Gần đây, trên mạng Internet xuất hiện một số bức ảnh được cho là “quái vật sông Hồng” kèm với câu chuyện của một người tận mắt chứng kiến khiến nhiều cộng đồng bán tin bán nghi.
Bức ảnh được cho là “quái vật sông Hồng” thực ra chỉ là trò bịa đặt.
Tuy nhiên, các thành viên trên mạng và nhiều chuyên gia đã lật tẩy chiêu trò bịa đặt này.
Sông Hồng có quái vật dài 40m?
Câu chuyện được bắt nguồn từ một thành viên trên một diễn đàn mạng. Thành viên này “tường thuật” lại một cách tỉ mỉ: “Cách đây 5 ngày, em cùng ông bạn thân cũng là dân mê câu, rong ruổi trên thuyền đoạn hút cát ở xã Đông Dư, cách chân cầu Thanh Trì không xa lắm. Khi ấy vào khoảng hơn 6h chiều.
Em ngạc nhiên khi thấy một con sóng ngược. Nhìn kỹ, rõ ràng không phải sóng, mà là một con vật gì đó đang bơi ngay dưới lớp nước. Từ ngạc nhiên, em chuyển sang sững sờ, rồi lạnh người, choáng váng. Không thể là cá được. Sồng Hồng em lạ gì. To lắm thì trắm đen 30kg, măng 30-50kg, khủng nhất có lẽ là cá chiên, 50kg-70kg là kịch kim. Với những con cá này, không thể tạo ra một con sóng rẽ nước khủng khiếp như thế.
Chỗ con quái vật bơi cách con tàu em ngồi câu chỉ khoảng 100m. Kiểu bơi uốn lượn khá giống với rắn. Nhưng các bác biết không, vết cuộn sóng đó dài đến 40m. Bề ngang của vệt bơi đó khoảng 5-6m. Bạn em cũng kịp rút điện thoại ra chụp được một vài kiểu. Bỗng dưng nhô lên từ chỗ đó một một cái đầu đen xì. Vì nhô lên, lại ngụp nhanh, trong cảnh sóng mạnh, nên không rõ hình thù lắm.
Tuy nhiên loáng cái em thấy cái đầu đó giống đầu con trăn, nhưng to gấp trăm lần. Nó trồi lên độ một giây, lại ngụp ngay xuống. Nó vừa ngụp xuống, thì một dòng nước phụt lên trời. Nhìn cảnh đó, em ngã vật xuống thuyền. Thằng bạn em lúc đâu còn bấm máy, nhưng sau thì nó đứng như trời trồng. Mặt nó tái xanh, mồm há hốc. Chiếc điện thoại cũng tuột khỏi tay, rơi trên khoang thuyền. Chừng chục phút sau, em với nó mới hoàn hồn. Vơ vội cần, thu dọn mọi thứ rồi về chứ chả dám câu tiếp nữa”.
Thành viên này cũng cho biết mình đã kể câu chuyện trên với những người thân nhưng bị họ cho là… tâm thần.
Chỉ là photoshop
Ngay sau khi được chia sẻ, thông tin trên đã thu hút được hàng vạn lượt người đọc và bình luận. Tuy nhiên, đa phần các ý kiến tỏ ra nghi ngờ độ trung thực của câu chuyện và những bức ảnh nói trên. Các suy luận đơn giản thì cho rằng người tung bức hình này ra đã dựng lên một câu chuyện không liên quan gì đến nội dung của ảnh. Nick name Hoala nhận xét: “Nếu có quái vật như vậy thì làm sao mà họ đủ bình tĩnh đứng chụp ảnh nữa! Tôi nghĩ đây chỉ là một trò đùa”.
Một số ý kiến tỏ ra nghi ngờ thực sự vì những bức ảnh về “quái vật” được đưa lên mạng là ảnh đen trắng và có cách đặt tên file giống như đã qua chỉnh sửa. Một thành viên nói: “Thông thường, ảnh chụp từ điện thoại đều là ảnh màu, không lẽ vào lúc bất ngờ như vậy mà họ lại còn kịp chỉnh sang chế độ đen trắng? Tôi thấy nghi ngờ câu chuyện này”.
Chúng tôi đem bức ảnh “quái vật” đến gặp GS Hà Đình Đức (chuyên gia về rùa) thì được ông cho biết: “Tôi cũng đã biết về sự việc và nghĩ rằng đó là một trò bịa đặt. Quái vật ở hồ Loch Ness (Anh) vẫn gây ra nhiều tranh cãi nhưng ở nước ta không thấy trong sử sách nói về con vật gì như thế ở sông Hồng cả. Họ dùng kỹ thuật photoshop để phao tin”.
Còn chuyên gia photoshop Trần Phan Minh Tâm (quận 7, TP.HCM) cho nhận xét: “Tôi khẳng định 100% bức ảnh này là photoshop. Chỉ cần nhìn vào vệt sóng, nếu một con vật to như thế thì vệt sóng sẽ rộng và sóng sẽ có biên độ giao động lớn hơn chứ sóng không thể lăn tăn như vậy được. Nhìn lớp sóng rất kỳ cục, không tự nhiên”.
Bức ảnh được cho là “quái vật sông Hồng” thực ra chỉ là trò bịa đặt.
Tuy nhiên, các thành viên trên mạng và nhiều chuyên gia đã lật tẩy chiêu trò bịa đặt này.
Sông Hồng có quái vật dài 40m?
Câu chuyện được bắt nguồn từ một thành viên trên một diễn đàn mạng. Thành viên này “tường thuật” lại một cách tỉ mỉ: “Cách đây 5 ngày, em cùng ông bạn thân cũng là dân mê câu, rong ruổi trên thuyền đoạn hút cát ở xã Đông Dư, cách chân cầu Thanh Trì không xa lắm. Khi ấy vào khoảng hơn 6h chiều.
Em ngạc nhiên khi thấy một con sóng ngược. Nhìn kỹ, rõ ràng không phải sóng, mà là một con vật gì đó đang bơi ngay dưới lớp nước. Từ ngạc nhiên, em chuyển sang sững sờ, rồi lạnh người, choáng váng. Không thể là cá được. Sồng Hồng em lạ gì. To lắm thì trắm đen 30kg, măng 30-50kg, khủng nhất có lẽ là cá chiên, 50kg-70kg là kịch kim. Với những con cá này, không thể tạo ra một con sóng rẽ nước khủng khiếp như thế.
Chỗ con quái vật bơi cách con tàu em ngồi câu chỉ khoảng 100m. Kiểu bơi uốn lượn khá giống với rắn. Nhưng các bác biết không, vết cuộn sóng đó dài đến 40m. Bề ngang của vệt bơi đó khoảng 5-6m. Bạn em cũng kịp rút điện thoại ra chụp được một vài kiểu. Bỗng dưng nhô lên từ chỗ đó một một cái đầu đen xì. Vì nhô lên, lại ngụp nhanh, trong cảnh sóng mạnh, nên không rõ hình thù lắm.
Tuy nhiên loáng cái em thấy cái đầu đó giống đầu con trăn, nhưng to gấp trăm lần. Nó trồi lên độ một giây, lại ngụp ngay xuống. Nó vừa ngụp xuống, thì một dòng nước phụt lên trời. Nhìn cảnh đó, em ngã vật xuống thuyền. Thằng bạn em lúc đâu còn bấm máy, nhưng sau thì nó đứng như trời trồng. Mặt nó tái xanh, mồm há hốc. Chiếc điện thoại cũng tuột khỏi tay, rơi trên khoang thuyền. Chừng chục phút sau, em với nó mới hoàn hồn. Vơ vội cần, thu dọn mọi thứ rồi về chứ chả dám câu tiếp nữa”.
Thành viên này cũng cho biết mình đã kể câu chuyện trên với những người thân nhưng bị họ cho là… tâm thần.
Chỉ là photoshop
Ngay sau khi được chia sẻ, thông tin trên đã thu hút được hàng vạn lượt người đọc và bình luận. Tuy nhiên, đa phần các ý kiến tỏ ra nghi ngờ độ trung thực của câu chuyện và những bức ảnh nói trên. Các suy luận đơn giản thì cho rằng người tung bức hình này ra đã dựng lên một câu chuyện không liên quan gì đến nội dung của ảnh. Nick name Hoala nhận xét: “Nếu có quái vật như vậy thì làm sao mà họ đủ bình tĩnh đứng chụp ảnh nữa! Tôi nghĩ đây chỉ là một trò đùa”.
Một số ý kiến tỏ ra nghi ngờ thực sự vì những bức ảnh về “quái vật” được đưa lên mạng là ảnh đen trắng và có cách đặt tên file giống như đã qua chỉnh sửa. Một thành viên nói: “Thông thường, ảnh chụp từ điện thoại đều là ảnh màu, không lẽ vào lúc bất ngờ như vậy mà họ lại còn kịp chỉnh sang chế độ đen trắng? Tôi thấy nghi ngờ câu chuyện này”.
Chúng tôi đem bức ảnh “quái vật” đến gặp GS Hà Đình Đức (chuyên gia về rùa) thì được ông cho biết: “Tôi cũng đã biết về sự việc và nghĩ rằng đó là một trò bịa đặt. Quái vật ở hồ Loch Ness (Anh) vẫn gây ra nhiều tranh cãi nhưng ở nước ta không thấy trong sử sách nói về con vật gì như thế ở sông Hồng cả. Họ dùng kỹ thuật photoshop để phao tin”.
Còn chuyên gia photoshop Trần Phan Minh Tâm (quận 7, TP.HCM) cho nhận xét: “Tôi khẳng định 100% bức ảnh này là photoshop. Chỉ cần nhìn vào vệt sóng, nếu một con vật to như thế thì vệt sóng sẽ rộng và sóng sẽ có biên độ giao động lớn hơn chứ sóng không thể lăn tăn như vậy được. Nhìn lớp sóng rất kỳ cục, không tự nhiên”.