DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

Latest topics

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-08-26, 2:48 pm

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 2024-08-22, 10:23 am

» Điện trở đúc nhôm, điện trở vòng sứ, điện trở năng lượng mặt trời
by tramanh09 2024-08-19, 8:57 am

» Cung cấp các loại can nhiệt, cảm biến nhiệt, đồng hồ đo nhiệt độ
by tramanh09 2024-08-14, 9:05 am

» Tổng đại lý phân phối tấm Graphite cho nhà máy xi măng
by tramanh09 2024-08-08, 10:23 am

» Tấm graphite siêu bền - Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất
by tramanh09 2024-08-05, 11:03 am

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 2024-08-01, 8:22 am

» Thanh gia nhiệt Teflon, thanh gia nhiệt Titan , điện trở vòng sứ, điện trở nhiệt, tấm gia nhiệt
by tramanh09 2024-07-25, 3:02 pm

» Điện cực Graphite , Hồ điện cực, điện cực EDM, điện cực than chì, bột Graphite
by tramanh09 2024-07-18, 10:02 am

» Cung cấp các loại điện trở nhiệt đun hóa chất, đun dầu, điện trở máy ép nhựa
by tramanh09 2024-07-15, 2:47 pm

» Tổng kho nhập khẩu và phân phối chổi than, chổi than công nghiệp
by tramanh09 2024-07-10, 9:42 am

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-05-31, 3:54 pm


You are not connected. Please login or register

Các trận đánh trong chiến tranh Việt Nam

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

Chiến thắng Ba Rài 15/9/1967: Làm phá sản chiến thuật hạm đội nhỏ trên sông của Mỹ



Sau cuộc hành quân Coranado, quân Mỹ đã chạm súng với Tiểu đoàn 263 tại
xóm Tre, xã Long Tiên (huyện Cai Lậy). Dù có tổn thất nhưng quân Mỹ vẫn
theo dõi sát sao sự di chuyển của Tiểu đoàn 263 của ta. Qua tin tình
báo, Lữ đoàn 2, Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ nắm được vị trí đóng quân của Tiểu
đoàn 263 tại xã Phú An, nên chúng quyết định hành quân trong đêm
14/9/1967, với mật danh cuộc hành quân Cahart vào xã Cẩm Sơn phối hợp
với Trung đoàn 11, Sư đoàn Mỹ ngụy đang thực hiện cuộc hành quân Cửu
Long của khu vực xã Phú An để tiêu diệt Tiểu đoàn 263. Cũng ngay trong
đêm, căn cứ nổi dậy của Lữ đoàn 2, Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ di chuyển đến
cù lao Tân Phong; đồng thời chúng cho hai Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 60,
Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 47 hành quân trên xuồng thiết giáp vào Ba Rài,
chuẩn bị tiến vào Cẩm Sơn.



Các trận đánh trong chiến tranh Việt Nam 5aBNS7

Đồng chí Hoàng Khuyến - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 263, người trực tiếp chỉ huy trận Ba Rài



Tiểu đoàn 263 của ta trong đêm 14/9/1967 từ Phú An đã bí mật hành
quân về xã Cẩm Sơn. Trời hừng sáng, Tiểu đoàn cũng vừa xây dựng xong
trận địa chiến đấu, từ chỉ huy đến chiến sĩ đều sẵn sàng cho cuộc chiến
đấu với quân Mỹ.



Khoảng 6 giờ sáng ngày 15/9/1967, trực thăng và máy bay L19 (thường
gọi đầm già) của quân địch quần đảo trên bầu trời xã Cẩm Sơn. Sương đêm
còn dày đặc nên các chiến sĩ ta chưa phát hiện được tàu địch. Lợi dụng
nước đang lớn, đoàn tàu địch thả xuôi theo dòng nước chạy khá nhanh.
Đến khoảng 07 giờ, khi đoàn tàu bị lọt vào đội hình phục kích quân ta.
Đại đội 2 đồng loạt nổ súng mãnh liệt. Chiếc tàu rà mìn đi đầu bị trúng
quả đạn tăng, tiếp trái thứ hai trúng mạn phải tàu bốc cháy. Đoàn tàu
hoàn toàn bị bất ngờ và giữa lúc súng của quân ta thi nhau nhả đạn như
mưa vào các xuồng chở quân, làm cho quân lính trên tàu nhiều tên chết
và bị thương, hàng ngũ rối loạn và sau đó thêm nhiều chiếc tàu vào
trong khu vực phục kích của quân ta bị phủ kín bởi khói đạn dày đặc pha
lẫn với sương sớm!



Ngay loạt đạn đầu, Tiểu đoàn 263 đã bắn cháy và bắn hư 10 chiếc tàu
của địch. Trận chiến đấu bắt đầu ác liệt, pháo địch từ các nơi bắn dữ
dội cặp hai bờ kinh Ba Rài (xã Cẩm Sơn). Lúc này, số tàu địch còn lại
lùi lại củng cố đội hình. Đến 08 giờ, chúng đưa Tiểu đoàn 3, Trung đoàn
47 lên khu vực lộ Thầy Thanh (ấp 3, xã Cẩm Sơn). Đến giờ, đoàn tàu địch
bắt đầu tiến vào Cẩm Sơn lần thứ hai, chúng rất thận trọng, cho máy bay
yểm trợ, pháo vẫn bắn cấp tập vào hai bờ kinh Ba Rài, hòng tiêu diệt
sinh lực ta để hộ tống cho đoàn tàu. Thế nhưng, các chiến sĩ săn tàu
của Tiểu đoàn 263 vẫn kiên cường, bí mật trong các công sự sẵn sàng chờ
tàu Mỹ đến để tiêu diệt. Khi đoàn tàu lọt vào tầm đạn, các chiến sĩ tổ
săn tàu nhả đạn chính xác, thêm 06 chiếc nữa bốc cháy, số còn lại quay
đầu chạy thụt mạng.



Đến lúc này, các chiến sĩ Tiểu đoàn 263 phải vừa chiến đấu giữ vững
trận địa trên sông, vừa bắn máy bay địch trên trời và phải vừa tổ chức
đánh quân viện ở cánh đồng Cẩm Sơn tiếp giáp xã Long Trung. Trận chiến
giữa ta và địch càng lúc càng ác liệt hơn.



Để chi viện cho chiến trường, Đảng bộ các cấp đã phát động nhân dân
đấu tranh chính trị, bộ đội địa phương, du kích các xã tổ chức tập
kích, pháo kích địch trên toàn địa bàn tỉnh. Buộc kẻ địch phải tung lực
lượng đối phó căn kéo khắp nơi. Được sự hỗ trợ, giúp sức về tinh thần
cũng như vật chất, sức mạnh của Tiểu đoàn 263 của ta như tăng lên gấp
bội. Dựa vào địa hình quen thuộc, công sự vững chắc, cán bộ chiến sĩ
Tiểu đoàn 263 anh dũng chiến đấu giữ vững trận địa suốt ngày 15/9/1967,
hạn chế thương vong, tiêu diệt được nhiều địch.



Sau một ngày kiên cường chiến đấu, Tiểu đoàn 263 đã bẻ gãy hoàn
toàn cuộc càn mang tên Cahart của lực lượng cơ động trên sông thuộc Lữ
đoàn 2, Sư đoàn 9 Mỹ, Tiểu đoàn 263 đã bắn chìm, bắn cháy, bắn hư 16
tàu chiến các loại; loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tên Mỹ, bắn rơi
một chiếc phản lực F100.







Chiến thắng Ba Rài tuy diễn ra trong một ngày nhưng là chiến thắng
của một trận trực tiếp đánh quân viễn chinh Mỹ, tiêu diệt nhiều sinh
lực và nhiều phương tiện chiến tranh nhất, kể từ khi chúng đặt chân đến
vùng đất Mỹ Tho. Chiến thắng Ba Rài không chỉ là chiến thắng của một
trận đánh tiêu diệt tàu chiến Mỹ nhiều nhất của quân và dân ta, mà còn
là chiến thắng của một trận đột phá, có tính chất quyết định trong việc
đánh bại chiến thuật Hạm đội nhỏ trên sông của lực lượng hỗn hợp hải,
lục quân trên sông, có không quân và pháo binh yểm trợ tối đa, là chiến
thuật mà quân Mỹ lựa chọn để triển khai trên chiến trường Đồng bằng
sông Cửu Long, nhằm giành thắng lợi trong chiến lược chiến tranh cục bộ
trên địa bàn này.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

Chiến thắng Rạch Ruộng



Các trận đánh trong chiến tranh Việt Nam P7-315-2

nhân dân Rach Ruộng trong chiến tranh



Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở chiến trường Khu 8 (còn gọi
là Khu Trung Nam bộ, gồm các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến
Tre) có nhiều sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn, trong đó có sự kiện
quân và dân ta đối đầu với quân viễn chinh Mỹ và bọn tay sai tại Rạch
Ruộng. Ngày 4-12-1967, trên đoạn Rạch Ruộng xã Tân Hưng, huyện Cái Bè,
tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 502
tỉnh Đồng Tháp được sự hỗ trợ của Đảng bộ và nhân dân địa phương đã mưu
trí, dũng cảm giáng cho quân Mỹ và tay sai một đòn chí mạng, lập nên
chiến công chói lọi.



Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975), cùng với việc
triển khai các chiến lược chiến tranh, đế quốc Mỹ đồng thời thực hiện
nhiều hình thức, chiến thuật tân kỳ hòng tiêu diệt lực lượng vũ trang
cách mạng miền Nam. Trên chiến trường sông nước tỉnh Mỹ Tho, nếu như Ba
Rài được coi là trận thắng tiêu biểu, mở đầu cho sự phá sản của chiến
thuật “Hạm đội nhỏ trên sông”, thì trận Rạch Ruộng là làm phá sản hoàn
toàn chiến thuật ấy của Mỹ-ngụy trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.



Năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền
Nam Việt Nam có nguy cơ thất bại. Giặc Mỹ muốn dựa vào binh lực tinh
nhuệ, vũ khí hiện đại, cơ động nhanh để tiêu diệt quân chủ lực của cách
mạng, xóa sổ các vùng mà chúng xem là “đất thánh của Việt cộng”. ĐBSCL
là vùng đất phì nhiêu, nơi có phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ,
nơi cung cấp nguồn nhân lực, vật lực to lớn cho cách mạng. Đặc điểm
ĐBSCL là nơi có sông rạch chằng chịt, mọi sinh hoạt của nhân dân phần
lớn là bám các tuyến sông, rạch. Từ lâu, quân địch không thể kiểm soát
được vùng này. Vì vậy, đế quốc Mỹ quyết định đưa bộ binh Mỹ vào trực
tiếp tham chiến, hy vọng với những phương tiện, vũ khí hiện đại cùng
với chiến thuật mới có thể “bình định” được vùng đất này.



Dựa vào sức mạnh quân sự, quân Mỹ tổ chức nhiều cuộc hành quân “tìm
diệt” tiến công vào lực lượng vũ trang cách mạng, cố giành lại thế chủ
động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang cách mạng vào thế bị
động. Quân Mỹ - Ngụy mở liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược trong
hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 đánh vào vùng giải phóng và vùng căn
cứ cách mạng.



Khi quân Mỹ bắt đầu triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh
cục bộ”, chúng đã tính tới khả năng và hiệu quả của việc đưa quân Mỹ
đến miền sông nước Cửu Long. Với địa hình đó, nhiệm vụ của quân Mỹ
không chỉ mở những cuộc hành quân qui mô lớn “tìm diệt” quân giải phóng
mà còn hỗ trợ quân ngụy đối phó với chiến tranh du kích, với phong trào
nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng cách mạng đang ngày càng lan rộng, mà Mỹ
Tho là trung tâm của phong trào đó. Vì lẽ đó, lực lượng quân Mỹ tham
chiến ở đây phải có sự thay đổi về tổ chức, cần áp dụng chiến thuật hợp
lý, cần trang bị phương tiện chiến tranh thích hợp với điều kiện địa
hình khá đặc trưng của miền sông nước sình lầy.



Để đối phó lại lực lượng cách mạng ở miền Nam, cuối năm 1965, Bộ Tư
lệnh Thái Bình Dương bắt tay thực hiện kế hoạch xây dựng lực lượng đặc
nhiệm thủy - bộ trên sông. Nhiệm vụ chính của lực lượng này là đảm bảo
an toàn cho căn cứ Mỹ ở Đồng Tâm và các tuyến giao thông quan trọng như
lộ 4 và sông Tiền; phối hợp với các lực lượng quân ngụy tiến hành hoạt
động phản công quân giải phóng; yểm trợ cho công tác bình định nông
thôn.



Ngày 5-7-1966, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc-Na-ma-ra phê chuẩn quyết
định tổ chức lực lượng đặc nhiệm thủy - bộ. Ngày 28-1-1967, lực lượng
này chính thức được triển khai tại căn cứ Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện
Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho). Lực lượng đặc nhiệm thủy - bộ hay còn gọi là
lực lượng cơ động đường sông, mà thành phần nòng cốt của lực lượng Lữ
đoàn 2 thuộc Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ. Trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ, đây là
lần thứ hai quân đội Mỹ có mô hình tổ chức theo kiểu này. Hơn 200 năm
trước, trong cuộc nội chiến Nam - Bắc, Mỹ đã từng có một lực lượng được
tổ chức như thế để thực hiện nhiệm vụ tác chiến dọc theo các dòng sông
ở Bắc Mỹ. Lực lượng Sư đoàn 9 là lực lượng tinh nhuệ, có nhiều kinh
nghiệm trong chiến đấu trên chiến trường sông nước cũng như trên bộ.
Shenlle Stanton trong tác phẩm “Lực lượng lục quân Mỹ và quân đội đồng
minh” đánh giá lực lượng Sư đoàn 9 Mỹ như sau: “Sư đoàn 9 là một khối
hoàn chỉnh, không phụ thuộc vào các căn cứ yểm trợ cố định. Nó là một
thực thể gồm những căn cứ lưu động trên sông” (1).



Quân Mỹ lấy Mỹ Tho làm nơi thí điểm chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên
sông” để đối phó với quân chủ lực và chiến tranh du kích. Triển khai
chiến thuật mới, quân Mỹ đưa Lữ đoàn 2, Sư đoàn 9 tổ chức nhiều cuộc
hành quân vào các xã Cẩm Sơn, Long Trung, Long Khánh (Cai Lậy), xã Bàn
Long (Châu Thành). Qua các cuộc hành quân trên, lúc đầu quân Mỹ và tay
sai có gây tổn thất và khó khăn cho lực lượng cách mạng.



Trước thủ đoạn mới của địch, Khu ủy Khu 8 chỉ đạo các lực lượng vũ
trang xây dựng kế hoạch tác chiến, quyết tâm đánh bại chiến thuật mới
của chúng, giữ vững căn cứ, làm chủ chiến trường, dồn quân Mỹ - ngụy
trở lại thế bị động.



Thực hiện chiến thuật mới, ngày 15-9-1967, quân Mỹ huy động 3 tiểu
đoàn bộ binh, xe thiết giáp M.113, tàu chiến, máy bay và báo binh yểm
trợ, chia thành hai hướng tiến công: Trên bộ xuất phát từ chi khu Cai
Lậy theo lộ Ba Dừa tiến vào phía đông xã Cẩm Sơn, hướng còn lại dùng
xuồng thiết giáp từ sông Tiền theo rạch Ba Rài tiến vào phối hợp với
hướng đông bao vây khép kín. Sau đó, chúng cho máy bay và pháo binh bắn
phá để gây thương vong cho Tiểu đoàn 263, sử dụng bộ binh tiến vào tiêu
diệt lực lượng còn lại.



Qua một ngày chiến đấu, quân và dân ta đã bắn chìm, bắn cháy 16 tàu
chiến và 9 xe thiết giáp M.113; bắn rơi 1 máy bay F.100; tiêu diệt và
làm bị thương hàng trăm quân địch. Đây là trận chiến đấu mà quân giải
phóng tiêu diệt được nhiều lính Mỹ nhất, tiêu hủy nhiều phương tiện
chiến tranh hiện đại nhất ở chiến trường tỉnh Mỹ Tho.



Nhưng với bản chất ngoan cố và điên cuồng chống lại lực lượng cách
mạng, quân Mỹ phối hợp với quân ngụy tổ chức cuộc hành quân sâu vào
vùng Đồng Tháp Mười, hòng tiêu diệt lực lượng chủ lực cách mạng, lấy
lại uy thế của “Hạm đội nhỏ trên sông” của quân đội Mỹ.



Ngày 4-12-1967, Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ phối hợp với Sư đoàn Thủy quân
lục chiến quân ngụy cùng các binh chủng, quân chủng sử dụng tàu chiến
và xuồng thiết giáp hành quân vào vùng tây bắc huyện Cái Bè, hòng tiêu
diệt lực lượng chủ lực cách mạng và bộ tham mưu lãnh đạo kháng chiến
của hai tỉnh Kiến Phong và Mỹ Tho.



Từ khi trận chiến nổ ra, khói lửa bao trùm Tân Hưng, cây ngã, hố
bom chồng hố pháo, mặt đất rung chuyển... Nhưng các chiến sĩ Tiểu đoàn
502 vẫn bám công sự, đánh trả từng đợt tiến công của quân Mỹ, ngụy. Bom
pháo địch bắn tới tắp, tàu chiến ầm ầm xông tới, các chiến sĩ vẫn bình
tĩnh chờ quân giặc đến gần, phóng mình ra khỏi công sự, nhắm vào tàu
giặc nhả đạn. Người này ngã, người kia tiếp bước xông lên, quyết tiêu
diệt quân thù giữ vững trận địa.



Qua một ngày chiến đấu, Tiểu đoàn 502 đã bắn chìm, bắn cháy 37 tàu
chiến; tiêu diệt và làm bị thương hàng trăm quân địch. Đây là trận
chiến đấu mà quân giải phóng tiêu diệt được nhiều sinh lực nhất, tiêu
hủy nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại nhất ở chiến trường tỉnh Mỹ
Tho trong năm 1967.



Trong vòng 3 tháng (kể từ trận Ba Rài huyện Cai Lậy đến trận Rạch
Ruộng huyện Cái Bè), quân Mỹ và tay sai tổ chức hai cuộc hành quân với
qui mô lớn về số lượng binh chủng, quân chủng với mật độ yểm trợ tối đa
của phi cơ, pháo binh, tàu chiến lớn nhất từ khi quân Mỹ đặt chân đến
vùng ĐBSCL đã bị quân và dân ta đánh thiệt hại nặng nề về người và
nhiều binh khí kỹ thuật chiến tranh. Quân giải phóng đã có biện pháp
đối phó hữu hiệu làm hạn chế sức mạnh của quân Mỹ và tay sai, vô hiệu
hóa tính cơ động và đặc biệt là chiến thuật áp sát quân định trong
chiến đấu “Bám thắt lưng địch mà đánh” đã làm hạn chế rất nhiều thế
mạnh về hỏa lực của quân Mỹ.



Chiến thắng Rạch Ruộng một lần nữa chứng minh sự quyết tâm đánh Mỹ
và thắng Mỹ của quân và dân ta. Quân và dân ta luôn bám trụ và phản
công địch, đồng thời linh hoạt vận dụng tốt 3 mũi giáp công, phối hợp
tác chiến trên các chiến trường nhằm ngăn chặn, căng kéo, phân tán lực
lượng địch, hạn chế sức mạnh của chúng. Chiến thắng Ba Rài và Rạch
Ruộng của quân giải phóng đã chứng minh hùng hồn chiến thuật tân kỳ
“Hạm đội nhỏ trên sông” của quân Mỹ đã hoàn toàn thất bại, làm tan vỡ
niềm tin của quân đội Mỹ và tay sai vào “sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ”,
góp phần đẩy nhanh quá trình phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam.



Phát huy chiến thắng Ba Rài và Rạch Ruộng, quân và dân Khu 8 giữ
thế chủ động tiến công trên chiến trường, tiêu diệt và làm tan rã nhiều
sinh lực địch, làm suy yếu khả năng càn quét của chúng. Có thể nói,
Chiến thắng Ba Rài và Rạch Ruộng tạo ra thế và lực mới để quân và dân
Khu 8 tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, góp phần làm lung lay
ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.



Chiến thắng Rạch Ruộng có ý nghĩa không chỉ về mặt quân sự là khẳng
định vai trò của lực lượng vũ trang Quân khu 8; mà còn có vai trò quan
trọng và quyết định, đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, mà trực tiếp
là Khu ủy khu 8 và Tỉnh ủy hai tỉnh Kiến Phong và Mỹ Tho. Sự phân tích,
đánh giá đúng tình hình, âm mưu thủ đoạn của địch, Khu ủy khu 8, Tỉnh
ủy Kiến Phong và Mỹ Tho đã đề ra chủ trương phù hợp với thực tế chiến
trường, chỉ đạo các lực lượng và địa bàn trọng điểm chuẩn bị tốt phương
án tác chiến. Sự chủ động, chỉ đạo kịp thời của Khu ủy và Tỉnh ủy Kiến
Phong - Mỹ Tho đã góp phần quyết định đánh bại trận càn của quân Mỹ
trên địa bàn xã Tân Hưng.>

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

Chiến thắng Xuân Bồ



Các trận đánh trong chiến tranh Việt Nam Chien-thang-Xuan-Bo

sơ đồ trận Xuân Bồ



Tháng 5-1947, làng Xuân Bồ, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, bị
giặc chiếm đóng. Ngày 20-2-1950, vị trí Xuân Bồ bị bộ đội địa phương
huyện tiêu diệt. Sau giải phóng, nhân dân rào làng chiến đấu bảo vệ xóm
làng. Tuy đã giải phóng nhưng Xuân Bồ vẫn nằm trong thế bị bao vây từ
ba phía, không xa là các đồn Thượng Phong, Phú Thọ, Mỹ Trạch và căn cứ
pháo binh Hòa Luật Nam.



Tối 19-5-1950, các đơn vị của Trung đoàn 18 bộ đội chủ lực tỉnh
cùng với nhân dân nơi đóng quân họp mít tinh kỷ niệm mừng ngày sinh lần
thứ 60 của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát động “Bảo vệ mùa thắng lợi”.
Phát hiện được tình hình đóng quân của trung đoàn, trong đêm tối, quân
địch bí mật vượt sông từ hai hướng chiếm lĩnh trận địa, bao vây tiểu
đoàn 436 do đồng chí Nguyễn Minh đức và đặng Trung chỉ huy, ở làng Xuân
Bồ. Lực lượng địch với hai tiểu đoàn gồm 1.200 tên, có máy bay, pháo
binh yểm trợ. Cánh thứ nhất do tên thiếu tá Sơ-ríp chỉ huy tiểu đoàn 8
quân ứng chiến liên tỉnh từ Quảng Trị ra, ém quân tại đồn Mỹ Trạch vượt
sông sang bờ bắc bao vây cuối làng Xuân Bồ. Cánh quân thứ hai do tên
thiếu tá Lăng-le chỉ huy tiểu đoàn 1 quân ứng chiến tỉnh từ hướng
Thượng Phong vượt sông theo đường tỉnh lộ vượt qua các làng Phan Xá,
Hoàng Giang bao vây phía đầu làng Xuân Bồ tạo thành thế hai gọng kìm
kẹp chặt tiểu đoàn 436, dưới sự chỉ huy trận càn của tên tướng Lơ-brít,
tư lệnh quân Pháp ở Trung phần.



8 giờ sáng ngày 20-5-1950, dưới sự yểm trợ của máy bay, pháo binh
địch ở Hòa Luật bắn sang, quân giặc từ hai hướng bắt đầu mở cuộc tấn
công vào quân ta ở Xuân Bồ. Đại đội 56 do đồng chí Thái Cán chỉ huy đã
kiên cường chiến đấu chặn địch ở phía cuối làng, bẻ gãy nhiều đợt tấn
công của tiểu đoàn ứng chiến liên tỉnh. Đại đội 7, do đồng chí Bình Sơn
chỉ huy ở phía đầu làng dựa vào các lùm tre, hầm hào công sự đẩy lùi
nhiều đợt tấn công do cánh quân ứng chiến tỉnh theo đường tỉnh lộ từ
Phan Xá, Hoàng Giang đánh sang.



Được tin quân địch mở cuộc tấn công, tiểu đoàn 436 đang bị bao vây,
ban chỉ huy trung đoàn 18 do đồng chí Phùng Duy Phiên, Trung đoàn
trưởng, đồng chí Tống Thái, Trung đoàn phó và Chính ủy Lê Văn Hiến
(Quốc Dũng) quyết định đưa tiểu đoàn 274 vượt sông chi viện cho tiểu
đoàn 436 và điện vào Bộ chỉ huy Mặt trận Bình-Trị-Thiên xin bám trụ
đánh địch bảo vệ mùa.



Từ 8 giờ đến 10 giờ, các cánh quân địch liên tục tấn công đẩy quân
ta vào thế bị động chống đỡ. Cuộc chiến đấu diễn ra ở tất cả các đại
đội trong tiểu đoàn trở nên ác liệt. Một số bị thương vong, các chiến
sĩ đại đội 88, đại đội 7 có lúc phải rời công sự tổ chức các đợt phản
kích nhưng quân địch đông và hỏa lực mạnh đã áp đảo quân ta.



Trong lúc cuộc chiến cam go, Chính ủy Lê Văn Hiến đã cùng một trung
đội vượt sông sang trước để chỉ đạo, động viên bộ đội cầm cự chờ quân
tiếp viện, dẫn đầu đoàn quân vọt khỏi chiến hào xông lên hô vang: “Các
đảng viên cộng sản cùng đồng đội tiến lên! Xung phong! Xung phong!”.
Tiếp sau lời hô của Chính ủy, từng lớp chiến sĩ bật dậy xông lên đẩy
lui các đợt phản kích của địch. Một số nơi, chiến sĩ ta đã gây cho địch
nhiều thương vong, buộc chúng phải co cụm chống đỡ.



Hơn 2 giờ đồng hồ chờ tiểu đoàn 274 vượt sông sang chi viện, các
đại đội của tiểu đoàn 436 đã quần nhau với giặc ở từng khúc sông, có
nơi đánh giáp lá cà cùng nhau vật lộn dùng lê quật ngã hàng chục tên
giặc. Chính thời điểm đó đã xuất hiện tấm gương chiến đấu hết sức dũng
cảm của Lâm Úy, một tiểu đội trưởng của đại đội 2. Vừa qua sông sang,
Lâm Úy bị ổ đại liên địch bắn mạnh cản trở đường ta vượt sông. Anh khôn
khéo lừa địch, áp sát, ném hai quả lựu đạn diệt gọn ổ đại liên cùng 4
tên giặc, tạo thế thuận lợi cho quân ta vượt sông. Anh tiếp tục dẫn đầu
tiểu đội truy kích giặc, diệt tiếp 4 tên. Trong lúc mải mê đánh địch,
bị địch vây định bắt sống nhưng anh dũng mãnh xông thẳng vào đội hình
chúng, dùng lê xuyên tim một tên giặc. Tên sĩ quan cao to nhảy vào ôm
ghì lấy anh. Anh vật lộn, kéo tên giặc xuống sông. Sau trận đánh đơn vị
tìm thấy anh hy sinh ở mép sông trong tư thế anh và tên giặc ôm lấy
nhau, miệng vẫn cắn vào cổ tên giặc. Trận đánh đó, riêng anh diệt 10
tên. (Trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1951, anh được Nhà
nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng quân đội và truy tặng liệt
sĩ).



Cuộc chiến đấu đã ngả về chiều, ta đánh bật địch ra khỏi làng. Sau
một ngày chiến đấu liên tục, quân ta đánh thiệt hại hai tiểu đoàn quân
tinh nhuệ, tiêu diệt 500 tên, trong đó có hai tên thiếu tá chỉ huy tiểu
đoàn, thu được nhiều vũ khí, đạn dược, có 10 trung liên FM và đại liên
7,7mm. Số vũ khí này đã góp phần trang bị cho trung đoàn lớn mạnh sau
này. Bên ta có 65 chiến sĩ hy sinh, 70 chiến sĩ bị thương.



Chiến thắng Xuân Bồ là một chiến thắng lẫy lừng, một trận chống càn
thành công, lấy ít đánh nhiều, chuyển bại thành thắng, một trận đánh
tiêu diệt sinh lực địch nhiều nhất trên chiến trường Bình-Trị-Thiên
trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

TRẬN ĐÁNH CẦU CHỮ Y - XUÂN MẬU THÂN 1968



Trong cả hai đợt tổng công kích Xuân Mậu Thân 1968, cầu Chữ Y là chiến trường ác liệt nhất của mũi tiến công phía Nam.

Trong cả hai đợt tổng công kích Xuân Mậu Thân 1968, cầu Chữ Y là chiến trường ác liệt nhất của mũi tiến công phía Nam.



Trước sức tiến công mãnh liệt của quân giải phóng, lần đầu tiên bộ binh
Mỹ phải tham chiến tại Sài Gòn. Ngay tại Sài Gòn, quân giải phóng đã
tiêu diệt xe tăng, bao vây cô lập quân Mỹ hơn một ngày trời.



Trong chiến dịch, các lực lượng vũ trang của TP.HCM và các tỉnh
giáp ranh được chia thành các phân khu trực thuộc Bộ tư lệnh miền. Phân
khu 3 (từ nam quốc lộ 1 đến Cần Giờ) do thiếu tướng Huỳnh Công Thân
trực tiếp chỉ huy, chịu trách nhiệm đánh vào Tổng nha Cảnh sát.



Bất ngờ với cả quân ta



Yếu tố bí mật, bất ngờ là điều quan trọng quyết định trận đánh, nên
dù chiến dịch đã được chuẩn bị từ giữa năm 1967 nhưng ngày giờ nổ súng
của đợt một lại bất ngờ ngay với cả quân ta. Trong hồi ký Ở chiến
trường Long An, thiếu tướng Huỳnh Công Thân đã ghi:



“Khoảng bốn giờ sáng, tất cả chúng tôi bừng dậy vì nghe tin các anh
trong Bộ chỉ huy tiền phương cánh Nam Sài Gòn vừa đến. Nhìn thấy các
anh, chúng tôi biết là đang có cái gì vô cùng hệ trọng đây! Gần như
không kịp chào hỏi chúc tụng nhau, các anh nói ngay: Tình hình khẩn
trương lắm, lệnh đêm nay phải tiến công Sài Gòn. Phương án cũ của Phân
khu 3 không thực hiện, các tiểu đoàn phải tìm cách tiến công bằng được
vào Sài Gòn. ... Lúc đó chẳng có phép tiên nào giải quyết nổi những khó
khăn của chúng tôi. Chỉ còn 20 tiếng đồng hồ, mà một nửa là ban ngày
không đi lại được qua các cánh đồng, làm sao kịp tổ chức chiến đấu?
Triển khai giao nhiệm vụ cho gần 10 tiểu đoàn đang đóng quân rải rác và
phân tán, một số cán bộ, chiến sĩ đang đi ăn Tết, lại còn bổ sung lương
thực, đạn dược, và phải thay đổi một số trang bị cho Tiểu đoàn 1 mới có
thể đánh được. ... Toàn là những câu hỏi hóc búa, không có cách trả
lời, nhưng không thể không làm.



Có lẽ các anh trong Bộ chỉ huy tiền phương cánh Nam cũng ở vào tình
thế khó khăn như chúng tôi. Anh Trần Hải Phụng và anh Tư Chu chỉ huy
các lực lượng biệt động thành mà giờ này còn ở đây, chắc là trong lòng
như lửa đốt. Còn anh Trần Bạch Đằng sôi nổi giơ hai bàn tay lao về phía
trước nói: “Tiến công, tiến công vô!”. Có lẽ anh nóng lòng muốn tiến
công ngay vì cho rằng lực lượng quần chúng và sinh vên, học sinh trong
nội thành đang sục sôi khí thế tổng khởi nghĩa”.



Dù bất ngờ và gặp nhiều khó khăn nhưng Phân khu 3 vẫn vượt qua cầu
Nhị Thiên Đường, chiếm cầu Chữ Y, đánh vào Khánh Hội, đưa những mũi
chọc sâu vào chợ Bình Tiên, Bàn Cờ...



Các trận đánh trong chiến tranh Việt Nam 12-linhconghoa

quân đội VNCH trên cầu chữ Y



Đưa lửa chiến tranh vào sào huyệt địch



Đợt hai của cuộc tổng công kích đã diễn ra trong bối cảnh càng khó
khăn hơn nhưng với tinh thần quyết tử, quân giải phóng vẫn mở ra những
trận đánh quả cảm. Thiếu tướng Huỳnh Công Thân viết: “Nếu ai có chút
hiểu biết về quân sự và đã từng chỉ huy bộ đội tiến công vào Sài Gòn
trong đợt một, sẽ thấy ngay tính chất khó khăn của nhiệm vụ này. Trước
hết, ta không còn yếu tố bất ngờ về chiến lược, chiến dịch và chiến
thuật, quân địch đã tổ chức và chuẩn bị phòng thủ Sài Gòn rất chặt chẽ.
Chúng chia chiến trường này thành sáu khu vực (ABCDEF) tương ứng với
từng hướng tiến công của ta và bố trí lực lượng thành ba tuyến: Ở nội
thành, mỗi khu vực có từ bốn đến năm tiểu đoàn chủ lực Mỹ - ngụy, cùng
với cảnh sát, chiêu hồi, chỉ điểm liên tục đánh phá hầu hết cơ sở của
ta. Ở vùng ven, các tiểu đoàn của Mỹ và quân chủ lực ngụy luôn bám sát
các tiểu đoàn mũi nhọn của ta và tìm cách đẩy ta ra xa đô thị. Ở vòng
ngoài, các đơn vị lớn của Mỹ - ngụy tổ chức các cuộc càn quy mô lớn
nhằm ngăn chặn, giữ chân các sư đoàn chủ lực của ta. Thực tế chiến đấu
ở đợt một cho thấy, với đặc điểm địa hình thành phố, ta không thể luồn
lách để tiến quân, nhất là các đơn vị lớn, mà buộc phải đột phá để tiến
quân...



Đêm 5- 5- 1968 là đêm N của đợt hai. Tiếng súng tiến công chỉ nổ
được ở một nửa mặt trận Sài Gòn, đó là hướng Tây và hướng Nam; hướng
Bắc và hướng Đông chưa tiến công được vì lực lượng ta bị địch ngăn chặn
ở tuyến trung gian, chưa tiếp cận được thành phố...



Riêng cánh Tiểu đoàn 1 cũng chỉ đánh chiếm được một đoạn đường Phạm
Thế Hiển sát phía Nam đầu cầu Chữ Y, rồi bám trụ ở đó suốt một tuần lễ.
Trong khi đó Tiểu đoàn 2 phải đứng ở cánh đồng để giữ sườn và phía sau
cho Tiểu đoàn 1. Trận đánh ở cầu Chữ Y diễn ra vô cùng ác liệt. Tiểu
đoàn 1 phải đánh quân ngụy và cả một lữ đoàn bộ binh của Mỹ. Những ngày
đầu, bọn Mỹ chỉ đánh bằng hỏa lực. Bom đạn Mỹ đã phá hủy hầu hết nhà
cửa trên đường Phạm Thế Hiển, dân phải bỏ đi tản cư. Mấy ngày sau,
chúng bắt đầu tung ra những trận đánh thăm dò từ hai hướng cầu Mật và
cầu Ông Lãnh. Mấy ngày cuối, cả lữ đoàn quân Mỹ tập trung đánh vào trận
địa ta”.



Buộc bộ binh Mỹ tham chiến



Trong suốt đợt một và cả trong đợt hai, ở những hướng tiến công
khác, quân đội Mỹ chi viện pháo binh, không quân, còn bộ binh Mỹ không
tham chiến. Thế nhưng tại mặt trận cầu Chữ Y, bộ binh Mỹ buộc phải tham
chiến để bảo vệ phòng tuyến phía Nam Sài Gòn đang có nguy cơ bị xuyên
thủng. Một tài liệu của quân đội Sài Gòn mô tả tình hình lúc đó: “Mặt
trận Phạm Thế Hiển thuộc quận 8: Tại vùng này, Việt Cộng rất mạnh, uy
hiếp quân chánh phủ trầm trọng kể từ đêm 8 rạng ngày 9 tháng 5.



Cũng vì tình hình khẩn trương này, lần đầu tiên người ta thấy lực
lượng Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến trong thành phố. Các lực lượng
biệt động quân VNCH có chiến xa của Sư đoàn 9 Hoa Kỳ yểm trợ hồi 09 giờ
00 sáng mở một cuộc phản công dữ dội vào khu Minh Phụng. Cùng lúc đó,
nhiều trực thăng võ trang xạ kích yểm trợ. Nhiều đám cháy đã bốc lên
tại khu vực này tới chiều vẫn chưa tắt.



Ngày 10-5-1968. Mặt trận cầu Chữ Y trở nên căng thẳng vào quá trưa,
khiến khu trục cơ phải oanh kích liên tục từ 14 giờ 00 mãi đến 18 giờ
00. Tiếng súng nổ suốt đêm với nhiều đám cháy cao ngất tại khu vực
này”.



Phạm Văn Sơn, nguyên đại tá sử gia quân đội Sài Gòn đã ghi lại diễn
biến của những ngày đầu ở mặt trận cầu Chữ Y và xác nhận: “Lực lượng
Việt Cộng định vượt qua cầu Chữ Y vào thành phố. Một trận đánh dữ dội
đã xảy ra tại chân cầu Chữ Y vì là lần đầu tiên có lực lượng bộ binh Mỹ
tham dự”.


Dù ít hơn về quân số, không mạnh về trang bị so với quân đội Mỹ nhưng
Tiểu đoàn 1 Long An tại cầu chữ Y với sự hỗ trợ của nhân dân đã chiến
đấu thật ngoan cường, bắn cháy xe tăng và tiêu diệt nhiều sĩ quan, binh
lính Mỹ. Phạm Văn Sơn đã viết như sau: “Lực lượng hành quân Hoa Kỳ lần
mò theo đường Phạm Thế Hiển tiến sâu gần tới khu chợ dưới sự yểm trợ
của những quả bom Napalm, khi cách cầu Mật 900 mét thì đụng Việt Cộng.
Ba thiết vận xa được lệnh xung kích. Một thiết vận xa M-113 vừa chồm
lên mô đất cao, khẩu đại liên vừa quạt vào hông chợ thì một trái B-40
từ phía trái bắn tới khiến thiết vận xa bốc cháy phát ra những tiếng nổ
kinh hồn. Hai thiết vận xa kia phải lui về vị trí cũ. Sĩ quan đại đội
trưởng bèn xin pháo binh bắn.



10 giờ 30, một tiểu đội thám báo Hoa Kỳ do một trung úy chỉ huy cúi
rạp mình tiến tới mục tiêu. Họ vừa chạy vừa bắn bọc bốn phía. Lúc đến
gần một ngôi nhà gạch lợp tôn, Việt Cộng từ trong nhà tông cửa chạy ra
và khai hỏa vào tiểu đội Hoa Kỳ. Nhóm Việt Cộng chạy tới một ngôi nhà
gạch khác. Khi tới nơi cánh cửa đang đóng kín được mở ra cho Việt Cộng
chạy vào trong. Rồi Việt Cộng từ bên trong lại xung phong ra, bắn viên
trung úy Mỹ tử thương khi ông xông tới”.



Bao vây quân Mỹ



Các trận đánh trong chiến tranh Việt Nam 12-linhmy



Tuy nhiên, do tương quan thế và lực trên cả chiến trường ưu thế vẫn
còn nghiêng về quân địch, những ngày tiếp theo mũi tiến công của Tiểu
đoàn 1 Long An lâm vào tình thế khó khăn. Thiếu tướng Huỳnh Công Thân
ghi lại như sau: “Đến ngày thứ sáu, bọn Mỹ đổ quân xuống cánh đồng Phú
Lạc, đánh vào phía sau lưng của Tiểu đoàn 1. Nhưng chúng đã bị Tiểu
đoàn 2 đánh ngay khi vừa đổ quân xong. Không có Tiểu đoàn 2 giữ hướng
này, Tiểu đoàn 1 sẽ rơi vào tình thế bị ép ở cả bốn mặt. Trận đánh kéo
dài sang ngày thứ bảy. Mặc dù bộ đội vẫn còn khả năng giữ vững trận địa
nhưng chúng tôi thấy tình thế lúc đó vô cùng bất lợi. Các đơn vị tiến
công của Phân khu 2 và Sư đoàn 9 ở phía Tây cũng bị lui ra vùng ven.
Trong khi đó ở phía Bắc và phía Đông các tiểu đoàn của các Phân khu 1,
4 và 5 vẫn chưa vào được thành phố. Như vậy chỉ còn duy nhất mặt trận
cầu Chữ Y đang chiến đấu”.



Dù chiến đấu khá lẻ loi trong lòng địch, chỉ một tiểu đoàn bộ binh
phải đối đầu với một lữ đoàn bộ binh Mỹ và một liên đoàn biệt động quân
của quân đội Sài Gòn, mũi tiến công của phía Nam vẫn ngoan cường tạo ra
những cú đấm bất ngờ, bao vây một đơn vị Mỹ hơn một ngày trời. Mỹ và
quân đội Sài Gòn phải phối hợp nhiều binh chủng bộ binh, không quân,
thiết giáp, pháo binh mới có thể giải tỏa. Phạm Văn Sơn đã ghi lại sự
kiện này: “Trong đêm 10- 5-1968, một lực lượng Hoa Kỳ chiếm giữ trường
trung học La San bị bao vây. Lực lượng này bị cắt đứt liên lạc với bộ
chỉ huy và bị cô lập cách cầu Mật khoảng 200 mét. Cường độ hỏa lực Việt
Cộng rất mạnh mẽ đến nỗi các thiết vận xa M-113 phải dội bật trở lại.
Nhưng dù bị cô lập, lực lượng hành quân này vẫn bảo toàn lực lượng.
Việt Cộng từ một ổ kháng cự cách trường La San hơn 30 mét khạc đạn như
mưa vào lực lượng Hoa Kỳ. Vị trí này mãi tới 17 giờ ngày 11-5-1968 mới
được giải tỏa do một cuộc hành quân hỗn hợp Việt - Mỹ có thiết vận xa
yểm trợ sau khi được phản lực cơ dội bom vào các vị trí Việt Cộng tại
các cao ốc”.

†§♂Ç║«ºßï†

†§♂Ç║«ºßï†
Thành Viên Cấp 4
Thành Viên Cấp 4

Tem................

—»™°o.ÇIn √ýþ°—»

—»™°o.ÇIn √ýþ°—»
Thành Viên Cấp 7
Thành Viên Cấp 7

úp

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết