Con tôi 15 tháng rưỡi, đang bị tiêu chảy (phân nhầy,
bọt, ngày 4-5 lần) kéo dài (3 tuần rồi) và chớm viêm phổi. Cháu đang
được bác sĩ tư tiêm và uống thuốc tiêu chảy.
Nay đã được 1 tuần điều trị, phân của cháu đã hết
nhầy và bọt nhưng vẫn lỏng, một ngày đi 3 lần. Vậy ngoài việc uống
thuốc ra, tôi nên cho cháu ăn như thế nào vừa không ảnh hưởng đến tiêu
hóa, vừa đảm bảo cung cấp đủ chất cho cháu. Cháu trai mà giờ chỉ có 9
kg và cao 76 cm, tiêu hóa kém nên hay bị đi ngoài. (Nguyễn Văn Khương)
Trả lời:
Con của bạn đã bị tiêu chảy kéo dài (là đợt tiêu chảy
trên 14 ngày theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới). Ngoài thuốc
điều trị ra, đối với loại tiêu chảy này chế độ ăn đóng vai trò điều trị
khá quan trọng (đối với đợt tiêu chảy cấp, nghĩa là đợt tiêu chảy dưới
14 ngày thì chế độ ăn chỉ đóng vai trò hỗ trợ). Bạn nên cho bé dùng đủ
4 nhóm thực phẩm, kể cả nhóm dầu, mỡ, chú ý nấu nhừ, chia nhỏ bữa ăn.
Nên cho bé dùng sữa không chứa đường lactose, tránh
thức uống có vị ngọt. Uống thêm thuốc kẽm (20 mg nguyên tố kẽm mỗi
ngày, lúc đói). Nếu không cải thiện, sau 3 ngày bạn cần đưa bé đến cơ
sở y tế để được thăm khám và làm thêm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Vì có
một số trường hợp tiêu chảy kéo dài không do nhiễm (siêu vi, vi trùng,
ký sinh trùng) mà do nguyên nhân tại ruột hoặc ngoài ruột khác, cần
phải làm xét nghiệm chuyên sâu mới chẩn đoán được.
Sau đợt tiêu chảy này, bạn cần lưu ý các nguyên tắc
vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, chủng ngừa sởi (nếu chưa
chủng) để phòng ngừa các đợt tiêu chảy do nhiễm khác.
Cân nặng và chiều cao tại một thời điểm không cho
phép đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của bé. Bạn cần cung cấp
thêm thông tin về sự thay đổi cân nặng và chiều cao trong ít nhất 3
tháng gần đây thì chúng tôi mới có thể trả lời chính xác được.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc
Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1
bọt, ngày 4-5 lần) kéo dài (3 tuần rồi) và chớm viêm phổi. Cháu đang
được bác sĩ tư tiêm và uống thuốc tiêu chảy.
Nay đã được 1 tuần điều trị, phân của cháu đã hết
nhầy và bọt nhưng vẫn lỏng, một ngày đi 3 lần. Vậy ngoài việc uống
thuốc ra, tôi nên cho cháu ăn như thế nào vừa không ảnh hưởng đến tiêu
hóa, vừa đảm bảo cung cấp đủ chất cho cháu. Cháu trai mà giờ chỉ có 9
kg và cao 76 cm, tiêu hóa kém nên hay bị đi ngoài. (Nguyễn Văn Khương)
Trả lời:
Con của bạn đã bị tiêu chảy kéo dài (là đợt tiêu chảy
trên 14 ngày theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới). Ngoài thuốc
điều trị ra, đối với loại tiêu chảy này chế độ ăn đóng vai trò điều trị
khá quan trọng (đối với đợt tiêu chảy cấp, nghĩa là đợt tiêu chảy dưới
14 ngày thì chế độ ăn chỉ đóng vai trò hỗ trợ). Bạn nên cho bé dùng đủ
4 nhóm thực phẩm, kể cả nhóm dầu, mỡ, chú ý nấu nhừ, chia nhỏ bữa ăn.
Nên cho bé dùng sữa không chứa đường lactose, tránh
thức uống có vị ngọt. Uống thêm thuốc kẽm (20 mg nguyên tố kẽm mỗi
ngày, lúc đói). Nếu không cải thiện, sau 3 ngày bạn cần đưa bé đến cơ
sở y tế để được thăm khám và làm thêm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Vì có
một số trường hợp tiêu chảy kéo dài không do nhiễm (siêu vi, vi trùng,
ký sinh trùng) mà do nguyên nhân tại ruột hoặc ngoài ruột khác, cần
phải làm xét nghiệm chuyên sâu mới chẩn đoán được.
Sau đợt tiêu chảy này, bạn cần lưu ý các nguyên tắc
vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, chủng ngừa sởi (nếu chưa
chủng) để phòng ngừa các đợt tiêu chảy do nhiễm khác.
Cân nặng và chiều cao tại một thời điểm không cho
phép đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của bé. Bạn cần cung cấp
thêm thông tin về sự thay đổi cân nặng và chiều cao trong ít nhất 3
tháng gần đây thì chúng tôi mới có thể trả lời chính xác được.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc
Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1