Chế độ dinh dưỡng tối ưu kết hợp với các bài tập tình huống trực quan sinh động được áp dụng hàng ngày là giải pháp hữu hiệu giúp trẻ tăng khả năng tư duy nhạy bén.
Sau nhiều bài viết báo động về tình trạng trẻ em Việt Nam đang yếu và thiếu khả năng tư duy nhạy bén, phân tích và giải quyết vấn đề, nhiều phụ huynh mới giật mình và tìm các giải pháp củng cố các kỹ năng này cho con như: đưa con tham gia các lớp học kỹ năng, mua sách tham khảo, kèm cặp con học bài…
Nguyên nhân khiến trẻ không thể tư duy nhanh nhạy để phân tích và giải quyết vấn đề có thể là do thiếu hụt các dưỡng chất như Omega-3, Omega-6. Có nhiều cách để giải quyết tình trạng này trong đó phụ huynh cần giáo dục cho trẻ về ý thức dinh dưỡng ngay từ tuổi ấu thơ.
Bổ sung Omega 3 và Omega 6 cho trẻ bằng sữa Cô gái Hà Lan School Smart mỗi ngày giúp trẻ phát ttriển tư duy nhạy bén.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia "Hãy hướng dẫn cho trẻ biết loại thực phẩm nào cung cấp Omega-3, Omega-6 và các dưỡng chất này cần thiết như thế nào cho sự phát triển của trẻ. Nếu hiểu được điều này, trẻ sẽ chủ động chọn thực phẩm đủ dinh dưỡng khi điều kiện ăn uống hàng ngày không đảm bảo dinh dưỡng".
Ví dụ, nếu bữa ăn ở trường không có cá biển giàu chất béo chứa Omega-3 và nguồn thực phẩm cung cấp Omega-6 như ngũ cốc các các loại, lạc, vừng, đậu đỗ, chúng ta có thể bổ sung cho trẻ bằng sữa Cô gái Hà Lan School Smart có bổ sung thêm Omega 3, Omega 6. Với những hộp sữa tiện dụng, cha mẹ sẽ có thể dễ dàng bổ sung thêm Omega-3, Omega-6 cần thiết để trẻ tăng khả năng học hỏi và nhạy bén.
Ngoài ra, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm cũng khuyên, các bậc phụ huynh phải biết kết hợp kiến thức về dinh dưỡng của mình với kiến thức mà trẻ được giáo dục ở nhà trường, để từ đó trang bị một hệ thống kiến thức về dinh dưỡng đầy đủ hơn cho trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ biết chọn cho mình những thực phẩm khoa học hơn, thông minh hơn cho dù không có mẹ ở bên cạnh.
Ngoài dinh dưỡng, các chuyên gia giáo dục còn nhận định, để trẻ thật sự phát huy óc quan sát nhanh nhạy, tư duy logic trong cách phân tích và giải quyết vấn đề, rất cần những bài tập thực hành mỗi ngày.
TS Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Giáo dục TP HCM chia sẻ, cha mẹ cần khuyến khích trẻ đưa ra nhiều ý tưởng để giải quyết một vấn đề hoặc nhìn nhận sự vật hay tình huống theo nhiều cách nhằm rèn luyện cho trẻ tư duy nhạy bén hơn. Áp dụng bất cứ tình huống nào mà trẻ có thể gặp trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là những vấn đề trẻ quan tâm để chúng không có cảm giác chán chường như đang phải đi học hay trả bài. Tính nhạy bén còn được rèn luyện tốt hơn khi trẻ được yêu cầu giải quyết tình huống trong một khoảng thời gian giới hạn.
TS Dung cũng bổ sung, để phần thực hành hấp dẫn hơn, cha mẹ hãy hóa thân mình thành một “thí sinh” để tham gia cùng trẻ. Chẳng hạn, khi trẻ đang thảo luận với nhau về chủ đề “ban đêm”, phụ huynh có thể giúp trẻ bằng cách đặt ra các câu hỏi như: “Tại sao chúng ta thắp đèn vào ban đêm?”; “Những động vật nào kiếm mồi vào ban đêm?”… Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng để con tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề thông minh cần có sự kiên nhẫn, rèn luyện mỗi ngày. Vì vấn đề này thuộc về phạm trù kỹ năng, mà kỹ năng thì cần phải có thời gian.
Mỗi ngày có một bài tập thực tế mới, kết hợp với điều kiện dinh dưỡng hoàn thiện, cha mẹ có thể giúp con mình trưởng thành và độc lập mỗi ngày.
Sau nhiều bài viết báo động về tình trạng trẻ em Việt Nam đang yếu và thiếu khả năng tư duy nhạy bén, phân tích và giải quyết vấn đề, nhiều phụ huynh mới giật mình và tìm các giải pháp củng cố các kỹ năng này cho con như: đưa con tham gia các lớp học kỹ năng, mua sách tham khảo, kèm cặp con học bài…
Nguyên nhân khiến trẻ không thể tư duy nhanh nhạy để phân tích và giải quyết vấn đề có thể là do thiếu hụt các dưỡng chất như Omega-3, Omega-6. Có nhiều cách để giải quyết tình trạng này trong đó phụ huynh cần giáo dục cho trẻ về ý thức dinh dưỡng ngay từ tuổi ấu thơ.
Bổ sung Omega 3 và Omega 6 cho trẻ bằng sữa Cô gái Hà Lan School Smart mỗi ngày giúp trẻ phát ttriển tư duy nhạy bén.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia "Hãy hướng dẫn cho trẻ biết loại thực phẩm nào cung cấp Omega-3, Omega-6 và các dưỡng chất này cần thiết như thế nào cho sự phát triển của trẻ. Nếu hiểu được điều này, trẻ sẽ chủ động chọn thực phẩm đủ dinh dưỡng khi điều kiện ăn uống hàng ngày không đảm bảo dinh dưỡng".
Ví dụ, nếu bữa ăn ở trường không có cá biển giàu chất béo chứa Omega-3 và nguồn thực phẩm cung cấp Omega-6 như ngũ cốc các các loại, lạc, vừng, đậu đỗ, chúng ta có thể bổ sung cho trẻ bằng sữa Cô gái Hà Lan School Smart có bổ sung thêm Omega 3, Omega 6. Với những hộp sữa tiện dụng, cha mẹ sẽ có thể dễ dàng bổ sung thêm Omega-3, Omega-6 cần thiết để trẻ tăng khả năng học hỏi và nhạy bén.
Ngoài ra, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm cũng khuyên, các bậc phụ huynh phải biết kết hợp kiến thức về dinh dưỡng của mình với kiến thức mà trẻ được giáo dục ở nhà trường, để từ đó trang bị một hệ thống kiến thức về dinh dưỡng đầy đủ hơn cho trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ biết chọn cho mình những thực phẩm khoa học hơn, thông minh hơn cho dù không có mẹ ở bên cạnh.
Ngoài dinh dưỡng, các chuyên gia giáo dục còn nhận định, để trẻ thật sự phát huy óc quan sát nhanh nhạy, tư duy logic trong cách phân tích và giải quyết vấn đề, rất cần những bài tập thực hành mỗi ngày.
TS Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Giáo dục TP HCM chia sẻ, cha mẹ cần khuyến khích trẻ đưa ra nhiều ý tưởng để giải quyết một vấn đề hoặc nhìn nhận sự vật hay tình huống theo nhiều cách nhằm rèn luyện cho trẻ tư duy nhạy bén hơn. Áp dụng bất cứ tình huống nào mà trẻ có thể gặp trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là những vấn đề trẻ quan tâm để chúng không có cảm giác chán chường như đang phải đi học hay trả bài. Tính nhạy bén còn được rèn luyện tốt hơn khi trẻ được yêu cầu giải quyết tình huống trong một khoảng thời gian giới hạn.
TS Dung cũng bổ sung, để phần thực hành hấp dẫn hơn, cha mẹ hãy hóa thân mình thành một “thí sinh” để tham gia cùng trẻ. Chẳng hạn, khi trẻ đang thảo luận với nhau về chủ đề “ban đêm”, phụ huynh có thể giúp trẻ bằng cách đặt ra các câu hỏi như: “Tại sao chúng ta thắp đèn vào ban đêm?”; “Những động vật nào kiếm mồi vào ban đêm?”… Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng để con tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề thông minh cần có sự kiên nhẫn, rèn luyện mỗi ngày. Vì vấn đề này thuộc về phạm trù kỹ năng, mà kỹ năng thì cần phải có thời gian.
Mỗi ngày có một bài tập thực tế mới, kết hợp với điều kiện dinh dưỡng hoàn thiện, cha mẹ có thể giúp con mình trưởng thành và độc lập mỗi ngày.