Bạn đã từng nghe hoặc từng xem ở đâu đó về cụm từ “My Lai massacre” (Thảm sát Mỹ Lai). Mình đã từng nghe từ hồi nhỏ xíu, nhưng đến bây giờ, khi mình đã đủ lớn để hiểu thế nào là đau đớn, thế nào là dã man, thế nào là sự thảm khốc của chiến tranh, … mình cũng hiểu được tội ác của vụ thảm sát – mà cái tên của nó đã được ghi trong từ điển để ghi nhận những vụ thảm sát thường dân vô tội. Mình muốn chia sẻ với các bạn, những blogger của Việt Nam và thế giới, những chi tiết trong vụ án đang bi bưng bít, không nhằm mục đích gì khác ngoài việc để mọi người hiểu hơn về tội ác này và có một cái nhìn tường tận hơn về sự thật khi nó đang dần được phơi bày. Mỹ Lai, một làng thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, như mọi làng quê của Việt Nam, người dân ở đây hiền hòa, yêu lao động và ghét chiến tranh. Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già. Gần như không một quân nhân nào chống lại mệnh lệnh giết người. Vụ thảm sát này đã được ghi lại trong nhiều bức ảnh, nhưng vì nhiều hình ảnh quá đau lòng nên dramax chỉ post những hình ảnh đã được công khai trên các báo của Việt Nam (như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, …)
Cũng có một người Mỹ đã chống lại mệnh lệnh: “Tiêu diệt tất cả những gì chuyển động”. Phi công trực thăng Hugh Thompson, bằng cách đe dọa sẽ bắn họ bằng súng máy của chiếc trực thăng, đã bắt buộc các quân nhân tha cho 11 người phụ nữ và trẻ em, những người được ông di tản đi. Đội lái máy bay trực thăng đã được tặng thưởng Huy chương Quân nhân (Soldier’s Medal) 30 năm sau đó cho hành động can thiệp này.
Ngay sau vụ việc các sĩ quan chỉ huy đã tìm cách che đậy thảm sát này. Theo trình bày chính thức, tròn 20 thường dân đã chết không do cố ý trong lúc chiến đấu chống lại Việt Cộng. Chỉ đến ngày 5 tháng 12 năm 1969 mới xuất hiện một bài báo tường trình đầy đủ về vụ thảm sát trên tạp chí Life. Kế tiếp theo đó tạp chí Newsweek và Time cũng tường thuật về vụ việc này. Cả thế giới đã bị sốc. Chỉ có 4 quân nhân bị đưa ra tòa án quân sự. Người sĩ quan chỉ huy Calley bị tòa tuyên xử lao động bắt buộc chung thân nhưng được tổng thống Mỹ Richard Nixon ân xá thành 3 năm quản thúc tại gia. Nhà báo Seymour Hersh, người phát hiện ra tình huống bi kịch này đã nhận giải thưởng Pulitzer về tường thuật quốc tế năm 1970. Tường thuật của ông được minh họa bằng hình của nhà nhiếp ảnh Ron Haeberle. Người nhiếp ảnh này đã tham dự vào chiến dịch dưới tư cách là phóng viên quân đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ cho cái được gọi là "đếm xác" (body count) của thống kê quân sự. Các xác chết được chụp đã được các sĩ quan nhận dạng là những người Việt Cộng đã hy sinh. Thế nhưng người ta không gặp một người Việt Cộng nào trong làng và cũng không gặp kháng cự nào. Mặc dầu vậy quân đội Mỹ rất hài lòng với cuộc hành quân, không có quân nhân Mỹ nào chết hay bị thương và 128 người chết của phía bên kia. Phải mất 1 năm Hersh mới tìm được một nhà xuất bản sẵn sàng công bố câu chuyện và hình ảnh của ông. Việc xuất bản này đã đánh dấu một bước ngoặt trong cảm nghĩ của công chúng về Chiến tranh Việt Nam, cả ở Mỹ lẫn trong toàn bộ thế giới phương tây và đã góp phần quyết định vào việc tổng động viên của phong trào chống chiến tranh. Ngày nay, tại nơi đấy là một trung tâm tư liệu, khu chứng tích Sơn Mỹ, trong đó vụ việc được trình bày một cách trung lập. Bên cạnh làng ngày xưa là 2 tòa nhà: 1 trường học và 1 trung tâm văn hóa, được xây dựng và tài trợ bởi cựu quân nhân của Chiến tranh Việt nam. Hiện nay việc đưa tội ác này ra ánh sáng vẫn gặp nhiều khó khăn cản trở khi phía Mỹ liên tục bưng bít và che đậy những hồ sơ về vụ án. Là một người Việt Nam, mình thực sự đau lòng trước vụ thảm sát đồng bào ta, thực sự căm phẫn cho những người lính tự cho mình quyền sinh sát người vô tội. Còn bao nhiêu trẻ em đang nhiễm chất độc màu da cam, bao gia đình đang đau đớn với di chứng của chiến tranh để lại. Có thể chiến tranh đã qua đi, người ta đang hướng đến W.T.O, hay hoàn tất Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Nhưng, người ta không được quay lưng với quá khứ, không được che dấu những sự thật chống lại loài người. Tội ác cần được trừng trị, những nạn nhân cần được xin lỗi, cần được sự tạ tội. Thế hệ sau của những nạn nhân cần phải được đền bù. Đó mới là công lý, đó mới là dân chủ.
Cũng có một người Mỹ đã chống lại mệnh lệnh: “Tiêu diệt tất cả những gì chuyển động”. Phi công trực thăng Hugh Thompson, bằng cách đe dọa sẽ bắn họ bằng súng máy của chiếc trực thăng, đã bắt buộc các quân nhân tha cho 11 người phụ nữ và trẻ em, những người được ông di tản đi. Đội lái máy bay trực thăng đã được tặng thưởng Huy chương Quân nhân (Soldier’s Medal) 30 năm sau đó cho hành động can thiệp này.
Ngay sau vụ việc các sĩ quan chỉ huy đã tìm cách che đậy thảm sát này. Theo trình bày chính thức, tròn 20 thường dân đã chết không do cố ý trong lúc chiến đấu chống lại Việt Cộng. Chỉ đến ngày 5 tháng 12 năm 1969 mới xuất hiện một bài báo tường trình đầy đủ về vụ thảm sát trên tạp chí Life. Kế tiếp theo đó tạp chí Newsweek và Time cũng tường thuật về vụ việc này. Cả thế giới đã bị sốc. Chỉ có 4 quân nhân bị đưa ra tòa án quân sự. Người sĩ quan chỉ huy Calley bị tòa tuyên xử lao động bắt buộc chung thân nhưng được tổng thống Mỹ Richard Nixon ân xá thành 3 năm quản thúc tại gia. Nhà báo Seymour Hersh, người phát hiện ra tình huống bi kịch này đã nhận giải thưởng Pulitzer về tường thuật quốc tế năm 1970. Tường thuật của ông được minh họa bằng hình của nhà nhiếp ảnh Ron Haeberle. Người nhiếp ảnh này đã tham dự vào chiến dịch dưới tư cách là phóng viên quân đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ cho cái được gọi là "đếm xác" (body count) của thống kê quân sự. Các xác chết được chụp đã được các sĩ quan nhận dạng là những người Việt Cộng đã hy sinh. Thế nhưng người ta không gặp một người Việt Cộng nào trong làng và cũng không gặp kháng cự nào. Mặc dầu vậy quân đội Mỹ rất hài lòng với cuộc hành quân, không có quân nhân Mỹ nào chết hay bị thương và 128 người chết của phía bên kia. Phải mất 1 năm Hersh mới tìm được một nhà xuất bản sẵn sàng công bố câu chuyện và hình ảnh của ông. Việc xuất bản này đã đánh dấu một bước ngoặt trong cảm nghĩ của công chúng về Chiến tranh Việt Nam, cả ở Mỹ lẫn trong toàn bộ thế giới phương tây và đã góp phần quyết định vào việc tổng động viên của phong trào chống chiến tranh. Ngày nay, tại nơi đấy là một trung tâm tư liệu, khu chứng tích Sơn Mỹ, trong đó vụ việc được trình bày một cách trung lập. Bên cạnh làng ngày xưa là 2 tòa nhà: 1 trường học và 1 trung tâm văn hóa, được xây dựng và tài trợ bởi cựu quân nhân của Chiến tranh Việt nam. Hiện nay việc đưa tội ác này ra ánh sáng vẫn gặp nhiều khó khăn cản trở khi phía Mỹ liên tục bưng bít và che đậy những hồ sơ về vụ án. Là một người Việt Nam, mình thực sự đau lòng trước vụ thảm sát đồng bào ta, thực sự căm phẫn cho những người lính tự cho mình quyền sinh sát người vô tội. Còn bao nhiêu trẻ em đang nhiễm chất độc màu da cam, bao gia đình đang đau đớn với di chứng của chiến tranh để lại. Có thể chiến tranh đã qua đi, người ta đang hướng đến W.T.O, hay hoàn tất Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Nhưng, người ta không được quay lưng với quá khứ, không được che dấu những sự thật chống lại loài người. Tội ác cần được trừng trị, những nạn nhân cần được xin lỗi, cần được sự tạ tội. Thế hệ sau của những nạn nhân cần phải được đền bù. Đó mới là công lý, đó mới là dân chủ.