DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

Latest topics

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 Yesterday at 3:18 pm

» Graphite tấm chịu nhiệt, khuân đúc graphite, trục khuấy Graphite, điện cực than chì EDM
by tramanh09 2024-11-12, 3:46 pm

» Tổng kho nhập khẩu và phân phối chổi than, chổi than công nghiệp
by tramanh09 2024-11-07, 10:05 am

» Cung cấp các loại dây Curoa, dây đai băng tải T5, T10, AT5, AT10, AT20,2M, S3M,5V, 8V, B97, PLP8M
by tramanh09 2024-11-01, 3:30 pm

» Cập nhật mới nhất từ GOAL123: Arsenal vs Liverpool 23h30 ngày 27/10
by superbet 2024-10-26, 10:46 am

» Cung cấp chổi than công nghiệp MG50, J204, J164, D172, CH33N, D374N…
by tramanh09 2024-10-26, 8:26 am

» Tấm graphite siêu bền - Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất
by tramanh09 2024-10-18, 4:32 pm

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-15, 3:34 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-10-04, 11:51 am

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-02, 9:45 am

» Cung cấp các loại can nhiệt, cảm biến nhiệt, đồng hồ đo nhiệt độ
by tramanh09 2024-09-27, 5:02 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-08-26, 2:48 pm


You are not connected. Please login or register

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam

Chuyển đến trang : Previous  1, 2

Go down  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 2 trang]

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

2. Quân đội Nhân dân Việt Nam



a. Vận dụng tối đa đánh gần, đánh đêm, lợi dụng điều kiện phòng về tự
nhiên thuận lợi, tiếp cận địch, tiến hành đánh tầm thấp. Quân Mỹ ỷ lại
phi pháo, không quen đánh gần, đánh đêm. Lực lượng pháo binh nhân dân
nắm chắc nhược điểm này, lợi dụng rừng núi cây cối, dễ ẩn náu, dễ tiếp
cận, lợi dụng đêm tối, lấy điểm mạnh của mình đánh điểm yếu của địch,
hạn chế ưu thế của địch, giảm bớt thương vong cho mình. Trong trận tập
kích Lâm Vũ, 120 khẩu cối tiếp cận địch 200-300m bắn gần, nhanh chóng
tiêu hủy các công sự đơn giản, khống chế hỏa lực địch, kịp thời cho bộ
binh đột phá. Có khi bộ đội pháo binh dùng cối 82mm đánh gần loo-200m
thậm chí vài chục mét, như vậy hỏa lực mạnh, độ chính xác


b. Nhanh nhẹn, đánh nhanh, rút nhanh, hỏa lực mạnh, bất ngờ. Quân Mỹ có
hỏa lực mạnh, cơ động nhanh, tăng viện nhanh. Do vậy pháo binh nhân dân
cũng phải vận động mau lẹ đánh nhanh rút nhanh, hỏa lực mạnh, bất ngờ.
Họ chủ trương đánh nhanh giải quyết nhanh, không cho địch rút chạy.
Trong trường hợp địch chụm ưu thế, hủy diệt mặt trận, phải rút nhanh
mới bỏ rơi địch và giảm bớt tổn thất. Họ dùng biện pháp : tận cơ sở tổ
chức chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng, nhằm mục tiêu bất ngờ phát hỏa, không
bắn thử, vừa bắn vừa chính; động tác nhanh, tốc độ bắn nhanh, trút đạn
dồn dập. Sau khi diệt địch, nhanh chóng rút khỏi chiến đấu, tránh đánh
dằng dai, đề phòng địch đánh trả.


Ngày 27-1-1967 khi dội pháo vào sân bay Tân Cảnh, chỉ 3 phút chiến đấu,
tiêu diệt hơn một ngàn địch, phá hủy 90 máy bay, trung tâm thông tin
điện tử, kho tàng, sân bay bị tàn phá nặng nề; 15 phút sau, khi địch
đánh trả, pháo binh đã rút lui an toàn.


c. Trong khu vực chiến sự, tổ chức mạng lưới quan sát pháo binh nhiều
lớp. nhiều hướng, nhiều loại. Miền Nam có rừng sâu, địa hình phức tạp,
có nhiều điểm bất lợi trong việc trinh sát địch tình, chỉ thị mục tiêu,
quan sát điểm nổ. Cây rậm. khi pháo nổ khói lên chậm, tan chậm, khó
biết độ sai lệch mục tiêu. Thông thường, mỗi phân đội pháo có 3 trạm
quan sát, mỗi trạm 3-5 người hoặc 5-7 người. Vị trí trạm quan sát
thường ở các điểm có tầm nhìn thoáng đãng, lại kín đáo.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

II. Kinh nghiệm của Quân đội Nhân dân Việt Nam



1. Triển khai ven biển pháo binh của bộ đội chủ lực. bộ đội địa phương,
và dân quân tự vệ. hình thành mạng lưới hỏa lực rộng khắp và có trọng
điểm, nhằm các mục tiêu trên biển, dùng hỏa lực pháo bờ biển kiên quyết
đánh trả hải quân Mỹ. Khi chưa có pháo bờ biển: tàu Mỹ thường xuyên
tiếp cận bờ biển phong tỏa cả giao thông đường bộ. Sau khi Việt Nam bố
trí pháo bờ biển, tàu Mỹ phải lùi xa 12-15 hải lý. Ngoài ra còn bố trí
một số trận pháo bầy để tập trung đánh tàu địch.


Trong 8 năm chiến tranh. pháo bờ biển của Việt Nam đã bắn bị thương hơn
300 tuần dương hạm của Mỹ. Chỉ mấy ngày đầu tháng 8-1973, pháo binh
Quân đội Nhân dân đã bắn trọng thương 20 tuần dương hạm và khu trục hạm
địch. Thực tế chứng minh, pháo bờ biển rất có tác dụng trong việc chống
tàu mặt biển cỡ lớn.


2. Xây dựng các phương án tác chiến cụ thể chi tiết, chuẩn bị đầy đủ là
yếu tố quan trọng của thắng lợi. Ngày 6-3-1967: khi pháo kích cao điểm
241, trong kế hoạch hỏa lực đồng thời đã có tính toán cho các cao điểm
Tân Lâm, Cam Lộ và Trong chiến đấu, khi địch ở Cam Lộ bắn pháo chi viện
cho cao điểm 241, bộ đội pháo binh đã kịp thời kiềm chế địch. Trong quá
trình chuẩn bị chiến đấu, quân đội Việt Nam luôn luôn đảm bảo bí mật,
khi cơ động tránh các tuyến đường hay bị địch khống chế, thường từ
nhiều hướng, chọn tại chỗ và khai phá đường mới. Để đảm bảo bất ngờ bí
mật, pháo binh thường phối hợp với bộ đội địa phương cấu trúc trận địa
sẵn, đạn pháo cũng được vận chuyển đến từ trước cất giữ gần trận địa
hoặc để trong nhà dân. Bộ đội pháo binh chỉ mang ít đạn phòng bất trắc
cho nên cơ động nhanh.


Linh hoạt điều phối binh lực, bố trí trận địa phân tán. Trong từng
trận, việc bố trí lực lượng đều dựa trên nguyên tắc linh hoạt theo tình
hình, thường lợi dụng phán đoán sai của địch. chọn trận địa một cách
bất ngờ. Như trận pháo kích cứ điểm Đạt Khang, đại đội pháo 122mm bố
trí ở nơi đã từng bị địch oanh tạc và đốt cháy. Phía trước đồi, pháo
được đặt ngay trong hố đại bác. Phía sau đồi, địch phán đoán sẽ là trận
địa thì bố trí trận địa giả, dùng kíp nổ làm giả pháo bắn, kết quả thu
hút máy bay địch oanh tạc dữ dội, bảo đảm an toàn cho trận, địa thật.
Trước ưu thế của địch về không quân và pháo binh, pháo binh Việt Nam
thực hiện nguyên tắc :”Pháo phân tán - Bắn tập trung”. Trận địa lấy
trung đội, đại đội làm đơn vị; bố trí giãn cách, phân tán. Khoảng cách
pháo với pháo thông thường khoảng luôm, đại đội với đai đội khoảng 2-3
km. Một dàn pháo (2-3 tiểu đoàn) cách trung thâm khoảng 5 km.


4. Khéo nghi binh, ngụy trang kỹ, tạo cảm giác sai cho địch



Để tránh bị sát thương và giấu kín ý đồ tác chiến, trước và trong trận
đánh, Việt Nam thường tổ chức nghi binh một cách có kế hoạch, phân tán
và tiêu hao lực lượng địch. phối hợp đắc lực với hướng tấn công chính.
Hoạt động nghi binh thường dùng hai phương thức. Một là trước chiến đấu
hoặc chiến dịch, công khai huy động lực lượng, giương đông kích tây
đánh lạc sự chú ý của địch, phân tán lực lượng địch. Hai là trong chiến
đấu hoặc chiến dịch, dùng phân đội nhỏ, thiết lập bộ chỉ huy, xây dựng
trận địa, kho đạn, nơi tập kết bộ đội ở một nơi nào đó và khéo léo lộ
cho địch biết, khi địch danh tạc pháo kích, bắt đầu "biểu diễn" : dùng
khói làm giả mục tiêu bị cháy, dùng kíp nổ "bắn trả" v.v...


Ngụy trang cũng được chú ý đặc biệt, luôn luôn thực hiện một cách khéo
léo và tùy theo địa hình. Như trong chiến dịch Khe Sánh, bộ đội dùng
dây chằng các cây để che kín pháo, khi bắn kẻo cây sang hai bên để đảm
bảo xạ giới, bắn xong lại kẻo cây che kín. Do vậy chiến dịch kéo dài
hơn trăm ngày địch vẫn không phát hiện trận địa một cách chính xác.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

PHẦN VI :
TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG



Trong chiến tranh Việt Nam, do quân Mỹ có ưu thế tuyệt đối trên không,
nắm quyền khống thế trên không, năng lực chiến đấu của lực lượng không
quân Việt Nam chỉ có hạn, do vật không tổ chức tập kích đường không.
Trong cuộc chiến tranh này, tác chiến phòng không về cơ bản chỉ do phía
Việt Nam tổ chức thực hiện.


I. Tình hình chung



Thời kỳ đầu, lực lượng phòng không mặt đất của quân đội Việt Nam, rất
yếu kém, không có tên lửa phòng không, chỉ có 700 khẩu cao pháo thông
thường, 20 bộ ra đa cảnh giới, tính năng có hạn. Các loại này chỉ có
thể dùng để phòng vệ khu đông dân và chỉ ở độ cao dưới 6000m. Phương
tiện cảnh báo rất thô sơ, thậm chí sử dụng còi, kẻng, trống... Đến mùa
hè 1966, lực lượng cao pháo phát triển nhiều, ở Bắc Việt nam có 7000
khẩu cao pháo các loại, trong đó xung quanh Hà Nội, Hải Phòng bố trí
3500 khẩu. Xung quanh Thanh Hóa, và Thành phố Vinh cũng bố trí nhiều
cao pháo. Đến tháng 8-1968, kết thúc chiến dịch "Sấm rền", lực lượng
phòng không của Việt Nam đã có qui mô khá, có 8000 khẩu cao pháo, trong
đó có cao pháo điều khiển bằng ra đa 37, 57, 85 và 100mm, có thể bắn
máy bay ở tầm cao 12000m. Cao pháo là mối đe dọa lớn đối với lực lượng
không quân Mỹ và có công lớn nhất. Tổn thất máy bay của Mỹ 68% là do
cao pháo bắn hạ. Tháng 4-1965, Việt Nam bắt đầu trang bị tên lửa phòng
không SAM-2 của Liên Xô. Tháng 7 năm đó, lần đầu dùng tên lửa loại này
bắn rơi 1 chiếc máy bay chiến đấu Mỹ F-4C. Từ đó tên lửa của Bắc Việt
Nam phát triển nhanh. Năm 1965 bắn 180 quả, hạ 11 chiếc máy bay. Trong
chiến dịch "Sấm rền", Việt Nam bố trí 300 trận địa tên lửa, bắn 5500
quả. Từ 1968 đến 1972 lực lượng phòng không có biến đổi quan trọng. đó
là tất cả ra đa hình thành một mạng, các trận địa tên lửa nhờ đó được
cảnh báo sớm, máy bay địch chưa đến đã chuẩn bị xong. sẵn sàng phóng.
Mạng ra đa có thể tìm bắt và theo dõi mục tiêu tầm thấp đến 500-700m,
thậm chí trong tình huống máy bay địch đột nhập nhiều hướng vẫn có thể
bảo đảm liên tục hiệp đồng hỏa lực. Trong trận “Hậu vệ 1” phóng 2500
quả. Trong 12 ngây trận “Hậu vệ 2” phóng 1000 quả. Trong cuộc chiến
tranh này Việt Nam chỉ trang bị SAM-2 và SAM-7. Năm 1967: ngoại vi Hà
Nội có 20-30 tiểu đoàn tên lửa đất-không. mỗi tiểu đoàn có 4-6 bệ
phóng. Phòng không của Việt Nam chủ yếu dựa vào cao pháo; tên lửa và
máy bay tiêm kích chỉ bảo vệ trên cao, có máy bay Mỹ xuống, vào tầm bắn
của cao pháo. Phòng không Bắc Việt Nam chủ yếu bảo về hai thành phố
chiến lược quan trọng là Hà Nội và Hải phòng.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

II. Đặc điểm tác chiến:



1. Việc sử dụng vũ khí mới là tên lửa phòng không đã làm thay đổi cơ bản tính đối kháng giữa vũ khí tấn công và phòng ngự.



Mặc dù lực lượng phòng ngự phát triển đáng kể. tác dụng phòng không
được nâng cao, nhưng trong một thời gian dài vũ khí tấn công vẫn luôn
luôn chiếm ưu thế. Phía không quân tấn công có tỏ ra căng thẳng và chịu
tổn thất lớn, nhưng vẫn tiếp tục đảm nhiệm hầu như toàn bộ nhiệm vụ.
Phá vỡ trạng thái yếu kém của phòng không trong cuộc đối đầu giữa không
quân tấn công và phòng ngự, cần loại vũ khí có hiệu suất cao cân sức
với máy bay có người lái. Về điểm này, cuộc chiến tranh Việt Nam đã đi
một bước có tính lịch sử, tức trong chiến tranh, Việt Nam lần đầu sử
dụng vũ khí mới về phòng ngự đối không : tên lửa phòng không. Năng lực
chiến địa phòng không được nâng lên rất cao, vũ khí tấn công đường
không chịu sự thách đấu nghiêm chỉnh do sự biến đổi cơ bản của vũ khí
phòng ngự.


Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam - Page 2 U1570317

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam - Page 2 SamKhi
tên lửa phòng không chưa ra đời, máy bay tiêm kích chiếm ví trí đầu
trong chiến đấu chống không tập, cao xạ pháo đứng thứ hai. Tên lửa xuất
hiện, đã phá vỡ khuôn hình cũ, trở thành cơ sở của phòng ngự đối không
: vũ khí phòng không mặt đất lần đầu chiếm vị trí số 1 trong vũ khí
phòng không. Đây là cột mốc mới trong lịch sử phát triển phòng không.


2. Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ tác dụng của lực lượng phòng không, tổ chức các chiến dịch phòng không vui qui mô ngày một lớn.



Trong cuộc chiến tranh này Việt Nam tố chức chiến dịch phòng không
thông thường có qui mô 2-3 sư đoàn, về sau còn lớn hơn. Thí dụ, trong
12 này đêm tác chiến chống cuộc tập kích chiến lược của Mỹ, tập trung
50% lực lượng tên lửa và cao pháo, 100% không quân của Bắc Việt Nam, tổ
chức lực lượng qui mô rất lớn, tiến hành một chiến dịch phòng không
hiệp đông tác chiến giữa các binh chủng và các lực lượng phòng không.


Quân đội Việt Nam nhận định rằng, mỗi lần quân Mỹ không tập qui mô lớn,
sử dụng lực lượng lớn là có mục đích rõ ràng, có kế hoạch chi tiết, có
tổ chức chỉ huy chặt chẽ ; nếu dùng cách đánh thông thường, mạnh ai nấy
đánh, không hiệp đồng liên kết lại, thì không thể đánh bại tập kích
đường không của địch. Do vậy phải tổ chức chiến dịch phòng không tìm mô
rất lớn, chỉ huy tập trung thống nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp các
quân binh chủng, các thứ quân. Tuy nhiên nhận thức này cũng đần dần
hình thành trong thực tiễn đấu tranh phòng không. Thí dụ năm 1967, Mỹ
đã từng nhiều lần không tập qui mô lớn vào Hà Nội. Việt Nam cũng nhiều
lần tập trung lực lượng tổ chức tác chiến phòng không. Nhưng lúc đó
trên khái niệm chưa coi tác chiến phòng không qui mô lớn như vậy là
chiến dịch phòng không. Dấn năm 1972, khi chống cuộc chiến tranh phá
hoại lần thứ hai. Việt Nam chính thức nêu thành vấn đề tổ chức chiến
dịch phòng không. Nhận định cơ bản của Việt Nam xe tiến hành chiến dịch
phòng không có 4 điểm :


1) Trên cơ sở phán đoán địch chính xác. qui định chính xác nhiệm vụ cụ
thể cho từng binh chủng. bộ đội tham gia chiến dịch phòng không;
2) Ý đồ tác chiến và kế hoạch tác chiến phải nhất m từ trên xuống dưới.
Kế hoạch hiệp đồng thiết thực khả thi là rế ni quan trọng;
3) Thiết lập chỉ huy thống nhất. thiết lập Ban chỉ huy phòng không. Bộ
đội cao xạ các quân khu, các tỉnh do quân khu chỉ huy hiệp đồng chặt
chẽ với bộ độ. phòng không.
4) Làm tốt công tác ngụy trang và bảo mật.



3. Mở rộng hoạt động du kích, tiêu diệt máy bay địch trên sân bay.



Biện pháp tốt nhất để tiêu diệt máy bay địch ]à đột kích bất ngờ vào
các máy bay chưa cất cánh, hủy diệt số lớn. Đây là thể hiện trực quan
nhí của tính chủ động phòng không. Thông thường Việt Nam sử dụng hai
cách:


1) Bộ đội công binh đặc biệt tinh nhức bí mật thâm nhập sân bay địch đột kích bất ngờ.

2) Bộ đội trang bị vũ khí nhẹ (kể cả hỏa tiêm tập kích bằng hỏa lực vào
căn cứ không quân địch. Thí dụ, đêm 30-10-1964 du kích thuộc lực lượng
vũ trang nhân dân miền Nam tập kích vào sân bay Biên Hòa được quân Mỹ
canh phòng cẩn mật, trong chớp nhoáng tiêu diệt 20 chiếc máy bay oanh
tạc B-57 và 15 chiếc các loại khác. Trong 6 năm xâm lược vào, quân Mỹ
bị thiệt hại 1200 máy bay, trong đó số lớn bị diệt ngay tại sân bay Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam - Page 2 Icon_lol



Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam - Page 2 23763941_8eceb96783

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

III. Kinh nghiệm chủ yếu

1. Ra sức triển chiến tranh phòng không nhân dân.



Một kinh nghiệm quan trọng của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống máy
bay địch là toàn dân phòng không. Ngoài bộ đội chính qui quần chúng đều
tham gia đánh địch, thực hiện "người có súng thì bắn máy bay địch,
không có súng thì chi viện, ai cũng là chiến sĩ, đâu cũng là mặt
trận.". Quần chúng nhân dân thực hiện tay cuốc tay súng, vừa đánh giặc
vừa sản xuất. Nhân dân và dân quân tích cực tham gia gác máy bay. Bắn
máy bay, cấp cứu và đảm bảo trật tự xã hội. Kết hợp quần chúng phòng
không với quân đội phòng không. kết hợp phòng không thụ động và phòng
không chủ động: tạo cho địch tình thế đâu cũng là tử địa. Biện pháp của
họ là:


1) Tạo mạng lưới canh phòng máy bay. bổ sung cho mạng lười trinh sát
của quân đội. Thiết lập các trạm cảnh giới phòng không của quần chúng
từ xã, huyên, thị xã, tỉnh. Phần lớn thiết lập trên núi, của sông, ven
biên hướng Đông Nam và Tây Nam nơi địch hay thâm nhập. Các trạm liên
kết giám sát rất có hiệu quả đối với máy bay địch bay thấp, men theo
sông và dựa vào núi. Tổ chức của mạng lưới canh phòng rất chặt chẽ.
Thông thường, căn cứ thông báo của bộ đội ra đa, hoặc báo cáo của đài
quan sát hoặc súng hiệu của "tổ săn máy bay". Ban chỉ huy dân phòng
phát báo động bằng hệ thống điện lực hoặc bằng âm thanh chuyển tiếp.


2) Thành lập các tổ chức quần chúng bắn máy bay địch. Trừ các mục tiêu
quan trọng, nhiệm vụ phòng không đều do dân quân tự vệ đảm nhiệm. Các
hợp tác xã, xí nghiệp, nhà máy, khu phố đều thành lập tổ săn máy bay.
Nông thôn mỗi tổ 2-4 người chuyên săn máy bay dưới độ cao 600 m, ngoài
ra còn thành lập tổ săn cơ động, khoảng 20 người mỗi tổ, trang bị trung
liên, đại liên, có tổ có cả cao pháo 37mm, bố từ nơi máy bay địch hay
bay thấp khi xâm nhập, chuyên bắn máy bay địch ở độ cao dưới 1 800m.


3) Động viên quần chúng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu Khi
khoảng cách giữa các đại đội cao xạ trên 1500m thỉ bố từ các vị trí
súng máy của dân quân xen giữa để bổ sung hỏa lực. Trong biên chế đại
đội cao xạ của Việt Nam không có pháo thủ số 7, vị trí này do dân quân
đảm nhiệm. Dân quân phụ trách vận chuyển toàn bộ đạn dược cần thiết.
Đội công binh phụ trách việc sửa phần lớn công sự và các đường cơ động.
Đội công binh thành phố chủ yếu phụ trách việc cứu người và tài sản
trong các nhà bị sập, sửa đường, giữ trật tự, dọn bom nổ chậm...


4) Xây dựng nhiều công sự hầm hào vừa tránh địch vừa để vận động bắn
máy bay. Có thành phố thực hiện mỗi người có 3 hố cá nhân, gần giường
ngủ, gần nơi làm việc: gần nhà ăn không quá 2 mét.


2. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến phòng không chủ động tiến
công, việc tiêu diệt máy bay địch được đặt ở vị trí quan trọng.


Chủ động tiến công thực chất là sẵn sàng chủ động đánh trả tấn công của
địch bất cứ lúc nào. Muốn vậy phải nắm chắc qui luật hoạt động của địch
chủ động tìm địch mà đánh. không tiêu cực chờ địch đến mới đánh. Lúc
nào cũng tạo cho mình một tình thế có lợi, biến tấn công của địch là cơ
hội diệt địch, làm cho không tập của địch mất hoặc giảm hiệu lực. Thí
dụ, Ở Hải Phòng, do quân và dân Việt Nam chủ động triển khai lực lượng
phòng không, hình thành thế trận đợi thời cơ diệt dịch, cho nên khi Mỹ
oanh tạc chúng đã bị tiêu diệt số lớn máy bay ngay từ đầu.


Lực lượng phòng không vừa phải đánh địch, vừa phải bảo vệ mục tiêu được
giao. Theo kinh nghiệm của Việt Nam, họ nhấn mạnh tác dụng của việc
tiêu diệt. Bởi vì chỉ có tiêu diệt địch thật nhiều mới bảo vệ được mục
tiêu. Đồng thời tiêu diệt định là để bảo vệ mục tiêu. không phải chỉ
đơn thuần tiêu diệt địch. Mặt khác phải bảo vệ mình. tránh thương vong
tổn thất, nhất là đối với Việt Nam lực lượng phòng không còn non yếu.
Tiêu diệt địch và bảo vệ mình một cách hiệu quả nhất, là tiêu diệt thật
nhiều. Nếu ngay từ đầu cuộc tiến công, địch đã tổn thất nhiều máy bay
thì các phi công còn lại sẽ hoang mang phải vứt bỏ bom không mục tiêu,
như vậy vừa giết vừa bảo vệ được mình.

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam - Page 2 Fg

Phi công Mỹ bị du kích địa phương bắt làm tù binh

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam - Page 2 1208a1t

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

3. Phân chia nhiệm vụ cho máy bay, rên lửa và
cao pháo theo vị trí địa hình và theo thời gian, thực hiện điều khiển
chiến thuật dựa vào chỉ huy tập trung cao độ và mạng lưới điều hành,
cấu thành hệ thống phòng không liên hợp, hỗ trợ nhau, lại không đánh
nhầm vào máy bay của mình.


Trong các trận chống Mỹ không tập đặc biệt là trong 12 ngày đêm phản
kích B-52, Việt Nam đã thực hiện tất việc hiệp đồng trên không và mặt
đất. cụ thể là hiệp đồng về khu vực về độ cao và về thời gian.
1) Hiệp đồng khu vực : Không quân phụ trách khu vực ngoài phạm vi tên
lửa và cao pháo. Máy bay là công cụ bổ sung làm cho máy bay địch phải
vòng tránh và lọt vào khu vực phòng không mặt đất. Đôi khi máy bay còn
làm mồi nhử máy bay địch vào phạm vi phóng của tên lửa.


2) Hiệp đồng độ cao : Máy bay tên lửa và cao pháo cũng hoạt động trong
một khu vực, phân công nhiệm vụ theo độ cao hoặc theo điều khiển thống
nhất của cấp cao hơn. Trong 12 ngày đêm đánh B-52, tên lửa phụ trách
mục tiêu trên 8000m. chủ yếu đánh B-52. Cao pháo phụ trách mục tiêu
dưới 8000m. đánh máy bay chiến thuật, tạo điều kiện tốt cho việc phóng
tên lửa. Cao pháo phụ trách bảo vệ tên lửa, ban ngày, nếu tên lửa không
bị uy hiếp sẽ không bắn, để giấu mình; ban đêm, có điều kiện thì bắn.
Tất cả các phân đội cao pháo bảo vệ tin lửa đều chịu sự chỉ huy của
tiểu đoàn tên lửa.


3) Hiệp đồng thời gian : Nhiệm vụ được chia theo thời gian, lúc máy bay
hoạt động, bộ đội phòng không mặt đất không bắn. Khi không quân rút đi
sẽ là thời gian tác chiến của tên lửa và cao pháo. Khi không quân cât
cánh hoặc rút đi chỉ huy sở cấp trên đều kịp thời thông báo cho các đơn
vị hữu quan về đường bay, độ cao, thời gian, số lượng máy bay. Chỉ huy
sân bay bằng mọi cách thông báo cho các đơn vị tên lửa và cao pháo liên
quan.


4. Nghiên cứu tình hình địch một cách kỹ lưỡng. phán đoán chính xác âm mưu địch. dự kiến thời gian khởi sự của địch

Từ 18 đến 29-12-1972 Mỹ xuất kích 663 lần chiếc B-52. tiến hành tập
kích chiến lược qui mô lớn Bắc vĩ tuyến 20, trọng điểm Hà Nội, Hải
Phòng, nhằm tăng áp lực với Việt Nam, chiếm ưu thế đàm phán. Nhưng âm
mưu này bị Việt Nam hoàn toàn đánh bại. Đó là do họ thường xuyên chuẩn
bị và phán đoán đúng âm mưu địch.


Trong thực tế, vì Việt Nam theo dõi chặt chẽ hoạt động của địch về
chính trị, ngoại giao, nên đã có dự đoán trước trận tập kích chiến lược
này của Mỹ. Trong hội nghị Paris, Mỹ luôn luôn tỏ ra lừa dối, tiền hậu
bất nhất; phía Việt Nam nhận định Mỹ có âm mưu xảo quyệt và sẽ liều
lĩnh. Nhiều năm xâm lược Việt Nam chỉ có 2 biện pháp Mỹ chưa sử dụng,
đó là đổ bộ vào BắcViệt Nam và dùng vũ khí hạt nhân, tuy nhiên trước
chúng chưa thể thực hiện được điều đó, hoàn toàn có khả năng Mỹ sẽ sử
dụng B-52 với qui mô lớn tập kích Hà Nội và Hải Phòng để làm áp lực. Do
phán đoán như vậy, nên giữa năm 1972 Việt Nam đã lên phương án tác
chiến toàn diện, cuối năm càng tăng cường chuẩn bị. Ngày 4-12- I972,
tức trước khi Mỹ tập kích 14 ngày, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất.


5. Vừa đánh vừa xây dựng lực lượng không ngừng hoàn thiện hệ thông phòng không.



Trước chiến tranh, lực lượng phòng không của Bắc Việt Nam rất yếu,
trang bị cũ, số lượng ít. Đầu năm 1965 trong một trận lập kích tương
đối tập trung của Mỹ, tất cả ra đa tiền duyên của Bắc Việt Nam tê liệt
nửa tháng. Trước tình hình này Việt Nam chủ trương một mặt có gì đánh
nấy, tích cực tổ chúc đánh địch bằng các vũ khí hiện có; một mặt tích
cực thực hiện nguyên tắc vừa đánh vừa xây dựng lực lượng. Chỉ trong vài
năm, toàn bộ hệ thống phòng không đã đạt tới trình độ nặng đối hoàn
chỉnh. Số lượng ra đa tăng 15 lần, làm cho phạm vi kiểm soát của ra đa
phủ được nhiều lớp. Độ ổn định và độ tin cậy của ra đa tăng lên khá
nhiều. Cao xạ pháo từ 600-1000 khẩu tăng đến 6000-10000 khẩu. Bộ đội
lên lửa đất đối không phát triển rất nhanh. Năm 1972, trong trận “hậu
hệ 2” tên lửa bắn rơi 29 chiếc B-52. làm cho quân Mỹ phải thừa nhận khu
vực Hà Nội, Hải Phòng “là khu vực tập trung cao xạ pháo nhiều nhất
trong lịch sử so với bất kỳ khu vực hay thành phố nào trên thế gian”.
Thời kỳ đầu chiến tranh, bộ đội không quân chỉ có vài chục máy bay cùng
60 phi công; cuối chiến tranh có 200 chiếc. Phi công Mỹ nhận xét : Hệ
thống phòng không của Bắc Việt Nam "là mạng lưới đáng sợ nhất, nghiêm
ngặt nhất gặp phải từ trước đến nay trong mọi cuộc chiến tranh". Miền
Bắc Việt Nam qua mấy năm chiến tranh vừa đánh vừa xây dựng, không chỉ
tăng rõ rệt về số lượng binh lực, vũ khí, mà tổ chức chỉ huy, phương
pháp tác chiến, sử dụng lực lượng, mưu mẹo chiến thuật và phòng không
nhân dân đều trở nên hữu hiệu.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

PHẦN BẢY

CHIẾN TRANH ĐIỆN TỬ




1. Tình hình chung



1. Binh khí và thiết bị điện tử đối kháng quân Mỹ sử dụng ở Việt Nam.



Thiết bị trinh sát quân Mỹ thường dùng là : ALR-20, trinh sát tần số ra
đa; và APS-I09, APR-25 trinh sát loại hình và phương vị đại thể của ra
đa đối phương, và có thể căn cứ vào cường độ ước tính cự ly mục tiêu,
nhưng chỉ có thể xác định khu vực có ra đa, không xác định được tọa độ
cụ thể.


Thiết bị gây nhiễu Mỹ sử dụng ở Việt Nam có hai hình thức: tích cực và
thụ động. Thiết bị gây nhiễu tích cực trên máy bay chiến thuật của
không quân là máy phát sóng nhiễu AN/ALQ-87(V); trên máy bay chiến
thuật của hải quân là máy gây nhiễu kiểu hồi đáp AN/ALQ-100(V).


Máy bay F-105 mang loại AN/ALQ-l05 có cả 2 tính năng nói trên.

Máy bay F-111 mang loại ANL-87 và AN/ALQ-94 có 2 tính năng.



Máy bay B-52 mang 15 loại thiết bị phát nhiễu tích cực gồm: 1 bộ
ALT-32L, 2 bộ ALT-32H, 1 bộ ALT-31, 3 bộ ALT-32, 6 bộ ALT-28, 2 bộ
ALT-18. Tất cả đều chỉ phát nhiễu, không hồi đáp. Thể chế gây nhiễu gồm
có : Nhằm đích, Bịt chặt và Quét.


Trên chiến trường Việt Nam. Mỹ chủ yếu dùng Dipole bước sóng L- 1/2.
Loại Dipole này tính năng phản xạ rất mạnh. dùng để ngụy trang mục
tiêu, hoặc làm cho máy thu của ra đa quá tải, không nhìn thấy mục tiêu;
đồng thời phạm vị phát rất lớn và mạnh, có thể kích nổ tên lửa, dùng để
bảo vệ mục tiêu.


Máy bay oanh tạc chiến lược B-52 mang 4 loại máy thả sợi nhiễu AN/ALE-24, AN/ALE-25, AN/ALE-27 và AN/ALE-1.



Ngoài các thiết bị mang trên máy bay, Mỹ còn sử dụng máy bay điện tử chuyên dùng, gồm 2 loại :



a. Máy bay trinh sát gây nhiễu EB-66, có 4 kiểu EB-66 B, (C.D.E), B, C
trinh sát gây nhiễu; D trinh sát khí tượng; E trinh sát quang học. Các
máy bay này có hàng chục các máy trinh sát dùng cho các mục đích khác
nhau.


b. Máy bay điện tử EA-6, bao gồm EA-6A(B). Trên máy bay "kẻ đột nhập"
EA-6A có các thiết bị gây nhiễu thông tin vô tuyến. thiết bị dò tìm tín
hiệu, thiết bị phát sóng lạp. Trên máy bay “kẻ lang thang” EA-6B có các
thiết bị gây nhiễu và đánh lừa, thiết bị phản xạ phát tự động, máy phát
xạ hồng ngoại nhử mồi v.v...


2. Quá trình tác chiến



Khi bắt đầu cuộc chiến Lanh, thực tế Mỹ chưa lắp đặt các thiết bị điện
tử chế ngự, do dạy chỉ hạn chế trong việc thông báo cho máy bay đột
kích và máy bay trinh sát tình hình phát xạ ra đa. Vì thế họ sử dụng
thiết bị cảnh báo, thiết bị tiếp nhận cảnh giới và đài trinh sát điện
tử. Trong thời gian này, 30-40 máy bay hình thành biên đội không quân
chiến thuật do máy bay điện tử trinh sát gây nhiễu EB-66C yểm trợ tiến
công các mục tiêu của Việt Nam. Mặc dù máy bay điện tử có thiết bị áp
chế công suất lớn, nhưng không thể áp chế luôn luôn có hiệu quả đối với
ra đa dẫn đường của hệ thống tên lửa đất đối không. Do đó quân Mỹ không
thể không bố trí cho mỗi biên đội công kích 1-2 máy bay gây nhiễu điện
tử, song cũng không đảm bớt được máy bay tổn thất hàng loạt. Bắt đầu từ
1966, máy bay biên đội đột kích rút xuống còn 6 chiếc, trong đó một
chiếc treo thiết bị gây nhiễu ở giá treo bom. Nhưng thiết bị gây nhiễu
lắp trên một máy bay cũng không thể yểm trợ cho một biên đội nhỏ. Do
vậy quân Mỹ sửa một số máy bay tiêm kích và máy bay oanh tạc thành máy
bay điện tử. Các máy bay này bay ngoài khu vực biên đội công kích hoặc
bay trong đội hình biên đội để yểm trợ.


Từ năm 1967 đến 1968. quân Mỹ sử dụng thiết bị áp chế hoàn thiện hơn.
Không quân chiến thuật sử dụng khoang gây nhiễu ALQ 72, dùng để phát
nhiễu tạp được điều chế bởi tần số quét của nhiên ra đa ngắm của máy
bay tiêm kích. Một số máy bay ném bom tiêm kích trang bị 1-2 bộ ALQ-71
(72,87,101) phát nhiễu ở bước sóng 3-5 cm và 10 cm để che chắn và đánh
lừa. Thời gian này Mỹ bắt đầu sản xuất máy gây nhiễu kiểu mới ALQ-100,
dùng để phát nhiễu tương tự, phá hoại quá trĩnh tự động theo dõi mục
tiêu của ra đa dẫn đường tên lửa. Đến tháng 6-1967, toàn bộ máy bay
công kích trên chiến trường Việt Nam đều trang bị máy gây nhiễu. Cất
cánh từ tư sân bay của Hạm đội 7, ngoài EA-6B, còn máy bay cường kích
A-4(6,7) và ném bom tiêm kích F-4 đều mang thiết bị áp chế điện tử.
Phạm vi đấu tranh điện tử mở rộng, trình độ nâng cao, số lượng máy bay
bảo đảm và dẫn đường tăng thêm, chiến thuật của không quân Mỹ cũng thay
đổi. Trước khi đánh mục liêu có tên lứa bảo vệ, máy bay EB-66E và
EC-121A trinh sát trước. thu thập tham số bức xạ từ của tên lửa và cao
pháo. Khi tấn công, trước khi tiếp cận mục tiêu, máy bay của biên đội
đột kích nâng cao và công tích, đồng thời phát nhiễu có nguồn và không
nguồn và dùng mục tiêu giả.


Từ cuối 1970, Mỹ bất đầu táp kích trà Nội, Hải Phòng và một số thành
phố khác, dùng thủ đoạn áp chế điện tử kiểu dày đặc để đảm bảo cho
không quân hoạt động. Thời kỳ này không quân chỉ hoạt động dưới sự yểm
trợ của nhiều điện tử và mục tiêu giả. Khi máy bay chiến thuật với biên
đội lớn công kịch mục tiêu lớn sẽ có yểm trợ gây nhiều của máy bay đjcn
tử Và của các tàu tên vịnh Bắc Bộ. Máy bay EB-66E và EA-6A bay ngoài
biển, cách bờ 70-120 km ngoài tầm hỏa lực phòng không. Khi hoạt động
cùng đội hình công kích, chúng bay ở tầm cao 6000-10000 m; mỗi vùng
diện tích 20x100 khi có 2-3 máy bay. Vài phút trước khi các máy bay đột
kích cất cánh sẽ bắt đầu phát nhiễu. Từ tháng 4-1972, khi không tập qui
mô lớn, có trận huy động máy bay điện tử nhiều hơn máy bay công kích
1,5-2 lần. Khi đánh biên đội nhỏ, chúng thường bay lượn cách trận địa
tên lửa vài chục kilômét.


Để tăng thêm uy lực đột kích đường không, từ tháng 4- 1972 đến tháng
1-1973 Mỹ bắt đầu dùng máy bay ném bom chiến lược B-52 tấn công các mục
tiêu của Bắc Việt Nam. Trước khi B-52 tiếp cận mục tiêu 10-15 phút,
3-4 máy bay tiêm kích và cường kích bắn phá các thiết bị điện tử và
trân địa tên lửa, trước khi B-52 đến mục tiêu vài phút, các máy bay yếm
trợ thả rất nhiều vật phản-xạ để dọn đường.


Trong điều kiện chiến tranh điện tử, bộ đội phòng không Việt Nam rất
chú ý ngụy trang, bảo vệ ra đa tránh nhiễu và dùng tên lửa đánh máy bay
phát nhiễu. Họ tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật thông tin vô tuyến, cố gắng
rút ngắn thời gian chạy máy, sử dụng nhiều tần số làm việc, luôn thay
đổi trận địa, đánh lửa và ngụy trang bằng vô tuyến điện để tránh bị
phát hiện, chỉ khi phóng tên lửa mới mở máy điều khiển... Tất cả, những
biện pháp đó đã làm giảm bớt tác dụng gây nhiễu của đối phương.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

II. Đặc điểm tác chiến



1. Quân đội Mỹ - ngụy:



a. Tập trung cao độ thiết bị đối kháng điện tử trên máy bay, vận dụng
có hệ thống, mở ra một lĩnh vực mới trong đối kháng điện tử.
b. Phóng tên lửa chống ra đa "Chim bách thanh" AGM-45A và thiếu
chuẩn"AGM-78B phá hủy ra đa phòng không mặt đất. Một thủ đoạn mới trong
đối kháng điện tử: :”Đánh cứng”.


Hai loại tên lửa này treo trên các máy bay A-6, A-4, A-7, F-4D: F-l05,
F-111 có thể phá hủy ra đa điều khiển pháo và ra đa điều khiển tên lửa.
Máy bay mang tên lửa AGM-45A bay lượn ngoài tầm bên của hỏa lực phòng
không, nhử cho ra đa mặt đất theo dõi để đo vị trí ra đa. Khi ra đa vào
trạng thái theo dõi tự động, máy bay vào búp quét, ngắm và bắn vào ra
đa mặt đất ở cứ li lựa chọn (tốt nhất là ở cự li 16-25 km, độ cao
3000-6000 m). Loại này chủ yếu dùng để đánh các khu vực có lực lượng
phòng không mạnh như trận địa tên lửa, cao pháo, sân bay... Phần lớn
các trận địa ra đa xung quanh Hà Nội đều bị tên lửa loạị này bắn phá.
Năm 1965 chủ yếu dùng để bắn rada kiểu CON-9; năm 1968-1972 càng dùng
nhiều, bắn được nhiều loại ra đa.


c. Sứ dụng thiết bị nhìn đêm và bom quang học, mở rộng lĩnh vực đối kháng điện tử.



Cuối đại chiến II, nước Đức đã nghiên cứu thành công máy nhìn đêm bằng
hồng ngoại đầu tiên dùng trên xe tăng. Trong chiến tranh xâm lược Việt
Nam, quân Mỹ bắt đầu sử dụng khí tài nhìn đêm vi quang: tức máy tăng độ
rõ ảnh: máy này có thể tăng độ sáng yếu ớt như ánh sao, ánh trăng lên
vài chục lần. Dùng máy này, phi công B-52 có thể nhìn rõ trong đêm địa
hình địa vật trên một vùng rộng. Mỹ còn chế tạo bom dẫn đường bằng
quang học. Đây là vũ khí đầu tiên thuộc loại này. Trước khi nêm bom,
máy bay tiến hành phát xạ kích quang xuống mục tiêu, kích quang sau khi
tán xạ dưới đất được máy thu kích quang gắn trong bom thu nhận và dẫn
bom rơi chính xác vào mục tiêu. Loại bom này có độ chính xác cao, hiệu
quả rõ rệt, loại bom thường không thể so sánh được. Nhưng ngay lúc đó
Việt Nam cũng tìm ra cách chống lại, như thả khói, phun nước, sơn quét
bằng vật liệu hấp thụ kích quang và đều có hiệu quả nhất định.


d. Máy bay B-52 được trang bị hợp lý loại hình và số lượng các máy phát
nhiễu, phương pháp phát nhiễu linh hoạt có thể phát nhiễu vào một mục
tiêu, cũng có thế phát nhiễu che chắn có thể phát nhiễu bằng các bước
sóng khác nhau. Màn ảnh trên máy bay có chỉ thị khi bắt được mục tiêu
ra đa tần số của nó. Khi phát hiện tên lửa hồng ngoại không đối không,
lập tức phóng đạn phát hồng ngoại.


e. Phối hợp phát nhiễu trên không và mặt đất.

Ngoài việc phát nhiễu từ máy bay, Mỹ còn cho tàu biển đậu cách bờ 30-40
khi phát nhiễu chống ra đa mặt đất, hoặc nhiều loạn, phá hoại thông tin
liên lạc vô tuyến.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

2. Quân đội Nhân dân Việt Nam:



a. Bố trí ra đa hướng ngoại, kết hợp cảnh giới và dẫn đường. Vùng duyên
hải, biên giới, giới tuyên bố trí ra đa hướng ngoại; đó là nguyên tắc
tổ chức một mạng ra đa ổn định, kiện toàn của quân đội Việt Nam. Để có
thể phát hiện mục tiêu từ cự li xa nhất, đạt được yêu cầu nắm bắt được
máy bay địch ngay khi cất cánh khỏi sân bay hoặc mẫu hạm, Viết Nam bõ
trí ra đa tại ven biển, biên giới, vĩ tuyến 17 đều đẩy xa tầm ra hường
ngoài.


Để mở rộng phạm vi dẫn đường cho máy bay, Việt Nam dùng phương pháp kết
hợp cảnh giới và dẫn đường một cách có hiệu quả. Thời gian đầu, ra đa
dẫn đường đều ở quanh sân bay. Khi máy bay rời sân bay không dẫn đường
được. Về sau mỗi đoàn tên lửa cảnh giới đều được biên chế một đại đội
ra đa dẫn đường. Một số ra đa có tính năng tết cũng làm thêm nhiệm vụ
dẫn đường. Khi cảnh giới, cùng tham gia cảnh giới; khi cần dẫn đường,
làm nhiệm vụ dẫn đường.


b. Cơ động đi chuyển trận địa



Cơ động di chuyển trận địa là một chiến thuật quan trọng của các đại
đội ra đa Việt Nam. Mỗi khi phát hiện địch trinh sát: hoặc cấp trên
phán đoán ra lệnh, đều nhanh chóng tổ chức di chuyển. Thời gian di
chuyển không quá 2 giờ. Dó thường là khoảng thời gian từ lúc địch trinh
sát đến lúc oanh tạc Có khi chỉ di chuyển nhiên, lắp trên xe tải nhỏ
hoặc xe kéo ta. Ngoài ra còn di chuyển định kỳ theo kế hoạch của binh
chủng.


c. Xây dựng kế hoạch lửa địch, làm trận địa giả, phát thông tin giả.



Quân Việt Nam thường làm trận địa giả ở hướng địch hay xâm nhập, hoặc ở
nơi đã bị oanh kích. Nghi binh làm cho địch bị phân tân binh hỏa ]ực.
Theo thống kê, thu bút tới 16% số vụ oanh kích của địch, tiêu hao lực
lượng địch. Một đại đội ra đa của tỉnh Hà Tĩnh có ra đa 406, khi bị
địch phát hiện, lập tức di chuyển đồng thời làm một nhiên 406 giả ở chỗ
cũ, kết quả 24 máy bay địch đen, ném 100 quả bom, bắn 1000 tên lửa, tổn
thất 8 chiếc máy bay. Một anten 402 giả của Thanh Hóa thu hút 86 máy
bay Mỹ, đánh liền 6 ngày, ném 81 quả bom, bắn 980 tên lửa. Theo kinh
nghiệm, trận địa giả làm sau khi địch trinh sát và có đủ anten, công sự
và có ngụy trang.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

III. Kinh nghiệm



1. đối với quân Mỹ - ngụy

Cùng với sự thay đổi trong chiến thuật phòng không và sự phát triển các
biện pháp đối kháng và sự phát triển không ngừng nghiên cứu chế tạo,
trang bị và sử dụng thiết bị mới có hiệu quả hơn, luôn luôn chiếm ưu
thế trong chiến trường điện tử.


Trong cả cuộc chiến tranh, tổn thất của Mỹ khi tăng khi giảm, phản ánh
đúng tình hình phát triển trong đối kháng điện tử. Ngày 2-3-1965, Mỹ
bắt đầu cuộc tập kích mang tên “Sấm rền” lập tức gặp phải sự bắn trả
của cả hệ thống hỏa lực phối hợp của cao pháo điều khiển bằng ra đa và
của tên lửa mặt đất. hiệu suất bắn trúng của tên lửa đạt 95%. Tiếp đó
Mỹ đã huy động hàng chục công ty, trường đại học và các cơ sở nghiên
cứu khắc phục. Mấy tháng sau, các máy hay được lắp thiết bị cảnh báo,
thiết bị gây nhiễu. Cuối năm 1966, một số máy bay lắp khoang gây nhiễu,
làm cho hiệu suất bắn trúng của tên lửa Việt nam giảm đi. Theo thống
kê, cuối 1965 bình quân 2 quả SAM bắn rơi 1 máy bay; sau đó để bắn rơi
một máy bay cần nhiều quả tên lửa hơn.


b. Phối hợp gây nhiễu tích cực và gây nhiễu thụ động gây nhiễu từ ngoài đội hình cả gây nhiễu từ trong đội hình



c. Dùng nhiễu để đánh đơn giả hoặc đánh lừa.

Để che giấu phương hướng tấn công và để tránh tên lửa mặt đất, máy bay
B-52 phóng tên lửa nhử mồi, có tốc độ, cao độ và hình sóng giống như
B-52. Loại tên lửa này dài 3,92 m, đường kính o,76m, nặng 498 kg cự li
phóng 120 km, thực tế là mục tiêu ra đa giả. Ngoài ra Mỹ còn nhiều lần
dùng nhiễu tương tự, giả làm mấy chiếc máy bay chiến đấu để đánh lừa


2. Quân đội Nhân dân Việt Nam



a. Đối phó gây nhiều điện tử là vấn đề kỹ thuật, cũng là vấn đề chiến
thuật. Khi nhiễu nặng đúng là khó khăn cho ra đa phát hiện mục tiêu.
nhưng có lúc vẫn phát hiện được. Trong chiến tranh Việt Nam, thực tế đã
chứng minh làn sóng đối kháng điện tử ngày một dâng cao. Gây nhiễu là
một ngón đòn yểm trợ biên đội đột kích, tạo thuận lợi cho việc đột phá
và công kích. Cơ sở của thủ đoạn là làm mù hệ thống dự báo cảnh giới để
làm tê liệt khả năng phản ứng nhanh của hệ thống phòng không. Song
không phải gây nhiễu trên mọi tần số, mọi hướng đều mạnh như nhau ;
không phải có hiệu quả như nhau đối với mọi loại ra đa. Gây nhiễu cho
tất cả các loại cùng một lúc là không thể được. Thí dụ, B-52 công kích
Hà Nội, ra đa Hà Nội bị nhiễu. nhưng ở Quân khu 4 và các nơi khác thì
nhiều rất nhẹ. Do vậy một mặt phải nâng cao kỹ năng điều khiển, một mặt
tổ chức mạng ra đa thật chặt chẽ.


Quân đội Việt Nam qua nhiều lần phân tích và nghiên cứu tổng hợp, thấp
rằng trong tình huống nhiều, ra đa tên lửa có thể phát hiện máy bay
cường kích ở cự ly 15 km; với B-52: ở cự ly 20-25 km. Ra đa pháo công
suất thấp, cự ty phát hiện chỉ bằng 1/3.


b. Căn cứ vào dải nhiễu để nhận biết và nắm ba mục tiêu Lấyl độc trị
độc. Từ đặc điểm và thời gian phát nhiêu, có thể biết thời gian công
kích của địch, loại hình máy bay, hướng đột nhập v.v... Tên lửa phòng
không có thể đánh theo phương pháp 3 điểm, theo dõi và ngắm đúng tâm
nhiễu có thể hạ máy bay. Với ra đa 843, có thể căn cứ vào quan hệ giữa
đường trung tâm của dải nhiễu với cường độ cao trên màn hình, tính ra
cự li, kết hợp qui luật tuyến bay của B-52 để thông báo tình hình mục
tiêu. Phương pháp này Việt Nam dùng tương đối nhiều, hiệu quả khá tốt


b. Nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy. Sử dụng binh lực, vũ khí chính xác, đúng lúc.



Sĩ quan chỉ huy, nhất là cấp đoàn, đại đội thạo nghệ thuật chỉ huy
chống nhiễu. Chủ yếu có 8 vấn đề : Một là nắm vững thời cơ mở máy. Việt
Nam hường theo công thức: "Tuyến phát lệnh mở máy bằng cự li thám sát
lớn nhất của ra đa cộng với tích của thời gian mở máy và tốc độ mục
tiêu?” Kinh nghiệm thực tế cho thấy sớm 1-2 phút càng tốt. Hai là nắm
chính xác số máy được mở. Một đợt công kích không nên mở nhiều máy,
thường 1/3 là đủ. Nhưng trong một mạng, ít nhất phải mở 1-2 ra đa đo
cao, để nắm các mục tiêu ở độ cao khác nhau và đề phòng địch đánh lừa
độ cao, với đại đội bị nhiễu nặng phía chính diện, chỉ cần mở ra đa ở
hai bên. Ba là khi cường độ nhiễu đến cấp III. không nắm bắt được mục
tiêu, Ban chỉ huy sư đoàn tổ chức 3 trạm lân cận tiến hành định vị
nhiễu và tiếp tục nắm bắt vị trí mục tiêu. Độ chính xác của phương pháp
này tùy thuộc việc chọn 3 trạm thích hợp và thời gian phải thống nhất.


d. Đại đội ra đa có nhiều máy, nhiều loại. Trong mạng ra đa, bố trí cả
đài quan sát bằng mắt thường. Tại khu vực chính và hướng chính bố trí
ra đa công suất lớn. Như vậy có ưu điểm : Một là tăng khả năng chống
nhiễu, vì có nhiều loại ra đa khác nhau, địch không thể gây nhiễu cho
tất cả. Hai là nâng cao độ ổn định của mạng ra đa, vì địch không thể
đồng thời phá hủy nhiều trạm. Ba là có thể hiệp đồng. bổ khuyết cho
nhau, cọ lợi cho việc nắm bắt nhiều mục tiêu ở độ cao khác nhau.


e. Thay đổi tần số chống nhiễu. Thường tìm điểm thấp nhất trong tần phổ
nhiễu của địch và phải căn cứ vào tần số làm việc của ra đa lúc đó,
chọn điểm thấp gần đó, bảo đảm tính hiệu quả chống nhiễu cao.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

PHÂN TÁM

CHIẾN TRANH HÓA HỌC




Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mỹ đã sử dụng đến 54,4 vạn
quân và mọi thứ vũ khí kể cả vũ khí hóa học, chỉ trừ vũ khí hạt nhân.
Từ năm 1962. quân Mỹ đã bắt đầu sử dụng thuốc diệt cỏ. Năm 1964, sử
dụng rộng rãi chất CS, lượng sử dụng ngày càng tăng, đến các năm
1967-68 lên đến đỉnh cao. Trong chiến tranh Mỹ đã rải 7,8 tấn thuốc
diệt cỏ; trên 7000 tấn chất độc CS và một số ít loại khác. Hậu quả 150
vạn người trúng độc ở các mức khác nhau, trong đó 3000 người chết; làm
cho hơn 500 vạn héc ta đất bị nhiễm độc; vùng Ô nhiễm chiếm khoảng 113
diện tích miền Nam. Đây là cuộc chiến tranh sử dụng nhiều chất độc nhất
trong các cuộc chiến tranh kể tư sau đại chiến thứ hai.


I. Sự chuẩn bị của Mỹ



Sau đại chiến II, Mỹ còn tàng trữ hàng ngàn tấn chất độc các loại những
năm 50, Mỹ nghiên cứu chế tạo chất CS và sản xuất số lượng ]ớn. Cho CS
vào súng phóng lựu đạn, hỏa tiễn nhiều nòng và các loại pháo bom, hình
thành một hệ hoàn chỉnh vũ khí đạn dược hóa học CS. Cuối những năm 50,
Mỹ sản xuất thêm loại mới : B2 chất độc tê liệt chức năng. Ngoài ra Mỹ
còn chế tạo hàng ngàn loại hóa chất diệt thực vật và thí nghiệm sử dụng
qui mô lớn. Năm 1961-1968 Cục kế hoạch nghiên cứu cao cấp thuốc Bộ Quốc
phòng Mỹ căn cứ vào yêu cầu của đoàn cố vấn quân sự Mỹ tại Nam Việt
Nam, xây dựng một kế hoạch "linh hoạt" diệt cây cỏ trong chiến tranh
Việt Nam. Năm 1963-1969 dưới chiêu bài "nhu cầu Đông Nam á", Mỹ dành
0,2% tổng ngân sách chi phí quân sự của chiến tranh xâm lược Việt Nam,
tức 300 triệu đô la, chuyên dùng đế mua chất CS, nhập thêm từ Nhật, Tân
Tây Lan số lượng ngoài năng lực sản xuất của Mỹ. Ngoài ra Mỹ còn xây
dựng nhà máy sản xuất chất độc, nhà máy sản lắp ráp vũ khí hóa học và
hàng chục kho chứa vũ khí hóa học tại Nam Việt Nam.


2. Vũ khí hóa học của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam



a. Chất sát thương thực vật : Chất này làm cho cây khô lá úa, để làm
quang tầm nhìn, làm mùa màng thất thu. Tổng thống Mỹ Kenedy phê chuẩn
cho sử dụng ở một số tuyên- giao thông. Tháng 1-1962 quân Mỹ thành lập
một nhóm 3 chiếc máy bay C-123 chuyên rải chất độc này. Kết quả cây cối
bị chết, tăng tầm nhìn trong rừng, giảm số lần bị phục kích.


Giữa năm 1964, Mỹ rải chất độc với qui mô lớn cho cả máy bay chiến đấu
yểm trợ. bắn phá dọn đường rồi tiến hành rải ở tầm thấp trên diện tích
rộng. Chỉ riêng trên các luyến bay về hướng Sài Gòn, Mỹ đã rải 350 tấn,
trên diện tích 104 km2 .


Tháng 10-1966 máy bay rải chất độc tăng từ 3 chiếc lên 18 chiếc. Theo
thống kê của Mỹ trong thời gian 1963-1970, chỉ riêng chi phí mua chất
độc đã là 120 triệu đô la, rải 78.000 tấn. Thực tế cho thấy, do tác
động của gió, diện tích chịu ảnh hưởng lớn hơn dự kiến 40% diện tích ô
nhiễm lên tới 38.000 km2.


b. Chất kích thích và làm mất khả năng chiến đấu. Chất kích thích tác
động vào mắt, mũi. họng. da v.v.. gây chảy nước mắt. hắt hơi, buồn nôn,
đau đầu, tạm thời mất sức chiến đấu. Chất này thích hợp đánh gần, phản
ứng nhanh, đế áp chế hỏa lực đối phương và bức rút. Mỹ- ngụy đã sử dụng
qui mô lớn loại chất độc CS trong tác chiến, dùng máy bay lên thẳng ném
lựu đạn chứa chất độc dồn quân đối phương ra khỏi hầm để bắn. Thực tế
đã có tác dụng, có thể chiếm được những căn cứ mà vũ khí thông thường
không thể giải quyết được Theo thống kê chưa đầy đủ chỉ trong 5 năm,
1965-1969 Mỹ đã tấn công bằng vũ khí hóa học 700 lần sử dụng hơn 7000
tấn chất CS. coi chất này là một vũ khí có hiệu lực.


2. Phòng hộ hóa học của Việt Nam.



Quân đội Việt Nam coi phòng hộ hóa học là một biện pháp đảm bảo tính
chiến đấu quan trọng. Trong thời kỳ chiến tranh: Mặt trận Dân tộc Giải
phóng có Bộ chỉ huy phòng hóa. quân khu có Ban phòng hóa. Sư đoàn có
tham mưu phòng hóa, và có phân đội phòng hóa trực thuộc. Quân đội Việt
Nam tích cực tổ chức trinh sát, bằng nhiều biện pháp tìm hiếu binh lực,
tính năng vũ khí, cách bố trí. tình hình và qui luật chuẩn bị. Trong
chiến tranh, quân đội Việt Nam ra sức phá hủy kho chất độc, đánh sân
bay, trận địa pháo binh địch và tăng cường phòng không, đánh máy bay
rải chất độc. Trong chiến đấu, nếu phát hiện địch âm mưu dùng chất độc,
nhanh chóng tiếp cận địch, tạo thế cài răng lược; sử dụng mặt nạ và tổ
chức tết việc cấp cứu; giảm đến mức thấp nhất những tổn thất do chất
độc hóa học gây ra.



Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam - Page 2 Agent_orange_cropdusting

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam - Page 2 167235659_41d516d3ae

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 2 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết