SGTT.VN - Để các bài học đạo đức bớt khô cứng, hầu hết các trường đã tự động tăng thêm các tiết học mang tính định hướng như câu chuyện đầu tuần, giáo dục kỹ năng sống, làm vườn trường, tham quan di tích văn hoá lịch sử… Nhiều thầy cô giáo ở TP.HCM đã sáng tạo các phương pháp giáo dục học sinh từ công việc lao động giản đơn, tiết học ngoại khoá, đến các trò chơi… giúp các em hình thành thói quen ứng xử chuẩn mực.
Giáo viên tìm “tuyệt chiêu”
Để giúp học sinh hiểu được bài, nhiều giáo viên cho biết phải có “chiêu” riêng và đầu tư khá nhiều công sức. Với cô Ngọc Dung, trường THPT Mạc Đĩnh Chi, mỗi bài học cô phải cố gắng tìm được mối dây liên hệ với thực tế, đưa ra các ví dụ gần gũi, đặc biệt là dùng từ ngữ sao cho các em dễ tiếp thu nhất. Cô tâm sự: “Để làm được điều đó, giáo viên cần có nhiều vốn sống, kinh nghiệm giảng dạy và hiểu được tâm lý học trò”. Thầy Nguyễn Thành Long, giáo viên môn giáo dục công dân trường THCS Nguyễn Gia Thiều chia sẻ: “Để giúp học sinh yêu thích môn học này, phải dùng nhiều cách như cho các em xem phim, clip, bài báo, còn nếu chỉ cho các em học theo sách giáo khoa các em sẽ chán ngay”.
Hiện nay, ở cấp trung học phổ thông bộ đã phát hành năm cuốn tài liệu kỹ năng sống dạng lồng ghép qua các bộ môn: giáo dục công dân, văn học, lịch sử, sinh học, địa lý và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, các giáo viên phụ trách các bộ môn trên có trách nhiệm dạy cả kỹ năng sống. Nhiều hiệu trưởng thừa nhận, cái khó là xác định vai trò của giáo viên và phương pháp giảng dạy thế nào cho hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Yến Trinh, hiệu trưởng trường THPT Trần Khai Nguyên chia sẻ: “Năm học 2010 – 2011, trường đã mời các chuyên gia tâm lý, giáo dục để tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề phương pháp dạy kỹ năng sống cho toàn bộ giáo viên trường”. Nhiều trường còn không ngại mời chuyên gia bên ngoài về trường “thỉnh giảng” cho cả thầy lẫn trò.
Cô Đinh Thị Mỹ Hạnh, tổ trưởng môn văn trường THPT Trần Khai Nguyên tâm sự: “Mục đích lồng ghép các nội dung kỹ năng sống vào các giờ bộ môn là để hỗ trợ học sinh có kiến thức, biết ứng dụng vào thực tế. Nhưng, cần lưu ý rằng phải có sự chọn lọc phù hợp về độ tuổi cũng như sở thích của học sinh và tránh tình trạng cháy giáo án, vì thời gian dành cho các môn cũng khá eo hẹp. Nói một cách ví von là dạy kỹ năng sống giống như nấu ăn vậy, biết nêm nếm vừa phải thì mới cho ra món ăn ngon”.
Khi lớp học là ngôi nhà thứ hai
Ông Nguyễn Văn Tri, hiệu trưởng trường tiểu học Võ Trường Toản cho biết, ông quan niệm nhà trường phải là ngôi nhà thứ hai của các em, bởi năm năm tiểu học là giai đoạn rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách học sinh. Ngay đầu năm học, thay vì đọc diễn văn dài dòng, nhà trường chỉ nói với các bậc cha mẹ về phương pháp: đó là phụ huynh phải thống nhất với trường không chạy theo điểm số, không tạo áp lực lên học sinh. “Mục tiêu của bậc tiểu học là hình thành những cơ sở kiến thức ban đầu cho trẻ. Không nên tập trung công sức quá nhiều vào kiến thức mà bỏ qua những hoạt động sống khác, những điều mà nếu bỏ qua, các em sẽ không bao giờ có dịp quay trở lại nữa”, ông Tri nói. Từ khi lập hộp thư “Điều em muốn nói”, trường thường xuyên nhận được những lá thư trong đó học sinh thổ lộ nhiều bức xúc như cha mẹ lục đục, các em bị bạo hành, bị thầy cô đối xử bất công… từ đó giáo viên có hướng giáo dục, hoặc điều chỉnh cách thức đối xử với các em.
Cô Nguyễn Thị Kim Ân, hiệu trưởng trường tiểu học Trần Bình Trọng cho biết, tuỳ từng nội dung mỗi lá thư, nếu là những góp ý về phương pháp giảng dạy, cách cư xử của giáo viên, ban giám hiệu trường sẽ làm việc ngay với giáo viên, nếu là những lời than thở về gia đình, thư sẽ được chuyển cho giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh đọc. Cô Võ Ngọc Thu, trưởng phòng giáo dục quận 5, nhận xét: “Từ tâm sự của các em, chúng tôi nhận ra rằng học sinh mong chờ rất nhiều nơi trách nhiệm thầy cô, nhà trường. Điều quan trọng là chúng ta có tạo điều kiện để các em cởi mở tâm hồn mình hay không. Khi nhà trường được các em tin tưởng thì gia đình và xã hội sẽ rất yên tâm, vì nhà trường là nhịp cầu để các em và gia đình hiểu nhau hơn”.
Nên người từ “trường xanh, lớp xanh”
Từ năm học 2010 – 2011, sau khi được sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM khuyến khích, vườn trong trường học đã hình thành ở nhiều nơi với nhiều mức độ khác nhau tuỳ điều kiện mỗi trường. Những vườn trường đầu tiên được xây dựng ở các tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1), Lương Thế Vinh (Thủ Đức), An Phú 1 (Củ Chi), Đông Ba (Phú Nhuận). Có nơi diện tích nhỏ hẹp như trường tiểu học Trần Bình Trọng (quận 5), học sinh được thầy cô khuyến khích trồng cây trên hành lang lớp học, trên bệ cửa sổ, góc cầu thang… Đặc biệt trường tiểu học Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú) còn có hẳn một vườn thú với hàng chục loài gia súc, gia cầm.
Mô hình vườn trường đã góp phần tích cực đối với việc dạy người, bên cạnh giờ học trên lớp và các hoạt động khác. Ông Lê Tiến Thành, vụ trưởng vụ Giáo dục tiểu học, bộ Giáo dục và đào tạo nhận định: “Xây dựng vườn hoa, thảm xanh trong trường học ngoài việc tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, còn có tác dụng giáo dục học sinh ý thức tích cực tham gia chăm sóc, bảo vệ cảnh quan, môi trường”.
Giáo viên tìm “tuyệt chiêu”
Để giúp học sinh hiểu được bài, nhiều giáo viên cho biết phải có “chiêu” riêng và đầu tư khá nhiều công sức. Với cô Ngọc Dung, trường THPT Mạc Đĩnh Chi, mỗi bài học cô phải cố gắng tìm được mối dây liên hệ với thực tế, đưa ra các ví dụ gần gũi, đặc biệt là dùng từ ngữ sao cho các em dễ tiếp thu nhất. Cô tâm sự: “Để làm được điều đó, giáo viên cần có nhiều vốn sống, kinh nghiệm giảng dạy và hiểu được tâm lý học trò”. Thầy Nguyễn Thành Long, giáo viên môn giáo dục công dân trường THCS Nguyễn Gia Thiều chia sẻ: “Để giúp học sinh yêu thích môn học này, phải dùng nhiều cách như cho các em xem phim, clip, bài báo, còn nếu chỉ cho các em học theo sách giáo khoa các em sẽ chán ngay”.
Hiện nay, ở cấp trung học phổ thông bộ đã phát hành năm cuốn tài liệu kỹ năng sống dạng lồng ghép qua các bộ môn: giáo dục công dân, văn học, lịch sử, sinh học, địa lý và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, các giáo viên phụ trách các bộ môn trên có trách nhiệm dạy cả kỹ năng sống. Nhiều hiệu trưởng thừa nhận, cái khó là xác định vai trò của giáo viên và phương pháp giảng dạy thế nào cho hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Yến Trinh, hiệu trưởng trường THPT Trần Khai Nguyên chia sẻ: “Năm học 2010 – 2011, trường đã mời các chuyên gia tâm lý, giáo dục để tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề phương pháp dạy kỹ năng sống cho toàn bộ giáo viên trường”. Nhiều trường còn không ngại mời chuyên gia bên ngoài về trường “thỉnh giảng” cho cả thầy lẫn trò.
Cô Đinh Thị Mỹ Hạnh, tổ trưởng môn văn trường THPT Trần Khai Nguyên tâm sự: “Mục đích lồng ghép các nội dung kỹ năng sống vào các giờ bộ môn là để hỗ trợ học sinh có kiến thức, biết ứng dụng vào thực tế. Nhưng, cần lưu ý rằng phải có sự chọn lọc phù hợp về độ tuổi cũng như sở thích của học sinh và tránh tình trạng cháy giáo án, vì thời gian dành cho các môn cũng khá eo hẹp. Nói một cách ví von là dạy kỹ năng sống giống như nấu ăn vậy, biết nêm nếm vừa phải thì mới cho ra món ăn ngon”.
Khi lớp học là ngôi nhà thứ hai
Ông Nguyễn Văn Tri, hiệu trưởng trường tiểu học Võ Trường Toản cho biết, ông quan niệm nhà trường phải là ngôi nhà thứ hai của các em, bởi năm năm tiểu học là giai đoạn rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách học sinh. Ngay đầu năm học, thay vì đọc diễn văn dài dòng, nhà trường chỉ nói với các bậc cha mẹ về phương pháp: đó là phụ huynh phải thống nhất với trường không chạy theo điểm số, không tạo áp lực lên học sinh. “Mục tiêu của bậc tiểu học là hình thành những cơ sở kiến thức ban đầu cho trẻ. Không nên tập trung công sức quá nhiều vào kiến thức mà bỏ qua những hoạt động sống khác, những điều mà nếu bỏ qua, các em sẽ không bao giờ có dịp quay trở lại nữa”, ông Tri nói. Từ khi lập hộp thư “Điều em muốn nói”, trường thường xuyên nhận được những lá thư trong đó học sinh thổ lộ nhiều bức xúc như cha mẹ lục đục, các em bị bạo hành, bị thầy cô đối xử bất công… từ đó giáo viên có hướng giáo dục, hoặc điều chỉnh cách thức đối xử với các em.
Cô Nguyễn Thị Kim Ân, hiệu trưởng trường tiểu học Trần Bình Trọng cho biết, tuỳ từng nội dung mỗi lá thư, nếu là những góp ý về phương pháp giảng dạy, cách cư xử của giáo viên, ban giám hiệu trường sẽ làm việc ngay với giáo viên, nếu là những lời than thở về gia đình, thư sẽ được chuyển cho giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh đọc. Cô Võ Ngọc Thu, trưởng phòng giáo dục quận 5, nhận xét: “Từ tâm sự của các em, chúng tôi nhận ra rằng học sinh mong chờ rất nhiều nơi trách nhiệm thầy cô, nhà trường. Điều quan trọng là chúng ta có tạo điều kiện để các em cởi mở tâm hồn mình hay không. Khi nhà trường được các em tin tưởng thì gia đình và xã hội sẽ rất yên tâm, vì nhà trường là nhịp cầu để các em và gia đình hiểu nhau hơn”.
Nên người từ “trường xanh, lớp xanh”
Từ năm học 2010 – 2011, sau khi được sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM khuyến khích, vườn trong trường học đã hình thành ở nhiều nơi với nhiều mức độ khác nhau tuỳ điều kiện mỗi trường. Những vườn trường đầu tiên được xây dựng ở các tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1), Lương Thế Vinh (Thủ Đức), An Phú 1 (Củ Chi), Đông Ba (Phú Nhuận). Có nơi diện tích nhỏ hẹp như trường tiểu học Trần Bình Trọng (quận 5), học sinh được thầy cô khuyến khích trồng cây trên hành lang lớp học, trên bệ cửa sổ, góc cầu thang… Đặc biệt trường tiểu học Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú) còn có hẳn một vườn thú với hàng chục loài gia súc, gia cầm.
Mô hình vườn trường đã góp phần tích cực đối với việc dạy người, bên cạnh giờ học trên lớp và các hoạt động khác. Ông Lê Tiến Thành, vụ trưởng vụ Giáo dục tiểu học, bộ Giáo dục và đào tạo nhận định: “Xây dựng vườn hoa, thảm xanh trong trường học ngoài việc tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, còn có tác dụng giáo dục học sinh ý thức tích cực tham gia chăm sóc, bảo vệ cảnh quan, môi trường”.