Chẳng biết mùa Thu đã qua và mùa Đông đã về chưa? Nhưng mùa này lá bàng dường như đỏ thêm.
Tôi khoác chiếc áo mùa Đông đi xuống phố giữa một chiều bầu trời có một vài cơn gió lạ.
Ngày vẫn trôi, giữa dòng người chen chúc, còn tôi vẫn không hối hả. Những tần số âm thanh giữa dòng đời dao động xuôi ngược dội về.
Đây không phải là một câu chuyện kể, mà tôi đã nhìn thấy rất thực.
Có một người đàn bà, trên tay mình ôm một con thú nhồi bông vừa bước những bước chân vô hồn và miệng lẩm bẩm, giọng người đàn bà đứt quãng thốt lên những ngôn ngữ không bày biện. “Hãy nhận đi, làm ơn hãy nhận nó như một phần đời của chúng ta…”. Rồi người phụ nữ nhoài người đưa bàn tay chới với quờ quạng như đang tìm bấu víu một điều gì đang mong. Bất ngờ một tiếng thét động lòng tôi đến xanh xao, theo sau đó là khuôn mặt của người đàn bà có nụ cười khanh khách trong trẻo đến thơ ngây.
Nhiều người đi đường, ai cũng ái ngại tránh ánh nhìn của người thiếu phụ. Riêng tôi, tôi nhìn thật kỹ mảnh linh hồn thực mỏng manh của người đàn bà ấy. Ẩn bên trong đôi mắt thật buồn kia đang âm ỉ một bị kịch, và tôi đặt tên cho người đàn bà tôi gặp là “hồng nhan”.
Trong tôi khi đấy trỗi dậy một nỗi ham sống quá mãnh liệt, bởi tôi nhận ra một điều từ ẩn ngữ của người đàn bà kia. Mảnh hình hài ảo giả người đang ôm trên tay cầu cứu sự sống đó có thể là một sinh linh.
Tôi ném một ánh nhìn cực mạnh về phía hư vô, bi kịch ở chỗ có thể người đàn bà ấy bị bỏ rơi và sinh linh kia có thể đã vùi quên giữa cuộc đời.
Tôi vẫn chậm rãi đi tiếp, giật mình bởi tiếng khua của đôi guốc mộc trên con đường phố thị, đó là tiếng gõ lóc cóc của một ông lão bán phở. Chòng chành nhiều hình ảnh chân quê hiện về trong tôi.
Những sôi nổi phố thị đã đến lúc dịu khúc, thèm một cuộc quay trở lại chốn quê rồi ngửa mặt hôn lên bao la và chạy nhảy đôi chân trần trên đồng cỏ.
Nơi đó, có những đêm tôi chong đèn nghịch tìm trong hang tối, nằm ngả nghiêng úp tai và lắng nghe chú dế mèn kéo một khúc biến tấu mang âm hưởng của lời nhạc cổ điển.
Dường như tôi nhớ. Vào cái thời thiếu nữ, tôi thèm một tiếng hót vành khuyên đậu trên vai khi tôi thấm mệt, chỉ là mong mang về cho mình một bụm gió bình yên thôi mà.
Ngày vẫn trôi, trở về với thực tại, những giấc mơ cứ xói mòn dần trong ảo giác. Tôi chậm rãi đi về phía có bóng người đàn bà khi nãy. Gương mặt hư hao cúi đầu lầm than như mê mờ đang muốn tìm một điều gì kìm nén để kích ngất từng cơn khát giữ.
Chẳng biết người đàn bà này đã từng giấm vào đời ai? Nghẹn ngào lời, khi tôi nhìn thấy ông lão bán phở ghé sát người đàn bà và trao cho người một bát phở đang bốc khói. Người đàn bà mỉm cười, gương mặt rạng rỡ rồi gật gù cười thầm rất duyên, giống như người hành khất vừa nhặt được chiếc bị vàng.
Mắt tôi rưng cay. Có những khoảnh khắc mang một ý niệm thâm trường xâu xa như thế này giữa những mảnh đời lầm than cơ cực, chỉ có thể họ mới hiểu được ngôn ngữ thuộc tầng lớp hoa nan.
Phải chăng. Bởi vì đó là những giao cảm không lời.
Tôi khoác chiếc áo mùa Đông đi xuống phố giữa một chiều bầu trời có một vài cơn gió lạ.
Ngày vẫn trôi, giữa dòng người chen chúc, còn tôi vẫn không hối hả. Những tần số âm thanh giữa dòng đời dao động xuôi ngược dội về.
Đây không phải là một câu chuyện kể, mà tôi đã nhìn thấy rất thực.
Có một người đàn bà, trên tay mình ôm một con thú nhồi bông vừa bước những bước chân vô hồn và miệng lẩm bẩm, giọng người đàn bà đứt quãng thốt lên những ngôn ngữ không bày biện. “Hãy nhận đi, làm ơn hãy nhận nó như một phần đời của chúng ta…”. Rồi người phụ nữ nhoài người đưa bàn tay chới với quờ quạng như đang tìm bấu víu một điều gì đang mong. Bất ngờ một tiếng thét động lòng tôi đến xanh xao, theo sau đó là khuôn mặt của người đàn bà có nụ cười khanh khách trong trẻo đến thơ ngây.
Nhiều người đi đường, ai cũng ái ngại tránh ánh nhìn của người thiếu phụ. Riêng tôi, tôi nhìn thật kỹ mảnh linh hồn thực mỏng manh của người đàn bà ấy. Ẩn bên trong đôi mắt thật buồn kia đang âm ỉ một bị kịch, và tôi đặt tên cho người đàn bà tôi gặp là “hồng nhan”.
Trong tôi khi đấy trỗi dậy một nỗi ham sống quá mãnh liệt, bởi tôi nhận ra một điều từ ẩn ngữ của người đàn bà kia. Mảnh hình hài ảo giả người đang ôm trên tay cầu cứu sự sống đó có thể là một sinh linh.
Tôi ném một ánh nhìn cực mạnh về phía hư vô, bi kịch ở chỗ có thể người đàn bà ấy bị bỏ rơi và sinh linh kia có thể đã vùi quên giữa cuộc đời.
Tôi vẫn chậm rãi đi tiếp, giật mình bởi tiếng khua của đôi guốc mộc trên con đường phố thị, đó là tiếng gõ lóc cóc của một ông lão bán phở. Chòng chành nhiều hình ảnh chân quê hiện về trong tôi.
Những sôi nổi phố thị đã đến lúc dịu khúc, thèm một cuộc quay trở lại chốn quê rồi ngửa mặt hôn lên bao la và chạy nhảy đôi chân trần trên đồng cỏ.
Nơi đó, có những đêm tôi chong đèn nghịch tìm trong hang tối, nằm ngả nghiêng úp tai và lắng nghe chú dế mèn kéo một khúc biến tấu mang âm hưởng của lời nhạc cổ điển.
Dường như tôi nhớ. Vào cái thời thiếu nữ, tôi thèm một tiếng hót vành khuyên đậu trên vai khi tôi thấm mệt, chỉ là mong mang về cho mình một bụm gió bình yên thôi mà.
Ngày vẫn trôi, trở về với thực tại, những giấc mơ cứ xói mòn dần trong ảo giác. Tôi chậm rãi đi về phía có bóng người đàn bà khi nãy. Gương mặt hư hao cúi đầu lầm than như mê mờ đang muốn tìm một điều gì kìm nén để kích ngất từng cơn khát giữ.
Chẳng biết người đàn bà này đã từng giấm vào đời ai? Nghẹn ngào lời, khi tôi nhìn thấy ông lão bán phở ghé sát người đàn bà và trao cho người một bát phở đang bốc khói. Người đàn bà mỉm cười, gương mặt rạng rỡ rồi gật gù cười thầm rất duyên, giống như người hành khất vừa nhặt được chiếc bị vàng.
Mắt tôi rưng cay. Có những khoảnh khắc mang một ý niệm thâm trường xâu xa như thế này giữa những mảnh đời lầm than cơ cực, chỉ có thể họ mới hiểu được ngôn ngữ thuộc tầng lớp hoa nan.
Phải chăng. Bởi vì đó là những giao cảm không lời.