thể cân nhắc các yếu tố như:
Bên cạnh kinh nghiệm, bằng cấp đóng vai trò khá quan trọng cho con đường thăng tiến sau này. Vậy “Có nên học thêm MBA để dễ thăng tiến” - câu hỏi đơn giản nhưng… khó trả lời. Chẳng ai dám khuyên bạn đầu tư một khoản lớn thời gian, công sức và tiền bạc cho một khóa học mà họ không chắc khoản đầu tư này có sinh lợi cho bạn hay không.
Trong thực tế, nếu bạn muốn mở rộng bản thân bằng việc học thêm nhiều kiến thức và sẵn sàng chuyển nghề, MBA sẽ là lựa chọn đúng đắn. MBA mở ra tầm nhìn bao quát để người học có đủ khả năng điều hành một doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp, do đó với MBA bạn sẽ không bị bó hẹp trong một lĩnh vực.
Ngược lại, trong trường hợp bạn thật sự rất yêu thích và muốn gắn bó lâu dài với công việc hiện tại. Bạn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thiết thực và những kỹ năng quan trọng bạn sẽ không cần thiết có bằng MBA. Nhưng đôi khi, tấm bằng MBA chính là yếu tố phân định thắng bại giữa hai ứng viên có cùng kinh nghiệm khi ứng tuyển vào những vị trí quản lý cao cấp.
Bạn đừng ngần ngại xin lời khuyên từ những “tiền bối” trong công việc. Hãy hỏi họ đã đạt được vị trí đó như thế nào; những kỹ năng nào họ cho là quan trọng; tại sao; ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần học thêm những gì... Lời khuyên từ những người đi trước chính là sự đúc kết kinh nghiệm từ bản thân họ, vì thế những lời khuyên này không những mang tính thực tiễn cao mà còn rất khả thi trong việc hiện thực hóa mục tiêu của bạn.
Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin, trang web việc làm cũng sẽ là một nguồn tham khảo tốt. Nếu mục tiêu của bạn là chuyển sang một công việc khác hoặc thăng tiến lên vị trí cao hơn, hãy tìm hiểu thật kỹ bản mô tả công việc của những vị trí tương đương trên các trang web việc làm. Qua bản mô tả công việc, bạn sẽ biết được nhà tuyển dụng yêu cầu như thế nào đối với vị trí mà bạn hướng đến cũng như những kỹ năng bắt buộc bạn cần phải có để phù hợp với vị trí này. Sau khi nắm rõ được yêu cầu công việc, kế hoạch phát triển bản thân do bạn đề ra sẽ rất sát với thực tế và mang tính cạnh tranh cao, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tiến gần đến mục tiêu thăng tiến nghề nghiệp của mình.
(Nguồn: VietnamWorks)