DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

Latest topics

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 Yesterday at 3:18 pm

» Graphite tấm chịu nhiệt, khuân đúc graphite, trục khuấy Graphite, điện cực than chì EDM
by tramanh09 2024-11-12, 3:46 pm

» Tổng kho nhập khẩu và phân phối chổi than, chổi than công nghiệp
by tramanh09 2024-11-07, 10:05 am

» Cung cấp các loại dây Curoa, dây đai băng tải T5, T10, AT5, AT10, AT20,2M, S3M,5V, 8V, B97, PLP8M
by tramanh09 2024-11-01, 3:30 pm

» Cập nhật mới nhất từ GOAL123: Arsenal vs Liverpool 23h30 ngày 27/10
by superbet 2024-10-26, 10:46 am

» Cung cấp chổi than công nghiệp MG50, J204, J164, D172, CH33N, D374N…
by tramanh09 2024-10-26, 8:26 am

» Tấm graphite siêu bền - Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất
by tramanh09 2024-10-18, 4:32 pm

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-15, 3:34 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-10-04, 11:51 am

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-02, 9:45 am

» Cung cấp các loại can nhiệt, cảm biến nhiệt, đồng hồ đo nhiệt độ
by tramanh09 2024-09-27, 5:02 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-08-26, 2:48 pm


You are not connected. Please login or register

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

Loạt bài viết này từ cuốn “ Cuộc chiến tranh
chống Mỹ của Việt Nam” do NXB Tổng Hợp TP HCM xuất bản năm 2005, do Lê
Thanh Dũng dịch, được trích dịch từ quyển sách bằng tiếng Trung Quốc có
tựa đề : “Ai chi phối chiến trường tương lai” do Nhà Xuất bản Đại học
Quốc phòng Trung Quát xuất bản năm 1993. tái bản năm 1994. Tác giá sách
là Trương Lợi Hoa giảng viên của Trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc
với sự cộng tác của 17 cố vấn học thuật.



“Ai chi phối chiến trường tương lai” là tác phẩm về các cuộc chiến
tranh xảy ra từ sau chiến tranh thẽ giới thứ hai. trong đó có : Chiến
tranh Triều Tiên, Chiến chống Mỹ của Việt Nam, Chiến tranh Trung Đông.
Chiến tranh Apganitan, chiến tranh Iran - Iraq, Chiến tranh không tập
Libi của Mỹ v. v. . .



Đối với mỗi cuộc chiến tranh tác giả phân tích nguyên nhân phát
sinh chiến tranh. diễn biến và sự tác chiến của các binh chủng, các bài
học kinh nghiệm rút ra.



Nội dung cuốn sách gồm

Phần một: Tóm tắt tình hình

Phần hai: Tác chiến trên không

Phần ba: Tác chiến của lính đổ bộ đường không và của lực lượng hàng không lục quân

Phần bốn: Tác chiến trên biển

Phần năm: Pháo binh tác chiến

Phần sáu: Tác chiến phòng không

Phần bảy: Chiến tranh điện tử

Phần tám: Chiến tranh hóa học

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

TÁC CHIẾN TRÊN KHÔNG



1. Tình hình chung



1. So sánh lực tượng tham chiến



Quân Mỹ : Tháng 8-1964, trong vùng chiến sự trên các căn cứ không quân
của Mỹ có chừng 680 máy bay tác chiến và bảo vệ. Đến 2-1976. lên đến
2000 chiếc. Sau một năm, máy bay không quân và hải quân Mỹ lên đến 25
chiếc không kể máy bay trực thăng. Thời kỳ chiến tranh, quân Mỹ sử dụng
hầu hết các loại máy bay đang có. gồm RF4C, RF8, U2, F4C. F8. FIOO,
Fl05, AIH. A4E. A6A. EB66. FJB3B.... trong đó loại tiêm kích ném bom
F105 và A4 được sử dụng nhiều nhất, có loại máy bay chiến đấu mới, vừa
trang bị cho quân đội cũng được đưa ra sử dụng thử như Fl 1 1 . Mỹ còn
huy động máy bay ném bom chiến lược B52 và tác chiến. Quân và dân Việt
Nam : Lúc chiến tranh bắt đầu: không quân Việt Nam chỉ có 30 chiếc
MIGI5 và MIGI7. Lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam hoàn toàn không có
máy bay. Tháng 7 năm 1966 Quân đội Nhân dân Việt Nam có hơn 60 máy bay.
trong đó 10-15 chiếc là MIG21. Năm 1967 tăng lên hơn 100 chiếc. trong
đó 40-50 chiếc là MIG21. Mùa xuân 1972, số lượng máy bay được tăng
cường đáng kể, có 93 chiếc MIG21 , 33 MIG 19, 120 chiếc MIG 15 và MIG
17 tổng cộng 246 chiếc. Cho dù như vậy sự chênh lệch vẫn là khủng
khiếp.


2. Quá trình tác chiến



Xét toàn bộ quá trình chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ, về cơ bản
tiến hành trên cả 2 miền Nam Bắc. Ờ chiến trường miền Nam tiến hành
hoạt động trên mặt đất còn ở chiến trường miền Bắc là không kích. Oanh
tạc miền Bắc là để phối hợp đánh miền Nam. oanh tạc miền Bắc là bộ phận
quan trọng của cuộc xâm lược Việt Nam. Trong suốt cuộc chiến tranh. Mỹ
có 3 giai đoạn oanh tạc. miền Bắc :


Lần thứ nhất : từ 2-3- 1965 đến 3- 12- 1968, chiến dịch được gọi là
"Sấm rền”. Trong 3 năm. máy bay Mỹ xuất kích 35 vạn lần chiếc. Máy bay
cánh cố định của Mỹ bị Việt Nam bắn rơi 915 chiếc. Giai đoạn này có mục
tiêu là đánh để đàm phán, bức Việt Nam phải đàm phán với Mỹ. Sau đó Mỹ
đánh rải rác nhắm vào các trận địa tên lửa và pháo phòng không.


Lần thứ hai : từ 8-5-1972 đến 23-l0-1972. gọi là chiến dịch “Hậu vệ 1“
kéo dài 5 tháng. Thời kỳ này, số lần xuất kích trong ngày chỉ bằng 1/3
lần thứ nhất. Mục tiêu oanh kích vẫn như lần 1 , nhưng qui mô lớn hơn.



Lần thứ ba : từ 18 đến 29-12-1972 gọi là chiến dịch "Hậu vệ 2” Đây
là chiến dịch lấn công độc lập trên không, cũng là đợt không tập lớn
nhất trong suốt cuộc chiến tranh. Mục tiêu là làm Bắc Việt Nam mất khả
năng tiến hành chiến tranh. phá vỡ sự bế tắc ở cuộc hòa đàm Paris hòng
buộc Việt Nam cuối cùng phải nhượng bộ. Trong 12 ngày cuối năm 1912:
máy bay xuất kích 4000 lần chiếc. chỉ riêng oanh tạc Hà Nội là 2500 lần
chiếc, có lúc hơn 200 máy bay Mỹ trên bầu trời Hà Nội tiến hành bắn phá
liên tục ngày đêm. Lần này quân Mỹ mất 26 máy bay. trong đó có 15 chiếc
B52. Đồng thời với việc kết hợp tập trung công kích với liên tục công
kích, Mỹ còn dùng một lực lượng lớn không quân đảm bảo chiến đấu cho
lính mặt đất. Ngoài máy bay cường kích. tiêm kích ném bom và các loại
máy bay chiến thuật khác Mỹ còn dùng máy bay chiến lược B52. Chẳng hạn
năm 1972, trong chiến dịch An Lộc. B52- xuất kích 3000 lần chiếc. tiêm
kích ném bom 15000 lần chiếc, nhằm chi viện và giải vây cho lính mặt
đất của quân đội Sài Gòn đang bị bao vây.


Từ 8-1964 đến 1-1973 khi ký hiệp định ngừng bắn, trong 8 năm 8 tháng,
tổng cộng Mỹ huy động máy bay cánh cố định 1 310-000 lần chiếc, mất
3.500 chiếc, tổn thất 0.268%. Phía Việt Nam, bộ đội phòng không không
quân chủ yếu làm nhiệm vụ canh phòng các điểm quan trọng. chặn đánh

các cuộc tập kích của địch. Mặc dù lực lượng không quân này có số
lượng máy bay rất ít, kinh nghiệm chiến đấu của phi công cũng thiếu,
nhưng đã không sợ địch, dũng cảm chiến đấu, không ngừng tăng cường uy
hiếp kẻ địch trên không, làm cho sự hoạt động tự do trên không của địch
giảm dần.



Thời kỳ đầu, do uy lực của máy bay MIG chưa cao. cho nên máy bay Mỹ
không cần vứt bom để chiến đấu. Về sau khả năng chiến đấu của không
quân nhân dân Việt Nam được tăng cường. quân Mỹ buộc phải đưa một số là
vào trận: những máy bay bị tấn công cũng phải sớm vứt bom. Thí dụ, tử
tháng 9 đến tháng 12-1966 máy bay MIG xuất kích 19 lần, trong đó 107
lần Mỹ vứt bom chiếm 55,73% tức quá nửa buộc phải vứt bom. Do đó hoạt
động yểm trợ trên không của không quân Việt Nam đã làm phân tán sức đột
kích đường không của quân Mỹ, hạ thấp hiệu quả không tập của địch.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

II. Đặc điểm tác chiến



1. Quân Mỹ :



a. Thực hiện chiến lược "Phản ứng leo thang", nên vũ khí khu vực. qui
mô. cường độ bắn phá thay đổi tùy theo yêu cầu chính trị. Trong tất cả
mọi thủ đoạn tác chiến. lực lượng trên không là thủ đoạn dễ điều chỉnh
nhất; nó có thể làm thay đổi qui mô và cường độ giao chiến; so với lục
quân và hải quân. nó có thể dễ dàng rút khỏi chiến đấu; có thể dẫn cuộc
tác chiến đến địa điểm định trước. Đây là điều kiện cơ bản để cho không
quân Mỹ thực hiện chiến lược phản ứng leo thang trên chiến trường Việt
Nam. Vì chiến tranh Việt Nam mỗi thời kỳ đều tiến hành trong những điều
kiện hạn chế khác nhau, do vậy sự bắn phá của Mỹ đối với Bắc Việt Nam
chịu sự ràng buộc chặt chẽ : Tránh leo thang. nhưng khi uy hiếp bằng
thực lực trở nên vô hiệu lại phải leo thang có mức độ. Như vậy. chiến
tranh trên không của Mỹ đối với Bắc Việt Nam chỉ có thể theo phương
châm từng bước leo thang. Thí dụ, trong chiến dịch "Sấm rền", Mỹ đã có
3 lần leo thang : Trước 25-5-1965 tập trung bắn phá dưới vĩ tuyến 20;
sau 25- 5-1965 bắn phá vùng rộng lớn trên vĩ tuyến 20. nhưng vẫn coi
khu vực 30 km xung quanh đô thị Hà Nội. Hải Phòng là vùng cấm oanh tạc;
ngày 29-6-1966 chúng đột phá "khu cấm": bắn phá Hà Nội, Hải Phòng. Mặc
dù qua 3 lần điều chỉnh. sự hạn chế về khu vực đã được mở toang. nhưng
đối với một số mục tiêu Mỹ đánh mà không hủy. để dành. còn có bậc mà
leo. Có điều kiện phản ứng linh hoạt.



Mỹ bắn phá miền Bắc Việt Nam, trứơc sau bám sự chặt chẽ yêu cầu
chính trị. cùng xướng cùng họa với âm mưu trong quá trình đàm phán. Các
cuộc oanh tạc bị chính trị chi phối khá lớn, hoạt động bắn phá thể hiện
rất rõ tính phụ thuộc. Nhìn chung khi hòa đàm tiến triển: cường độ bắn
thú giảm bớt, lực lượng cũng nhỏ, vùng oanh tạc rút xuống phía Nam, âm
mưu hòa đàm thất bại và cần gia tăng áp lực. thì cường độ bắn phá tăng
lên, lực lượng lớn hơn.vùng bắn phá mở rộng ra phía Bắc. đồng thời
chuyển sang các vùng xung yếu và mục tiêu quan trọng.



b. Tập trung phần lớn lực lượng không quân và máy bay hải quân phá
hoại hệ thống giao thông vận tải. Bắn phá có trọng điểm. Mỹ hiểu rõ,
nếu không có chi viện của miền Bắc lực lượng vũ trang miền Nam khó lòng
trụ được, Mỹ lúng túng trên chiến trường miền Nam, cũng do không cắt
đặt được chi viện của miền Bắc- Do đó tập trung lực lượng bắn phá, ngăn
cản vận tải của quốc tế cho Bắc Việt Nam và vận chuyển của Bắc Việt Nam
cho thiên Nam trở thành mục đích chiết lược số một của chiến tranh phá
hoại đối với Bắc Việt Nam trong các cuộc oanh tạc. không tập các mục
tiêu trên tuyến giao thông chiếm trên 50%. có thời kỳ lên đến trên 80%.
Quân Mỹ có nhiều thủ đoạn đánh phá giao thông, kết hợp đánh có trọng
điểm với đánh thường xuyên qui mô nhỏ, khống chế giao thông trên diện
rộng; máy bay không quân, hải quân phối hợp bắn phá và rải thủy lôi.
hòng đưa hiệu quả phá hoại lên mức cao nhất. Có thể khái quát các thủ
đoạn phá hoại như sau :



Trước hết Mỹ tập trung phá hoại hai trục giao thông.



Một là tập trung lực lượng bắn phá tuyến đường sắt Hữu Nghị qua
Lạng Sơn về Hà Nội và tuyến Lào Cai Hà Nội. hòng cắt đường viện trợ của
Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa cho Việt Nam;


Hai là tập kích con đường vận tải chiến lược từ Bắc Việt Nam qua Lào
vào miền Nam (còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh), đồng thời ra sức phong
tỏa giao thông thủy bộ vùng Quân khu 4 phía nam của Bắc Việt Nam, nhằm
ngăn chặn viện trợ của miền Bắc cho miền Nam.


Ba là ra sức phá hoại đường sắt, đường quốc lộ xung quanh Hà Nội. Hải
Phòng, hòng cô lập hai thành phố lớn này. Xuất phát từ tính toán chính
trị và quân sự, việc bắn phá đường giao thông cũng thực hiện theo nhiều
cách khác nhau. Đối với các tuyến giao thông vùng Quân khu 4, ngoài
việc oanh tạc có tính hủy diệt, còn thường xuyên pháo kích từ tàu chiến
và từ Nam vĩ tuyến 17; đối với tuyến đường sắt Hữu Nghị - Hà Nội. không
quân Mỹ huy động binh lực và cường độ bắn phá đều thấp hơn Quân khu 4.
Thứ nữa tiền tuyên giao thông. chọn cung đoạn và vị lộ xung yếu tiến
hành bắn phá. Trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại. Mỹ tập trung bắn
phá vùng đất hẹp Nam vĩ tuyến 20, vùng đất này thường xuyên bị phá
hoại. Trong đó cầu cống là mục tiêu ưu liên, tất cả các cầu cống ở Nam
vĩ tuyến 20 đều bị phá hỏng. Như cầu Hàm Rồng phía Bắc Thanh Hóa, trong
3 năm bị 3000 lần chiếc máy bay bắn phá tan 390 lần. ném trên 3700 tấn
bom. bắn nhiều tên lửa. hai lần thả thủy lôi. Đối với những bến cảng
khó sửa chữa: những mục tiêu đầu mối giao thông cũng là những vùng xung
yếu thường xuyên liên tục bị bắn phá, nhằm triệt để hủy hoại. Như ga
đầu mối đường sắt đến Vinh đã bị 130 lần chiếc máy bay liên tục bắn phá
trong 8 ngày. Đồng thời với việc bắn phá các tuyến giao thông? Mỹ còn
tăng cường táp kích các phương tiện vận tải như Ô lô. xe lửa, thuyền
bè, còn oanh tạc các xí nghiệp sản xuất, sửa chữa phương tiện giao
thông: để phá huỷ hệ thống vận tải.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

c. Trinh sát được các mục tiêu. nắm tình hình
mục tiêu một cách toàn diện, sau đó tiến hành oanh kích một cách chắc
chắn. Mỹ rất coi trọng trinh sát trên không, trước khi oanh kích thường
lần lượt tiến hành 3 loại trinh sát. Thông thường trước khi đánh từ 2
đến 7 ngày dùng máy bay U2 không người lái, RF4C, RFI01 chụp ảnh mục
tiêu và đường bay vào ra; hai là trinh sát trước khi đánh 1 đến 2 ngày,
trinh sát kỹ hỏa lực phòng không khu vực mục tiêu, chọn hướng tiến
công; ba là trinh sát trực tiếp kiểm tra mục tiêu lần cuối trước khi
đánh 1 đến 3 giờ, thường dùng máy bay RFI01. RF8 hoặc F4, F8, Fl05
trinh sát bằng mắt hoặc bằng hỏa lực. Để đánh giá chính xác kết quả
oanh kích, quân Mỹ thường thực hiện trinh sát hiệu quả. thường dùng
RFI01. RF8 bám đuôi tốp công kích sau cùng tiếp cận mục tiêu. hoặc sau
khoảng 1 giờ đến mục tiêu chụp ảnh tầm thấp, xác minh kết quả.


d. Coi trọng đột phá hệ thống phòng không của Việt Nam. vận dụng tổng
hợp nhiều thủ đoạn chiến thuật. Nhân tố trước tiên để nâng cao hiệu quả
oanh kích là tăng khả năng đột phá tuyến phòng không. Để tránh bị phía
Việt Nam trinh sát và đón đánh, Mỹ đặc biệt coi trọng đột phá hệ thống
phòng không, dùng nhiều thủ đoạn khác nhau.


Một là thay đổi thủ đoạn chiến thuật. Trước và sau ngày 25-5-1965 đột
phá vĩ tuyến 20. từ tổ chức biên đội lớn, luân phiên oanh tạc. đổi
thành nhiều đợt xuất kích. biên đội nhỏ, nhiều hướng, liên tục công
kích. đánh nhanh rút nhanh. phối hợp thật giả. Quân Mỹ khi công kích
qui mô lớn thường dùng cách này. Thường mỗi tốp 4 chiếc, mỗi nhóm 2
chiếc, tiến cùng một hướng. nối đuôi nhau bổ nhào. Có khi từ hai ba
hường, độ cao khác nhau, lần lượt công kích. Thường mỗi máy bay chỉ
công kích một lần, ném bom xong, quay đầu đi về Khi công kích. luôn
luôn phối hợp thật giả. Để tránh hỏa lực phòng không, Mỹ dùng chiến
thuật gọi là " dê nhảy", xâm nhập tầm thấp (dưới 1500m) hoặc siêu thấp
(dưới 300 m). vọt lên cao (3000 đến 5000m) rồi bổ nhào.


Hai là tăng cường đột kích, phong tỏa sân bay Việt Nam và yểm hộ trên
không cho máy bay ném bom. Tập trung và liên tục công kích sân bay tác
chiến của Việt Nam để ngăn chặn máy bay tiêm kích lên tác chiến. Như
khi bắt đầu chiến dịch trên không "'Hậu vệ 2", quân Mỹ đột kích ngay 5
sân bay tác chiến là Vĩnh Phú, Kép, Hòa Lạc, Yên Bái, Gia Lâm. Trong 12
ngày không tập, Mỹ đã 55 lần tập kích 10 sân bay của Việt Nam, sử dụng
lực lượng đến 148 lần chiếc- Phong tỏa sân bay là dùng hai hoặc ba
trung đội máy bay chiến đấu "con ma" bố trí lượn vòng tuần tiễu trên
không. phi công theo dõi hoạt động mặt đất, sẵn sàng tấn công máy bay
đang lăn bánh hoặc cất cánh. Còn một trung đội làm việc "săn tìm chuyên
lùng máy bay MIG trở về chuẩn bị hạ cánh. khi phát hiện lập tức bất ngờ
công kích. Yểm hộ trên không có trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp yểm
hộ là hai chiếc cùng 3 máy bay ném bom hình thành một biên đội thống
nhất, bay hai bên sườn hoặc chếch phía sau, khoảng cách 1,5 đến 3,6
lần. Biên đội chủ yếu dùng ra đa của mình, kếp hợp nhìn mắt thường, ban
đêm nhìn đèn hiệu để giữ đội hình. Yểm hộ gián tiếp (còn gọi là yểm hộ
khu vực) là máy bay đảm nhiệm yểm hộ trên tuyến bay. bay song song.
cách máy bay ném bom 18 km. Khi máy bay ném bom đi vào tuyến oanh tạc
thì máy bay yểm hộ rút về khu vực qui định chờ tham chiến.


Ba là kiềm chế và phá hủy hệ thống phòng không của Việt Nam. Trước khí
bắn phá thường sử dụng máy bay chiến thuật, có khi dùng máy bay ném bom
chiến lược tập kích trận địa cao xạ pháo, tên lửa và ra đa. Mỹ tổ chức
tiểu đội F105 chuyên khống chế lực lượng phòng không, mỗi đội 4 máy
bay, 2 máy bay mang theo tên lửa chống ra đa “chim bách thanh” hoặc
"tiêu chuẩn". 2 máy bay mang bom thường, thông thường biên chế lẫn vào
biên đội tập kích. Máy bay làm nhiệm vụ kiềm chế này thường bay trước
máy bay ném bom 1-2 phút trên tuyến bay, đánh trước và rút sau. Bốn là
bí mật tiếp cận, bay ngụy trang. lợi dụng ban đêm ra thời tiết xấu để
công kích. Để đạt được sự bất ngờ chiến thuật, thường lợi dụng điều
kiện thiên nhiên như khe núi, mây: ánh mặt trời... ẩn náu, tiếp cận
tiến hành công kích. Bay ngụy trang, khi còn cách mục tiêu 6 đến 10 khi
ngoặt gấp 180 độ, rồi quay đầu tấn công, cũng là một thủ đoạn công kích
bất ngờ. Khi tình hình thời tiết phức tạp, thường xuất kích 1-2 tốp 4-8
chiếc trượt trên mây ném bom hoặc bổ nhào xuyên mây ném bom. Công kích
ban đêm, lúc đầu có chiếu sáng, sau này không chiếu sáng

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

e. Xuất hiện thành phần mới trông cơ cấu biên
đội chiến thuật đảm bảo tăng thêm số lượng và chủng loại máy bay đột
phá tuyến phòng không của biên đội đột kích. Khi đột phá phòng không,
phương án tiêu chuẩn đảm bảo hoạt động của máy bay biên đội đột kích là
: Sử dụng rộng rãi mọi hoạt động thu hút địch, do vậy trong biên đội
chiến thuật đột kích được biên chế một biên đội chuyên thu hút địch.
Mục đích là : Đánh lừa nhân viên trực chiến sở chỉ huy và ra đa phòng
không, làm phức tạp tình hình trên không; hút hoả lực về phía mình và
xác định vị trí trận địa phòng không, để dẫn dắt máy bay của biên đội
kiềm chế. Ngoài ra còn xây dựng một biên đội đặc biệt. có 1 máy bay
trinh sát và 4 máy bay đột kích. biên đội này được gọi là "Bàn tay
sắt”, có nhiệm vụ phát hiện và phá hủy trận địa tên lửa phòng không,
kiềm chế hệ thống phòng không mặt đất. Đây là lần đầu tiên Mỹ. thực
hiện biên chế biên đội thu hút địch và biên đội kiềm chế, thực hiện
nhiệm vụ riêng biệt vào biên đội chiến thuật. Như vậy một biên đội
không tập, khi tiến hành công kích một mục tiêu được bảo vệ bằng hỏa
lực phòng không mạnh sẽ có đến hơn 50 máy bay. kể cả máy bay bảo vệ.
Trong biên chế của nó có 12 đến 16 máy bay chiến đấu ném bom, mang bom
và tên lửa kiềm chế lực lượng phòng không, 16 chiếc F105 hoặc F4 cảnh
giới, đề phòng máy bay tiêm kích phòng không tập kích, ngoài ra để đảm
bảo sự hoạt động của biên đội đột kích, còn có 2 chiếc EB66 chuyên rải
nhiễu, 2 chiếc ECI21 rà soát trên không bằng ra đa. Để tiếp dầu trên
không, còn đưa thêm 8 đến 10 chiếc máy bay tiếp dầu KCI85. Sau cùng, để
hộ tống cả biên đội còn có máy bay tuần tiễu, cứu hộ và máy bay trực
thăng. Trong chiến dịch "Hậu vệ” là theo tính toán, một máy bay công
kích phải có 5 chiếc kèm theo, mỗi chiếc có nhiệm vụ riêng, rải sợi kim
loại chống nhiễu, yểm hộ, kiềm chế tên lửa đất đối không và cao xạ
phòng không, phát nhiễu điện tử và tuần tiễu cứu hộ v.v... Điểm này cho
thấy rõ, biên đội đột kích là chủ lực và cốt cán của biên đội chiến
thuật không tập, nhưng so với trước kia nó càng cần chi viện và yểm
trợ, việc hoàn thành nhiệm vụ oanh tạc cuối cùng phải dựa vào máy bay
công kích, nhưng sự phụ thuộc vào các máy bay bảo trợ ngày càng lớn



f. Máy bay Mỹ khi bắn phá miền Bắc Việt Nam, đường bay vào ra tương
đối cố định. Máy bay không quân công kích các mục tiêu thuộc khu vực
Thái Nguyên: Hà Nội. Bắc Giang, có hai đườn.. vào : Phía Đông. cất cánh
từ Thái Lan qua Huế. Quảng Trị. đảo Bạch Long Vĩ, từ vùng Hòn Gai. Cán
Hoa vào đất liền. Phía Tây từ Thái Lan, sau khi qua khu vực Sầm Nua.
Lào, xâm nhập qua ba ngả Châu Yên - Nghĩa Lộ; Mộc Châu - Hòa Bình hoặc
Hồi Xuân - Đông Sơn. Khi công kích mục tiêu tuyến Yên Bái Lào Cai thì
vào theo đường bay phía Tây. Máy bay hải quân công kích mục tiêu trên
tuyến Thái Nbuyên-hà Nội-hữu Nghị cất cánh từ hàng không mẫu hạm, qua
Bạch Long Vĩ, vào cửa sông Hồng, sông Thái Bình. Sau khi không tập xong
thường theo đường bay trở về.


g. Chủ yếu sử dụng phương pháp bổ nhào và lướt xuống, sử dụng vũ khí
tấn công tùy theo tính chất mục tiêu và ném bom với số lượng rất lớn.
Theo thống kê của Viết Nam, trong 8 năm chiến tranh phá hoại, Mỹ ném
xuống Đông Dưỡng 7.405.155 tấn bom; gấp ba lần số bom hai nước Anh và
Mỹ ném xuống châu âu Lrong chiến tranh thế giới thứ hai; gấp 46 lần số
bom ném xuống Nhật trong chiến tranh Thái Bình Dương. Cách ném bom chủ
yếu là bổ nhào, góc độ thường là 30-40 độ, độ cao bắt đầu : 1500 - 1600
m, độ cao ném bom : 1000- 1400 m, độ cao kéo lên : 500-800 m. Cự li ném
bom : 1500-2500m. thời gian bổ nhào : 7-12 giây. Tốc độ bổ nhào :
180-200 mét/giây với A4, F8; 220-240 mét/giây với F4, F105. Có khi góc
bổ nhào là 50-60 độ, độ cao 3000-5000 m, ném bom : 2000-3000 m, kéo lên
: 800-1500 m. Có bốn cách chuẩn bị bổ nhào : trực tiếp; Leo lòng trong
còn gọi là kẻo xiên; về sau sử dụng đan chéo và bằng đầu... Máy bay Mỹ
thường sử dụng cách công kích lướt xuống, độ cao khoảng 2000 m ném bom,
góc 20-25 độ cách mục tiêu 2400 m ném bom, sau khí ném xong 1-2 giây
nhanh chóng kéo lên ra thoát ra ngoài. Có khi bay bằng ném bom hoặc
ngóc lên quãng bom. Lựa chọn loại bom khi công kích mục tiêu, thông
thường đối với mục tiêu cố định (nhà máy, ga xe lửa. cầu cống...) dùng
loại trên 500 bảng, đạn pháo phá loại trung; với mục tiêu di động (đoàn
xe, tàu thuyền. xe lửa, bộ đội hành quân...) dùng pháo nhẹ, bom bi hoặc
bom mẹ con; với mục tiêu phòng không có hỏa lực mạnh, có lúc dùng tên
lửa "chó con"; với ra đa dùng tên lửa "chim bách thanh". Ngoài ra còn
dùng hỗn hợp các loại vũ khí mới, chuyên dùng.


h. Tác dụng của vận tải hàng không rất rõ ràng, vận tải quân sự là thủ
đoạn tất yếu để kịp thời đảm bảo hậu cần, tạo điều kiện cho chiến tranh
duy trì liên tục.



Trên chiến trường Việt Nam, vật tư khí tài phần lớn là cung cấp từ
Mỹ: đường vận chuyền dài 1.6 vạn tấn, vận tải biển 16 ngày đêm, vận tải
đường không bình quân chỉ mất 30 giờ. Do hiệu quả cao của không vận,
cho nên khối lượng không vận không ngừng tăng lên, nâng cao vai trò của
quân vận tải đường không. Thí dụ, năm 1965 vật tư do không vận chuyển
đến khu vực tác chiến là 1 1 vạn tấn; 1966 là 35,5 vạn tấn; 1967 là 54
vạn lấn; 1968 là 91 vạn tấn; và chỉ trong 19 ngày. từ 26-10 đến 13- 11
- 1972 khẩn cấp huy động C141, C5A, và máy bay hàng không dân dụng 350
lần, không vận vật tư tác chiến như đại bác, xe tăng, xe thiết giáp hộ
tống, đạn dược... hơn 7000 tấn.

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam Bulphamtom2

MÁy bay tiêm kích-ném bom F4 Phantom(con ma)

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam A1

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam 787px-020906-f-9999r-011

Máy bay oanh tạc A-1 Skyraider (giặc nhà trời)



Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam 800px-RT4

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam 240px-F105

Máy bay Tiêm kích ném bom F105
Thunderchief(Thần Sấm) là loại ámy bay tiêm kích ném bom được sử dụng
trong chiến dịch Sấm Rền( Rolling Thunder)


Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam 800px-RT7

Cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa,1 trong những mục tiêu đánh phá ác liệt của Không quân Mỹ trong chiến dịch Sấm Rền

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam F-11A_1

Máy bay ném bom F111

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

2. Quân Đội Nhân dân Việt Nam



a. Cách đánh trên không của bộ đội không quân là tác chiến trên khu vực
nhỏ, kết hợp qui mô nhỏ: vừa và lớn. Lực lượng không quân Việt Nam
không lớn, so với Mỹ chênh lệch rất xa, cách đánh của không quân Việt
Nam phải quán triệt tư tường chỉ đạo lấy ít thắng nhiều, góp thắng nhỏ
thành thắng lớn. Do đó họ tiến hành tác chiến chia cắt trên không theo
qui mô nhỏ, vừa và lớn. Tuy nhiên đối với không quân Việt Nam, tác
chiến qui mô lớn là tập trung 8 đến 10 chiếc máy bay; vừa là 4 đến 8
chiếc; nhỏ từ 1 đến 2 chiếc. Cách đánh là các máy bay tham chiến cất
cánh từ nhiều sân bay, tập trung về hướng qui định tiến hành chặn đánh.
Không quân Việt Nam thường quần nhau với máy bay địch ở khu vực tác
chiến do mình chọn trước trên phạm vi nhỏ, đường kính tác chiến là
15-20 km, độ cao không quá 1500 m. Nêu địch bay ra ngoài phạm vi này
thì để mặc. Cách

đánh trong khu vực nhỏ như vậy bắt địch phải lượn vòng, trong tình
thế địch nhiều ta ít, làm cho địch không phát huy được ưu thế về tốc độ
và số lượng. Vì hỗn chiến trong phạm vi hẹp, máy bay tham chiến không
được quá nhiều. Ngoài ra, tiện cho việc yểm hộ lẫn nhau, đề phòng tên
lửa không đối không của địch bắn lén. Có lúc, để đối phóng với sự tấn
công của nhiều loại máy bay địch, đặc biệt, đối phó với máy bay địch
khi chúng cứu phi công bị bắn rơi, không quân biệt Nam chia tầng tác
chiến, MiG17 ở độ cao 2000 m; MiG19 : 2000 - 4000 m; MIG21: 4000-6000 m
để chống lại địch dùng nhiều loại máy bay, đánh nhiều tầng.


b- Xây dựng mạng lưới chỉ huy tập trung thống nhất với trung tâm là Bộ
chỉ huy Không quân. Để đảm bảo việc chỉ huy đối không được liên tục,
ngoài sở chỉ huy trung tâm của không quân. quân đội Việt Nam thiết lập
các sở chỉ huy phụ trợ nhiều tầng trên các hướng. Khi sở chỉ huy trung
tâm hoặc một hướng bị nhiễu, không chỉ huy được, các hướng khác có thể
lập tức thay thế, chỉ huy đối không. Khi bị gây nhiễu, phía Việt Nam sử
dụng tiêu đồ ~3 là hợp máy hiển thị dẫn đường để xác định tình hình
trên không. Khi địch bắt đầu xuất hiện, gây nhiễu mạnh, ra đa dẫn đường
khó thấy mục tiêu. Khi máy bay địch tiếp cận mục tiêu, ra đa phía noài
nằm ở phía sau địch, gây nhiễu yếu đi, có thể liên tục nắm bắt địch,
lúc này đổi thành theo dõi bằng máy hiển thị. Các trạm ra đa hỗ trợ.
liên lục thông báo cự 1 để dẫn đường cho máy bay của mình. Trước mỗi
trận đánh. tư lệnh không quân đều trực tiếp giao nhiệm vụ cho các sở
chỉ huy và các sân bay, tổ chức cho các sở chỉ huy diễn tập hiệp đồng
để bảo đảm hiệp đồng và chỉ huy tập trung thống



c- Bố trí binh lực phân tán, sơ tán nhanh chóng, kín đáo, Không
quân Việt Nam ở vào thế địch mạnh mình yếu. Để tự bảo vệ, việc bố trí
lực lượng đều dựa trên nguyên tắc phân tán. Khi địch không tập, phần
lớn máy bay cất cánh sơ tán hoặc tham gia chiến đấu. Những máy bay
không cất cánh sẽ dược trực thăng mang đến nơi gần sân bay cất giấu.
Lực lượng trực chiến của không quân Việt Nam cũng thường bố trí ở các
sân bay tuyến ngoài, đặc biệt là những sân bay dã chiến còn dùng được,
bình thường địch không chú ý, mỗi nơi vài chiếc để trực chiến. Hơn nữa
còn căn cứ vào hướng dịch có thể đột nhập, bộ đội trực ban ở các sân
bay tuyến ngoài luôn luôn cơ động, hình thành một kiểu bố trí quân ở
trạng thái động.


Tại sân bay, bộ cựu trực tiếp phục vụ chiến đấu, khi không có nhiệm vụ,
lập tức sơ tán đến các công sự vững chắc được xây dựng sát đường băng.
Các phân đội khác cũng sơ tán theo qui định. Do kiên trì thực hiện sơ
tán và cất giấu, khi máy bay địch không tập qui mô lớn. tổn thất rất
ít.



Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam Vietnamace2010

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam Vietnamace2012



Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam Vietnamace2017

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

III. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu



1 Quân đội Mỹ :



a. Làm tót việc hiệp đồng tác chiến nhiều loại máy bay, nhiều nhóm bay,
đưa chiến thuật hợp đồng của không quân lên một bước tiến mới. Trước
kia, Mỹ có thói quen coi các vấn đề của không quân là riêng lẻ, hoặc là
máy bay chiến đấu hoạt động, hoá là máy bay ném bom hoạt động, hoặc là
máy bay trinh sát hoạt động, chứ không coi chúng như một thể thống
nhất. Qua tác chiến trên chiến trường Việt Nam, quân Mỹ nhận ra rằng
trong tổng thể thống nhất, các máy bay phải dựa vào nhau mà chiến đấu
mới thắng lợi. Thật khó tưởng tượng nếu không kết hợp chặt chẽ các biên
đội nhỏ với các nhiệm vụ khác nhau, tận dụng những ưu điểm sở trường
của từng nhóm nhằm đạt được mục đích chung, phát huy tác dụng vai trò
cực kỳ quan trọng của hệ thống đảm bảo chi viện, mà máy bay Mỹ lại có
thể tổn thất ít đến thế. Trong thời kỳ chiến tranh, trong nhiều trường
hợp Mỹ dùng một nửa số máy bay tham gia không lập để đảm bảo đột phá
phòng không. Thí dụ, thời gian cuối, để đột phá phòng không của Hà Nội,
dùng 25% máy bay để đối kháng điện tử, 25% máy bay để công kích hệ

thống phòng không, chỉ dùng 50% máy bay làm nhiệm vụ chiến đấu. Do
quân Mỹ sử dụng đồng thời nhiều loại Iực lượng : trinh sát, đột kích,
yểm hộ, kềm chế, đối kháng, điện tử dung nạp chúng vào một biên đội
không tập, tạo thành nhiều tốp máy bay, phân công tỉ mỉ, tăng cường
phối hợp tốp đột kích với kiềm chế, yểm hộ; đột kích với lực lượng đảm
bảo, cộng với hiệp đồng tự thân của các lực lượng, từ đó, sản sinh ra
hợp đồng chiến thuật đa nguyên, đưa trình độ chiến thuật hợp đồng không
quân lên một trình độ cao.


b. Căn cứ vào sự thay đổi mạnh hay yêu từng điểm của lực lượng phòng
không Việt Nam, không ngừng đổi mới và phát triển chiến thuật oanh
kích. Có một cái mâu (ngọn giáo) thế nào, thì cần phải có một cái thuẫn
(tấm chắn) như thế, đó là chìa khóa để khỏi rơi vào thất bại trong mâu
thuẫn đối kháng. Trong quá trình chiến tranh lâu dài, chiến thuật của
máy bay chiến đấu ném bom của quân Mỹ trải qua nhiều lần thay đổi chủ
yếu là để ứng phó với sự tăng cường của lực lượng và sự thay đổi chiến
thuật phòng không của miền Bắc Việt Nam. Thoạt đầu máy bay chiến đấu
ném bom sử dụng phương pháp hoạt động kiểu "trường bắn", giữa ban ngày.
sử dụng một biên đội lớn 40-50 máy bay, vượt trên tầm pháo cao xạ cỡ
nhỏ 5000-7000 m, không có gây nhiễu yểm trợ, lao thẳng vào mục tiêu,
điên cuồng bắn phá lung tung các điểm dân cư, mục tiêu phòng không,
trận địa ra đa v.v... Bắn phá nhiều lượt, máy bay lượn trên mục tiêu
rất lâu. Bởi vì lúc đó sự chống trả của lực lượng phòng không Bắc Việt
Nam rất yếu, chỉ có vài phân đội cao xạ pháo chống lại tập kích của
quân Mỹ. Cuối năm 1965, bộ đội phòng không Bắc Việt Nam được trang bị
tên lửa đất đối không, tình hình thay đổi hẳn. Hỏa lực tên lửa phòng
không khống chế tầm trung và tầm cao, Quân Mỹ vẫn dùng chiến thuật cũ,
kết quả là tổn thất rất lớn, buộc phải thay đổi chiến thuật, dùng biên
đội nhỏ hoặc tốp nhỏ máy bay tiêm kích ném bom bay thấp hoặc cực thấp.
Nhưng trong điều kiện sử dụng vũ khí sát thương thông thường, tốp nhỏ
máy bay luân phiên hoạt động, hiệu quả oanh kích giảm nhiều, mà tổn
thất không giảm: bởi vì máy bay khi bay gần mặt đất, tuy có thể tránh
được vùng sát thương của tên lửa phòng không, nhưng lại gặp phải pháo
cao xạ bắn lên mãnh liệt. Khoảng tháng 4- 1966 không quân chiến thuật
Mỹ lại đổi chiến thuật không tập sử dụng phương pháp hành động chiến
đấu trên không. bắt đầu sử dụng lực lượng tập trung dày đặc. Máy bay
tiêm kích ném bom khi cách mục tiêu 5-6 km vọt lên 4000 m, sau khi phát
hiện mục tiêu, bổ nhào oanh kích, chiến thuật có thể thay đổi như vậy.
Có đủ mọi cách đối phó với lực lượng phòng không : Bay cơ động chống
tên lửa, phóng nhiễu vô tuyến và ra đa mạnh, sử dụng tên lửa phản bức
xạ phá hủy ra đa v.v... Do vậy,so với thời kỳ đầu, chiến thuật có rất
nhiều điểm giống nhau, nhưng khác nhau về chất,có thể nói hoàn thiện và
phát triển chiến thuật của máy bay chiến đấu ném bom ở mức cao hơn.



c.Chú trọng hiệu suất, trọng điểm đánh phá mục tiêu cố định và nửa
cố định trong hệ thống giao thông vận tải. Không quân trong tác chiến
ngăn chặn, muốn cho lưu lượng đi qua tuyến hậu cần giảm xuống bằng
không là căn bản không thể được nhất là khi đối phương chấp nhận trả
giá lớn về người và vật tư. Nhưng như vậy không có nghĩa ngăn chặn là
vô ích, ngược lại, nó là thủ đoạn cơ bản để ngăn chặn tiếp tế cho chiến
trường, vấn đề là đạt được tiêu hao ít, hiệu suất cao. Để làm được điều
này, Mỹ đã tập trung lực lượng lớn đánh phá mục tiêu tiếp tế quan trọng
nhất : mục tiêu cố định như cầu cống, bên sông, nhà ga, cảng biển, điểm
yết hầu trên đường sát đường hộ. đường sông; và những mục tiêu nửa cố
định như kho bãi tạm thời v.v.. Nếu như chờ cho đến khi đối phương phân
tán hàng tiếp tế cho các mục tiêu di động như hàng ngàn xe vận tải xe
lửa, thuyền bè, ca nô, xe đạp... rồi mới đưa các máy bay giá hàng triệu
đảm để truy đuổi những phương tiện vận tải đơn lẻ, là cách làm ngu
xuẩn, chỉ có thể làm tăng thêm tổn thất của mình chứ không phải của
địch.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

d. Tập trung điều hành toàn bộ lực lượng không
quân chiến thuật trên lãnh thổ Nam Việt Nam là một đảm bảo quan trọng
cho việc chi viện trên không cự li gần một cách hữu hiệu. nhanh chóng
và tin cậy. Hệ thống điều hành lực lượng không quân chiến thuật là một
nguyên nhân quan trọng trong việc lực lượng không quân Mỹ đạt được
thành công ở Việt Nam. Họ không ngừng hoàn thiện hiệp đồng tác chiến
trên không với mặt đất, đến cuối 1968, khả năng đáp ứng của không lực
đối với yêu cầu chi viện của sĩ quan chỉ huy mặt đất đã rất mau chóng,
đến mức trong một cuộc chiến đấu điển hình, sau khi bộ binh phát hiện
địch 30-40 phút là máy bay chiến đấu đã có mặt. Làm được điều này là do
điều hành được toàn bộ không lực trên lãnh thổ Việt Nam. Thí dụ trong
việc đối phó với cuộc tấn công tết Mậu thân của lực lượng vũ trang nhân
dân miền Nam, tướng Westmoreland, tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam sắp
xếp lại toàn bộ động tác chiến đấu, tác chiến trên không vùng phía Bắc
do tư lệnh Hạm đội 7 toàn quyền chỉ huy. Sau khi quan hệ chỉ huy mới
này được xác lập, tất cả máy bay cánh cố định đều được đặt trong lực
lượng hợp nhất và do tư lệnh không quân điều hành, do đó trình tự yêu
cầu chi viện và phê chuẩn được sửa đổi. Tại bộ chỉ huy Hạm đội 7, sĩ
quan chỉ huy lực lượng chi viện không quân chiến thuật phối hợp với bộ
tư lệnh quân đội Mỹ ở Việt Nam, qui định trình tự ưu liên cho việc chi
viện đường không cự li gần theo yêu cầu giữa quân đoàn 1 với hai chi
đội dã chiến đấu của quân đoàn biên chế tạm thời và lữ đoàn 3 quân đánh
bộ. Sâu khi quyết định. lập tức thông báo cho các bộ tư lệnh và đề ra
nhiệm vụ cho các trung tâm chi viện đường không, đồng thời ra mệnh lệnh
riêng cho các đơn vị không quân, trừ lính đánh bộ. Mệnh lệnh cho lính
đánh bộ được giao cho trung tâm điều hành không quân chiến thuật của
lực lượng đánh bộ, rồi được trung tâm chuyển cho đại đội không quân,
Quân đội Mỹ cho rằng trong chiến đấu chống lại cuộc tấn công Mậu Thân,
lực lượng không quân cuối cùng đã thỏa mãn yêu cầu chi viện đường không
của bộ binh, điều hành tập trung làm cho không quâ có thể phản ứng với
các uy hiếp ở bất kỳ địa điểm nào theo mọi thứ tự ưu tiên do tư lệnh
quân Mỹ tại Việt Nam qui định.



e. Sử dụng hầu như mọi vũ khi tối tân nhất trừ vũ khí hạt nhân, đặc
biệt là đưa ra chiến trường những hệ thống trang bị vũ khí kỹ thuật
cao, mở rộng đáng kể không gian và lĩnh vực hoạt động của không quân,
đồng thời sáng tạo những hình thức hoạt động trên không. Ở Việt Nam, Mỹ
đã sử dụng tất cả những gì siêu hạng nhất, sử dụng hơn 10 loại máy bay,
mấy chục loại bom, tên lửa và mấy loại máy bay chở những thiết bị đặc
chủng. Có những loại máy bay và vũ khí kiểu mới vừa trang bị cho quân
đội lập tức được đưa ra dùng thử trên chiến trường. Như các loại máy
bay ném bom chiến đấu F105, F4C, F111, máy bay trinh sát chiến lược
SR71, bom hơi, bom ghi hình bom xuyên thép có dù, tên lửa "chim bách
thanh", "rắn đuôi kêu cải tiến. Họ thực hiện chính sách "tiêu thổ" đối
với Việt Nam, bắt đầu từ tháng 4-1966, dùng máy bay ném bom chiến lược
B52 tiến hành ném bom chiến lược miền Bắc. Trong chiến dịch "Hậu vệ 2"
đánh phá khu vực Hà Nội, Hải Phòng, huy động 700 lần chiếc B52 ném bom
trải thảm trên diện rộng, ba máy bay thành hình tam giác, ném bom trên
điện tích dài 2 km, rộng 1 km, khoảng cách bom trên đất khá đều, thường
150m, có sự phá hoại lớn. Chiến trường Việt Nam là bãi thí nghiệm trang
bị vũ khí kiểu mới của Mỹ, cũng là phòng thí nghiệm kỹ thuật mới ra
chiến thuật mới. Thông qua kiểm nghiệm thực tế chiến đấu, chứng minh
khả năng của chiến thuật đánh lén đơn lẻ, bí mật tập kích qui mô lớn
ban đêm, tính linh hoạt của việc tiếp dầu trên không để tăng bán kính
tác chiến và tính hiệu quả chiến thuật công kích chính xác. Hệ thống
oanh kích ban ngày và ban đêm đều có những bước tiến bộ khá lớn, như hệ
thống ra đa dẫn đường kiểu mới Loran hoặc hồng ngoại tuần tầm nhìn
thấy, camera độ chiếu sáng thấp, vi mạch có độ lập trung lớn dùng cho
máy tính trên máy bay... đều là những cơ hội để không quân tăng thêm
ảnh hướng đối với chiến trường; làm cho việc tổ chức không tập trong
điều kiện đêm tối vào "khu cấm" trở thành hiện thực, từ đó mở ra một
lĩnh vực mới cho hoạt động của không quân. Ngoài ra, sau khi máy bay
chiến đấu ném bom với hai kỹ thuật mới, tự động chọn địa hình và cánh
biến đổi F111 được trang bị cho không quân, phương pháp tập kích sân
bay đã thay đổi hẳn, vì loại máy bay này đã nâng cao đáng kể khả năng
chống lại hệ thống phòng không liên hoàn. Như vậy chiến thuật chủ yếu
của không quân Mỹ là dùng đơn lẻ một máy bay, trong điều kiện thời tiết
phức tạp. đêm tối, bắn phá đường băng, máy bay đang ẩn náu, kho nhiên
liệu. Trong cuộc chiến này, khoảng cách giữa căn cứ không quân Mỹ và
mục liêu xa 800-950 km là thường, do vậy tiếp dầu trên không để kéo
thời gian và cự li tác chiến của máy bay công kích là một yếu tố quan
trọng trong toàn bộ hoạt động tác chiến, và tiếp dầu trên không đã trở
thành hình thức không chiến tiêu chuẩn.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

Nhiều năm lại đây, mặc dù máy bay kiểu mới liên
tiếp ra đời, nhưng trừ việc sử dụng vũ khí hạt nhân, xác suất sát
thương không hề được nâng cao. Cuộc chiến tranh này đã đột phá điểm
này. Lần đầu Mỹ sử dụng "bom tinh khôn" xác suất sát thương đã nhanh
chóng nâng cao đến ngạc nhiên. Thí dụ, để phá hủy cầu Hàm Rồng, Mỹ đã
tốn 99 chiếc máy bay mà không đạt được mục đích. Cho đến năm 1972. sử
dụng bom kích thích quang kiểu “con đường ngọc” mới phả hủy chính xác
được. Bom có đầu kích thích quang điều khiển từ máy bay so với bom
thông thường có ba ưu điểm : Một là giảm số lần chiếc xuất kích để đánh
một mục tiêu. Hai là có nhiều cơ hội tránh đạn cao xạ sát thương, vì có
thể ném ở cự li xa mục tiêu. Ba là bom điều khiển từ máy bay ngắm mục
tiêu chính xác, mục tiêu bên cạnh có thể không bị sát thương. Có nghĩa
là máy bay có thể trực tiếp ngắm thẳng như bắn súng, thực hiện công
kích chính xác mục tiêu nhỏ.



f. Tính năng của ra đa dẫn đường và tên lửa không đối không yếu
kém, hạ thấp tỷ lệ bắn rơi máy bay khi không chiến. Dựa vào vũ khí tiên
tiến của máy bay chiến đấu, tỷ lệ bắn hạ máy bay trong không chiến lẽ
ra phải cao hơn rất nhiều so với thành tích đạt được trong đại chiến 2
hoặc chiến tranh Triều Tiên, nhưng cự li tác dụng của ra đa dẫn đường
trên mặt đất đã không bao phủ được vùng châu thổ sông Hồng, điều này
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉ lệ bắn rơi, bởi vì bắt buộc phải quan sát
bằng mát thường, đành bỏ qua điều kiện có lợi thời kỳ đầu : có khả năng
phát hiện máy bay MIG ngoài 48-56 km, sau đó dùng ra đa khóa mục tiêu ở
cự li ngoài 4.8-8 km và phóng tên lửa. Do hạn chế này, để lỡ nhiều cơ
hội do vũ khí tiên tiến tạo ra để bắn rơi máy bay. Trong tình hình tầm
nhìn hạn chế, khu vực này lúc đó rất ít máy bay Mỹ, hầu như bất cứ mục
tiêu nào ra đa phát hiện thì đều là máy bay Viết Nam, do vậy cơ hội bỏ
lỡ càng nhiều, thường phải từ bỏ quyền chủ động; mà trong không chiến
quyền chủ động là nhân tố quan trọng nhất. So với tỉ lệ bắn rơi máy bay
địch. số lượng tên lửa quân Mỹ phóng nhiều đến mức kinh khủng. Sở dĩ tỉ
lệ bắn rơi của tên lửa thấp trên lửa "Chim sẻ : 1 1-12%. "Rắn đuôi kêu”
20%) là vì, như tên lửa "Chim sẻ", phạm vi đường cong tính năng bắn
nhỏ, không có đủ tính năng cơ động cần thiết cho không chiến giữa máy
bay chiến đấu với nhau. Có thể nói đó là "khuyết tật bẩm sinh" của loại
tên lửa này. bởi vì nó vốn được được thiết kế cho máy bay ném bom, chỉ
phóng trong trạng thái bay bằng, rất hiếm có trong tình hình không
chiến giữa các máy bay chiến đấu. Do vậy không quân Mỹ phóng tên lửa
thường vượt quá phạm vi đường cong tính năng, phóng đi một cách vô ích.
Tất nhiên có khi biết trước là tầm bắn không đủ. phi công vẫn bắn để
dọa, chiến thuật này rõ ràng không thể có xác xuất bắn cao được.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

2. Quân đội Nhân dân Việt Nam



a. Trong điều kiện có lợi, sử dụng không quân có hạn chế, lấy yếu thắng
mạnh, lấy ít thắng nhiều. Mấu chốt là phát huy tính năng động, sáng
tạo, vận dụng cách đánh hợp với mình. Không quân Việt Nam trường thành
trong chiến đấu chống không tập qui mô tương đối nhỏ, năng lực tác
chiến có hạn, cho nên chủ yếu phối hợp với bộ đội phòng không trọng
điểm bảo vệ Hà Nội và các mục tiêu quan trọng khác, tiêu diệt tốp nhỏ
máy bay địch. Tư tưởng chủ đạo chung của không quân Việt Nam là đánh du
kích, có lợi thì đánh. không thì thôi, Lực lượng không quân tránh đánh
tiêu hao với địch, tránh đánh "chính qui", mục đích tác chiến không
phải bảo vệ mục tiêu là chính, mà cách đánh là lấy ít thắng nhiều, dùng
biên đội nhỏ đánh có trọng điểm máy bay địch, tiêu diệt lực lượng địch.
Mỗi lần xuất kích, MIG-17 không quá 4 chiếc, MIG-21 thường là 2 chiếc.
Sử dụng trên 4 chiếc (nhiều nhất 18-4 chiếc) cũng theo nhóm 2 chiếc kéo
dãn cự ly, hoặc cất cánh từng tốp theo thời gian cách quãng của máy bay
không tập của đích trọng điểm đánh máy bay công kích và máy bay ném bom
F-4. F-105D, B-52; nhưng không bỏ qua nếu có điều kiện, đánh máy bay
chiến đấu làm nhiệm vụ yểm hộ như F-4, F-8. Thực tế chứng minh, dùng
lực lượng nhỏ đánh đội hình lớn có thể ngăn chặn ý đồ oanh kích của
địch. Thí dụ, trong một trận chiến đấu trên không phận Hà Nội, một máy
bay Việt Nam từ phía sau đội hình 30 chiếc máy bay địch, xuyên đến gần
biên đội đi đầu, bắn trúng máy bay chỉ huy, biên đội địch bị đánh rối
loạn, tiếp đó bị hỏa lúc mặt đất bắn lên dữ dội, cuộc tập kích lần đó
của địch đã thất bại. Thế là, chỉ với tác dụng của một máy bay, đã đánh
bại 30 chiếc máy bay trên trời Hà Nội, phối hợp bộ đội phòng không đập
tan cuộc tấn công của địch.


b. Đánh gần, bay thấp kết hợp với đánh xa bất ngờ, là điểm mạnh của
mình đánh điểm yếu của địch. Đối phó đặc điểm của địch hay bay thấp, số
lần chiếc nhiều, quân Việt Nam chủ yếu dùng chiến thuật tốp nhỏ, bay
thấp, đánh gần để diệt địch. MIG-17 dùng để đánh tầm thấp. MIG-21 yểm
hộ trên cao (3000-4000 m), có lúc cũng đánh tầm thấp. Khi xuất kích nói
chung không quá 1500 m, thường là 300 m; lúc quay về, để đề phòng địch
tập kích, có lúc chỉ lấy độ cao 50 m; độ cao tác chiến của MlG-]7 không
quá 1500 m, MIG-21 không quá 2000m, nói chung 800-2000 m, thấp nhất là
50 m và tranh thủ đánh gần. Như vậy có lợi cho việc phát huy tính năng
bay thấp lượn vòng tốt của máy bay tốt độ dưới âm thanh, quần nhau với
máy bay địch, giảm bớt ưu thế về tốc độ của địch, đồng thời hạ thấp
hiệu quả bắn trúng của lên lửa không đối không của máy bay địch. Trong
cuộc hỗn chiến khu vực nhỏ trên không, uy lực của pháo tự động được
phát huy ngược lại địch không phát huy được ưu thế về số lượng. Trong
việc đột kích ở cự li xa, nêu chuẩn bị đầy đủ, bất ngờ xuất kích, đánh
nhanh rút nhanh, thường thu được tháng lợi. Như trong ngày 21-1-1967,
không quân Việt Nam đột nhiên xuất kích 4 chiếc MlG-17 đến vùng Đông
Bắc là vùng chưa từng có không kích, chặn 18 chiếc F-105D, kết quả bắn
rơi 1 chiếc mà không bị tổn thất, nhưng trong tình hình lực lượng yếu,
không nên sử dụng nhiều.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

c. Giấu mình, bất thần, tăng cường hỏa lực công
kích máy bay chiến lược B-52. Khi B-52 làm nhiệm vụ, ngoài việc gây
nhiễu mạnh, đích còn dùng F-4 để trực tiếp hoặc gián tiếp yểm trợ.
Trong trường hợp này, muốn bắn rơi B-52, trong tổ chức chỉ huy và động
tác chiến thuật cần phải đạt được yêu cầu giấu kín và đột ngột. Lấy Hà
Nội làm trung tâm của mục tiêu bảo vệ, nếu sử dụng sân bay nội tuyến
Gia Lâm, Vĩnh Phú sẽ dễ bị địch phát hiện. Đồng thời đường bay xuất
kích của máy bay tiêm kích sẽ đi qua khu vực ngăn chặn của máy bay F-4
của địch, không có lợi cho việc giấu mình bất thần tiếp cận địch. Hơn
nữa, tên lửa đất đối không, thường được bố trí xung quanh Hà Nội, làm
cho sự phối hợp giữa sân bay nội tuyến, máy bay tiêm kích và tên lửa
trở nên phức tạp. Do đó phía Việt Nam hay sử dụng sân bay ngoại tuyến
xa Hà Nội tác chiến, từ ngoài đánh vào. Như vậy vừa có thể giấu mình
bất thần đánh địch lại vừa tránh được máy bay yểm trợ của địch. Mặt
khác, khi máy bay địch sắp đến mục tiêu, ra đa mặt đất ở ngoại vi sẽ từ
phía sau giám sát máy bay địch, gây nhiễu yếu đi có thể đảm bảo liên
tục nắm địch và dẫn đường cho máy bay của mình. Để đạt được bất ngờ,
máy bay Việt nam trước khi tiếp địch đều tắt vô tuyến điện, bay theo
phương án định sẵn. cách địch 40-50 khi mới liên tục sử dụng vô tuyến
để chỉ huy. Lúc này, do tốc độ tiếp địch lớn, cho nên máy bay địch có
phát hiện cũng không kịp xử lí.



Công kích máy bay B-52 là loại máy bay lớn, chắc chắn,cần phải tập
trung hỏa lụt. Dùng MIG-21 công kích phải đồng thời phóng hai tên lửa
không đối không. Tháng 11 năm1971, có lần ở Quân khu 4, gần vĩ tuyến
17, tấn công máy bay B-52 phi công chỉ phóng một quả tên lửa, khi máy
bay địch quay 60 độ, mới phóng quả thứ hai, kết quả là chỉ có một quả
trúng thùng dầu phụ bên trái, địch ném bỏ thùng dầu phụ bay về Utapao,
Thái Lan. Rút kinh nghiệm từ bài học này, đêm 27-12 chiến đấu chống
B-52, không quân Việt Nam bắn tiền hai quả tên lửa, làm máy bay địch
bốc cháy, rơi tại chỗ.



d. Hiệp đồng chặt chẽ với pháo cao xạ và các hỏa lực mặt đất. Trong
một không vực hẹp và hỏa lực đối không dày đặc tổ chức hiệp đồng không
quân pháo binh tương đối phức tạp, chỉ một chút bất cẩn là bắn nhầm.
gây nên tổn thất không cần thiết là những ánh hường tiêu cực. Để tránh
bắn nhầm, Việt nam dùng phương pháp tổ chức hiệp đồng theo hướng, theo
khu vực. Không quân chủ yếu phụ trách đề phòng vùng núi phía Tây,
Tây-bắc, Đông-bắc Hà Nội. Vùng đồng bằng chủ yếu là cao pháo và tên lửa
đối không. Khi cần bay vào khu vực cao xạ pháo để quần nhau với máy bay
địch, cao xạ pháo chỉ sử dụng bắn rải. Ngoài ra còn qui định trước khi
máy bay xuất kích, thông báo cho các đơn vị hưu quan phương án chiến
đấu để cao xạ pháo và tên lửa nắm chính xác tình hình trên không, phân
rõ địch ta, đề phòng bắn nhầm.



Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam 143-1

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

PHẦN 3



TÁC CHIẾN CỦA LÍNH ĐỔ BỘ ĐUỜNG KHÔNG CỦA LỰC LƯỢNG HÀNG KHÔNG LỤC QUÂN




I. Tình hình chung



1. Lực lượng tham chiến của Mỹ - Ngụy



a. Lính dù:



Tham chiến ở Việt Nam, lính dù và lính cơ động đường không của Mỹ gồm :



Lữ đoàn dù độc lập số 173.

- Sư đoàn dù số 101 (sau biên chế thành sư đoàn cơ động đường không).

- Sư đoàn dù số 82 và sư đoàn kỵ binh bay số 1 (thuộc sư đoàn cơ động đường không)



b. Linh đổ bộ đường không





Lính đổ bộ đường không của Mỹ trung cuộc xâm lựcc Việt Nam gồm :



- Lữ đoàn không quân số 1, thành lập tháng 3-1966, có 4 đơn vị không
quân. một đơn vị chi viện chung. Lữ đoàn có 15 tiểu đoàn không quân. 3
đại đội không quân và 2 tiểu đoàn độc lập trinh sát, gồm 24.000 người,
1100 máy bay trực thăng các loại


- Sư đoàn cơ động trên không, có 1 tiểu đoàn máy bay trực thăng loại
trung, 2 tiểu đoàn máy bay trực thăng đột kích và một đại đội chi viện
chung, máy bay trực thăng các loại 230 chiếc, ngoài ra còn 6 chiếc máy
bay trinh sát cánh cố định OV-1.



- Tiểu đoàn trinh sát trên không của sư đoàn cơ động trên không. có
3 đại đội trinh sát trên không và 1 đại đội trinh sát. 88 chiếc trực
thăng các loại.



- Tiểu đoàn pháo binh trên không thuộc sư đoàn cơ động đường không,
có 3 đại đội pháo binh trên không, 3 mầy bay trực thăng các loại.


- Sư đoàn bộ binh. tiểu đoàn không quân thuộc sư đoàn dù. có một đại
đội cơ động đường không và một đại đội chi viện chung. Toàn tiểu đoàn
trang bị 41 máy bay trực thăng. Ngoài ra. tiểu đoàn không quân của sư
đoàn bộ binh còn trang bị 4 chiếc trực bay trinh sát cánh cố định và 10
chiếc máy bay trinh sát không người lái AN/USD. Tiểu đoàn không quân
của sư đoàn dù còn trang bị 6 máy bay cánh cố định và 10 máy bay không
người lái. Ngoài bộ binh không quân kể trên ra, còn liên đội không quân
lục chiến của hải quân Mỹ chi viện cuộc xâm lược. Liên đội này có hai
đội máy bay, mỗi đội có 168 chiếc máy bay trực thăng.



Trong các loại máy bay trực thăng Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt
Nam, có OH-13, OH-6A làm nhiệm vụ quan sát, trinh sát, thông tin liên
lạc, chỉ huy; máy bay vận tải loại trung CH-47C vận chuyển số lượng lớn
binh lính và trang thiết bị có kích thước lớn; máy bay trực thăng vũ
trang AH-1 làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực trên không và máy bay trực
thăng loại trung UH-1 đa năng. Trong đó. máy bay nhiều chức năng có số
lượng lớn nhất, cho đến năm 1966 có khoảng 1500 chiếc. Tháng 8-1964
quân xâm lược Mỹ chỉ có 300 chiếc trực thăng; tháng 2- 1967 tăng trên
2400 chiếc; tháng 1-1971 khi kết thúc chiến tranh lục quân Mỹ ném vào
chiến trường đến 3000 chiếc, chiếm 75% tổng số máy bay Mỹ xâm lược
Việt Nam.



Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam HH6603_closeup

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam DS6612_closeup

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam Chopper1

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

2. Nhiệm vụ và năng lực của không quân bộ binh



Quân Mỹ dùng một số lượng lớn máy bay trực thăng thực hiện đủ
loại nhiệm vụ. Thậm chí báo chí nước ngoài còn gọi đây là 'cuộc chiến
tranh trực thăng". Nhiệm vụ chủ yếu của các phân đội máy bay trực
thăng từng được dùng để không vận binh lính, đạn dược, lùng sục, trinh
sát lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam, cảnh giới chiến đấu cho lính
mặt đất, quan sát tình hình chiến trường, hiệu chỉnh cho pháo binh, bảo
vệ đường giao thông, bảo vệ thông tin liên lạc cho sở chỉ huy và thông
tin hiệp đồng, rút ra khỏi chiến trường những binh lính bị thương hoặc
bị vây khốn, tìm kiếm và cứu các máy bay bị bắn rơi và nhân viên phi
hành đoàn.


3. Tốn thất trong chiến tranh



Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ xuất kích máy bay trực thăng 36.083.696
lần chiếc, trong đó trực thăng vũ trang là 1.314.976 lần chiếc. Bị phía
Việt Nam bắn trúng 31.170 chiếc, bắn rơi 5.605 chiếc, trong đó trực
thăng vũ trang 122 chiếc. Bị bắn rơi, được sửa lại là 3.517 chiếc. Như
vậy tỷ lệ giữa số lần chiếc xuất kích và tổn thất là 7771:1; với trực
thăng vũ trang, tỷ lệ đó là 10.778:1.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

II. Đặc điểm chính

1. Lính đổ bộ

a. Chuẩn bị hỏa lực, mở bãi đáp. Để đảm bảo đổ bộ tác chiến, quân
Mỹ thường chuẩn bị hỏa lực đổ bộ. Việc chuẩn bị hỏa lực hạ cánh chia
thành hai giai đoạn, chuẩn bị trước và chuẩn bị trực tiếp. Chuẩn bị
trước do máy bay ném bom thi hành trước chừng vài giờ. Chuẩn bị trực
tiếp do máy bay chiến đấu chiến thuật và trực thăng vũ trang thực hiện
khi bắt đầu đổ bộ. Ví dụ trong chiến dịch đường số 9, trước lúc đổ bộ
4-5 giờ, quân Mỹ cho máy bay ném bom B-52 oanh tạc các địa điểm khả
nghi xung quanh bãi đổ bộ 2-4 km. Nói chung, mỗi bãi đổ bộ 6-9 lần
chiếc, có khi đến 24 lần chiếc liên tục oanh tạc 2-3 lần. Ngoài ra, máy
bay chiến đấu còn trinh sát và oanh tạc các mục tiêu khả nghi trên
tuyến bay để dọn sạch đường đổ bộ, Sau khi oanh tạc, cho máy bay F-4
giám sát và phong tỏa điểm đổ bộ. Để đảm bảo an toàn cho việc đổ bộ,
trước khi máy bay trực thăng đến, máy bay chiến đấu lại trực tiếp
chuẩn bị hỏa lực. Thường dùng F-4 oanh tạc dữ dội bằng bom bi và bom ép
xung quanh bãi đáp 800 m, và rải mìn bướm đề phòng lực lượng vũ trang
xâm nhập. Đồng thời máy bay trực thăng vũ trang lượn vòng trên không
trinh sát, sẵn sàng công kích các mục tiêu khả nghi bằng tên lửa. Có
lúc để đảm bảo bất ngờ, làm cho đối phương khó phán đoán dự định đổ bộ,
quân Mỹ không chuẩn bị hỏa lực. Thí dụ trong chiến dịch Plâycu, khi đổ
bộ đã không oanh tạc trước khi quân đổ bộ


b. Phương thức đổ bộ đa dạng. Khi tiếp cận khu vực mục tiêu, máy
bay trực thăng của biên đội cơ bản giảm tốc độ, hạ cách đổ bộ theo thứ
tự phân đội trinh sát, phân đội bộ binh, phân đội hỏa lực và đơn vị chỉ
huy. Khi hạ cánh căn cứ theo địa hình và địch hình, quân Mỹ thường dùng
ba phương thức : Bãi đáp rộng, không có cây cối, hạ cánh từng chiếc,
lính đổ bộ đi ra khỏi máy bay. Địa hình như trên, nếu gặp một số ít
quân phục kích, máy bay bay với tốc độ chậm, cách đất chừng 1 m, lính
đổ bộ nhảy xuống, Đất trống, cỏ rậm và có cây cối, máy bay bay chậm
hoặc dừng trên không, thả dây cho lính tụt xuống. Đầu dây cách đất
0,5-1 m; độ cao máy bay tùy theo chiều cao của cây thường là 10-15 m,
cao nhất 20 m. Quân Mỹ thường thả một tiểu đoàn. Thời gian tiếp cận
điểm hạ cánh nhỏ đến lúc ha cánh, dỡ hàng, cất cánh bay về, nêu dừng 63
chiếc UH-1D mất 183 phút; 18 chiếc UH-1D(H), 10 chiếc CH-47AC mất 84
phút. Sau khi lính rời khỏi máy bay, lập tức máy bay cất cánh. không
thành phi đội, bay về theo từng đơn vị nhỏ.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

c. Thường sử dụng các biên đội hỗn hợp nhiều
tầng nhiều lớp máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang và trực thăng
vận. Trong tác chiến trực thăng đổ bộ: nhiều trường hợp quân Mỹ dùng
máy bay trực thăng vận tải biên chế thành biên đội cơ bản vận chuyển
trên không dưới sự yểm trợ và hộ tống của máy bay chiến đấu và trực
thăng vũ trang bay đến điểm đổ quân và trở về. Đội hình chiến đấu hỗn
hợp của biên đội chiến thuật là tầng thứ nhất độ cao 2000-3000 m. bảo
đảm quyền khống chế không vực của biên đội và nơi đổ bộ. Trực thăng
chiến đấu là tầng thứ hai, độ cao trên dưới 1000 m, ở hai bên sườn và
phía sau các máy bay vận tải làm nhiệm vụ cảnh giới, khi phát hiện mục
tiêu khả nghi dưới đất tiến hành công kích áp đảo. Các máy bay trực
thăng vận tải ở tầng thứ ba, độ cao 300-600 m. Các máy bay trực thăng
trinh sát quan trắc thường ở phía trước biên đội. Đến khu vực đổ bộ,
chia thành 2 phi đội tiến vào. Trực thăng vũ trang là phi đội một, trực
thăng vận thuộc phi đội hai. Hai phi đội vào cách nhau 2 phút. Phi đội
một chuẩn bị hỏa lực áp đảo dọn sạch khu vực hạ cánh. Khi máy bay trực
thăng vận tải bắt đầu hạ cánh, máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang
lượn vòng giám sát, cảnh giới, phát hiện tình huống uy hiếp đổ bộ, lập
tức công kích. Quân Mỹ cho rằng trực tiếp áp chế khu vực đổ bộ không
nên sớm quá, nếu không sẽ để lộ ý đồ đổ quân, thường chỉ tiến hành
trước khi hạ cánh 2-5 phút.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

2. Không quân đánh bộ

a. Sử dụng rộng rãi máy bay trục thăng cơ động mạnh, tác chiến cơ động
trên không trở thành phương thức chiến đấu cơ bản. Quân Mỹ cho rằng
dùng máy bay trực thăng cơ động chiến đấu có thể tiết kiệm thời gian và
vượt qua chướng ngại trên mặt đất vừa nhanh chóng chiếm lĩnh mục tiêu
có lợi, giành thế chủ động, vừa có thể thoát khỏi đối phương khi tình
thế bất lợi. Do vậy trong chiến tranh Việt nam: bất kể trong các chiến
dịch lớn hay tập kích nhỏ, quân Mỹ đều lấy hoạt động cơ động của máy
bay trực thăng làm thủ đoạn cơ động cơ bản. Bộ binh luôn luôn cơ động
trên không: ở cự li gần, pháo binh cơ động trên không; bộ binh cơ giới
nếu có điều kiện cũng cơ động trên không; ngay cả cơ động trên mặt đất,
có lúc để khắc phục chướng ngại sông ngòi cũng sử dụng máy bay trực
thăng. Cự li cơ động nói chung là 80-50 km (hành trình 10-15 phút), cá
biệt trên 100 km. Trong quá trình chiến đấu cũng dùng máy bay trực
thăng vận chuyển binh lính khí tài, cự li cơ động khoảng 10-15 km, có
khi 2-3 km cũng dùng trực thăng. Khi cơ động thường lấy đơn vị tiểu
đoàn. Cơ động trên không thường theo 5 giai đoạn



Máy bay trực thăng chuyển từ căn cứ thường trú đến khu vực xuất
phát; chuyển quân đến khu vực tác chiến; tiến hành đổ quân và chi viện
hỏa lực trong quá trình chiến đấu; bộ đội trực thăng trở về địa điểm
xuất phát (kết hợp chuyển thương binh) về căn cứ.


b. Máy bay trực thăng lần đầu dùng để tác chiến chống xe tăng, ngoài ra
sử dụng khá rộng rãi tham gia chiến đấu ban đêm. Ở Lào, máy bay trực
thăng lần đầu tác chiến cùng xe tăng. Một số máy bay trực thăng AH-IG
lắp tên lửa chống xe tăng và đã diễn tập sử dụng loại vũ khí này. Quân
Mỹ dùng trực thăng chống xe tăng. phương pháp tốt nhất là phục kích :
Máy bay trực thăng bay đến khu vực có tuyến vận tải, lợi dụng địa hình
ẩn nấp ở chỗ thấp chờ thời; khi mục tiêu tiếp cận tầm bắn của vũ trí
trên trực thăng, đột nhiên nâng độ cao đến mức có thể nắm bắt xa theo
dõi mục tiêu, sau đó bay treo trên không, từ cự li 1,5-3 km bắn lên lửa
chống tăng, sau khi công kích thay đổi chỗ ẩn nấp. Trong chiến tranh
chống du kích, máy bay trực thăng tham gia khá rộng rãi vào tác chiến
ban đêm. Để có thể phát hiện mục tiêu dưới đất, trên máy bay trực thăng
có lắp các loại thiết bị chiếu sáng, khí tài nhìn đêm, máy truyền hình
đặc biệt, ra đa mới nhất. Mặc dù vậy, cũng không có hiệu quả bao nhiêu.



c. Máy bay trực thăng vận tải thường hoạt động dưới sự yểm hộ của trực thăng vũ trang.



Tùy trường hợp, tỷ lệ máy bay trực thăng vận tải và máy bay trực
thăng vũ trang trong biên đội thường là 1-4,5/1. Năm 1965 , trên chiến
trường đồng bằng sông Cữu Long, phi đoàn không quân số 18 của Mỹ điều
động theo phương thức yểm trợ, khi hoạt động, nhất là 3 chiếc vận tải
UH-8 và 2 chiếc vũ trang UH-IB làm thành một nhóm, tỷ lệ 1,5/1. Năm
1967 biên chế biên đội tiêu chuẩn của quân Mỹ là 4 chiếc vận tải như
UH-34, UH-46 phối hợp với một chiếc trực thăng vũ trang yểm trợ UH-1B.
Nhưng trong tác chiến đổ bộ trực thăng 8-12 chiếc trực thăng vận tải
cần 4 chiếc UH-IB vũ trang yểm trợ tỷ lệ là 2-3/1. Trong ứng cứu hoặc
tải thương về tuyến sau thường là một chiếc UH-34 với một chiếc UH-1
thành một tổ: tỷ lệ là 1/1 Do nhu cầu chiến tranh, sự xuất hiện máy bay
trực thăng vũ trang chuyên dụng đẻ ra chiến thuật hiệp đồng giữa máy
bay trực thăng vận tải và máy bay trực thăng vũ trang.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

III. Bài học kinh nghiệm



1. Quân đổ bộ



a. Chọn chính xác tuyến bay và bãi đáp, giữ kín ý đồ đổ bộ, đảm bảo an toàn và nhanh chóng vào trận.



Yêu cầu cơ bản của tuyến bay đổ bộ là vừa bất ngờ vừa chính xác. Do vậy
khi lựa chọn: phải tránh xa hỏa lực phòng không của đối phương: vừa
phải có địa hình, địa vật và vùng trời dễ kiểm soát. Đối với quân Mỹ,
tuyến bay trên vùng rừng và đầm lầy là lý tưởng. Vùng núi, để tiện
đánh dấu điểm kiểm tra và điểm rẻ, thường bay theo thung lũng ra luồng
sông: khi phải bay qua cao điểm. nâng tầm bay đến 2000 m, để tránh súng
máy cao xạ. Chọn điểm đổ bộ, yêu cầu tiếp cận mục tiêu dự định chiếm
lĩnh, để dễ tạo thành thế bao vây, có thể đổ lực lượng chủ yếu xuống
hướng tấn công chính, có đủ diện tích và dễ nhận biết từ trên không
v.v... Quân Mỹ thường chọn nơi bằng phẳng, thoáng đãng, có đường dẫn
đến mục tiêu. Ở vùng núi, thường chọn đồi trọc, đỉnh núi hoặc khoảng
yên ngựa, cỏ rậm, không có cây. Một tiểu đoàn đổ bộ cùng một lúc cần
diện tích 1,5-3 km , đổ bộ lần lượt chỉ cần khoảng 300 m x 200 m là đủ.
Các tiểu đoàn đổ bộ thường cách nhau 2-8 km, xa nhất là 7 km.


b. Không thành lập bộ chỉ huy chiến dịch liên hợp để thống nhất chỉ huy
sẽ căn bản không giải quyết được vấn đề hiệp đồng quân binh chủng. Năm
1971 , trong chiến dịch Lam Sơn 719 xâm nhập Lào, Mỹ - ngụy sử dụng 600
chiếc máy bay trực thăng, thành lập 6 bãi đổ bộ, 9 điểm hỏa lực trên
đất Lào để phối hợp với quân mặt đất quấy rối tuyến tiếp tế của Việt
Nam trên đất Lào. Cuộc đổ bộ đột kích này do quân của Nam Việt Nam
thực hiện, quân Mỹ chỉ chi viện. Vì không có quân Mỹ đi theo quân bộ
cho nên không có bộ chỉ huy liên hợp. Như vậy trong khu vực chiến đấu
không có cơ quan đủ quyền lực để ra quyết định. Chỉ sau khi thâm nhập
một thời gian: quân mặt đất và quân đổ bộ mới tập trung vào khe núi,
để cùng quyết định mọi việc. Về phía quân Mỹ cũng không có đủ tin tức,
không kịp thời nhận được yêu cầu và do vậy cũng không đủ quyết tâm chỉ
huy. Lúc đó Tư lệnh hạm đội 7 chủ trương toàn bộ đột kích đường không
và tác chiến trên không, sau đó đều do một mình họ chỉ huy. Sự yếu kém
về máy bay trực thăng. mức độ khó khăn trong chi viện cho thấy tất yếu
phải thực hiện chỉ huy hoàn toàn thống nhất. Trước đây trong mọi cuộc
chiến tranh, việc đột kích đường không và oanh kích trước khi đổ bộ
đều do một viên tư lệnh không quân chỉ huy. Hơn nữa sau lúc đổ bộ cũng
do tư lệnh không quân tổ chức chi viện cụ thể, Nhưng trong cuộc chiến
tranh này, sĩ quan điều hành không lực không có chỗ dựa mặt đất về địa
điểm cần chi viện vũ khí đạn dược, làm giảm sức chiến đấu, kết quả
Mỹ-ngụy đã phải trả giá đắt.



Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam Zcvv

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

2. Lực lượng hàng không lục quân



a. Cơ động bằng máy bay lên thẳng làm cho năng lực cơ đông của lục quân
được nâng cao đáng kể. Hàng không lục quân đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm, nhất là việc sử dụng rộng rãi máy bay lên thẳng trong chi viện
cho lục quân. Máy bay lên thẳng trong chiến đấu, đặc biệt là trong điều
kiện tối trời và bay thấp rất có ưu thế. Máy bay trực thăng mở rộng bán
kính tác chiến của lục quân, tăng tốc độ cơ động của lục quân. Đặc
biệt là trong điều kiện địa hình phức tạp và trong tập kích bất ngờ;
máy bay lên thẳng là công cụ tác chiến và vận tải không thể thiếu được.
Trong chiến tranh Việt Nam, năm 1969, Mỹ huy động máy bay lên thẳng 820
lần chiếc, trong đó 670 lần chiếc trong tác chiến. Trong 7 năm chiến
tranh, máy bay lên thẳng lục quân hạn chuyển 27,6 triệu người và 2,6
triệu tấn vật tư. “Trực thăng vận" là hình thức cơ động chính của Mỹ ở
chiến trường. Do tính cơ cộng cao cho nên bộ chỉ huy có thể tổ chức các
cuộc tập trung quân ở các địa điểm quan trọng, chiếm trước các khu vực
có lợi bịt chặt đột phá khẩu, tiến hành phản xung kích và phản đột
kích.


b. Trang bị máy bay lên thẳng chiến đấu cho hàng không lục quân làm cho
kỹ thuật tác chiến bước sang một giai đoạn mới. Việc chi viện đường
không đối với lục quân từ việc chi viện hậu cần, tiếp đó là chi viện đổ
bộ, phát triển thành quán xuyến toàn bộ quá trình tác chiến kể cả chi
viện hỏa lực tầm gần. Đặc điểm của việc chống chiến tranh du kích là
tăng thêm tác dụng của chi viện hỏa lực của máy bay lên thẳng. Đầu tiên
là máy bay lên thẳng nhiều tác dụng UH-1 được lắp thêm máy đo xạ kích.
Loại máy bay này năm 1962 bắt đầu được sử dụng để hộ tống máy bay trực
thăng vận tải. Nhưng đo cơ động kém và vỏ bọc yếu cho nên không thỏa
mãn được yêu cầu chiến đấu, đòi hỏi có máy bay lên thẳng công kích
chuyên dụng. Mùa thu 1967. máy bay lên thẳng AH-IG “Hổ mang” chính thức
vào cuộc. Lúc đó máy bay này được trang bị : 76 tên lửa 70mm không điều
khiển; 2 súng máy 6 nòng 7.62 mm, hoặc 1 súng máy với 1 đến 2 máy phóng
tên lửa 40mm. Việc sử dụng máy bay chuyên dụng đã mở rộng khả năng tác
chiến : Dùng hỏa lực quét khu vực dự định đổ quân; dùng hỏa lực đảm bảo
việc đổ quân ở khu vực ngoài tầm pháo binh; dùng hỏa lực chi viện quân
mặt đất. Do đó máy bay lên thẳng từ công cụ vận tải đã trở thành vũ khí
đột kích đường không có uy lực, linh hoạt, tốc độ cao.


c. Tổ chức hỗn hợp máy bay lên thẳng chi viện hỏa lực, trong điều kiện
nhất định là một chiến thuật lợi hại. Thời kì đầu cuộc chiến tranh Việt
Nam, bộ chỉ huy hàng không lục quân chưa có sẵn nguyên tắc sử dụng máy
bay lên thẳng trong chiến đấu. Nhưng trong quá trình tác chiến kinh
nghiệm chiến đấu được qua kiểm nghiệm: không ngừng cải tiến sửa đổi.
Quân Mỹ cho rằng, trong điều kiện thiếu sự chỉ huy tin cậy dưới mặt
đất và tổ hậu cần trực thăng chiến đấu gặp khó khăn trong việc lùng sục
mục tiêu, chiến thuật gọi là thực lượng hỗn hợp là có hiệu quả nhất. Đó
là 3-4 chiếc máy bay lên thẳng trinh sát cùng với 6-8 máy bay công kích
hoạt động trong một đội hình, cùng một ý đồ thống nhất. Khi đó máy bay
chi viện hỏa lực thường là 1 chiếc trinh sát OH-6A và 2 chiếc công kích
AH-1 chịu trách nhiệm lùng sục và sát thương mục tiêu đã phát hiện,
OH-6A bay tầm thấp, AH-1 bay ở độ cao 600-700 m trên tầm pháo hạng nhẹ.
Khi đối phương phát hiện xa bắn máy bay trinh sát, lập tức máy bay chi
viện hỏa lực sẽ lao vào công kích.



Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam Danang65

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

d. Bước đầu xác định chiến thuật của bộ đội hàng
không lục quân mà hạt nhân là hiệp đồng tác chiến giữa máy bay lên
thẳng trinh sát, máy bay lên thẳng công kích chuyên dụng. quân cơ động
đột kích đường không với quân mặt đất, bộ binh, thiết giáp, pháo binh.
Lực lượng hàng không lục quân của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tác
chiến liên tục, đưa chiến thuật máy bay lên thẳng tiến xa, kỹ thuật đổ
bộ cũng có những phát triển mới. Nổi bật là hình thành hai hình thức
tác chiến cơ động trên không. Một là theo cách gọi của chuyên gia quân
sự phương Tây, chiến thuật búa (lực lượng đột kích trực thăng) và Đe
(lực lượng thiết giáp). Như trong tháng 4-1970, một đoàn thiết giáp của
Mỹ-ngụy tiến về phía Tây theo quốc lộ 1, khi phát hiện phía Bắc quốc lộ
có địch tập kết, lập tức gọi tập kích đường không hạ cánh phía Bắc khu
tập kết, hình thành gọng kìm Bắc-nam. Hai là chiến thuật "cóc nhảy" (hạ
cánh ở nhiều địa điểm). Như ở trong tháng 2-1971, ngày đầu chiến dịch
Đường 9 quân Mỹ huy động máy bay lên thẳng do 3 lữ đoàn quân ngụy trên
10 cao điểm hai bên đường để phối hợp và yểm trợ chủ công là thiết giáp
tiến về phía Tày. Cách này được sử dụng nhiều lần trong chiến tranh
Việt Nam. Có thế nói trong chiến tranh Việt Nam chiến thuật trực thăng
vận đã phát triển đến giai đoạn mới trong tác chiến trên không.


e. Hiệu suất sử dụng binh lực của lực lượng hàng không lục quân là
thấp, trong việc chi viện quân mặt đất. Máy bay lên thẳng dễ bị hỏa lực
đối không sát thương.


Trong hồi ký về chiến tranh Việt Nam, tướng Wesmorelens đã viết : "nếu
không có máy bay trực thăng, quân Mỹ và quân Sài Gòn cần có thêm 1
triệu quân nữa mới có thể tác chiến với địch". Thực vậy máy bay lên
thẳng đã thực thi nhiều phi vụ khác nhau, nâng cao rõ rệt tính cơ động
và uy thế hỏa lực. Nhưng khi phân tích những kinh nghiệm của cuộc chiến
tranh này, còn cần phải chỉ ra rằng quân Mỹ còn tồn tại nhiều khuyết
điểm nghiêm trọng về máy bay lên thẳng và về sử dụng chúng. Vấn đề chỉ
huy phân đội và bộ đội, ban để tổ chức hiệp đồng giữa máy bay lên thẳng
với lục quân, với không quân chiến thuật chưa được giải quyết triệt để
do thiếu sự chỉ huy lập trung, hiệu suất sử dụng lực lượng là thấp
trong việc chi viện quân mặt đất. Tốc độ máy bay lên thẳng chi viện hỏa
lực nhỏ hơn tốc độ máy bay lên thẳng vận tải gây khó khăn cho việc phối
hợp, cản trở tiến độ tác chiến cơ động đường không. Ngoài ra, thời gian
bay của máy bay lên thẳng chi viện hỏa lực tương đối ngắn (không quá 2
giờ), hỏa lực không tinh, làm giảm hiệu quả chiến đấu.


Khi chiến đấu trong khu vực có nhiều vũ khí phòng không, dưới hỏa lực
phòng không mạnh, máy bay rất dễ bị bắn rơi, tổn thất tăng rõ rệt. Đó
là điểm yếu của máy bay lên thẳng. Chiến dịch Lam Sơn 719 đã chứng
minh. khi đó tờ “Tuần tin tức" của Mỹ đã viết lượng thời gian 4 tuần,
các phi công của lực lượng hàng không lục quân đã hoạt động trong điều
kiện lực lượng phòng không của địch mạnh nhất trong suốt những năm
chiến tranh. Chỉ trong một trận công kích phía Nam đường 9, tham gia
tác chiến có 60 máy bay lên thẳng. trong khoảng 1 giờ rưỡi có 8 chiếc
bị bắn hạ, 30 chiếc bị thương nặng. Khi kết thúc chiến tranh tổng số
máy bay lên thẳng của Mỹ bị bắn hạ lên đến hơn 5.600 chiếc. Xét về số
lượng. Trong cuộc chiến tranh cục bộ này vũ khí của bộ đội phòng không
và vũ khí bộ binh nhẹ phía Việt Nam đã tiêu diệt toàn bộ máy bay lên
thẳng của lực lượng hàng không lục quân Mỹ.



Do vậy quân Mỹ nhận định : thực thăng vận chỉ thích hợp với vùng
Á-Phi-Mỹ La tinh, còn trên chiến trường châu Âu tác dụng của trực
thăng là có hạn chế. Trực thăng vũ trang chỉ hiệu quả khi hoàn toàn nắm
quyền khống chế trên không, lực lượng phòng không mặt đất không có hoặc
yếu hoặc trong khi cơ động, lợi dụng địa hình địa vật đột kích bất
ngờ. Nói chung, không thích hợp với chi viện trực tiếp trong tác chiến
mặt đất qui mô lớn.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

PHẦN BỐN

TÁC CHIẾN TRÊN BIỂN



I. Tình hình chung




Hải quân Mỹ tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam là Hạm đội 7, có
33.000 sĩ quan và binh lính, 125 tàu các loại, 650 máy bay. Trong chiến
tranh, nhiệm vụ của hạm đội 7 là:

Dùng mẫu hạm chở máy bay tiến hành oanh tạc, cường kích các mục
tiêu ở Bắc Việt Nam và lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam; Phong tỏa
vùng duyên hải Bắc và Nam Việt Nam, dùng pháo bắn phá có tổ chức các
mục tiêu ven biển. Lính thủy đánh bộ tác chiến với lực lượng yêu nước
Nam khu phi quân sự; Bảo đảm cho lục quân tiến hành các chiến dịch càn
quét vùng đồng bằng sông Cửu Long; Vận chuyển quân đội và vật tư trong
vùng có chiến sự.


Ngày 5-8- 1964, tức trước khi nổ ra cuộc tấn công qui mô lớn trên bộ,
hải quân Mỹ đã dùng hàng không mẫu hạm đột kích dữ dội các căn cứ hải
quân và vùng dân cư ven biển Vịnh Bắc Bộ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chiến tranh, Ở Vịnh Bắc Bộ. thường
xuyên có 1-4, nhiều nhất lên tới 6 mẫu hạm của Mỹ. Mẫu hạm Mỹ cùng với
3-5 tàu cảnh giới hình thành biên đội đột kích của mẫu hạm, tác chiến
cơ động cách bờ biển phía Đông Nam của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
150-200 hải lý. Trước khi đột kích, mẫu hạm đi vào cách bờ biển 40- 120
hải lý, khoảng cách giữa các biên đội 25-40 hải lý. Đặc điểm chiến
thuật của hàng không mẫu hạm là máy bay lấy đơn vị là trung đội, không
tập qui mô lớn có nửa số máy bay của mẫu hạm (l00-140 máy bay) tham
gia. Tần suất xuất kích của máy bay trên chiến hạm. đầu tháng 12-1971
là mo lần chiếc 1 ngày đêm, tháng 3-4-1972 lên tới 350 lần chiếc. Lực
lượng hải quân Mỹ rất hùng mạnh, hải quân lại có không quân yểm trợ, có
thể kiểm soát trên không và mặt biển, trong khi đó hải quân Việt Nam
tương đối yếu, không quân lại không có khả năng yểm trợ hải quân tác
chiến trên biển.


Trong điều kiện so sánh lực lượng quá chênh lệch, để đối phó việc Mỹ
phong tỏa đường tiếp vận và bắn phá ven biển: quân đội Việt Nam phải
khắc phục khó khăn, chủ yếu dùng biện pháp phát huy cao nhất tác dụng 3
thứ quân (pháo binh trên biển, dân quân tự vệ. bộ đội địa phương), phát
huy tác dụng của hải quân, trong những điều kiện nhất định, dùng cả
không quân tấn công, chiếm hạm địch. Hải quân Việt Nam nước tình hình
địch hoàn toàn nắm chủ động trên không, trên biển, đã tỏ rõ tinh thần
không sợ địch, kiên quyết chống trả, dùng tàu phóng lôi cao tốc tấn
công tàu chiến địch, rải thủy lôi đánh hỏng 12 tàu chiến địch. Đồng
thời tích cực triển khai đấu tranh chống phong tỏa bằng thủy lôi của
địch. Quân đội Việt Nam còn phát triển bộ đội đặc công nước, tiếp cận
phá hoại tàu chiến địch. Lực lượng không quân khi có điều kiện cũng
dùng máy bay đánh chìm tàu biệt kích địch (cải tiến từ tàu phóng lôi),
đánh bị thương khu trục hạm địch.



Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam Bbnj11

Chiến thuật sử dụng vũ khí trong CT Việt Nam Battle20ship

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

II. Đặc điểm tác chiến



1. Cho tàu biệt kích và tàu khu trục quấy nhiều vùng biển Bắc Việt Nam.
Bắt đầu từ tháng 10-1965, Mỹ-ngụy cho từng tốp tàu vào phá hoại, thăm
dò bờ biển, bắn phá khu dân cư. phong tỏa đường biển nhằm chia cắt đất
liền với các đảo, và cứu phi công quỹ bị bắn rơi



Tàu biệt kích thường đi 3 chiếc, nhiều là 4-5 chiếc, vào ban đêm,
đi theo hàng dọc, khi còn cách bờ 2 km, xếp thành đội hình chiến đấu
hình chữ V, hai chiếc phía trước bắn vào bờ, một chiếc ở phía sau quan
sát. Vũ khí là đại liên 20 mm. 40 tâm và cối 81mm, mỗi lần bắn phá 5-20
phút. Tàu khu trục thường đi ban ngày, đôi khi đi ban đêm phối hợp tàu
biệt kích, với 2-3 chiếc, cách nhau 1 hải lý. Hoạt động ban ngày cách
bờ 30-40 hải lý, ban đêm 20 hải lý- Pháo kích bờ biển dùng 4-6 khẩu đại
bác 127 mm, bắn trong 20-30 phút.


2. Nhiệm vụ chính của máy bay hải quân là đột kích các mục tiêu miền
Bắc và bắn phá mạng lưới giao thông giáp Lào. Trước tháng 7-1966 ở bờ
biển Quân khu 4, quân đội Sài Gòn luôn có một mẫu hạm (được gọi là trạm
Nam). Máy bay của tàu này hoạt động vùng Quân khu 3, Quân khu 4 của
ngụy quyền. Tháng 8-1966, do yêu cầu tác chiến của miền Bắc tăng nhanh,
hải quân Mỹ theo lệnh của Tư lệnh Thái Bình Dương, điều ra Bắc hội quân
với mấy mẫu hạm (gọi là trạm Bắc).


Từ đó nhiệm vụ của máy bay hải quân Mỹ là bắn phá các mục tiêu trong
lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc mạng giao thông vào phía Nam
nằm trong lãnh thổ Lào. Tuy nhiên có lúc nhằm tăng cường lực lượng của
Hạm đội 7, máy bay hải quân đột kích các mục tiêu phía Nam, thường hoạt
động trên vùng Quân khu 1, vì vùng này gần vị trí mẫu hạm, trong khi
yêu cầu chi viện tầm gần nhiều hơn.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

3. Sử dụng máy bay rải thủy lôi phong tỏa đường
vận tải, tốc độ rải nhanh, qui mô lởn. số lượng nhiều. Năm 1972, Mỹ
dùng thủy lôi phong tỏa đối với Việt Nam có qui mô lớn nhất kể từ đại
chiến thứ hai. Mỹ thường dùng máy bay trên hạm loại A6A, A7E rải thủy
lôi; từ ngày 9 đến 12 tháng 5 phong tỏa các cảng lớn: Hải Phòng, Hòn
Gai, Cẩm Phả ...; từ 12 đến 14 tháng 5 phong tỏa cửa sông các tỉnh
duyên hải. Trong 10 ngày hoàn thành phong tỏa. với tổng số hơn 6000
trái thủy lôi, gồm 2 loại : MK-42 và MK- 52. Cách bố trí là đùng tận
các loại, dùng lẫn thật giả, cùng loại nhưng độ nhạy cao thấp khác
nhau. Đầu tháng 10, trung tuần và cuối tháng 12, quân Mỹ lại rải bổ
sung 3 lần để mở rộng phạm ví. Đến cuối tháng 12, tổng số thủy lôi đã
rải là 1 1000 trái mật độ trung bình 70-80, có nơi đến 1501hải lý
vuông. Mỗi lần rải thủy lôi, Mỹ dùng 10-15 máy bay, trong đó có 4 chiếc
F-4 yểm trợ. Tỷ lệ máy bay rải thủy lôi và yểm trợ là 3:1, F-4 bay
trước 10-15 phút, lượn vòng cách bờ khoảng 15km, độ cao 2000-4000 m.
Máy bay mẫu hạm A-6A, A-7E 2-3 chiếc thành một biên đội, thả thảy tôi ở
độ cao 500-600m, có khi 300 m, mỗi máy bay có thể mang 6-12 trái. Thời
gian xuất kích : 5-6 giờ và 17-18 giờ. Mỗi lần mất 5-10 phút, mỗi biên
đội cách nhau 3-5 phút. Trong vùng rải thủy lôi có một máy bay lên
thẳng làm nhiệm vụ tổ chức chỉ huy.


4. Cùng với việc rải'thủv tôi, quân Mĩ tổ chức tuần tra ven biển phong
tỏa bằng binh lực, nâng cao độ chắc chắn của việc phong tỏa. Với mục
đích ngăn chặn miền Bắc chi viện cho miền Nam, ngoài các biện pháp
trên, quân Mỹ còn chia khu vực phong tỏa thành các phân khu, mỗi phân
khu có một đội tàu hoạt động, tuần tra vào sâu đến 2000 hải lý, kiểm
soát mọi tàu bè, kể cả tàu đánh cá, có khi bắn chìm. Thời gian đầu, vận
tải biển của Việt Nam bị cắt đứt, 26 tàu nước ngoài bị kẹt ở cảng Hải
Phòng, vật tư viện trợ của các nước không vào được cảng, viện trợ cho
miền Nam rất khó khăn, nhịp độ tấn công của miền Nam bị chậm lại. Thời
gian này Việt Nam mất 73 tàu, trong đó 26 tàu vận tải, 8 ca nô. 19 xà
lan, 29 thuyền buồm máy, khối lượng vận chuyển chỉ còn 3% so với trước
khi phong tỏa.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

III. Bài Học kinh nghiệm



1. Quân đội Mỹ:



a. Tổ chức binh lực hải quân đặc biệt. thích nghi thời tiết, địa hình,
vận dụng phương tiện và biện pháp mới trong việc đổ bộ. Trong chiến
tranh, ngoài việc đổ bộ trên các bờ biển, quân Mỹ còn sử dụng rộng rãi
đổ bộ trên sông ngòi. Để phối hợp hành động với lính thủy đánh bộ, quân
Mỹ tổ chức một lực lượng chuyên môn. Năm 1966, để chi viện lục quân và
kiểm soát đường sông trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, lần đầu
tiên Mỹ tổ chức hạm đội đường sông. Lính đổ bộ đường sông thường đổ bộ
vào đồng bằng sông Cửu Long uy hiếp lực lượng vũ trang nhân dân. Quân
Mỹ thường đổ bộ từ máy bay lên thẳng hoặc từ tàu đệm khí. Cách thức đổ
bộ bằng trực thăng được gọi là "bao vây thẳng đứng" và "phượng hoàng vồ
mồi". Bao vây thẳng đứng thực chất là máy bay lên thẳng cất cánh lừ mẫu
hạm hoặc tàu đổ bộ đến địa điểm hạ cánh, thả quân cướp bãi đổ bộ. Chiếm
xong, lên máy bay vận tải vào trung tâm phòng ngự của địch để cướp đất
mới, dùng chiến thuật phượng hoàng vồ mồi.


b. Vùng duyên hải và sông đều bố trí thủy lôi, chia khu vực từng bước
phong tỏa miền Bắc bằng thủy lôi. Vùng duyên hải 8000 trái, chia thành
43 khu thủy lôi, vùng sông 3000 trái. Để đảm bảo chính xác, thả vào lúc
triều thấp; để bết ngờ, thả đêm; trong sương mù, ngày lễ, ngày nghỉ.
Đối với khu vực hỏa lực phòng không mạnh, vừa áp đảo bằng hỏa lực, vừa
thả.


c. Tập trung binh lực rải mìn bổ sung nhiều lần. đồng thời tăng cường
tuần tra giám sát, đảm bảo không bị phá hủy. Thủy lôi có đặc điểm dễ
che giấu, công phá mạnh, có hiệu quả lâu dài, rải dễ phá khó. Tuy nhiên
thủy lôi là vũ khí thụ động một khi đã mở thông tuyến thì vô tác dụng.
Do vậy phải tuần tra thường xuyên và kịp thời bổ sung. Như ở Hải Phòng
2- 3 tháng bổ sung một lần; sông Thái Bình, Nam Hà, bổ sung 2 lần; Nghệ
An, Quảng Bình, Hà Tỉnh cách 2-3 ngày bổ sung một lần, các ngã ba sông
bổ sung đến hơn 20 lần. Chỉ riêng ở Vịnh Bắc Bộ thường xuyên có hơn 30
tàu tuần tra để ngăn cản tàu nước ngoài giúp phá mìn.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

2. Quân đội Nhân dân Việt Nam :



a. Xây dựng tổ chức hoàn thiện về phá dìm, tổ chức quan sát nghiêm
ngặt. Do quân Mỹ có ưu thế áp đảo, hầu như không hề gặp sự chống trả
nào khi rải mìn, trong khi đó binh lực, binh khí của Việt Nam rất hạn
chế. Chính vì vậy, hải quân Việt Nam đã thành lập “Bộ chỉ huy quét
mìn”, thống nhất tổ chức chỉ huy hải quân, bộ đội địa phương, dân quân
chiến đấu chống thủy lôi. Thiết lập mạng lưới quan sát và hệ thống báo
tin. Xây dựng phân đội công binh mò vớt mìn và phòng nghiên cứu tính
năng thủy lôi và phương pháp rà quét. Tổ chức quan sát là tiền đề cuộc
chiến đấu chống thủy lôi



Cách làm cụ thể của Việt Nam: Một là tổ chức lực lượng quan sát,
trong đó đài quan sát của hải quân chiếm 10 %, bộ đội địa phương, công
an 30%, dân quân, ngư dân chiếm 60%. Trang bị các thiết bị quan sát và
thông tin cùng vũ khí nhẹ cho các đài. Hai là phân bố hợp lý binh lực,
quan sát có trọng điểm, đài quan sát cố định và đài di động. Khu vực
trọng điểm 3-4 đài cách nhau khoảng 500 m. Chia khu vực quan sát theo
nguyên tắc kịp thời và định vị chính xác. Ba là kịp thời đánh dấu vị
trí mìn và khu có mìn. Thiết lập biển báo dễ cháy, kể cả ban đêm, không
bị sóng đánh trôi. Đối với khu vực trọng điểm còn bố trí người canh
phòng.


b. Nắm vững tính năng thủy lôi, nghiên cứu phương pháp rà quét. Để quét
thủy lôi mau chóng mở đường, khôi phục vận tải thủy, hải quân Việt Nam
trước hết cử thợ lặn vớt thủy lôi để tìm hiểu tính năng, đã lấy được
thủy lôi MK-42, độ nhạy loại này thấp, dải biến động lớn (0,1-3,2
miliau). Phát hiện trên bãi biển hai trái MK-52, loại này độ nhạy rất
thấp (10 au). Hai loại này dùng để phá tàu vừa và lớn. Sau khi nắm được
tính năng thủy lôi, Việt Nam bắt đầu sản xuất khí cụ và cho thử nghiệm
quét mìn. Lúc đó dùng biện pháp :


- Pháo kích. Ngày 26-5-1972. dùng pháo bờ biển Dữ Sơn và Cát Bà bắn
hàng ngàn quả đạn. phán đoán theo cột nước và tiếng nổ cho thấy hàng
chục trái MK-42 đã bị kích nổ.
- Dùng máy bay "AN-2" ném bộc phá. loại 5. 10, 20 kg: mỗi lần hai
chiếc, mang 40ó kì. thuốc nổ. Khi bộc phá nổ, xuất hiện các cột nước
cao khoảng 30 m. phỏng đoán là MK- 52 bị kích nổ.
- Dùng ca nô thả mìn hoặc bộc phá nổ mức nước sâu, cách này hiệu suất
thấp. Ngoài ra họ còn dùng các loại tàu để cho thủy lôi phát nổ. Kết
quả cho thấy. loại MK- 60 52 khi gặp tàu 5000 tấn sẽ nổ ở phần giữa
tàu, từ lúc khởi động đến nổ mất 14 giây. hiệu suất nổ 100% với tàu 800
lấn: 80% với tàu 100 tấn : thủy lôi không hoạt động.



c. Lấy đội phá mìn chuyên nghiệp của hải quân làm nòng cốt, tổ chức
các đội phá mìn cố định và cơ động, chia khu vực phụ trách, chủ yếu
theo địa giới. Dân quân tự về vùng biển được tổ chức phá thủy lôi,
thành tích cũng không nhỏ Nhúm, huyện Cát Hải dân quân dùng nam châm
phá được hơn 30 trái Mk-42



d. Kết hợp quét mìn và tránh mìn. Những tuyến đường quan trọng có
dẫn đường. Nhi binh, đánh lừa trinh sát địch. Tạo đường rút lui bí mật.



e. Kết hợp các phương pháp thô sơ và tiên tiến. Phát huy cao độ tính
sáng tạo của các cán bộ nghiên cứu khoa học, chế tạo hàng loạt các khí
tài khác nhau. Tự chế có : máy quét mìn PT-67 có thể kích nổ MK-42 từ
40-50m. Ống phao cuốn dây, ắc quy cấp điển có thể kích nổ MK-42 từ
60-80 m. Máy phát từ trường HT-5, T1 dùng máy phát điên 26kw cấp dòng
cho cuộn dây có thể kích nổ MK 4ỉ- từ luôm, MK- 52 từ 80m. Dùng dây
quấn quanh tàu đổ bộ, máy phát 39kw cấp điện có thể kích nổ MK-52 từ
96m. Ngoài ra còn dùng thuyền gỗ, bè tre cho các giá sắt, tấm tôn thả
theo dòng hoặc cố định lợi dụng triều xuống để kích nổ.

snipper

snipper
Thành Viên Cấp 5
Thành Viên Cấp 5

PHẦN NĂM

PHÁO BINH TÁC CHIẾN



I. Đặc điểm

1. Quân Mỹ-ngụy




a. Được dùng phổ biến nhất là một trong những điều kiện tiên quyết
trong tác chiến tấn công; chi viện pháo binh là một đảm bảo thắng lợi.
Trong tấn công, quân Mỹ-ngụy lấy xe tăng, thiết giáp làm lực lượng đột
kích chủ yếu, mặt khác không quân. pháo binh, bộ binh phối hợp chặt
chẽ. Trước khi tấn công, xây dựng căn cứ hỏa lực, tạo thành mạng cứ
điểm. Trước khi bộ binh tấn công một vài ngày tiến hành chuẩn bị hỏa
lực; trước tán công nửa giờ đến một giờ, trực tiếp chuẩn bị hỏa lực.
Nếu tấn công gặp trắc trở, bộ binh rút về, pháo binh lại chuẩn bị, thực
hiện xung kích lần thứ hai. Thường sử dụng hỏa lực qui mô lớn, mật độ
dày.


b. Pháo binh được dùng rất nhiều trong phản kích, pháo binh là một biện
pháp cơ bản trong phòng ngự. Khi phát hiện đối phương có ý đồ tấn công,
lập tức dùng hỏa lực pháo binh qui mô lớn phản kích, phá hoại sự chuẩn
bị của đối phương. Khi bị tấn công, pháo binh theo phương án có sẵn
phản kích, bán chặn từ xa đến gần, bịt đường rút và đột phá khẩu. Bộ
binh, xe tăng thiết giáp chủ yếu dựa vào công sự phản kích, nói chung
không ra khỏi công sự. Nếu trận địa bị đột phá, theo bộ binh kêu gọi,
pháo binh bắn xua đuổi và tiêu diệt đối phương. Nếu trận địa bị chiếm,
pháo binh sẽ phản kích diện rộng vào chính trận địa để sát thương địch.
Phản ứng của pháo binh khá nhanh, thường là 5-10 phút. Khi rút lui pháo
binh yểm trợ cho hộ binh rút bằng trực thăng hoặc thiết giáp.


c. Phối hợp với các binh chủng khác, tạo thành hệ thống phòng ngự đày
đặc. Kết hợp phòng ngự cố định và cơ động. Thường lấy tiểu đoàn làm đơn
vị cứ điểm. Lữ đoàn làm tập đoàn cứ điểm. Bố trí binh lực thường là 1/3
phòng ngự cố định; 213 phòng ngự ngoài cứ điểm 1-3 km. Cứ điểm bố trí
phối hợp bộ binh, và tăng, pháo, làm thành phòng ngự ba lớp. Vòng ngoài
là xe tăng, thiết giáp và bộ binh xen kẽ; vòng trong bộ binh là chính,
có xe tăng, thiết giáp. Chỉ huy sở và pháo binh ở giữa.


Cứ điểm phòng ngự của một tiểu đoàn quân Mỹ, ngoài một đại đội hoặc một
tiểu đoàn pháo binh trực thuộc, còn được chi viện từ trên không, từ
20-30 khẩu pháo xung quanh, và từ một hoặc hai tiểu đoàn pháo binh độc
lập ở gần đó. Để tạo thành mạng hỏa lực nhiều lớp và dày đặc. quân Mỹ
thực hiện như sau : Lấy hỏa lực pháo binh làm cơ sở, cùng hỏa lực không
quân bộ binh xa gần liên kết. Phân công nhiệm vụ hỏa lực cụ thể như sau
: Ngoài 5 km, máy bay ném bom oanh tạc; 2-5km máy bay chiến đấu oanh
kích; 300m-2km pháo binh bắn phá; 100-300m trực thăng vũ trang phong
tỏa; 100 m trở vào vũ khí bộ binh xạ kích.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết