DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

You are not connected. Please login or register

Truyện dài: Anh Là Số Một

Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 3 trang]

1Truyện dài: Anh Là Số Một Empty Truyện dài: Anh Là Số Một 2012-09-13, 9:47 pm

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Tập 1

Bóng nắng chiều đổ dài. Tháng tám âm lịch, hiếm có một buổi chiều đẹp như vậy. Sau những ngày bị ảnh hưởng thời tiết bão rồi áp thấp nhiệt đới, cỏ cây như được sưởi ấm, mặt đất bắt đầu khô ráo. Những con đường rẽ vào thôn xóm cũng dần khô các đoạn lầy lội.

Được lệnh của bà Tứ là phải tranh thủ về sớm nên gom bẻ hơn hai ôm củi, Búp chất lên chiếc xe đạp cũ nát đẩy về nhà.

Nhà Búp cách bến sông chỉ vài trăm mét. Ngôi nhà ngói, tường xây, nền lát gạch bông, rộng rãi và có hành lang thoáng mát.

Nhưng cũng như những láng giềng xung quanh, nhà chỉ có khoảng sân trước đặt đủ hơn mười chậu cây cảnh và khoảng đất sau hè trồng giàn mướp, vài cây ổi, khế, mận lấy bóng mát là chủ yếu. Vuông đất vườn của gia đình thì ở sân trong xóm, cách nhà khoảng hơn cây số, rộng hơn hai công trồng đủ thứ cây trái. Dừa, bưởi, xoài, xoài, nhãn, mận ... cho tới đu đủ, chuối. Dưới gốc cây, xen lẫn trong đám cỏ là rất nhiều loại rau có thể nấu canh hoặc luộc. Như là cải trời, rau má, rau dền, mồng tơi, bình bát, nhãn lồng ... Chưa hết, mặt nước những con mương trong vườn còn thả trồng rau muống, rau nhút, theo mé là môn ngọt.

Trong vườn bà Tứ cho cất một căn chòi nhỏ để đụt mưa tránh nắng. Rộng hơn sáu thước vuông và có kê một cái giường manh liếp cũ kỹ. Nó là căn nhà chòi nhưng lại lý tưởng để Búp học bài, vì ở đây thật yên tĩnh. Nếu có chăng thì không gian chỉ bị khuấy động bởi lá cây khua vì gió, mấy chú chim non đuổi nhau, chuyện trò ríu rít về những điều mới lạ vừa khám phá được trong vườn.

Hôm nay cũng vậy, ăn cơm rồi rửa chén xong, Búp đi vườn kiếm củi, không quên mang theo tập vở và tranh thủ học bài được gần một tiếng đồng hồ.

Về gần tới nhà, Búp gặp thím Hai. Nhà thím cách nhà Búp một khoảng đất trống và nhà ông Bảy Hành.

Nhìn hai bó củi to tướng kềnh càng trên sườn xe đạp rồi lại ngó khuôn mặt bết mồ hôi lẫn bụi bặm của Búp, thím Hai lột cái nón lá trên đầu xuống phe phẩy quạt cho Búp. Vừa quạt, thím vừa chép miệng ca cẩm:

- Coi đó mặt mũi tèm lem hà! Trời còn nắng mà hổng chịu đội nón vậy con?

Thiệt ... bà Tứ thiệt là có phước lớn mới được đứa con siêng năng mau mắn như vầy. Búp à con học lớp ba hả?

- Dạ, lớp bốn rồi thím Hai ơi.

Thím Hai tặc lưỡi:

- Chậc! Lẹ quá. Mới đó mà đã lớp bốn rồi. Nè, con còn phải học hành nữa chớ Búp. Gì mà ngày nào cũng vô vườn kiếm củi, không thì xách chài ra sông kiếm cá. Thím bày con nghe. Ba mày có về thì theo tỉ tê xin ba mua bếp gas mà nấu, mày đỡ phải đi vườn cho cực con à. Nghe lời thím đi:

Búp cười, khoe cái răng sún:

- Trời ơi! Nhà con có bếp gas chớ bộ, thím Hai. Ba con mua ở Sài Gòn lận đó. Nhưng mà má con kêu nấu gas tốn tiền nhiều quá. Củi trong vườn cả đống, bỏ thì phí. Con cũng thấy như vậy. Mà đâu có cực nhọc gì đâu thím Hai!

Thím Hai xoa đầu Búp, lại chép miệng cái nữa và mắng yêu:

- Mồ tổ mày! Bù đầu vầy mà nói hổng cực! Thôi, con về đi. Thím cũng phải vô xóm có việc. Đứng giữa đường nói chuyện rủi mày bị má mày la nữa thì phiền!

Chụp nón lá trở lên đầu, thím quày quả bước đi. Búp cũng tiếp tục đẩy xe củi về nhà.

Con bé Thảo Uyên đang ngồi đong đưa trên ghế xích đu trước hiên nhà. Nó mặc bộ đồ mới, có lẽ đã tắm gội sạch sẽ. Mái tóc dài đến vai hãy còn ướt nước.

Vừa trông thấy Búp, nó lập tức dẩu môi lên:

- Trời ơi! Chỉ có hai ba bó củi mà lâu ơi là lâu. Má dặn về sớm. Mày hổng nhớ hay sao mà cà rịch cà tang vậy hả?

Búp tiếp tục đẩy xe ra phía sau nhà. Vừa đi, Búp vừa đáp với lại:

- Thì tao về sớm đó chớ bộ. Mọi bữa phải gần năm giờ. Hôm nay mới hơn ba giờ chớ mấy.

Có lẽ những lời đối đáp của hai đứa lọt vào tai bà Tứ.

Bà xuất hiện ở ngưỡng cửa nhà sau đúng lúc Búp dừng xe, bật chân chống và đỡ bó củi xuống.

Tất tả chạy ra, bà Tứ hối thúc Búp:

- Được rồi, mày để đó má làm cho. Mày đem cặp sách vô nhà, soạn đồ đi tắm rửa gội đầu nhanh đi. Ba mày về tới bây giờ đó.

Búp ngớ ra. Hèn chi! Ba sắp về nên má mới đối xử tốt với Búp. Tại sao Búp không nhớ ra sớm hơn nhỉ?

Búp tự trách mình ngốc nghếch. Thường ngày Búp luôn phải làm hết chuyện này đến việc kia, trong khi nhỏ Thảo Uyên toàn là chơi. Thậm chí bài tập cô giáo cho về nhà Búp cũng phải làm cho nó. Nhưng cứ tới ngày ông Tứ về thì lại khác. Búp được tắm rửa sạch sẽ, diện bộ đồ mới và không phải làm gì cả!

Búp háo hức hẳn lên. Ba về thì thứ nhất là có quà. Kế đến ... chắc ngày mai vừa được ăn ngon vừa được đi chơi nữa. Thích ghê!

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Búp đem cặp sách vô nhà, rửa tay rồi soạn bộ đồ mới. Bộ đồ vải katê hoa màu xanh ngọc mà Búp thích nhất.

Bà Tứ may cho hai đứa hai bộ đồ giống nhau. Bộ của Búp còn mới, của Thảo Uyên thì dã sờn rách và nó vứt bỏ từ lâu. Thế là bà Tứ may cho nó thêm một bộ nữa. Nó vùng vằng bắt mẹ không được may cho Búp. Nó muốn nó phải là số một. Phải được mẹ ưu tiên nhiều hơn.

Búp chưa đủ khôn ngoan để thắc mắc về thái độ kỳ quặc của mẹ và Thảo Uyên dành cho mình. Trong nhà này chỉ có ba là thương yêu ngọt ngào với Búp. Nhưng ba lại đi làm ăn xa quanh năm.

Năm giờ chiều, ông Tứ về tới. Cổng mở rộng nhưng ông vẫn nhấn kèn inh ỏi. Ông nhìn vào thềm nhà và nở nụ cười rạng rỡ vui mừng. Hai cô con gái đang đứng trên thềm chực ào ra sân mừng đón cha. Mặt đứa nào cũng thật hớn hở!

Xe ông Tứ vừa qua cổng, cả hai chị em cùng reo to:

- Ba! Ba về rồi!

Thảo Uyên hích Búp một cái xiểng niểng. Nó chạy xuống thềm, láu táu:

- Ba ơi ba! Ba có mua quà cho con không ba? Ở nhà con nghe lời má. Đến lớp con được sáu cái điểm mười đó ba.

Ông Tứ dừng xe, vừa bật chân chống, ông vừa vỗ vỗ lên chiếc vali căng phồng ở trước sườn xe và nói:

- Tất nhiên, ba phải có quà cho hai cô công chúa của ba chứ!

Thảo Uyên phùng má:

- Nhưng mà ba phải cho con quả nhiều hơn Búp thì con mới chịu. Ở nhà con ngoan hơn nó mà.

Búp nhìn Thảo Uyên lom lom. Con nhỏ thiệt là nói dối không biết ngượng tí nào! Nó được mẹ nuông chiều nên làm tới. Bài vở được điểm mười thì cũng nhờ Búp làm giùm đó thôi. Búp ấm ức nhưng không dám lên tiếng. Bà mẹ đứng gần đó với gương mặt vui vẻ. Nhưng Búp biết nếu Búp tố cáo Thảo Uyên thì bà sẽ sa sầm mặt và vài ngày sau, khi mà ba đi rồi thì những gì tồi tệ nhất sẽ đổ xuống đầu Búp hết. Đã có một lần như vậy khiến Búp nhớ đời!

Ông Tứ vô tư phàn nàn bằng một câu so sánh:

- Coi con đó! Làm chị mà đòi hỏi mè nheo. Nhìn Búp kìa! Em con nó đâu có như vậy?

Bà Tứ lập tức lên tiếng:

- Mình sao ... Là chị thì được nhiều quà một chút cũng đương nhiên thôi mà.

Người lớn được số lớn, kẻ nhỏ được số nhỏ. Phải có tôn ti trật tự chứ!

Ông Tứ cười xòa:

- Đương nhiên, đương nhiên. Đại công chúa phải nhất rồi. Mình không phải lo đâu. Cả đống quà đây nè.

Chiếc vali sang qua tay bà Tứ và Thảo Uyên lẹ bước đi theo mẹ.

Búp lừng chừng ngước nhìn ba. Không biết ba có hiểu những gì Búp muốn nói với ba không mà ba xoa đầu Búp cùng một cái nháy mắt.

Khỏi phải nói, nhỏ Thảo Uyên vui mừng hớn hở tới mức nào. Phần quà dành cho nó là chiếc áo đầm với nhiều dún bèo bằng ren kim tuyến màu trắng in hình chú chó bông mũm mĩm đang lim dim tận hưởng từ bông hoa mà chú cầm trên tay. Nó giành luôn chiếc đầm màu xanh ngọc mà ông Tứ mua cho Búp. Về cái phần ma lanh ngoa ngoắt thì Thảo Uyên y chang mẹ.

Nó bảo:

- Dáng điệu con Búp mặc váy đầm coi hổng được đâu ba ơi. Để con mặc cái áo này. Nó mặc bộ đồ tây với bộ đồ bông là được rồi. Phải không Búp?

Tuy không bằng chiếc màu trắng nhưng chiếc áo đầm màu xanh Búp vừa ướm thử đã thấy thích. Nhưng cái gì Thảo Uyên “chiếm” rồi thì đừng hòng ai thay đổi! Búp đành phải nhường cho nó.

Buồn vì mình bị chiếm dụng phần lớn số quà của ba nhưng Búp được an ủi bằng bữa cơm chiều thịnh soạn. Có chả trứng, mì xào, lẩu hải sản thịt kho, cá hấp cuốn bánh tráng. Y như ăn tiệc!

Ăn xong, Búp lanh lẹ bưng bê chén đĩa xuống nhà để rửa.

Ông Tứ bảo vợ:

- Mình đi rửa chén đi. Bảo con Búp làm như vậy sao được.

Bà Tứ cười thật ngọt:

- Con gái anh siêng làm lắm. Bây giờ bảo nó ngồi chơi nó cũng không chịu đâu.

Nhỏ Thảo Uyên thì đang khui túi kẹo rau câu. Những cây kẹo rau câu trong bóng, màu xanh, vàng, hồng, tím thật hấp dẫn!

Ông Tứ vỗ lưng con gái:

- Uyên nè! Con xuống bếp phụ em con một tay đi con!

Thảo Uyên trề môi:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Thôi đi ba ơi! Để một mình nó làm được rồi. Con xen vô là bị nó chê rửa hổng sạch, là vướng tay vướng chân nó.

Khi mọi việc xong xuôi thì đã hơn tám giờ tối. Búp cũng chẳng còn mấy phút để nói chuyện với ba. Nhỏ Thảo Uyên đã chui vào phòng ngủ sau một hồi gà gật ngáp dài ngáp vắn. Bà Tứ bảo ông vừa đi xa về, nên nghỉ ngơi sớm.

Ông Tứ nói với Búp trước khi đi ngủ:

- Con gái à! Ngủ ngon nghe! Sáng mai cả nhà mình ra thị xã chơi. Ba sẽ có thêm quà cho con.

Lại có thêm quà nữa ư? Búp nôn nao lẫn lo lắng. Búp nóng lòng muốn biết ba sẽ cho mình cái gì. Đồng thời lo Thảo Uyên sẽ giành về phần nó như áo quần lúc chiều.

Mặc dù nôn nao nên thao thức đến tận khuya mới ngủ nhưng sáng hôm sau Búp dậy rất sớm. Trong khi Thảo Uyên soạn áo quần mới ra để thay thì Búp nấu ấm nước pha bình trà cho ba và ra nhà sau mở cửa chuồng gà, ném cho chúng mấy nắm thóc. Hai chị gà mái, một đang giữ bầy con gần lẻ mẹ, một bắt đầu quần ổ chuẩn bị đẻ và một con gà trống.

Làm như không thấy Búp lui cui sau nhà gà ăn, bà Tứ cao giọng réo gọi:

- Búp à! Mày rề rề gì lâu vậy? Vô thay đồ rồi cả nhà cùng đi nè. Nhanh lên!

Búp dạ to, chạy vô. Chẳng cần nhiều thời gian, với Búp, chỉ mươi phút là thay xong bộ đồ tây và chải tóc suôn sẻ đàng hoàng!

Ông Tứ chở vợ và hai cô con gái trên chiếc Honda Dream vẫn còn đỏ bụ đường hôm qua. Cả nhà ra thị xã, cách đó hơn sáu cây số.

Sau hơn một tháng đi làm ăn ở xa, nay về nhà, ông Tứ xài sang đưa cả gia đình đi ăn sáng bên ngoài - tiệm phở chú Tài, nổi tiếng ở thị xã.

Ăn xong, nhân tiện bà Tứ mua thức ăn bên chợ thị xã luôn.

Búp không hiểu biết nhiều chuyện làm ăn của ba má, nhưng nghe hai người nói với nhau thì công việc đang rất thuận lợi. Cả hai người rất vui.

Mà khi vui thì người ta tỏ ra dễ dãi, hề hà. Bà Tứ không cần Búp phụ giúp gọt xắt rau củ gì cả. Búp được quyền cùng với Thảo Uyên đeo bên ông Tứ hỏi hết chuyện này đến chuyện kia. Nhưng rốt lại Thảo Uyên vẫn chỉ là đứa con gái hay vò vĩnh. Ba ơi thế này, ba ơi thế kia để moi tiền của ông Tứ. Năm chục ngàn. Nó xách xe đạp chạy ra quán. Nó sẽ mua bánh kẹo và hàng mớ đồ chơi chẳng đâu ra đâu. Nó là vậy.

Còn lại một mình Búp. Có thể coi như đây là dịp để hai cha con nói chuyện thoải mái với nhau. Không lo bị bà Tứ bất chợt nạt ngang khi bà cho rằng Búp nói một câu không vừa ý bà, hay bị Thảo Uyên ngắt ngang một cách phũ phàng.

- Sao hả con gái? Con ở nhà bị má la rầy nhiều lắm hả?

Búp liếc nhanh về phía bếp. Bà Tứ mà nghe ông ông Tứ hỏi Búp câu này thì sẽ lu loa ngay.

Búp lắc đầu phủ nhận:

- Dạ không, má không la rầy gì con hết. Thiệt đó ba.

Ông Tứ xoa đầu Búp. So về tuổi, Búp nhỏ hơn Thảo Uyên. Nhưng thoạt nhìn và nghe hai đứa nói chuyện, sẽ không ai bảo Búp là em Thảo Uyên. Con bé điềm đạm, nhìn già dặn hơn tuổi của mình. Ông Tứ thừa biết Búp nói vậy chứ thật ra con bé bị vợ ông đay nghiến suốt ngày. Ông không lạ gì tánh của vợ mình.

- Búp à! Ba nghĩ ... từ hôm nay ba nên cho con đeo vật này ...

Búp nhìn ba rút ví trong túi quần tây và lục tìm gì đó.

Một gói giấy nhỏ.

Ông Tứ cẩn thận mở ra.

Búp quỳ xổm trên xa-lông, sát bên cạnh ba và tò mò nhìn hai bàn tay run run của ông.

- Là gì vậy ba?

Ông Tứ mở xong, giơ lên:

- Đây! Nhẫn ngọc. Cái này người ta gọi là ngọc bích đó con. Con thấy nó đẹp không?

Búp cầm lấy chiếc nhẫn ngọc. Sắc ngọc trong xanh và nhẵn bóng như được thoa mỡ. Nó chỉ là chiếc nhẫn tròn trơn bình thường, nhưng có lẽ quý giá vì là ngọc bích.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Búp tần ngần:

- Cái này ... ở đâu ra vậy ba?

- Ờ ... vật gia bảo dành cho con đó. Đáng lẽ con phải được đeo từ nhỏ. Nhưng ba sợ con giữ không kỹ sẽ mất hoặc bị rơi bể nên ba mới cất. Bây giờ ...

Búp lồng chiếc nhẫn vào ngón tay giữa:

- Bây giờ con đeo nó vẫn chưa vừa ba ơi. Rộng quá nè ba.

Ông Tứ gật đầu lại lục tìm trong ví:

- Ừ! Ba biết là nó còn rộng so với tay con. Không sao. Con luồn sợi dây này vô rồi đeo trên cổ như dây chuyền vậy. Sợi dây này bằng bạc thật đó con.

Quả là món quà lớn lao và quý giá. Búp cảm thấy vui sướng đến ngạt thở.

Nhưng cô bé chợt do dự:

- Ba ơi! Con không đeo mà đem cất được không ba?

Ông Tứ hỏi lại:

- Sao con không đeo?

- Dạ .... con sợ Thảo Uyên thấy ...

Ông Tứ hiểu ra. Ông nói một cách mạnh mẽ:

- Cái nào Thảo Uyên giành được chứ chiếc nhẫn ngọc này thì không. Vì nó là của con, con phải đeo nó. Không sợ gì hết.

Dù cha nói vậy nhưng Búp vẫn cảm thấy lo âu.

Búp cũng không ngờ chiếc nhẫn ngọc bích được đeo vào cổ tòn ten thì sóng gió bắt đầu nổi lên làm thay đổi cả một phần cuộc đời của Búp.

Đúng như dự đoán của Búp, Thảo Uyên muốn chiếm lấy ngay khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn. Nhưng ông Tứ không chiều theo ý nó như mọi khi, cũng chẳng hề dỗ dành gì cả.

Thảo Uyên là đứa có nư rất dữ. Để đòi ba đưa cho chiếc nhẫn ngọc, nó nằm dài ra đất giãy đành đạch, đầu đập cum cum xuống nền nhà.

Không chịu được, ông Tứ quát to:

- Con thôi ngay đi nghe Thảo Uyên. Cứ thấy đòi gì được nấy rồi lừng hà! Từ hồi nào tới giờ con có những gì, còn Búp có gì hả?

- Nhưng tại sao nó có chiếc nhẫn đó mà con lại hổng có. Con hổng chịu đâu.

Ba hổng thương con gì hết!

Ông Tứ giận dữ đập bàn. Mấy cái ly uống nước trong khay inox, lọ hoa và gạt tàn bật nẩy lên.

- Ba nói lại lần cuối. Cái nhẫn đó là của Búp. Con không được đòi cho con.

Mà ba cũng chẳng có quyền đưa cho con. Còn làm trận làm thượng nữa, ba sẽ đánh đòn thật đó!

Bà Tứ xót xa nhìn con gái. Bà cũng biết chồng đã nổi giận thật sự nên không dám lên tiếng bênh vực Thảo Uyên.

Ông Tứ bỏ vào phòng, bà Tứ vội vã theo sau. Ông nằm xuống giường, nhìn vợ và càu nhàu:

- Nuông chiều nó quá! Đâm hư rồi!

Bên ngoài Thảo Uyên vẫn gào khóc giãy giụa. Tiếng gào to vọng vô phòng rõ mồn một.

Bà Tứ khẽ cự lại:

- Bộ một mình tôi chiều nó à?

Ngồi xuống mép giường, bà Tứ nhẹ giọng:

- Mình à! Hay ... tạm thời cứ đưa cho Thảo Uyên. Từ từ mình sẽ tìm cách lấy lại sau.

- Không được!

Bà Tứ thở hắt:

- Cớ gì mà mình phải đưa chiếc nhẫn cho con Búp lúc này chứ?

Ông vặn lại:

- Không lúc này thì còn lúc nào nữa. Mình đừng có nói gì cả. Tốt hơn hết là mình hãy dạy con gái mình đi.

Bà Tứ vẫn ngồi yên. Bà suy nghĩ nhiều hơn về câu chuyện này:

- Tôi không hiểu rốt cuộc là mình tính toán gì nữa. Lẽ nào mình muốn người ta sớm tìm lại con Búp.

- Không phải là sớm hay muộn. Chuyện gì tới sẽ tới thôi. Tôi chỉ sợ mình sẽ làm nhỡ mất cơ hội của người ta và con Búp ...

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Bà Tứ cười mũi:

- Thôi đi. Người ta đã bỏ nó thì còn quay lại tìm làm gì. Mình khéo hy vọng không đâu cho mệt.

Ông Tứ nghiêm mặt:

- Mình đừng quên ngày ấy ngoài chiếc nhẫn ngọc bích và tờ giấy ghi vội ít chữ còn có một cây vàng!

Bà Tứ lặng thinh.

Ông Tứ đứng lên, vớ chiếc áo vất trên thành giường và nói, giọng dịu hơn đôi chút:

- Không nói lôi thôi nữa. Mình rầy con Thảo Uyên đi. Cứ lơ mơ thì càng ngày nó càng quá quắt. Hết chịu nổi luôn!

Nói xong, ông Tứ bỏ ra ngoài. Ông thản nhiên như không có chuyện gì, ông lớn tiếng gọi Búp đi theo mình vô vườn.

Bà Tứ lo dỗ dành con gái cưng:

- Nín đi con. Má biết là con thích chiếc nhẫn đó. Nhưng kỳ này ba co cương quyết như vậy ... má cũng chịu thua. Nín đi con gái cưng của má.

Thảo Uyên gào lên:

- Không chịu đâu! Tại sao nó có chiếc nhẫn ngọc mà con hổng có chứ?

- Tại vì mẹ nó cho nó mà!

Nói xong câu này, bà Tứ hốt hoảng bịt miệng mình lại. Thôi rồi. Phen này tự bà gây họa rồi!

Nhưng ... trước sau gì Thảo Uyên cũng phải biết!

Bà Tứ buộc Thảo Uyên phải hứa im lặng rồi kể cho nó nghe hết!

Những đám mây mù mịt vây quanh. Búp cố nhướng mắt nhưng không nhìn thấy gì. Mũi Búp ngạt nước, cay sè ... Búp sặc ...

Chợt nghe bên tai có tiếng ngươi xôn xao. Ai đó reo lên mừng rỡ:

- Ôi! Nó tỉnh rồi! Mô phật! Tạ ơn trời!

- Tội nghiệp con bé!

Búp cố mở mắt và vùng vẫy nhưng vô vọng. Có cảm giác như Búp đang bị dìm xuống mãi.

Không biết Búp hôn mê trở lại bao lâu. Tiếng ai gọi ai đó làm Búp thức giấc.

Đầu tiên, Búp nhìn thấy màu hồng nhạt của trần nhà. Búp cựa mình ngoảnh mặt qua. Đúng lúc một khuôn mặt hiện lên. Đôi mắt trìu mến yêu thương và nụ cười ấm áp:

- Con tỉnh rồi à? Con nghe trong người thế nào? Có đói không?

Người phụ nữ lạ hoắc, Búp chưa hề gặp lần nào. Chắc chắn là vậy.

Búp nhổm dậy. Cổ họng khô khốc, rát rạt. Nhưng thay vì trả lời người đàn bà thì Búp hỏi:

- Ở đây là đâu vậy bà? Sao con lại ở đây?

- Đây là nhà của dì ở Sài Gòn. Con không nhớ chuyện gì đã xảy ra với con sao? Chồng của dì phát hiện con bên một khúc cây mục trôi vật vờ và vớt con lên. Người con lúc ấy tím tái. Chúng ta tưởng con chết rồi ấy chứ. Hơn ba ngày rồi đó. Con còn mệt, cứ nằm nghỉ. Để dì xuống bếp nấu cháo cho con.

Búp nhìn quanh. Một căn phòng ấm áp. Cửa buông rèm màu hồng dịu mát.

Búp đang ngồi trên chiếc giường nệm rộng thênh thang.

Trong phòng còn có tủ áo bằng gỗ nâu bóng, bàn trang điểm gắn tấm kiếng thật lớn. Trên mặt bàn có nhiều lọ bằng nhựa và thủy tinh nhiều màu nhiều kiểu, rất đẹp. Còn có chiếc bàn nhỏ mặt tròn lát kiếng và hai chiếc ghế có tay vịn, lưng và mặt ghế lót nệm bọc da màu đỏ.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

“Tại sao mình lại ở đây nhỉ?” - Búp tự hỏi - “Chuyện gì đã xảy ra với mình?

Xem nào! Hôm đó mình ra sông.” Búp nhớ lại ...

Cuối cùng rồi Thảo Uyên cũng thôi không “làm giặc” nữa! Chẳng biết bà Tứ nói gì mà nó im re. Nhưng cũng từ lúc đó, ánh mắt nó nhìn Búp đầy thù hận và căm ghét.

Sau một tuần ở nhà, ông Tứ đi tiếp. Ông có vẻ hài lòng vì sóng lặng gió êm.

Cô con gái cưng không còn đả động tới chiếc nhẫn ngọc bích và tranh giành nữa.

Cuộc sống trở lại những ngày bình thường như trước. Một thời gian sau thì bắt đầu lục đục. Thảo Uyên bắt Búp làm bài tập cho nó nhưng Búp hẹn để tối làm. Buổi chiều, Búp còn phải đi vô vườn lấy củi và nhổ cỏ.

Thằng Ty con chú Sáu ở gần đó rủ Búp đi chài cá. Búp tuy là con gái nhưng từ lúc mới sáu bảy tuổi đã khoái theo đám con trai đồng trang lứa lội sình bùn dưới ruộng và ao mương cạn, mò bắt cá, bắt cua và sắm tre, mua tấm lưới vuông nhỏ làm vó tép. Cá tép kiếm được tuy không nhiều, nhưng cũng bổ sung đáng kể cho bữa ăn hàng ngày. Nhỏ Thảo Uyên chê tép mũi, cá trắng cá sặc “hủng hủng” thấy phát ớn.

Bà Tứ chấm đũa một chút. Bà hài lòng và sẵn sàng kho cá cho Búp. Coi như nhờ nó mà bà đỡ một phần thức ăn cho Búp.

Ty đưa cho Búp cái chài nhỏ. Đeo một cái túi lác bên hông, Búp hăm hở đi “làm ăn riêng”. Mải lo quăng chài, Búp không hay mình đã cách Ty khá xa. Qua ba cửa lạch, khúc sông này quanh co ...

- Ê, Búp!

Tiếng gọi to, lạc giọng mà trịch thượng buộc Búp phải chú ý.

Con nhỏ Thảo Uyên đang đứng cách Búp một quãng ngắn. Hai tay chống nạnh, nó hất mặt, giọng đã đầy hơi hướm gây gổ:

- Mày ngon há! Tao kêu mày làm bài tập cho tao. Mày không chịu làm mà đi chơi vầy đó hả?

Búp khó chịu:

- Tao đã nói tối nay tao làm mà.

Thảo Uyên sấn tới xô mạnh một cái làm Búp chới với. Búp loạng choạng hai ba bước, phải túm lấy tàn lá cây chuối con gần đó mới không bị té ngã.

Thảo Uyên trợn mắt dữ dằn:

- Mày! Mày là thứ mồ côi ăn nhờ ở đậu nhà tao. Mày có quyền gì mà lên mặt này nọ hả? Tao bảo sao mày phải làm vậy, biết chưa con ranh!

Búp nghe tai mình lùng bùng. Nó nói cái gì? Búp mồ côi, ăn nhờ ở đậu nhà nó ư?

- Mày nói bậy. Tao là con của ba má, là em mày mà!

Thảo Uyên hất mặt:

- Nếu là em tao thì tao bảo cái gì mày phải nghe theo cái đó chứ! Má tao nói rõ ràng, mày là đứa bị vứt bỏ bên đường, ba tao đem về nuôi. Bởi vậy mày mới có chiếc nhẫn ngọc bích, còn tao thì không. Nhưng bây giờ chiếc nhẫn phải là của tao. Tao thích như vậy?

Thảo Uyên sấn tới giật phăng chiếc nhẫn Búp đang đeo trên cổ.

Vì bất ngờ, Búp không kịp né tránh. Sợi dây chuyền bị đứt, chiếc nhẫn nằm gọn trong tay Thảo Uyên.

Búp hốt hoảng nhào tới:

- Không được! Mày trả lại cho tao. Nó là của tao mà.

Thảo Uyên cười đắc thắng:

- Đừng hòng! Bây giờ thì thuộc về tao rồi. Mày chẳng những không lấy lại được mà tao không cho mày trở về nhà tao luôn!

Thảo Uyên xô Búp. Búp đứng gần mé sông. Bây giờ mấy bụi chuối con và cây dại nằm ở phía Thảo Uyên. Búp thất thế! Mà Thảo Uyên thì vóc người to hơn Búp, khỏe hơn Búp, cộng với sự quyết tâm của nó. Búp bị nó đấm một cú vào đầu ngay trên tai, đau điếng. Liên tiếp sau đó là mấy cú đấm, xô mạnh Búp trượt xuống mé sông. Khúc sông này bờ cao, nước đầy và bên dưới rất sâu. Mây kéo về nặng trĩu trên bầu trời và những hạt mưa rơi lộp độp ...

Ùm!

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

úp biết lội nhưng sông sâu cùng với sự sợ hãi khiến Búp hoảng loạn, chới với.

Gió nổi lên và mưa tuôn ào ào ...

...

Cánh cửa phòng nhẹ mở. Người đàn bà có gương mặt phúc hậu trở vào phòng với chén cháo nóng bốc hơi nghi ngút trên chiếc khay xinh xắn.

Bà không hỏi Búp gì nữa mà ngọt ngào dỗ Búp ăn cháo.

Những muỗng cháo thịt bằm ngọt đậm đà nóng hổi, bàn tay và ánh mắt dịu dàng đôn hậu. Căn phòng càng trở nên ấm cúng cho Búp một cảm giác thật bình an. Ăn hết chén cháo, uống thêm một ly sữa nhỏ, Búp nằm trở xuống giường.

Buổi chiều hôm đó ông chủ nhà về, Búp cũng đã khỏe hơn. Biết Búp là đứa trẻ không cha mẹ bị con của cha nuôi hắt hủi, hai người cho Búp được quyền lựa chọn. Hoặc là họ sẽ đưa Búp về kể rõ mọi chuyện với ông bà Tứ, hoặc tiếp tục ở lại đây. Họ không con và rất sẵn sàng nhận Búp làm con gái.

Búp không nhớ nơi mình từng sống gọi là gì, chỉ biết là gần thị xã ... Búp cảm thấy ấm ức, cũng muốn quay về nói hết với ông Tứ và hỏi ông xem cha mẹ mình là ai. Nhưng nghĩ đến bà Tứ và Thảo Uyên thì Búp lại thấy sợ. Cái lạnh tăm tối trong nước dưới trời mưa tầm tã làm Búp suýt chết.

Búp quyết định xin được ở lại với hai vợ chồng ông bà Hoàng.

Có thể nói đây là niềm vui cho cả hai phía:

Với Búp, hơn cả niềm vui sướng. Nó như một giấc mơ. Thường thì người ta bảo giấc mơ không thể nào thành sự thật. Nhưng với Búp thì sự thật hiển hiện mà cứ như mơ. Búp thoát chết, được cứu sống và trở thành con nuôi của một gia đình tử tế nhân hậu và còn giàu có hơn cả ông bà Tứ.

Ông bà Hoàng thấy mình có phần hơi bạo gan khi nhận Búp làm con nuôi chóng vánh như vậy. Chưa thể xác định chắc chắn nhưng họ tin Búp sẽ là đứa con ngoan. Bây giờ, họ có thể hãnh diện với láng giềng và người quen là mình nhận được đứa con nuôi xinh đẹp, hiền lành và siêng năng chăm chỉ. Tuy nhiên bà Hoàng cảm thấy cái tên Búp có vẻ không hợp lắm.

Bà tìm một cái tên mới cho con gái nuôi.

- Mình thấy tên Thụy Vân có được không mình? - Bà hỏi ông.

- Hay đó. Nhưng chúng ta nên hỏi qua con gái rồi hẵng quyết định.

Thụy Vân! Rất đẹp! Tất nhiên Búp không từ chối món quà lớn cha mẹ nuôi dành cho.

Vậy là cô bé Búp lại được tiếp tục đến trường với cái tên mới Thụy Vân!

Chỉ hơn một tháng sau, Thụy Vân hoàn toàn thích nghi và hòa nhập với môi trường mới. Cô bé mau chóng trở thành một học sinh giỏi. Về nhà, không còn phải kiếm cá, bẻ củi hay nhổ cỏ như lúc trước. Thay vào đó Thụy Vân rất siêng lau chà nhà cửa, dù bà Hoàng không cho cô bé làm.

Bà nói với Thụy Vân:

- Trước kia con sống thế nào mẹ không biết. Nhưng bây giờ con là con của mẹ. Con chỉ cần học và chơi là đủ rồi Thụy Vân ạ.

Thụy Vân lý sự:

- “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” mà mẹ! Con học bài thuộc rồi, bài tập cũng làm xong hết rồi. Nếu con không làm gì thì chán lắm.

Thụy Vân nói cũng phải. Nơi đây là thành phố, không như miền, quê nơi Vân từng sống. Nhà ai nấy ở, không gian gói gọn phía trong tường rào và cánh cổng sắt nặng nề. Không có những đứa bạn xóm giềng để tụ lại bày những trò chơi trẻ nhỏ.

Dù vậy, ông bà Hoàng mong muốn đứa con nuôi của mình sau này sẽ là đứa con gái vừa xinh đẹp vừa học giỏi, thành đạt. Vì thế, hai người sắp xếp cho Thụy Vân đến các lớp học thêm toán, Anh văn ... sau giờ học ở trường. Họ đã làm Thụy Vân hầu như chẳng còn mấy thời gian để làm mấy việc lặt vặt trong nhà.

Mà Thụy Vân cũng không để ba mẹ thất vọng. Dù bị thay đổi môi trường học, khựng lại hơn hai tuần lễ nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó Thụy Vân bắt kịp bạn bè, trở thành học sinh trong “top mười” của lớp. Và rồi vượt lên thành một trong số học sinh nổi trội của trường.

Ông bà Hoàng rất vui. Niềm vui không chỉ dừng lại ở đó. Qua tết Nguyên đán, bà Hoàng cảm thấy trong người rất lạ. Đi bác sĩ khám, bà được thông báo mình đã có thai. Niềm vui sắp được làm mẹ nhóm lên ở độ tuổi gần bốn lăm.

Khi bụng bà tròn lên lùm lùm sau làn áo, Thụy Vân cũng hớn hở lắm:

- Mẹ ơi! Vậy là sau này con không lo phải lủi thủi một mình nữa rồi.

- Ừ! Con sắp có em rồi. Con có vui không?

- Con vui lắm chứ mẹ!

Ông Hoàng hỏi Thụy Vân:

- Nói ba mẹ nghe, con thích có em trai hay em gái nào?

Suy nghĩ một chút, Thụy Vân đáp:

- Nếu là em gái thì con với mẹ sẽ mua được nhiều áo quần đẹp cho em.

Nhưng mẹ mà sinh em trai thì sau này ba mẹ được em phụ gánh vác việc nặng nhọc. Ừm ... thôi, mẹ sinh cho con em trai hay em gái con đều thích cả.

Lần sinh nở này, bà Hoàng sinh con trai. Nặng gần bốn ký lô. Còn đỏ hỏn mà đã thấy rõ đôi mắt đen tròn, sống mũi cao và đôi môi chúm chím xinh xắn trên chiếc cằm chẻ rành rạnh. Ông bà Hoàng đặt tên thằng bé là Vân Phong - nối tiếp theo tên của Thụy Vân.

Mở hộc tủ lấy chiếc ví, Thụy Vân kiểm tra lại số tiền bên trong rồi cho vào túi chiếc quần kaki lửng rộng thùng thình.

Xuống hết thang lầu, cô vừa đi vào bếp vừa nói to:

- Mẹ ơi! Con đi đón bé Vân Phong đây mẹ ạ.

Bà Hoàng đang cầm đũa đảo luôn tay chảo sườn non trên bếp. Không nhìn ra, bà đáp:

- Ừ, con đi đi. Nhớ chạy xe cẩn thận nghe con!

- Dạ .... Nhưng có lẽ con phải chạy nhanh như bay luôn. Chảo sườn ram của mẹ chưa chín mà đã thơm nức nở như vầy ...

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Đó là một câu khen ngợi, có phần nịnh nọt nhưng rất thật tình. Thụy Vân luôn có những câu đại loại để bà Hoàng hài lòng. Bà với tay qua góc trái bàn bếp gần bồn rửa, cầm trái dừa tươi đã khui miệng và trút vô chảo sườn. Một tiếng “xèo” thật to cùng với mùi thơm tốc lên ngào ngạt. Bà Hoàng biết chảo sườn ram này lát nữa sẽ vơi đi rất mau.

Năm nay Vân Phong học lớp năm. Từ nhà đến trường nó học chỉ non hai cây số, nhưng vì ở khu trung tâm nên đường sá luôn tấp nập xe cộ, lại thêm mấy chốt giao lộ đèn đỏ nên phải gần ba mươi phút Thụy Vân mới đến nơi.

May mà Vân Phong trong nhóm lớp được ra thứ nhì nên không phải chờ đợi lâu.

Ra khỏi cổng, Vân Phong đảo mắt nhìn và toét miệng khi nhìn thấy chị gái.

Cậu bươn bả chen qua đám bạn, chạy về phía Thụy Vân, chiếc cặp xách có hai quai đeo dạng balô trên lưng lốc xốc theo nhịp chân.

- Chị Hai!

- Ừ. Đưa cặp cho chị nào!

Chiếc cặp được đặt trước sườn xe. Vân Phong leo lên yên sau, vòng tay ôm eo chị.

Xe lăn bánh. Vân Phong rút một tay ra đập đập lưng Thụy Vân:

- Chị Hai ơi! Mua kem cho em đi.

Thụy Vân hơi nghiêng đầu:

- Chút xíu nữa là về tới nhà rồi. Giờ này chắc là mẹ đã dọn cơm xong.

Vân Phong phùng má, nũng nịu:

- Nhưng mà bây giờ em thèm ăn kem nè. Chị Hai mua cho em đi chị Hai.

Chỉ một cây kem thôi mà. Lát nữa về nhà, em vẫn ăn hết cơm mẹ nấu hà. Nha, chị Hai!

Chưa lần nào Vân Phong năn nỉ ỉ ôi mà Thụy Vân không chiều theo ý nó.

- Được rồi! Sẽ ghé quán kem!

Vân Phong đứng hẳn lên trên hai càng gác chân và vung tay:

- Hoan hô chị Hai ... Chị Hai muôn năm!

Thụy Vân la lên:

- Ngồi xuống mau. Bộ em muốn ăn đòn trước khi ăn kem hả nhỏ?

Vân Phong ngồi xuống, vòng tay ôm chị thật chặt và cười tít mắt.

Hai chị em ghé quán kem “Ngọt ngào” phía trước không xa.

Thụy Vân ăn kem sữa sầu riêng, còn Vân Phong thì kem sôcôla đậu phộng.

Xé lớp vỏ giấy nhôm bên ngoài cây kem, Vân Phong xuýt xoa:

- Tuyệt quá!

Thụy Vân ngắm gương mặt phúng phính của em trai. Thằng bé đẹp và vẻ ngây thơ như chỉ mới sáu bảy tuổi vậy. Nhìn nó kìa! Có cảm tưởng đây là lần đầu được ăn kem, hoặc là lâu lắm rồi nó mới lại được ăn món kem ưa thích vậy.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Thụy Vân tìm cách làm cho sự háo hức của nó bớt đi.

- Ê! Đáng lẽ trước khi vô quán chị phả hỏi em hôm nay em học hành thế nào.

Nếu trả bài không xong thì không được ăn kem đâu.

Vân Phong ngước nhìn chị phỉnh mũi:

- Trời ơi! Chị khỏi phải lo đi, hôm nay em trả bài được cô khen. Kiểm tra môn toán cũng được mười điểm. Tiết học nhạc em lên đàn hai bản luôn.

- Hách dữ há!

- Không phải hách mà đó là sự thật.

- Vậy ... em có vì những thành quả đó mà lên mặt với các bạn hay không?

- Dạ không. Ba mẹ và chị luôn dạy em không được kiêu ngoa và tự phụ mà.

Thụy Vân gật gù:

- Biết vậy thì tốt. Đúng là em của chị. Nào, ăn kem đi rồi về. Kẻo không, mẹ trông đó.

Rời quán kem, sửa soạn lên xe thì hai chỉ em bị một người đàn bà chặn lại.

- Cô Hai! Cậu Ba! Xin cô cậu giúp chúng tôi với!

Thụy Vân khựng lại.

Vân Phong nhìn người đàn bà với vẻ cảnh giác. Cậu níu tay Thụy Vân:

- Ai vậy chị Hai?

Thụy Vân nhận ra đây là vợ của nhân viên phòng kế hoạch trong công ty của ba.

Khoảng gần năm mươi tuổi, bà Xíu không chưng diện. Bà có vóc người gầy gầy, tóc búi sau gáy, mặt không trang điểm. Bộ đồ mặc trên người lùi xùi bê bối.

Thụy Vân có gặp bà mấy lần, là tình cờ, bà đi với ông Xíu và ông giới thiệu cô làm quen.

Thụy Vân nói với em trai:

- À, đây là thím Xíu. Chú Xíu là nhân viên trong công ty của ba đó em.

Vân Phong quan sát bà Xíu vài giây, đưa ra nhận xét:

- Hình như thím ấy có chuyện gì bức bách lắm.

Thụy Vân cũng nghĩ vậy. Mặt bà Xíu lộ vẻ khẩn trương và khổ sở, mái tóc bà bù xù, chỉ vuốt sơ rồi búi chứ không chải.

- Thím tìm con có việc gì vậy thím Xíu?

Bà Xíu kể lể và mắt ngân ngấn nước:

- Ông Xíu nhà tôi phải vô bệnh viện cấp cứu vì khối u trong dạ dày. Chi phí phẫu thuật nhiều quá. Trong khi gia đình tôi đang lúc khó khăn. Thằng con trai bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não chưa bình phục hoàn toàn được. Bây giờ tới lượt ông ấy ...

- Được rồi ... - Thụy Vân vỗ vai bà, Xíu Thím bình tĩnh. Rốt lại, là thế nào nào?

Bà Xíu quệt nước mắt, mếu máo:

- Tôi có đến công ty nhờ bên tài vụ giúp đỡ. Nhưng chú Nam ở đó nói nguyên tắc công ty không cho phép nhân viên mượn tiền. Nói thật với cô là bây giờ tôi rối quá. Chỉ còn cách cầm cố căn nhà, nhưng cũng chưa có tiền ngay ...

Cô Hai? Tôi xin cô! Cô làm ơn làm phước giúp giùm tôi. Tôi mang ơn cô suốt đời, cô Hai à.

Đúng là công ty có nguyên tắc của công ty Bà Xíu chỉ có thể đến gặp ông Hoàng. Nhưng ông đi dự hội nghị doanh nghiệp ở Hà Nội từ hôm qua. Đến thứ bảy này mới về.

Thụy Vân băn khoăn suy nghĩ. Nếu bây giờ về nói với mẹ, mẹ có chịu giúp bà Xíu không nhỉ? Nhập giải phẫu vì khối u dạ dày thì chi phí không phải thấp.

Mà thời gian thì cấp bách.

Vân Phong lắc lắc tay chị:

- Chị ơi! Mình sẽ giúp thím Xíu hở chị?

Thụy Vân gật đầu:

- Ừ, đương nhiên là tụi mình phải giúp rồi. - Vân nhìn bà Xíu - Thím an tâm đi. Rồi mọi việc sẽ ổn thôi. Bao giờ chú Xíu được giải phẫu hở thím?

- Dạ, bác sĩ bảo cần phải mổ gấp. Chậm lắm là sáng mai. Nhưng đóng tiền xong mới mổ được.

- Đúng là cấp bách!

Thụy Vân hỏi bà Xíu bệnh viện nơi ông Xíu sấp phẫu thuật rồi hứa với bà khoảng hơn một một tiếng đồng hồ nữa mình sẽ tới đó.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Trên đường về, Thụy Vân dặn dò Vân Phong:

- Lát nữa em đừng nói gì với mẹ nhé!

- Dạ. Nhưng chị giúp thím Xíu bằng cách nào hở chị?

- Chị nghĩ là ... sẽ phải mượn thêm số tiền của em. Em đồng ý cho chị mượn chứ?

Vân Phong im lặng vài giây. Số tiền cu cậu tiết kiệm nuôi heo đất nhưng cũng được mấy triệu đồng ...

- Cho chị mượn để giúp chú thím Xíu trong lúc hoạn nạn thì em rất sẵn sàng.

Nhưng mà em sợ, lỡ như mai mốt có chuyện cần dùng tới thì ...

- Em chắc không xài một lúc mấy trăm ngàn đến cả triệu đồng đâu. Chị sẽ mượn em khoảng hai phần ba hoặc ba phần tư thôi. Còn lại, chị sẽ gom khoản tiết kiệm của chị.

- Vậy thì được. Em nhất trí!

Hai chị em về nhà. Coi như không có chuyện gì xảy ra. Bữa ăn chiều đã hoàn tất. Bà Hoàng giục hai chị em Thụy Vân và Vân Phong đi tắm rồi ăn cơm.

Thụy Vân nói:

- Con tắm lúc xế rồi. Lát nửa con còn ra ngoài có việc. Con sẽ tắm sau.

Bà Hoàng ngạc nhiên:

- Tối rồi con còn đi đâu?

Thụy Vân bịa:

- Dạ, nhỏ Hoài Tâm rủ con qua nhà chơi. Hình như nhà nó tổ chức gì đó mẹ ạ.

Thụy Vân có rất ít bạn thân, nếu không nói là ở trường Vân hòa đồng với tất cả bạn bè. Còn “bạn thân” đúng nghĩa thì không có Hoài Tâm là một trong số bạn Thụy Vân thi thoảng ghé qua nhà. Gia đình Hoài Tâm có hai cửa hàng điện máy, chỉ hai, ba đứa con và cuộc sống nền nếp nên khi Thụy Vân chơi với Hoài Tâm thì bà Hoàng không có gì phải lo.

- Ừ, bạn gọi thì con đi qua đó cho vui. Nhưng mà tranh thủ về sớm nghe con.

- Dạ, con sẽ về nhanh mẹ ạ.

Thụy Vân giúp mẹ dọn bàn ăn. Chiều tối nay thực đơn dành cho ba mẹ con có món sườn non ram chua ngọt ăn cùng kim chi và món canh bông cải trắng - xanh nấu thịt bò.

Vân Phong tắm xong, đi xuống lầu, xúng xính trong bộ đồ pyjama màu xanh kẻ sọc. Đúng lúc điện thoại reo - điện thoại bàn để trên kệ trang trí gần chân cầu thang, gần cửa thông lên phòng khách. Thế là cậu ta nhanh nhẩu nhấc máy:

- Alô. Xin hỏi ai gọi đến vậy ạ? ... Dạ, mẹ và chị Hai đang dọn cơm nè ba. Ở ngoài đó ba ăn cơm chưa vậy ba? ... Chà, chà, vậy thì ba sướng nhất rồi!

Từ phòng ăn, bà Hoàng và Thụy Vân nhìn Vân Phong qua những ô trống của khoảng bình phong, trên đó bày những món đồ trang trí xinh xắn.

Bà Hoàng mỉm cười:

- Chắc ba con gọi điện hỏi xem mấy mẹ con mình ăn cơm chưa? Ba con thiệt là siêng Thụy Vân cũng cười:

- Vì ba nhớ mẹ mà.

Bên chiếc điện thoại, Vân Phong “dạ, dạ” rồi gác máy.

Thụy Vân nói tiếp:

- Gặp Vân Phong bắt máy chắc ba hơi thất vọng. Mấy lần mẹ bắt máy thì ba nói chuyện ít nhất cũng mươi phút!

Bà Hoàng khẽ lườm Thụy Vân:

- Coi đó! Hết chuyện rồi nên bây giờ nó còn trêu mẹ nữa chứ!

Trước khi Thụy Vân lên tiếng thì Vân Phong chạy vào phòng, hớn hở thông báo:

- Mẹ ơi! Ba nói sáng mai ba sẽ bay chuyến sớm nhất để về vì hội nghị kết thúc rồi. Ba còn nói ba mua về thật nhiều bánh cốm loại ngon nhất.

- Ô là la! - Thụy Vân chạy vòng qua bàn rướn người hôn chụt lên má bà Hoàng - Ba con thật tuyệt vời phải không mẹ?

Vân Phong láu táu:

- Ba tuyệt vời, mẹ tuyệt vời! Chị và em cũng vậy. Cả nhà ta đều tuyệt vời!

Bà Hoàng và Thụy Vân cùng bật cười. Ba mẹ con cùng ngồi vào bàn ăn.

Ông Hoàng đi vắng nhưng rõ ràng lúc nào ông cũng hiện diện trong nhà. Có điều sự hiện diện như vậy không thể giải quyết được chuyện của ông Xíu. Thôi, Thụy Vân sẽ liều mình tự quyết vậy.

Nói là tới nhà nhỏ Hoài Tâm nhưng sau khi lấy số tiền hơn bốn triệu đồng của Vân Phong cộng với gần tám triệu đồng của mình, Thụy Vân đón taxi tới thẳng bệnh viện.

Cuộc sống luôn có những nguyên tắc. Xã hội có hàng ngàn nguyên tắc riêng, không ở đâu giống ở đâu. Tất nhiên người ta không thể vì một người bình thường như ông Xíu mà phá bỏ nguyên tắc dù chỉ một lần.

May mà Thụy Vân mang tiền tới kịp. Chỉ sau đó không đầy một tiếng đồng hồ, ông Xíu trong tình trạng hôn mê được chuyển ngay vào phòng giải phẫu.

Thụy Vân thở phào. Không thể ở lại với bà Xíu để chờ kết quả nhưng Vân tin sẽ tốt đẹp.

Về nhà, Thụy Vân thấy thật vui vì mình đã giúp ông bà Xíu qua cơn hoạn nạn. Vân ôm riết lấy bà Hoàng khiến bà không khỏi ngạc nhiên và thắc mắc:

- Con sao vậy?

- Dạ, con vui vì ba sắp về với món bánh cốm Hà Nội.

Thụy Vân toan gõ cửa dù cửa phòng đang hé mở, nhưng Vân dừng tay lại.

Bên trong phòng ba mẹ đang nói chuyện, nói về cô. Tuy hai người không lớn giọng nhưng cô nghe rõ.

- Nghe nhân viên trong công ty nói, tôi mới biết mà tới bệnh viện thăm cậu ta. Chị vợ kể lể một hơi. Ai mà ngờ con bé Thụy Vân nhà mình dám làm vậy.

- Ý mình bây giờ thế nào?

- Dĩ nhiên nếu tôi có ở nhà thì tôi cũng sẽ giúp cậu Xíu. Dù gì cậu ta cũng làm nhân viên cho công ty mười mấy năm nay rồi. Có điều tôi buồn ý là Thụy Vân khô ng nói tiếng nào cả.

Bà Hoàng tiếp lời chồng:

- Ừ, em cũng thấy băn khoăn vì điều này. Đành là tiết kiệm của hai chị em nó. Nhưng mười mấy triệu chứ có phải hai ba trăm ngàn đâu. Nếu cứ như vậy e rằng sau này sẽ còn nhiều việc tồi tệ hơn. Chúng ta làm kinh doanh. Quan tâm tới nhân viên thì cũng ở chừng mực nào thôi. Chúng ta đâu phải là nhà từ thiện.

Ông Hoàng tặc lưỡi:

- Hình như mình đang xót xa với mười mấy triệu đồng đó lắm. Cho mình hay. Chỉ là cho mượn, sau khi bình phục trở lại làm việc sẽ trừ dần vào lương.

- Em biết vậy. Em chỉ muốn nhắc anh hôm nào lựa lời nhắc nhở Thụy Vân.

Chứ để yên như vầy nó làm tới thì sau này con trai mình có khi ... chẳng còn gì cả!

Thụy Vân lặng người! Mấy từ “con trai mình” bả Hoàng vừa nói khiến Vân tê tái. Thì ra trong thâm tâm bà vẫn xem Vân là người ngoài. Bà lo sợ những kinh động của Vân sẽ khiến cơ ngơi của gia đình bà bị lung lay, làm ảnh hưởng đến tương lai con trai bà.

Ông Hoàng “suỵt” một tiếng:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Mình đừng nói vậy chứ, rủi các con nghe được thì sao? Mà mình cũng đừng quá lo lắng. Từ hành động từ thiện của Thụy Vân, tôi tin nó là đứa biết suy nghĩ. Sẽ không xảy ra chuyện gì xấu đâu. Sẵn đây tôi nhắc luôn. Về phần thừa kế của hai chị em nó thì ...

Thụy Vân vội bỏ đi. Vân không muốn biết về cái gọi là của cải sau này ba mẹ nuôi sẽ chia cho mình. Không phải vì bây giờ Vân nghe bà Hoàng nói những lời như thế. Lâu nay, Vân vẫn tâm niệm sẽ cố gắng học hành tới nơi tới chốn rồi tìm một việc làm phù hợp. Kiến thức Vân có được đã là một gia tài lớn rồi. Vân không mong gì hơn.

Hai hôm sau, ngày thứ sáu, nhằm ngày rằm tháng mười bà Hoàng đi chùa với bà bạn láng giềng. Bữa cơm trưa có phần đơn giản một chút do Thụy Vân đảm trách. Bàn ăn có ba cha con.

Tự nhiên Thụy Vân cảm thấy hồi hộp, dù đã quyết định nói sự việc với cha.

Lùa hết lưng chén cơm, Thụy Vân nhỏ nhẹ:

- Ba ạ! Con muốn thưa với ba một việc.

- Việc gì vậy, con gái?

Vân Phong nhẹ khều khuỷu tay chị. Cậu nhỏ không dám nói nhưng ánh mắt nhìn Thụy Vân thì như ngầm hỏi:

“Bộ chị tính khai báo hết với ba hả? Nguy hiểm quá. Không khéo ba mắng chị với em tơi tả cho coi!”.

Thụy Vân dùng cả hai bàn tay để xoay xoay chầm chậm chiếc chén sứ xinh xắn của mình:

- Dạ .... mấy hôm trước ở ngoài đường con gặp thím Xíu. Nói chính xác hơn là thím Xíu tìm gặp con. Lúc đó cũng có em Phong nữa. Chú Xíu phải vô bệnh viện cấp cứu vì khối u dạ dày. Trong khi đó nhà chú thím ấy đang lúc khó khăn.

Số tiền chi phí phẫu thuật cũng khá lớn ... Con sợ nếu về nói với mẹ thì mẹ sẽ không đồng ý nên con tự quyết định lấy tiền tiết kiệm của con và Vân Phong cho thím Xíu mượn ...

Vân Phong ngồi im re. Cậu không dám ngước nhìn lên vì đinh ninh mặt cha đang rất nghiêm nghi, đến mức lạnh như băng. Hẳn là cha đang giận lắm.

Nhưng ông Hoàng nói bằng giọng thật điềm đạm:

- Con giúp đúng lúc đúng người là điều tốt. Việc làm của hai chị em con khiến ba rất tự hào. Nhưng mai mốt nếu gặp tình huống tương tự thì ba mong sẽ được nghe con thông báo một tiếng. Như vậy tốt hơn con ạ.

Thụy Vân đáp nhỏ:

- Dạ, con biết rồi.

Vân Phong cũng cảm thấy nhẹ nhõm hẳn. Nó mạnh dạn ngước nhìn cha và nói:

- Ba ơi! Lúc đó chỉ tại vì ba không có ở nhà. Chị Hai sợ gọi điện thoại sẽ ảnh hưởng tới công việc của ba. Mà con cũng lo ba hổng chịu giúp thím nữa ...

Nhưng mai mốt ba sẽ giúp người ta hở ba?

Ông Hoàng gật đầu:

- Đương nhiên rồi con trai à. Đó là đạo lý mà.

- Ô, hoan hô ba!

Thụy Vân mỉm cười. Vân Phong đúng là khôn trước tuổi.

Ông Hoàng cao giọng:

- Được rồi. Chuyện này coi như xong rồi nhé. Bây giờ ba thông báo cho hai con một tin. Chiều thứ sáu tuần này cả nhà chúng ta về quê chơi. Chiều chủ nhật thì quay lên.

Không hẹn mà hai chị em cùng vỗ tay bôm bốp.

Về quê! Không còn gì tuyệt vời hơn. Thụy Vân biết lúc này ở quê đang mùa nước nổi. Có cá linh, bông điên điển. Nếu nấu món lẩu mắm thì ngon ngất ngư luôn.

Vân Phong hỏi cha:

- Ba ơi! Về quê thì cả nhà mình sẽ ở nhà nội hay nhà bác Hai hở ba?

- Như mọi lần thôi. Các con muốn ở nhà thờ hay qua nhà bác Hai đều được cả.

Ông Hoàng là con trai út nên cất nhà thờ từ đường khi ông bà song thân còn sống. Coi như đó là nhà của ông. Tuy nhiên ông tạo dựng cơ ngơi trên Sài Gòn nên ngôi nhà ngói ba gian bề thế chỉ có hai cụ thân sinh sống. Đứa con ông anh thứ hai lui tới đỡ đần và chăm sóc khi hai ông bà đau ốm. Tới khi hai ông bà qua đời, ngôi nhà giao hẳn cho anh Hai trông coi. Vợ chồng ông Hoàng chỉ về dăm ba lần trong năm. Dịp giỗ chạp, tảo mộ và tết Nguyên đán. Hoặc mấy lúc cả gia đình có thể sắp xếp được công việc ...

Chiều thứ sáu, ăn cơm xong cả nhà lên đường. Hành lý và các thứ chuẩn bị làm quà cho gia đình ông Hai được chuẩn bị từ hôm qua.

Gần tám giờ tối, họ về tới quê. Tất cả được chào đón nồng nhiệt. Ông bà Hai, ba người con hiện đang ở nhà cùng với vợ chồng con cái họ.

Tiếng là “ở quê” nhưng bây giờ chẳng thua kém thị thành là mấy. Ngoại trừ ngôi nhà lớn cột gỗ mái ngói vách ván nền lót gạch tàu lục giác đỏ tươi ... Còn phía sau, nhà dưới xây tường, có hẳn một phòng gắn máy lạnh. Nhà bếp đủ các món đồ tiện nghi cho bà nội trợ và kệ bếp hiện đại y như thành phố - của một căn hộ cao cấp.

Thụy Vân vẫn được mọi người trong gia đình bác Hai yêu mến. Với họ, Thụy Vân là ngôi sao may mắn không riêng cho vợ chồng ông Hoàng mà cho cả gia tộc. Vì sau khi nuôi Thụy Vân một thời gian, bà Hoàng sinh được Vân Phong - đứa con trai nối dõi tông đường. Họ tin nhờ vào sự có mặt của Thụy Vân.

Thụy Vân thì thích con bé Cá Mè cháu ngoại bác Hai. Nó trạc tuổi Vân Phong nhưng ở quê nên trông chững chạc hơn Vân Phong rất nhiều.

Chín giờ tối, khi mà mọi người còn quây quần hàn huyên ở nhà lớn thì Cá Mè kéo Thụy Vân về nhà ông ngoại mình. Cá Mè con gái thứ hai của chị Lộc.

Bác Hai có năm người con. Chị Lộc là con gái lớn của bác. Cùng với anh Lê, anh May, chị ở quê trồng lúa và nuôi cá bè. Còn anh Phước và chị Vĩnh thì có ghe, quanh năm họ theo ghe vớ những chuyến hàng từ Tiền Giang lên tận Rạch Giá. Rất hiếm khi họ về nhà lưu lại hơn ba bốn ngày.

- Dì Hai nè! Mai Cá Mè bơi xuồng đưa dì đi chơi, coi bè cá ba má nuôi há?

- Ừ, hay đó! Cá Mè bơi mũi, còn dì bơi lái nghe.

Thụy Vân hào hứng. Lâu rồi, Vân không được bơi xuồng. Vân hỏi đùa:

- Mà nè! Anh chị Hai Lộc nuôi cá gì dưới bè? Có cá mè không vậy?

Cá Mè liếc dài:

- Dì Hai kỳ ghê, đem cái tên của con ra đùa. Dì Hai không thấy cái tên Cá Mè rất dễ thương sao?

Thụy Vân cười lớn:

- Với riêng dì thì hổng dám dễ thương đâu! Cá mè là loại cá rất ngọt thịt, chế biến được nhiều món ăn ngon. Nhưng xương nạng ná kinh khủng. Lỡ bị mắc xương thì coi như tiêu tùng?

Cá Mè phụng phịu:

- Ưm ... Con hổng chịu đâu. Dì trêu con hoài!

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Dĩ nhiên, chỉ là cái tên gọi khi ở nhà, ngồ ngộ vậy mà. Thụy Vân thấy thú vị với “bầy cá” của chị Lộc với ba con Cá Mè, Cá Linh và Cá Chốt!

Sáng hôm sau, ăn điểm tâm và giúp dọn rửa chén dĩa xong, Cá Mè và Thụy Vân bơi xuồng đi. Vân Phong đòi đi theo nhưng bà Hoàng cấm cản ngay:

- Không được! Sông ở đây không phải như hồ bơi trên Sài Gòn đâu. Rủi sơ sẩy thì làm sao?

- Phải đó em. Chị và Cá Mè bơi xuồng nhỏ xíu hà. Lúc này mùa nước nổi, sông đầy, nguy hiểm lắm. Đợi tới mùa nắng, nước ít hơn thì chị sẽ đưa em đi cùng.

Mùa nước nổi, chẳng biết đâu là sông, đâu là đồng ruộng. Chỉ có thể xác định gò đất là những rặng tràm, trâm bầu vươn cao ...

Mênh mông biển nước, nhưng không giống như biển, không có bãi cát thoai thoải và những con sóng vỗ bờ. Thay cho khung trời bao la khoáng đạt là sự bình dị chơn chất của một chút xanh của lá cây hòa quyện vào từng con sóng nhỏ và làn nước đậm màu phù sa. Có những chiếc ghe xuồng bơi chầm chậm.

Người ta không dùng máy đuôi tôm vì mớ lưới giăng dưới nuớc. Người ta di chuyển chậm để thăm lưới và gỡ những con cá lỡ mắc vào đó.

Qua hết cánh đồng, chiếc xuồng ra sông, Thụy Vân biết nhờ mấy bè cá to lớn dần hiện lên. “Bè” cá bên dưới, phía trên là những ngôi nhà mái tôn, vách ván, có hành lang rộng rãi và cột ăng ten tivi vươn cao, vững chãi giữa tứ bề sóng nước.

- Bè của nhà mình ở đâu hở Cá Mè? - Thụy Vân hỏi cháu.

- Dạ, gần tới rồi dì ạ. Đằ ng kia kìa. Dì có thấy nhà bè có mấy cánh cửa màu xanh không?

Theo tay Cá Mè chỉ, Thụy Vân nhìn thấy ngôi nhà bè khá rộng và xinh xắn ...

Vân lại hỏi:

- Hôm nay anh chị Hai Lộc đều về nhà thì ai giữ bè cá?

Cá Mè đáp:

- Ba mẹ con có thuê mấy người giúp. Hai người. Nhưng không biết bây giờ có ai đi đâu không nữa? ...

Thụy Vân ngạc nhiên:

- Đi đâu là đi đâu chứ?

- Thì đi qua nhà bè của bà con để uống nước trà, nói chuyện tào lao. Di đừng tưởng đàn bà mới nhiều chuyện nghe. Đàn ông cũng nhiều chuyện ghê lắm.

Thụy Vân bật cười. Nhỏ Cá Mè cứ y như là người lớn vậy. Bình luận đàn ông với đàn bà nữa chứ!

Chiếc xuồng áp sát nhà bè của nhà Cá Mè. Không như cô nhỏ lo lắng. Bên trong vọng ra tiếng chuyện trò vui vẻ. Cá Mè quay lại nói với Thụy Vân:

Vậy là nhà bè của con thành điểm hội tụ rồi.

Hai dì cháu lên nhà. Người phát hiện ra họ đầu tiên không phải là công nhân của gia đình mà là một anh chàng mới đến.

Cá Mè nhanh nhẩu giới thiệu cho mọi người làm quen nhau:

- Dì Hai à! Đây là anh Hậu, anh Sáng công nhân nhà mẹ con. Còn đây là chú Vũ ở gần nhà bè của mình.

Nếu Cá Mê không nói rành rọt, Thụy Vân vẫn có thể nhận ra hai công nhân.

Hai cậu trai có lẽ không lớn hơn Vân nhưng họ to khỏe, ăn mặc xềnh xoàng.

Người tên Vũ được Cá Mè gọi là chú vì anh lớn tuổi. Áo sơ mi, quần kaki tươm tất. Anh có dáng của một ông chủ trẻ. Một khuôn mặt hình như là đẹp trai! - Sở dĩ Thụy Vân nghĩ vậy vì Vân chưa dám nhìn anh bằng cái nhìn bạo dạn, xét đoán.

Cá Mè có chở theo giỏ thực phẩm cho công nhân. Hậu và Sáng soạn các thứ ra. Cá Mè kéo Thụy Vân đi xem chỗ chế biến thức ăn và mở sàn để xả thức ăn xuống cho cá ăn.

Vũ cũng được kéo theo và cùng Cá Mè trả lời những câu hỏi tò mò của Thụy Vân.

Họ mau chóng làm quen với nhau và nói chuyện không còn bỡ ngỡ nữa.

Sự xuất hiện của cô chủ nhỏ cũng đồng nghĩa với thời gian nhàn hạ của nhân công đã hết, tiệc trả xếp lại. Công việc chuẩn bị cho cá ăn bắt đầu. Thụy Vân hơi ngán mùi tanh của mớ cá nguyên liệu nên không tới gần.

Chẳng hiểu có ngụ ý hay vô tình mà Cá Mè bảo Vũ:

- Nhờ chú Vũ tiếp chuyện dì Hai của con giùm nghe.

Vũ mỉm cười, bảo Thụy Vân:

- Chắc phải mời cô Vân ngồi ngoài hành lang này uống nước rồi.

Hai người ngồi trên mặt sàn gỗ trơn láng. Giữa họ là bình trà và hai chiếc tách sứ nhỏ nhắn.

- Cô đến đây mấy lần rồi? - Vũ hỏi Thụy Vân.

- Dạ, lần đầu tiên em ra đây. Mấy lần trước về quê ngày tết và giỗ ông bà nên không có thời gian đi chơi.

- Ở đây ... buồn quá hả?

Thụy Vân nhẹ lắc đầu:

- Khung cảnh nơi này sẽ khiến tâm hồn người ta phóng khoáng hơn.

Vũ cười:

- Có lẽ ở trường cô giỏi môn văn. Lời của cô nghe lãng mạn quá.

- Còn anh Vũ thì sao?

- Hình như ... cũng như mọi người ở đây. Cặm cụi chăm chỉ nuôi cá, tính toán ghi chép tất cả các khoản và mong cho giá nguyên liệu đầu vào ổn định, còn cá thương phẩm mai mốt sẽ lên giá. Có vậy mới lời nhiều.

Thụy Vân phóng tầm mắt ra xa. Trên sông có quá nhiều nhà bè nuôi cá.

Mười ... mười lăm ... Không! Nhiều, rất nhiều hơn thế!

- Nhà bè của anh Vũ ... ở đâu nhỉ?

- Cô sẽ không nhận ra đâu. Vì nó chẳng có nét gì đặc biệt cả. Mặc dù tôi hầu như sống trên bè.

- Còn gia đình, vợ con của anh?

Lời đáp của Vũ là nụ cười và một cái nhún vai ...

Khung cảnh nước trời bao la không chỉ khiến tâm hồn người ta trở nên phóng khoáng mà còn biến người ta thành kẻ lãng mạn pha chút phiêu lưu!

Thụy Vân nhận lời mời của Vũ, đến nhà bè anh nuôi cá. Nó đúng là cơ ngơi của anh. Vũ kể Thụy Vân nghe là nhà anh - hay nói chính xác hơn là nhà của ba má anh trên bờ cách nhà ông Hai - ngoại Cá Mè hơn ba cây số.

Vườn nhà rộng gần năm công đất, tức là năm ngàn mét vuông, nhưng chẳng có loại cây trái gì là đặc sản, cho thu nhập cao. Nên Vũ đóng cửa, ra sông cất nhà bè nuôi cá.

- Anh nuôi lâu chưa? - Thụy Vân cảm thấy thích câu chuện của Vũ nên hỏi thăm.

- ... Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vậy mà tới nay cũng hơn mười năm rồi.

- Anh định khi nào thì lên bờ?

- Khi nào nuôi cá bè không còn lợi nhuận nữa, tôi tất phải lên bờ thôi. Mà nói thì nói vậy chứ tôi cũng đang định sang lại bè cá đây.

Thụy Vân đoán:

- Tới lúc anh chán cảnh sống lênh đênh trên sông nước rồi chắc?

Vũ lắc đầu:

- Cái này gọi là lý do kinh tế! Cá nguyên liệu xuất khẩu đang có tiềm năng rất lớn. Tôi sẽ bán nhà bè lên bờ đầu tư nuôi cá ao. Diện tích mấy ngàn mét vuông nuôi được nhiều cá, lợi nhuận sẽ cao trong khi chi phí đầu tư thấp hơn.

Đó là chưa kể nhà bè từ từ xuống cấp, phải sửa chữa tốn kém.

- Anh ... chỉ có một mình?

Vũ gật đầu:

- Ba mẹ tôi mất sớm vì tai nạn. Từ năm tám tuổi, tôi sống với ông bà ngoại.

Rồi mười chín tuổi thì tôi chỉ còn một mình. Mọi chuyện lớn nhỏ phải tự tính toán và quyết định.

Nói đến đây, Vũ cười:

- Không như cô Thụy Vân, ngoài ba mẹ và em trai còn có cả một gia tộc hùng hậu!

Trong giọng nói của Vũ mang đậm âm sắc của sự ngưỡng mộ lẫn ganh tị.

Thụy Vân cười buồn. Nếu Vũ biết sự thật Vân chỉ là con nuôi của ông Hoàng thì sao nhỉ.

Vũ có vẻ là người đàn ông nhạy cảm và tinh tế.

- Sao, lẽ nào Vân không thấy mình đang rất hạnh phúc?

Thụy Vân hơi nhíu mày, đắn đo qua giọng nói ngập ngừng:

- Vân có nên ... kể về mình với người ... mới gặp gỡ một lần không nhỉ?

Vũ nói như khích lệ:

- Nếu như Vân đang có tâm sự và cảm thấy nói ra sẽ nhẹ nhõm thư thái hơn thì Vân cứ mạnh dạn nói với tôi. Tôi không hứa có thể san sẻ được nhiều.

Nhưng tí xíu bằng ... đầu ngón tay chắc là được.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Thụy Vân cười. Không hiểu sao Vân lại thấy có thể tâm sự cùng Vũ. Vân tìm thấy sự tin cậy từ ánh mắt rất ấm áp của anh. Thế là Vân kể ... Câu chuyện bắt đầu từ nhà ông Tứ, cho đến buổi chiều mưa định mệnh khiến Vân đến với vợ chồng ông Hoàng và trở thành thành viên trong gia đình họ.

- Lâu nay Vân luôn tâm niệm sau này sẽ không nhận của cải gì từ ba mẹ nuôi cả. Nhưng những lời của mẹ khiến Vân không khỏi buồn. Với mẹ, chỉ có Vân Phong thôi. Cậu ấy là nhất, là tất cả của mẹ.

Vũ xoa cằm:

- Mẹ Vân có cái lý của bà ấy. Tôi thấy không trách bà được. Tất nhiên suy nghĩ của Vân cũng rất đúng. Thôi, đừng để buồn phiền làm nặng đầu óc nữa đi.

Ít nhất Vân nên vui vì việc giúp đỡ ông nhân viên ấy của Vân đã được ba nuôi khen ngợi. Nói vậy chứ ba mẹ nuôi đang tự hào về Vân lắm đó. Thử tưởng tượng xem, nếu như Vân từ chối sự van nài của người ta thì ... ca phẫu thuật không thể thực hiện kịp thời. Sau đó thì sao nào? Chắc chắn là một hậu quả xấu và ông giám đốc của họ sẽ bị ca thán không chỉ đôi ba ngày hay mươi bữa, nửa tháng đâu.

Dưới sàn nhà, lũ cá ba sa tự dưng bất hòa gây gổ, quẫy đùng đùng. Chúng làm Thụy Vân giật nảy người và Vũ thì phì cười thú vị!

Thụy Vân lẩm bẩm:

- Đúng là không quen sẽ bị giật mình hoài cho coi.

Vũ cười nhỏ:

- Mong là chúng ta còn gặp lại nhau. Lần sau chắc chắn tôi quay về nhà rồi, sẽ không bị giật mình nữa đâu.

Tự nhiên Thụy Vân hỏi một câu ngu ngơ:

- Gặp lại à?

- Ừ. Coi như chúng ta là bạn bè. Được không?

Thụy Vân gật đầu:

- Được. Chúng ta sẽ là bạn bè. Nhưng em không biết chắc được khi nào sẽ trở lại đâu.

- Tôi biết, Vân còn phải học mà. Không sao. Chúng ta có thể liên lạc thường xuyên quạ điện thoại di động mà.

Đúng rồi! Sao Thụy Vân không nghĩ ra nhỉ.

Để mừng bạn mới, Vũ đãi Thụy Vân một bữa cá hấp cuốn bánh tráng.

Không phải cá bè mà là cá lóc đồng hẳn hoi.

Thụy Vân nhận thấy Vũ là người đàn ông đảm đang việc bếp núc nữa. Vũ nói cá thì mua lại của những người cắm câu chuyên nghiệp. Bánh tráng có sẵn trong nhà. Rau mua từ mấy ghe bán lưu động trên sông.

Bữa ăn vừa dọn ra, Cá Mè đến. Cô nhỏ xuýt xoa:

- Chà chà, thịnh soạn thiệt đó nghe.

Vũ nói:

- Vừa định gọi điện rủ Cá Mè thì Cá Mè đến, chú khỏi phải tôn tiền điện thoại.

Ngồi xề xuống bên cạnh Thụy Vân, Cá Mè hỏi:

- Dì không đem di động theo à? ... Ông Út gọi điện cho con, hỏi hai dì cháu đang ở đâu, bảo tranh thủ về ăn cơm trưa. Để con gọi về nói mọi người khỏi chờ nghe dì?

Thụy Vân đồng ý. Ở đây chỉ có ba người mà Vũ hấp con cá lóc nặng gần bảy trăm gam. Chắc chắn là no nê luôn.

Cá Mè nói:

- Dì thấy sao? Cá lóc này phải nướng mới ngon!

Thụy Vân đáp:

- Cá lóc nướng trui thì ngon nhất rồi. Nhưng món hấp cũng có cái hấp dẫn của nó chứ.

Vũ bày tô nước mắm me và ba cái chén ra mâm:

- Lúc trước, chú cũng hay làm món nướng lắm. Nhưng than hết rồi, chú chưa mua. Ăn tạm cá hấp đi nhỏ à.

Cá Mè lại hỏi:

- Than hết mà bia chắc là còn hở chú?

Thụy Vân đập vai nó:

- Nhiều chuyện! Còn nhỏ xíu mà bày đặt bia với bọt. Con không sợ xuồng chao nghiêng hay sao?

Cá Mè cười hì hì:

- Dì hỏi lạ! Có bao giờ chiếc xuồng không bị chao qua nghiêng lại đâu chứ!

Thụy Vân bặm môi, lừ mắt:

- Hừm! Còn ở đó lý sự nữa. Dì sợ đòn lắm. Nếu con là kẻ bạo dạn thì cứ việc uống bia hay rượu gì đó thoải mái đi.

Vũ cười lớn:

- Thôi thôi! Có lẽ Thụy Vân sẽ vui còn Cá Mè phải thất vọng rồi. Tôi xin long trọng thông báo với hai người là trong nhà tôi bây giờ một cái vỏ *** bia cũng không còn. Chúng ta có thể uống Coca thôi.

Thụy Vân nheo mắt nhìn Cá Mè:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Đúng là Cá Mè thất vọng to há. Vân thì hoàn toàn nhẹ nhõm, khỏi lo bị la rầy gì hết.

- Nào, xin mời!

Cà khịa bấy nhiêu đủ rồi. Giờ thì tập trung “mổ xẻ” con cá lóc hấp tròn trịa này thôi.

Thụy Vân không nhớ đã bao lâu rồi mình mới có được một bữa ăn ngon thế này. Ngon không phải vì món ăn cao cấp chế biến công phu cầu kỳ, mà nhờ khung cảnh thiên nhiên rộng mở và người bạn tuy mới quen nhưng cởi mở chân tình.

Từng miếng cá lóc hấp được vẽ ra cho vào bánh tráng nem cùng với dăm ba lá rau thơm rồi chấm vào chén nước mắm me chua chua, ngọt ngọt và cay cay.

Tất cả hương vị đặc trưng hòa quyện vào nhau kết thành hai từ mà người ta vẫn hay nói:

“đậm đà”. Thụy Vân nghĩ khó mà quên được bữa ăn hôm nay.

Cá Mè dùng đầu đũa lớn khều nhẹ tay Thụy Vân:

- Dì Hai nè!

- Gì vậy nhỏ?

- Dì thích nơi này hông?

Thụy Vân mỉm cười:

- Giá như từ Sài Gòn xuống đây chỉ mất ba bốn mươi phút. Sau một ngày học hành căng thẳng hoặc mấy lúc bị stress, trốn nhà chạy xuống đây thì hay biết mấy!

Cá Mè kêu lên:

- Tức là dì Hai tính nếu thuận tiện kiểu khoảng cách không quá xa thì mỗi tuần tới đây bốn năm lần chắc! Tiếc là hổng được rồi. Thôi thì một vài tháng dì Hai về quê một lần đi dì Hai? Mai mốt chắc thế nào chú Vũ cũng thết đãi dì Hai món lẩu cá basa cho coi! Phải không chú Vũ?

Vũ nhìn Thụy Vân một thoáng:

- Dì Hai của Cá Mè thích ăn món gì, chú Vũ sẽ mời dì ấy món đó. Dĩ nhiên là trong phạm vi khả năng chú có được.

Cá Mè nhận xét thẳng đuột:

- Chú Vũ khôn quá trời!

Thụy Vân không có ý kiến. Nhìn ra mặt sông Hậu ngầu đục phù sa, Vân mỉm cười vu vơ. Ừ, đúng là Vũ khôn ngoan. Cũng phải thôi. Vì nếu không nói “phạm vi khả năng”, rủi đâu khách đòi ăn nem công chả phụng hay tôm hùm tẩm phô mai đút lò thì nguy to Thụy Vân quay nhìn vào, vô tình chạm phải ánh mắt của Vũ. Cái nhìn anh dành cho Vân rất lạ - ấm áp và ... ẩn chứa một câu hỏi.

Nó làm Vân cảm thấy bối rối.

Đó là câu hỏi Cá Mè hỏi thay Vũ:

- Sao hở dì Hai? Dì định khi nào sẽ về quê lần nữa vậy?

Người chờ đợi câu trả lời của Vân không chỉ có Cá Mè.

Thuỵ Vân lưng chừng:

- Dì không thể hứa được. Vì mai về Sài Gòn, dì chuẩn bị ôn bài. Gần hai tuần nữa là thi học kỳ một rồi. Có lẽ đợt tới tết Tây, hoặc là tết Nguyên đán.

Cá Mè tự nãy giờ dành khá nhiều thời gian để ngắm chú Vũ và dì Hai Thụy Vân. Trong mắt Cá Mè thì hai người đẹp đôi lắm. Dĩ nhiên chú Vũ trông già dặn hơn dì Vân nhiều. Cũng phải thôi, chú hơn dì phải là chục tuổi. Nhưng mà điều đó có trở nại gì đâu chứ!

Cá Mè cao giọng, nói như chỉ định:

- Thỏa thuận như vậy nghe dì Hai! Tết Tây hoặc hoặc tết ta dì sẽ về há. Nào, chúng ta cụng ly hẹn ngày tái ngộ đi. Bây giờ thì chuẩn bị tạm biệt, chúng ta về thôi. Nói chứ con cũng sợ bị giũa lắm!

Tạm biệt ư? Thụy Vân không khỏi ngẩn ngơ. Cuộc gặp gỡ chỉ mới ít phút.

Vũ trầm giọng, ánh mắt đượm chút tiếc rẻ:

- Ừ! hai dì cháu phải quay vào bờ rồi. Hẹn ngày gặp lại!

Còn hơn một ngày ở quê ... Thụy Vân và Cá Mè về tới nhà lúc đã quá trưa.

Hai dì cháu không bị ai trách cứ rầy la gì. Chị Hai Lộc, mẹ của Cá Mè nài Thụy Vân ăn cơm trưa, nhưng thật sự bụng Vân đã no nê!

Ông bà Hoàng không nghỉ trưa như thường ngày ở nhà. Lâu lâu mới về quê một lần, có quá nhiều chuyện để hàn huyên san sẻ. Thụy Vân trò chuyện với các anh chị họ một lúc rồi lặng lẽ trốn ra sau vườn. Vườn nhà nội vẫn vậy, chẳng có mấy cây ăn trái để có thể tự hào và khoe khoang. Nhiều cây gáo to và cao vòi vọi. Vài cây ổi, mận, khế ... đã già, tán lá xòe rộng, rậm mát.

Thụy Vân thích nhất là cây quất ở góc sau vườn. Lá, cành có vẻ xơ rơ nhưng lại nhiều trái. Lúc này đang vào mùa quất chín. Vân dặn Cá Mè rồi, nhỏ hứa chiều nay sẽ hái cho Vân một giỏ luôn. Thứ trái này nhìn bề ngoài chả có gì ấn tượng, ruột cũng không được màu sắc hấp dẫn. Nhưng cái màu nâu nâu như me chín ấy lại rất mát. Vị chua chua, thêm vô ít đường, khuấy đều rồi ướp lạnh thì ...

ngon tuyệt vời?

Thụy Vân đang thiu thiu trên cánh võng thì Cá Mề hối hả chạy ra tìm:

- Dì Hai ơi! Dì Hai!

Thụy Vân mở choàng mắt bật ngồi dậy:

- Chuyện gì vậy nhỏ?

Cá Mè xề lên võng ngồi với Thụy Vân, làm bộ mặt hệ trọng:

- Lúc nãy dì Hai quên một chuyện đó nghe!

Thụy Vân lơ ngơ:

- Ủa! Dì quên chuyện gì?

Cá Mè chúm chím cười:

- Dì quên ... cho chú Vũ số điện thoại của dì đó. Chú Vũ mới gọi tới hỏi con nè.

- Ừ, đúng là Thụy Vân đã quên điều này. Vậy mà trước đó hẹn sẽ liên lạc thường xuyên. Đúng là buồn cười thật!

Thụy Vân đọc số di động của mình để Cá Mè nhắn qua máy của Vũ.

Nhìn cô nhỏ bấm bấm lia lịa và nhắn gởi tin ngay, Thụy Vân hỏi:

- Ê, sao mà con sốt sắng quá vậy?

Cá Mè nhìn màn nhìn di động, nhoẻn cười:

- Xong! Chú Vũ nhận được tin nhắn rồi! Dì nói sao? Con sốt sắng à? - Cá Mè nhìn Thụy Vân, cười thật tươi khoe chiếc răng khểnh - Dì Hai quên con là người luôn luôn nhiệt tình à. Vả lại, chú Vũ và dì đều là người quen thân của con. Vậy thì con nên giúp hai người chứ!

Thụy Vân chột dạ:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Ê, cái gì mà “hai người”. Con nói vậy là có ý gì hả?

Cá Mè tỉnh bơ:

- Con có ý gì đâu!

Cô nhỏ vẫn cười tủm tỉm. Có bao nhiêu hàm ý trong nụ cười ấy. Duỗi chân lấy đà, Cá Mè đưa mạnh cái võng.

Thụy Vân la lên:

- Ui! Té bây giờ! Dừng lại đi Cá Mè!

Cá Mè ngó hai đầu võng. Một đầu cột vào thân cây ổi. Đầu còn lại là cây mận. Rất nhiều chùm mận xanh trên cành. Vài trái chín ớ phía trên cao.

Cá Mè tụt xuống đất:

- Để con hái mận cho dì Hai nhen!

- Cũng được. Sẵn tiện, con hái quất luôn đi.

- Dạ, con sẽ hái. Nhưng dì Hai phải trả lời câu hỏi của con mới được.

- Con hỏi gì thì hỏi đi.

Thoắt cái, Cá Mè đã leo lên cây mận. Cây có cành lá xòe tán rộng nên rất dễ leo. Đứng ở chạc ba, độ cao gần ba mét, Cá Mè tay hái một chùm bốn trái mận chín.

- Dì chụp à nghen!

Thụy Vân vội đưa hai tay lên. Chỉ trễ vài giây thôi là coi như mấy trái mận rớt xuống đất. Như ngày xưa, Thụy Vân rứt một trái lau lau vô vạt áo cho sạch lớp bụi phấn bên ngoài rồi bẻ đôi, cho vào miệng một miếng, nhai rau ráu.

Trên cành cây, Cá Mè cũng đang ăn một cách ngon lành.

- Ngọt ngất luôn, Cá Mè ơi!

Cá Mè đáp vọng xuống:

- Mận trong vườn ông cố trồng ngon số một mà dì. Nhưng bây giờ con thích nghe dì nói chuyện khác kìa!

- Chuyện gì? Nãy giờ dì thấy Cá Mè “quẫy đuôi lượn lờ” hơi bị nhiều đó nghe. Đừng úp mở nữa. Muốn gì nói thẳng ra đi nhỏ.

Vẫn nụ cười hì hì rất tếu và dễ thương, Cá Mè hỏi:

- Dì Hai thấy chú Vũ thế nào?

- Thế nào là thế nào? - Thụy Vân hỏi lại.

- Thì đại loại như là có dễ mến không? Có hiền không?

- Hiền hay dữ, mới tiếp xúc một lần sao biết được!

- Vậy chú ấy là người dễ mến chứ, dì?

- E rằng mến không dễ!

Cá Mè ngồi xuống cành mận lớn, buông hai chân đong đưa:

- Cho dì Hai hay nghe. Chú Vũ có tiếng là người vừa đàng hoàng lại vừa giỏi đó. Cả xóm nhà bè ở đây ai cũng biết hết.

- Vậy à! Rồi thì sao?

- Thì ... con thấy dì với chú Vũ rất đẹp đôi!

- Phát biểu linh tinh!

Cá Mè cười giòn tan:

- Rồi nhe! Coi như con phát biểu linh tinh! Nhưng sau này dì với chú Vũ có quen nhau và yêu nhau, con trêu ráng chịu.

- Chị Hai ơi!

Thụy Vân ngoảnh nhìn phía có tiếng gọi mình.

Cá Mè nhìn thấy trước và thông báo luôn:

- Cậu Vân Phong đang chạy ra kìa dì Hai!

Thụy Vân tặc lưỡi:

- Chà! Thằng nhỏ này nghe thấy mùi mận hay thiệt. - Ngước nhìn lên, Vân nói nhanh - Stop chuyện vừa rồi nghe Cá Mè!

- Dạ, con biết rồi!

Cá Mè đứng lên, chuyền qua cành khác với tay hái mấy trái mận chín.

Vân Phong ra tới:

- Thì ra chị Hai ở đây?

- Ư. Em không ngủ trưa à?

- Có, em ngủ hơn nửa giờ đó chứ. Nghe chị Hai Lộc nói chắc là chị ở ngoài này hái mận nên em chạy ra thử.

Trên cành mận, nghe Vân Phong nói vậy Cá Mè cắc cớ hỏi:

- Cậu ra thử cái gì?

- Mày còn phải hỏi. Đương nhiên tao ra thử nếu có thì ăn với chị Hai cho vui.

- Cậu sướng quá há. Ai rảnh rang hái sẵn cho cậu ăn chứ? Ừa, mận chín sớm hổng nhiều nhưng dư ăn. Cậu leo lên hái mà ăn.

Vân Phong chống nạnh, hất anh nhìn lên:

- Ê! Tại sao tao lại phải leo lên hái? Mày đang ở trên, mày hái luôn cũng được vậy!

Cá Mè thản nhiên:

- Cậu không nghe người ta nói muốn ăn phải lăn vô bếp hay sao?

Vân Phong gục gặc:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Tao đương nhiên là có nghe. Nhưng vô lý vậy. Mày hái mận cho chị Hai tao thì sao?

- Dì Hai khác cậu. Tui hái thuê cho dì hai mà.

Vân Phong trề môi. Ai mà tin lời cà khịa của con “Cá Mè lắm xương” này.

Cậu ta ngó chùm mận chị gái đang cầm.

Thụy Vân đưa cậu:

- Hai cậu cháu nhà ngươi nhiều chuyện quá. Nè, ăn đi!

Hai cậu cháu nhưng tuổi tác sàng sàng bằng nhau. Chúng tiếp tục ồn ào lý sự. Thụy Vân mỉm cười, không tham gia. Vân đang nghĩ đến Vũ. Vân vừa chợt nhận ra một điều thú vị. Đó là tên Vân và Vũ nếu ghép lại “Vân-Vũ” tức là “mây-mưa”. Vậy thì đất trời sẽ ướt át lắm đây!

Chiều hôm sau, Thụy Vân cùng Vân Phong và ba mẹ quay về Sài Gòn. Cốp xe cũng chật cứng như hôm mới xuống. Nhưng thay vì bánh kẹo, trái cây nhập ngoại và những món đồ gia dụng, bà Hai gởi cho vợ chồng ông Hoàng một bao gạo thơm Thái Lan, mấy loại mắm đặc sản Châu Đốc, cá khô và ít trái cây có sẵn trong vườn.

Gần một tháng sau, Thụy Vân nhận được cuộc gọi của Vũ. Anh hỏi thăm sức khỏe và tình hình học tập của Vân. Anh cho hay đã bán bè cá, lên bờ về nhà bắt tay vào đầu tư đào ao trong vườn nuôi cá. Anh nói sẽ bắt đầu bằng ba ngàn năm trăm mét vuông ao.

Trong đầu, Thụy Vân hình dung ao cá rộng mênh mông, gần như là đầm phá ở miền Trung.

- Đào ao sâu ít nhất cũng hơn mét rưỡi. Vậy thì số đất ấy anh làm sao? Vân thắc mắc.

Những người ở đây đem bán đất đào ao cho ai cần tôn cao thêm sân, vuông vườn hoặc long nền nhà. Nhưng anh thì không bán. Cứ đắp cao ở một góc, đề phòng sau này thất bại mình còn đất mà lấp ao chứ.

- Trời đất! Chưa thấy ai như anh, chưa chi đã nói chuyện xui xẻo!

- Làm ăn gì cũng đều có những rủi ro. Đó là quy luật tất yếu thôi!

Vũ nói một cách vô tư. Anh rủ Thụy Vân tết về quê, đến nhà anh tham quan cơ ngơi mới toanh - chắc chắn sẽ có nhiều thú vị, không thua gì cảnh nước trời lồng lộng như ở nhà bè trên sông Hậu đâu!

Lời rủ rê có vẻ hấp dẫn, nhưng Thụy Vân không thể hứa chắc chắn được.

Vân quyết định nói thẳng thắn vôi Vũ:

- Từ bây giờ em phải học bài nhiều lắm. Năm nay thì tốt nghiệp rồi thi đại học mà. Em muốn mình có được kết quả tốt nhất. Đó sẽ là cơ hội tốt để em vào đời. Có thể tết này em không về quê đâu. Mong anh Vũ hiểu cho em.

Im lặng. Có lẽ Vũ đang suy nghĩ về những lời Thụy Vân vừa nói. Giây lâu, Vũ nói:

- Ừ, cũng phải. Tốt hơn hết là em nên chú tâm vào việc học. Như lần trước em nói ... tương lai của em phụ thuộc cả vào việc học bây giờ. Vậy thì hãy cố gắng. Anh tin em sẽ được kết quả như ý. Chúng ta liên lạc với nhau qua di động, vậy nhé! À, phải rồi! Để anh gởi cho Vân vài bức ảnh chụp cảnh cơ ngơi mới của anh nhé!

Thụy Vân liên tiếp nhận được sáu - bảy bức ảnh từ máy của Vũ. Vân nhìn thấy cả một núi đất! Rồi ao nước mênh mông. Vũ không còn hình thức đàng hoàng tươm tất nữa. Khoác ngoài áo thun ba lỗ là chiếc áo sơ mi màu hoa rừng rộng thùng thình, quần xắn lên quá gối phơi hai bắp chân và hai bàn chân bê bết bùn đất. Khi chiếc nón lá hất lên, lộ ra nụ cười lất tươi!

Ngắm nhìn mấy bức ảnh, Thụy Vân bâng khuâng. Một người đàn ông mới quen trở thành bạn. Chưa thể gọi là bạn thân nhưng cũng đủ cho Vân cảm giác vui, không còn thấy mình cô độc chẳng có ai để tâm sự lúc buồn nữa.

Dĩ nhiên không ai biết quan hệ bạn bè này của Vân. Ông bà Hoàng và Vân Phong càng mù tịt!

Thụy Vân biết nếu hai người hay được thì rầy rà. Nhất là bà Hoàng. Tuy bà không tỏ thái độ gì nhưng Thụy Vân nghĩ nếu có chuyện gì đó xảy ra, bà sẽ lập thành kiến với mình ngay!

Bữa điểm tâm sáng nay bà Hoàng cho mọi người thưởng thức món thịt bò xào nui.

Vân Phong bình luận:

- Mẹ cưng chị Hai quá chừng! Chị Hai thi đại học xong từ lâu rồi mà mẹ vẫn tẩm bổ cho chị Hai hoài.

Thụy Vân lườm em trai:

- Nhiều chuyện quá! Mẹ làm điểm tâm cho cả nhà chứ bộ. Còn nếu nói là tẩm bổ thì ... - Thụy Vân nói thêm - Mai mốt tới lượt em thi cử sẽ được tẩm bổ gấp hai ba lần chị ấy chứ!

Bà Hoàng cười rất tươi:

- Ừ, tới giờ này ba mẹ thấy nhẹ nhõm rất nhiều rồi. Chị Hai thi xong rồi, có kết quả luôn rồi. Còn anh Ba nữa thôi. Mai mốt ráng cố gắng nghe. Mẹ sẽ tẩm bổ cho con có sức khỏe mà học tốt.

Vân Phong vung tay hùng hồn:

- Con thì mẹ khỏi phải lo đi. Nhất định con không thua chị Hai đâu!

Ông Hoàng rướn qua cốc đầu con trai:

- Bốc vừa thôi anh Ba! Còn sáu năm học nữa chứ chẳng ít đâu.

Vân Phong phùng má:

- Thì đương nhiên con phải cố gắng ngay từ bây giờ.

Ông Hoàng khoát tay:

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Được rồi. Chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện. Hôm nay hai chị em con không làm gì chứ?

Vân Phong thông báo:

- Ăn sáng xong, con tới Nhà Văn hóa một lúc. Buổi chiều con ở nhà.

Thụy Vân nói mình sẽ lau dọn nhà cửa. Chị giúp việc xin về quê có việc, tới nay vẫn chưa lên. Thụy Vân sẽ làm một số việc.

- Tốt lắm! - Ông Hoàng liếc nhìn vợ, nhận cái mỉm cười đồng thuận, ông nói – Vậy buổi chiều hai đứa có dư thời gian chuẩn bị.

Vân Phong hỏi ngay:

- Chuẩn bị cái gì hở ba?

- À chuẩn bị bộ đồ đẹp, đôi giày mới, đầu tóc phải chải đàng hoàng. Nhất là chị Hai Thụy Vân, nhân vật chính đó nghe, nhớ sữa soạn đẹp một chút. Cả nhà ta sẽ đến nhà hàng Lạc Viên. Ba mẹ tổ chức bữa tiệc mừng Thụy Vân đậu đại học. Có mời thêm vài người quen thân với nhà mình.

Thụy Vân không vui lắm khi đón nhận phần thưởng này.

Vân rụt rè nói:

- Ba mẹ có nhất thiết phải tổ chức bữa tiệc này vì con không ạ? Tất cả chỉ vừa mới bắt đầu thôi. Còn hơn bốn năm đại học. Thực tế thì rất nhiều sinh viên không thể tốt nghiệp.

Bà Hoàng tỏ vẻ phật ý:

- Sao con nói vậy Thụy Vân? Chẳng lẽ con không tốt nghiệp đại học? Quá vô lý! Suốt thời gian qua con có thành tích học tập tất và vừa rồi con chả phải đã đậu đại học sao? Ba mẹ đều rất kỳ vọng ở con.

Thụy Vân lúng túng:

- Con xin lỗi mẹ. Con biết sự mong mỏi của ba mẹ. Ý con là ... thi đậu đại học cũng bình thường thôi. Ba mẹ đâu cần bày tiệc ăn mừng ở nhà hàng cho tốn kém.

Ông Hoàng gật gù:

- Ba hiểu ý con. Nhưng con đừng bận tâm. Bữa tiệc chiều nay mục đích chúc mừng con chỉ là một phần thôi. Ba muốn nhân dịp này để mọi người biết con rõ hơn và con cũng làm quen với những gia đình quen thân nhà ta.

Thì ra ba mẹ nuôi của Thụy Vân có sự tính toán. Ông Hoàng là một doanh nhân. Vân nghĩ sự tính toán này hẳn là có lợi. Xét ở một góc độ nào đó thì nó cũng là phương thức kinh doanh!

Nhưng cụ thể lợi lộc thế nào, Vân còn phải chờ thêm mới biết được.

Ông Hoàng bảo chỉ là bữa tiệc với mấy người có mối quan hệ quen thân với gia đình, nhưng đây thật sự là bữa tiệc linh đình. Ông bà Hoàng đặt tiệc nguyên một phòng ăn lớn trên lầu hai của nhà hàng Lạc Viên. Ít nhất cũng hơn hai trăm khách. Trong số này có nhiều nhân viên công ty gia đình.

Thụy Vân gặp lại ông Xíu. Ông gầy hơn lúc trước nhưng nước da đã hồng hào, thần sắc gương mặt khá tốt.

Ông nhìn thấy Thụy Vân trước và chủ động tới chào:

- Chào cô Hai!

- Dạ, con chào chú Xíu. Xin chú đừng trịnh trọng vậy mà con thêm ngại.

Chú cứ gọi con là Thụy Vân thôi, chú ạ.

Ông Xíu cười, nói nhỏ:

- Cậu Vân Phong hãy còn quá nhỏ. Trong thời gian sắp tới ông giám đốc chắc hẳn sẽ trông cậy nhiều vào cô Hai. Tôi đâu thể vô phép chứ! Nói thật, cả nhà tôi suốt đời không quên ơn cô Hai. Năm ngoái may nhờ có cô mà tôi mới sống.

Lại nữa rồi? Thụy Vân sợ nhất là nghe những lời kể lể. Cô đáp qua quít:

- Chuyện nhỏ mà chú. Giờ thì chú bình phục hoàn toàn rồi hả chú?

Ông Xíu nói mình đã khỏe lại. Nhưng khẩu phần cho mỗi bữa ăn phải bớt lại ít hơn trước. Và bia rượu, nước uống có gas và thuốc lá thì bỏ hoàn toàn.

Hỏi thăm ông Xíu thêm đôi câu, Thụy Vân bị Vân Phong từ đâu chạy tới níu tay kéo đi:

- Chị Hai! Ba mẹ bảo chị tới chào bác Tứ và bác Thành kìa. Nhanh lên chị Hai!

- Từ từ! Em làm chị té bây giờ.

Thụy Vân mặc áo đầm dài quá gối chân. Cô mang giày cao gót đi rất giỏi nhưng sàn nhà ở đây tương đối trơn.

Khi Vân Phong chạy tới thúc hối rồi kéo đi, Thụy Vân không có thời gian để nghĩ ngợi. Cậu nhóc kéo Thụy Vân ra phía gần ban công. Ông bà Hoàng đang đứng đó chuyện trò với hai người khách. Ông Thành, Vân đã biết. Ông có một con trai tên Danh. Thỉnh thoảng, Vân chạm mặt Danh ngoài phố. Nói chung, Vân không chú ý mấy tới anh ta. Còn người đàn ông đứng bên ông Thành kia.

Lúc nãy Vân Phong nói là ông Tứ ...

Thụy Vân chợt giật mình, nhịp tim đập liên hồi. Lẽ nào ...

- Ba mẹ! Con kêu chị Hai tới rồi nè! - Vân Phong nói:

Ông Hoàng xoa đầu trai:

- Ừ, con giỏi lắm! Ba cảm ơn con. Nhiệm vụ xong rồi đó.

Vân Phong lỉnh đi ngay. Có mấy người bạn của ông Hoàng đưa con cái tới dự tiệc, Vân Phong không lo bị lẻ loi giữa những người lớn.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Bà Hoàng giục Thụy Vân:

- Con mau chào đi! Đây là bác Thành ba của Đặng Danh đó con. Còn đây là bác Tứ bạn cũ của ba con.

Ông Thành cười hề hà:

- Hai bác cháu tôi thì còn lạ gì mà giới thiệu. Phải không Thụy Vân cháu?

- Dạ, bác Thành.

Thụy Vân nhìn sang ông Tứ. Tim cô như bị bàn tay ai đó bóp nhẹ. Đúng là ông ấy. Gần mười năm, chặng đường đời không phải là dài nhưng đủ dể ông Tứ già hơn. Cùng với nhiều nếp nhăn trên khuôn mặt là mái tóc bạc gần như sương ở phía trước.

Thụy Vân bây giờ đã thành thiếu nữ, xinh đẹp, duyên dáng và lộng lẫy hơn nhờ áo quần, trang sức. Ông Tứ tất nhiên không thể nhận ra cô, nhận ra đứa con gái gầy gò đen nhẻm với cái tên Búp của ngày xưa.

Cố gắng giữ vẻ tự nhiên, Thụy Vân cúi đầu chào ông Tứ:

- Dạ, cháu chào bác Tứ. Bác với ba cháu là bạn nhưng ... có lẽ bác không ở tại Sài Gòn nên đây là lần đầu cháu được gặp bác.

Ông Tứ gật đầu, cười:

- Đúng vậy, cháu gái à. Lúc trước gia đình bác ở dưới tỉnh. Bác mới chuyển lên Sài Gòn vài tháng nay. Cũng là cho tiện việc học của con Uyên nhà bác đó mà.

Chắc là Thảo Uyên. Vậy thì chính xác rồi.

Thụy Vân hỏi:

- Con gái bác tên Uyên ạ? Cô ấy học lớp mấy rồi bác? Sao bác không đưa cô ấy tới đây?

Ông Tứ đáp:

- À hai bác chỉ có một mình con Thảo Uyên thôi. Nó chắc bằng tuổi cháu cũng vừa thi đại học xong. Đậu khoa Quản trị kinh doanh Đại học mở bán công.

Không được Đại học quốc gia như cháu đâu.

Thụy Vân không khỏi ngạc nhiên. Thảo Uyên mà đậu đại học, dù là đại học mở đi nữa cũng là lạ!

Thụy Vân nhỏ nhẹ:

- Dạ, bác quá khen rồi. Vào đại học nào không quan trọng. Quan trọng là thành tích học tập và năng lực làm việc sau này. Cháu nghe nói có người học Đại học Dược mà ra trường gần mười năm vẫn chỉ là nhân viên bán thuốc tây.

Ngược lại, có người học trường bán công, khoa công nghệ. Vậy rồi tốt nghiệp chưa đầy ba tháng lại xin được vào một công ty nước ngoài với chức danh phó giám đốc!

Ông Tứ đồng tình:

- Cháu nói cũng phải. Năng lực bản thân mình mới là quan trọng. Bác thấy cháu chững chạc hơn Thảo Uyên nhà bác nhiều!

Vợ chồng ông Hoàng nghe ông Tứ khen con gái mình mà lòng hãnh diện ngập tràn. Tuy nhiên, ông Hoàng nói:

- Coi vậy chứ con bé Thụy Vân này vẫn còn nhiều thiếu sót lắm, anh Tứ à.

Tôi và bà nhà tôi cứ phải nhắc nhở nó suốt!

Bà Hoàng quay sang hỏi ông Thành:

- Chị nhà vẫn khỏe hở anh Thành? Sao anh không đưa chị đến? Cả ngày nay tôi đinh ninh sẽ gặp chị Thành và cháu Danh nữa.

Câu hỏi xã giao này bà Hoàng có thể hỏi ông Thành lúc nãy. Nhưng bà Hoàng cố ý chờ bây giờ, có mặt Thụy Vân mới hỏi khách.

Ông Thành tặc lưỡi:

- Biết làm sao được. Bà nhà tôi ra Vũng Tàu ăn đám cưới đứa cháu gọi bằng cô từ hôm qua. Thằng Danh đi với mẹ nó. Có lẽ đợi dịp khác vậy - Nói đoạn, ông cười xuề xòa - Mai mốt chị tổ chức lễ hỏi hay lễ cưới cho cháu Thụy Vân chẳng hạn, chắc chắn cả nhà chúng tôi sẽ đủ mặt.

Bà Hoàng cười tươi rói, nắm ngay câu nói đùa của ông Thành:

- Ôi trời! Bây giờ mà nói tới đám hỏi hay đám cưới của Thụy Vân thì sớm quá! Nó còn phải học mà. Với lại, không dễ tìm được đối tượng thích hợp nếu như không có sự giúp đỡ của anh và chị nhà.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Thụy Vân khẽ thở dài. Bắt đầu khổ rồi đây. Chỉ có kẻ quá ngu ngơ mới không nhận ra bà Hoàng đang có kế hoạch gì.

Thụy Vân tìm cách lảng đi nơi khác.

Cô tới nói chuyện với hai bà bạn của bà Hoàng. Đây là hai bà quy y chung đạo tràng, thường đi chùa - cùng nhau. Những chuyến cứu trợ do ban từ thiện của chùa tổ chức các bà đều tham gia.

Để tránh bị lôi vào đề tài tình duyên này nọ, Thụy Vân mới ngồi đây. Không ngờ cô bị bơm vào đầu một mớ tư tưởng duy tâm:

- Cũng nhờ mẹ con thường xuyên đi chùa cầu nguyện mà việc làm ăn của gia đình thuận buồm xuôi gió, các con thì học hành tấn tới đỗ đạt. Lâu rồi, con không đi chùa phải không Thụy Vân? Vậy là không được. Hôm nào đó con nên đi chùa lạy Phật, tạ ơn ngài đã phù hộ cho con đi.

Một trong hai bà bạn của bà Hoàng bảo Thụy Vân như vậy và cô “dạ, dạ”.

cho xong.

Cuối cùng buổi tiệc cũng kết thúc. Thụy Vân đã rất cố gắng và cẩn thận để vừa ý ba mẹ. Cho tới lúc về nhà, bước vào phòng riêng của mình cô mới thở phào nhẹ nhõm.

Buông mình nằm dài xuống giường, Thụy Vân nhìn đăm đăm lên góc trần nhà. Cô tự hỏi mai này sẽ ra sao? Có vẻ như cuộc sống bắt đầu không còn bình lặng như trước nữa. Ông Tứ xuất hiện. Hình như nhân duyên giữa cô với gia đình ông ấy vẫn chưa dứt. Cô nhớ tới Thảo Uyên. Bây giờ trông cô ta thế nào nhỉ? Kênh kiệu? Đỏng đảnh?

Ngày xưa, còn nhỏ xíu mà cô dám hại Vân chỉ vì một chiếc nhẫn. Bây giờ ...

À, chiếc nhẫn ấy không biết Thảo Uyên còn giữ hay đánh mất nhỉ?

Thụy Vân cảm thấy bứt rứt khi nghĩ đến chiếc nhẫn. Có lẽ cô phải gặp Thảo Uyên, ít nhất là một lần mới được.

Thụy Vân vươn tay, có cái gì đó dưới gối. À, thì ra là điện thoại di động, cô bỏ nó ở nhà suốt từ chiều tới giờ.

Mở lên xem, Thụy Vân thấy có đến sáu cuộc gọi nhỡ! - Là Vũ gọi cho cô.

Thêm một tin nhắn nữa:

“Cô tú ơi! Em đi đâu mà bỏ di động bơ vơ một mình vậy. Coi chừng nó kiện đó nghe. Khi nào đọc được tin nhắn này thì gọi lại cho anh nhé!”.

Lâu nay Thụy Vân giữ liên lạc đều đặn Với vũ. Gần đây nghe anh than van chuyện nuôi cá quá chừng. Khi con cá da trơn xuất khẩu được lên ngôi, thiên hạ đua nhau đào ao mua cá giống. Rất cuộc cung vượt cầu. Giá cả thương phẩm rớt sát ván. Người nuôi lỗ lã thê thảm!

Đồng hồ chỉ chín giờ bốn mươi. Thành phố vốn ồn ào năng động, vậy mà giờ này con đường trước nhà cũng thưa thớt xe cộ, yên ắng hẳn đi.

Có nên gọi cho Vũ không nhỉ? Nếu để tới sáng mai thế nào Vũ cũng trách móc này nọ.

Thụy Vân quyết định gọi cho anh.

- Alô! Ai mà gọi giờ này vậy? À, Thụy Vân! Em ...

- Tại anh Vũ bảo khi nào đọc được tin nhắn của anh thì gọi lại. Phải chi biết anh ngủ rồi thì em im luôn!

Giọng ngái ngủ đâu mất, Vũ nói tỉnh rụi:

- Nãy giờ anh vẫn chờ Vân đó chứ. Mới thiu thiu vài giây hà. Sao, em đi đâu suốt buổi chiều tối à?

- Phải. Em vừa về tới chưa đầy mười phút!

- Vân đi đâu? - Vũ hỏi ngay.

Thụy Vân hỏi lại:

- Anh đoán thử xem em đi đâu nào?

- Ừm ... Chắc là đi chơi với bạn trai?

Giọng Vũ tỏ vẻ không vui. Thụy Vân cố nhịn cười:

- Trúng phóc! Một anh chàng. Bạn trai rất hào hoa. Anh có muốn nghe em kể em đã đi đâu với anh chàng ấy không?

- Ui da! - Vũ kêu khe khẽ rồi xuýt xoa - Tự nhiên anh thấy đau. Nếu em kể xong chắc anh đau tim thật sự.

- Đừng hù em nha!

- Thật chứ giỡn à? Mấy ngày nay anh chán chết. Muốn bệnh thiệt luôn nè.

Thụy Vân tin Vũ nói nghiêm túc. Trở mình nằm nghiêng và kéo cái gối dài để gác một chân lên, cô quan tâm:

- Là chuyện ao cá à? Sao rồi anh?

- Anh vừa tìm được lái mua hết cá. Giá chỉ bằng vốn!

- Trời đất! Nói vậy mấy tháng trời đào ao rồi ngày ngày cho cá ăn của anh là công cốc sao chứ?

So với nhiều người thì anh vẫn còn hên đó. Chỉ lỗ công đào ao và một phần chi phí thức ăn thôi. Ở đây, mấy hôm trước người ta còn bị lừa trắng tay luôn kìa! Nghe nói có mối chịu mua giá thấp nhưng số lượng lớn, ai nấy vui mừng hớn hở. Ai ngờ bọn lừa đảo hẹn ngày trả tiền mà biến mất tiêu luôn?

- Rồi bây giờ anh tính sao?

- Còn sao trăng gì nữa? Anh phải sắm sửa một bộ đồ vá chằm vá đụp, mê nón rách và cái bị bàng để đi ăn xin là cái chắc!

Thụy Vân trề môi, xì một tiếng:

- Anh mà đi ăn xin chắc xin được đòn roi chứ không được tiền đâu.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Vậy em có kế gì hay, bày cho anh với!

Thụy Vân đáp ngay, không cần suy nghĩ:

- Có chứ. Vốn ít, nắm chắc phần thu nhập mà không phải cực nhọc nhiều nè.

Anh đi bán vé số đi! Một tờ mười ngàn đồng lời sáu trăm! Một ngày anh bán một trăm tờ thì có được sáu chục ngàn đồng.

Vũ ngạc nhiên:

- Í! Em nắm rõ dữ vậy? Đã từng bán vé số rồi à?

- Chưa. Em nghe người ta nói. Nếu mai mốt anh làm nghề này thì em sẽ tham gia! - Sửa giọng nghiêm túc, Thụy Vân nói - Đùa tí thôi. Anh Vũ nè, tiếc là em vẫn chưa đi làm và cũng chả quen biết ai nên không giúp anh được. Nói em nghe đi. Anh định làm gì?

- Dĩ nhiên anh phải tìm một công việc khác. Đừng lo! Cuộc đời vẫn đẹp và con đường đi vẫn rộng mở trải dài phía trước mà em. Tất cả sẽ tốt đẹp thôi.

Nhưng mọi con đường đều có nhiều đoạn quanh co gập ghềnh khúc khuỷu, anh ạ.

- Hề gì. Bên cạnh có người động viên khích lệ là vượt qua hết! Em động viên anh mà, đúng không?

- Đương nhiên ... - Thụy Vân đưa ra điều kiện - nếu như anh cũng động viên em cố gắng.

- Sẵn sàng! Nhỏ ơi, cố lên nhé!

Thụy Vân bật cười. Vũ quá mau mắn. Cô nghe phía bên kia, anh cũng cười vui vẻ.

- Không nói chuyện của anh nữa. Em kể anh nghe cái này!

- Nè nè, nếu là chuyện em đi chơi với bạn trai thì làm ơn để dành cất trong tủ cho riêng em nghe. Tâm trạng anh bây giờ không nghe nổi chuyện vui của em đâu.

- Em đùa với anh thôi. Buổi chiều nay em ở nhà hàng Lạc Viên. Ba mẹ mở tiệc mừng em thi đậu đại học.

- Chà chà! Vậy mà ... cũng khéo phịa dữ há! Làm con gái nhà giàu như em thích ghê. Thi đậu đại học là được ăn mừng linh đình!

- Đó chỉ là một lý do cho có vẻ chính đáng thôi. Điều em sắp kể sẽ làm anh ngạc nhiên cho coi!

- Chà! Hồi hộp quá nghen.

- Em đã gặp ông Tứ ở buổi tiệc. Ông ấy là bạn của ba mẹ nuôi em. Bây giờ ông ấy sống trên Sài Gòn này!

Im lặng vài giây ...

- Ừ, bất ngờ quá! Ông Tứ nhận ra em không?

- Không. Em cũng không nói gì hết. Vũ à! Em định mai mốt sẽ gặp Thảo Uyên, con gái ông Tứ. Anh thấy được không.

Vũ đoán ngay tim Thụy Vân:

- Em gặp Thảo Uyên để tìm hiểu về chiếc nhẫn ngọc bích ngày trước à?

Bằng cách nào? Hay là em sẽ hỏi thẳng cô ta?

Lật người nằm ngửa như trước, Thụy Vân bộc bạch:

- Lâu nay, thỉnh thoảng em nghĩ về chiếc nhẫn ấy, nhưng thoáng qua thôi.

Em tự nhủ tất cả đã là quá khứ. Bây giờ em là con nuôi của ba mẹ Hoàng. Đây là hiện thực không có gì thay đổi được. Nhưng không ngờ em gặp lại ông Tứ ...

Có lẽ giữa em và gia đình ông Tứ vẫn còn sự ràng buộc vô hình. Mà nếu vậy, em nên gặp lại Thảo Uyên chứ. Biết đâu chừng em có cơ hội được gặp lại cha mẹ ruột của mình?

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Im lặng. Vũ nghĩ gì nhỉ?

- Anh không ủng hộ em tìm hiểu về cha mẹ của mình à?

Vũ có vẻ trầm ngâm:

- Đương nhiên anh ủng hộ. Nhưng em cần cân nhắc kỹ và khôn khéo. Tìm hiểu thân thế của mình là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, nếu em có một động thái bộp chộp nông nổi thì nhiều người sẽ bị tổn thương.

Thụy Vân hiểu những lời khuyên của Vũ. Cô thầm cảm ơn trời đã cho mình một người bạn tốt như Vũ. Dù cô ở cách xa anh nhưng có cảm tưởng gần hơn tầm tay với!

Chẳng biết trời xui đất khiến thế nào mà mấy ngày sau đó Thụy Vân gặp cùng lúc cả Đặng Danh và Thảo Uyên ...

Lúc ấy khoảng bốn giờ chiều. Thụy Vân vào một shop thời trang trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Mẹ đưa Thụy Vân hai triệu đồng, bảo cô hãy mua sắm một đôi giày đẹp để mai mốt vào năm học mới. Thụy Vân có cả chục đôi giày. Tất cả đều còn rất tốt, không thể gọi là cũ kỹ hay lỗi thời.

Nhưng bà Hoàng buộc Thụy Vân phải đi mua. Thụy Vân buồn rầu. Càng lúc cô càng thấy mình giống người mẫu, khoác lên những bộ sưu tập này nọ rồi thẳng vai ưỡn ngực đi tới đi lui biểu diễn cho thiên hạ xem.

Một nhân viên nam đẹp từ đỉnh đầu đến mũi giày dưới chân và nụ cười lịch sự được học thuộc lòng nghiêng người chào Thụy Vân và nhanh nhẹn đẩy cánh cửa kiếng cho cô vào.

Máy lạnh mát rượi y như siêu thị. Trên những kệ nhôm là túi xách và giày dép đủ kiểu đủ cỡ. Giá thấp nhất ba bốn trăm ngàn đồng!

Chỉ có vài người khách!

Thụy Vân xốc balô, chú gấu bông màu hồng cài ở khóa kéo đong đưa, đong đưa ...

- Chào em! Em chọn mua túi xách hay giày vậy em?

Cô nhân viên có lẽ hơn Thụy Vân vài tuổi vui vẻ chào mời.

Thụy Vân nói mình muốn xem qua những đôi giày, không cần chị nhân viên phải nhọc công. Cô thong thả xem ... Có quá nhiều kiểu. Vòng qua bên trái, Thụy Vân chạm mặt người quen.

Gã trai có mái tóc dài chấm vai, mặc quần Jeans xanh, áo pull trắng có in hình đôi trai gái đang cười tình tứ ...

- Ô! Thụy Vân? Đi mua gì ở đây vậy?

Mới câu chào hỏi đầu tiên đã nghe chói tai rồi?

Cô lãnh đạm:

- Tôi cũng chưa biết nữa. Có khi không thích thì chẳng mua gì cả!

Gã vẫn cười toe toét:

- Cái hôm hai bác tổ chức tiệc mừng cho Vân ... Thật tiếc vì phải đưa mẹ đi đám cưới, không tới dự được.

Một mái tóc xoăn và khuôn mặt vênh váo kề bên vai Đặng Danh, quét tia nhìn ngang qua Thụy Vân, cô ta hỏi:

- Ai vậy anh?

Danh nhìn cô ta:

- À, để anh giới thiệu nghe. Thụy Vân à! Chắc Vân không biết đâu. Ba của Thảo Uyên cũng là bạn của ba Vân đó. - Ôm ngang eo Thảo Uyên, anh ta nói về Vân - Uyên à! Đây là Thụy Vân, con bác Hoàng giám đốc công ty Hoàng Cửu.

Thụy Vân lặng yên. Thoạt nhìn sẽ không nhận thấy nét quen thuộc nào của con nhỏ Thảo Uyên ngày trước, nơi cô gái trẻ đẹp đang đứng trước mặt Thụy Vân bây giờ.

Thụy Vân tìm kiếm một cách kín đáo sau cái gật đầu hờ hững. Không, cho dù theo thời gian khuôn mặt trẻ con có đổi khác, nhưng cở bản thì vẫn những đường nét đó. Cánh mũi hếch lên kênh kiệu, cũng lộ rõ những khi Thảo Uyên lên mặt hống hách. Đôi mắt xếch lên kiêu kỳ và dữ tợn. Thụy Vân cũng quan sát một lượt trang phục của Thảo Uyên. Hình như so với ngày xưa thì khả năng cảm nhận thẩm mỹ của nó đã tiến bộ hơn một chút. Mà cũng có thể nhờ tác động của thời đại. Một khi nó có tiền thì lập tức trở thành dân sang trọng và sành điệu ngay!

Thảo Uyên cũng nhìn Thụy Vân bằng con mắt tò mò không giấu giếm. Có lẽ, cho dù một ngày nào đó mặt trời mọc ở hướng Tây thì cái tánh so sánh và ganh tỵ ở con gái vẫn còn tồn tại.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Đối diện với Thảo Uyên là đứa con gái không thể chê xấu xí. Thảo Uyên nghe nói nhiều về ông Hoàng - ông chủ của công ty Hoàng Cửu, một công ty thương mại có tầm cỡ và tiếng tăm ở Sài Gòn. Nghe nói các nhân viên trong công ty Hoàng Cửu rất mến Thụy Vân. Con nhỏ dám cả gan dùng bạc chục triệu để giúp nhân viên. Thảo Uyên còn nghe nhiều chuyện về nhỏ đó những câu chuyện về lòng từ tâm thương người.

“Nhà nó, quá giàu, nó muốn làm gì chẳng được. Nhưng ... phách vậy làm chi chứ? Đồ dại khờ. Thay vì vun tiền cho đám công nhân nghèo ấy, nó chưng diện có phải hay hơn không? Nhìn nó thật quê mùa!” Thảo Uyên cố phủ nhận những điều tốt nghe được về Thụy Vân và tìm những điểm mà cô ta cho rằng dại khờ, thua sút nơi Thụy Vân để thầm dè bỉu. Cô ta cũng thấy thích thú, vì rõ ràng Thụy Vân không bằng mình. Tóc không hề duỗi, buộc lại bằng sợi thun màu đen. Bộ cánh quần Jeans áo sơ mi thì bèo nhèo. Nó giống con mèo hoang quá!

Thảo Uyên khinh khinh:

- Chào! Cô mới vô hả? Lựa được món nào chưa? Có cần đây tư vấn giùm cho không?

Thụy Vân nhếch môi:

- Cảm ơn cô. Từ trước tới giờ tôi không có thói quen dựa vào sự tư vấn trang phục của người khác.

Thảo Uyên tỏ ra khó chịu:

- Sao, cô cho rằng người khác có cái nhìn thẩm mỹ không bằng cô à?

Thụy Vân cười điềm đạm:

- Không phải “bằng” mà là “khác”. Mỗi người đều cảm thụ cái đẹp một cách khác nhau. Có thể bộ đồ cô đang mặc là thời trang mới nhất, nó đẹp với cô, nhưng với tôi nó lại không hợp. Mà đã không hợp thì nó sẽ làm cho tôi cảm thấy không thoải mái. À, cô và anh Danh tới đây bằng phương tiện gì?

Danh vừa mở miệng thì Thảo Uyên giành phần trả lời:

- Anh Danh tình nguyện làm tài xế nên chúng tôi đi bằng xe hơi của gia đình tôi. Còn cô?

Thụy Vân gật nhẹ:

- Thấy chưa! Trang phục của cô, dùng phương tiện xe hơi là đúng. Nếu ngồi xe Honda, không phải là không được, có điều sẽ bị sạm da và bụi bặm bám vô hơi bị nhiều.

Thảo Uyên vốn không ưa đứa nào cùng trang lứa mà lên giọng hiểu biết hơn mình. Tuy nhiên Thụy Vân nói hoàn toàn có lý, Thảo Uyên không thể phủ nhận.

Đi đám cưới ở Vũng Tàu về, Đặng Danh nghe ba mẹ nói với nhau về Thụy Vân. Hình như bà Hoàng có ý kết thân với gia đình và ba mẹ Danh rất tán đồng, song hai người chưa chính thức nói với Danh. Danh biết Thụy Vân khoảng ba năm nay, nhưng hầu như chưa một lần tiếp xúc nên chẳng có ấn tượng nào rõ rệt. Thụy Vân chỉ biết học, không có nhiều bạn bè, chẳng hề đi chơi hay chăm chút cho hình thức của mình. Thụy Vân lu mờ không chỉ với Danh mà với tất cả bọn con trai trong trường. Bọn con trai bây giờ thích mẫu con gái dạn dĩ, sành điệu và chịu chơi. Đoan trang thùy mị và học giỏi ư? Xưa rồi! Đó không thể gọi là ưu điểm hàng đầu được.

Nhưng bây giờ ... từ câu chuyện loáng thoáng nghe từ ba mẹ, cộng với những câu đối đáp với Thảo Uyên, Danh thấy thú vị và tò mò. Danh nhủ thầm:

“Có lẽ mình nên tìm cơ hội tiếp cận cô ta nhiều hơn mới được. Cô ta cũng thú vị đó chứ! Và còn bản lĩnh nữa!”.

Tại sao không tranh thủ ngay lúc này. Có thể gọi đây là cơ hội tốt đây mà.

Danh vui vẻ đề nghị:

- Không ngờ ba mẹ chúng ta là bạn của nhau. Vậy coi như chúng cũng là bạn bè. Hôm nay hai người lần đầu gặp nhau, phải không? Chúng ta đi ăn gì đó nhân ngày hôm nay đi nhé?

Một ý hay chợt lóe lên trong đầu Thụy Vân. Cô nghiêng đầu, tia nhìn ranh mãnh:

- Ai nói là lần đầu gặp gỡ?

Thảo Uyên buột miệng:

- Tôi gặp cô hồi nào chứ?

Thụy Vân cười bước tới thân mật vỗ vai Thảo Uyên:

- Chúng ta gặp nhau từ kiếp trước! Nói thật là tôi có cảm giác tôi và cô đã gặp nhau từ lâu rồi. Anh Danh nói đúng, chúng ta là bạn bè, đáng để ăn uống với nhau một bữa chứ. Nhưng ... tôi còn có việc. Hẹn hai người lần khác vậy. Có nhất trí không?

Thái độ của Thụy Vân khiến Thảo Uyên khó chịu lẫn hoang mang. Nhưng chưa kịp phản ứng thì Thụy Vân đã quay gót bỏ đi.

Rốt cuộc Thụy Vân cũng mua được những món đồ mới theo ý của mẹ và tạm vừa ý mình. Bộ âu phục mode nhất. Đôi giày xăng đan gót cao vừa phải màu trắng, lấp lánh những hạt pha lê đính trên dây quai. Và chiếc túi xách bằng da cùng tông màu trắng với đôi giày. Lẽ ra còn có chiếc nón. Nhưng thời bây giờ ra đường ngồi lên môtô là phải đội mũ bảo hiểm, nên Thụy Vân không tốn tiền mua nón thời trang nữa.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Bà Hoàng không hài lòng vì hóa đơn thanh toán ngần ấy đồ chỉ có một triệu sáu trăm ngàn đồng. Bà muốn con gái một ông chủ tầm cỡ thì phải xài hàng hiệu có giá trị lớn hơn nhiều. Nhưng khổ nỗi đứa con gái này máu đậm màu tiết kiệm. Bà đành phải chấp nhận!

Ngày đầu tiên bước vào giảng đường đại học, Thụy Vân phải âm thầm thức dậy từ bốn giờ sáng và chuẩn bị rồi lén ra khỏi nhà. Sở dĩ phải như vậy vì hôm trước ông bà Hoàng bàn với nhau sẽ đưa cô đến trường. Thụy Vân sợ mình trở thành tâm điểm cho mọi người chú ý. Tốt hơn cô chỉ nên xuất hiện một cách bình thường như bao tân sinh viên khác.

Hành động của Thụy Vân khiến vợ chồng ông Hoàng giận lắm. Nhưng Vân Phong bênh vực chị gái:

- Ba mẹ trách chị Hai là quá đáng rồi đó.

Bà Hoàng xỉ tay lên giữa trán Vân Phong, gắt gỏng:

- Cái thằng nhiều chuyện này! Chị Hai đáp lại sự quan tâm của ba mẹ bằng kiểu đó. Ba mẹ tức giận mà là quá đáng à?

Vân Phong lý sự:

- Ba mẹ phải cho con được bày tỏ ý kiến chứ!

Ông Hoàng chép miệng:

- Ba có cấm con đâu. Nói đi!

Vân Phong thở hắt:

- Mai mốt con mà đậu đại học, ba mẹ chuẩn bị long trọng như vậy thì con cũng trốn y như chị Hai. Đành là phải dốc hết sức học hành mới đậu đại học.

Nhưng mới đặt chân qua ngưỡng cửa giảng đường thì có gì ghê gớm đâu. Bao nhiêu cặp mắt sẽ đổ dồn về chị Hai. Sau này chị không bị ganh ghét hay xa lánh mới là lạ!

Ông Hoàng nhìn vợ:

- Có lý đó mình à. Hai ta quan tâm tới Thụy Vân như vậy đúng là không tốt lắm. Có lẽ cứ để nó tự nhiên đi.

Buổi chiều, bà Hoàng đi chợ, ông Hoàng đi làm về sớm. Bữa cơm được hai người vào bếp thực hiện để đón tân sinh viên.

Cả hai người đều vừa lòng khi mà Thụy Vân rụt rè xin lỗi ngay lúc vừa bước vào nhà.

Ông Hoàng xoa đầu con gái:

- Con nghĩ vậy là đúng lắm. Ba mẹ không nên tính đưa con tới trường mới phải. Mà chỉ cần một bữa cơm như vầy là được rồi hả con?

Vân Phong phàn nàn:

- Từ bao giờ nhà mình sinh ra cái thủ tục rườm rà trước bữa cơm vậy. Con đói bụng quá rồi nè!

Bà Hoàng lườm con trai:

- Hừ! Còn con thì ngày một xấu tánh. Rủi có khách tới bất tử thì sao hả?

Vân Phong kéo ghế ngồi xuống và tiếp tục lau khô hai bàn tay mũm mĩm bằng tấm khăn giấy. Cậu láu táu:

- Chiếc lá nào cũng có hai mặt mà mẹ. Nếu có khách, con bảo đảm với mẹ, con là đứa con ngoan số một luôn. Í, mà mẹ ơi? Con đói bụng thì con nói con đói bụng, hình như đâu có gì sai ạ?

Thụy Vân cắt ngang bằng cách cốc nhẹ lên xoáy tóc cậu nhỏ:

- Thôi, làm ơn trật tự giùm đi cậu Út. Than đói bụng mà còn lý sự dữ!

Các món ăn lần lượt bày ra bàn. Vân Phong bày mấy đôi đũa trước chỗ ngồi của mỗi người. Ông Hoàng bới cơm ra chén. Hương gạo Nàng Thơm Chợ Đào tỏa lên bát ngát.

Điện thoại reo ... Vân Phong đứng lên nhưng chậm chân hơn Thụy Vân. Cô đặt đĩa đồ xào lên bàn và xoay người, chỉ hai bước chân, cô nhấc máy:

- Alô! Xin hỏi ai vậy ạ?

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

- Xin chào. Cháu cho cô hỏi, đây có phải là nhà của ông bà Hoàng, chủ công ty Hoàng Cửu không vậy?

- Dạ đúng rồi. Cô là ai để con thưa lại với ba mẹ con ạ?

- À, cô tên Ngọc. Cô là bạn của ba mẹ con. Ba mẹ con có ở nhà không?

Thụy Vân thưa có và vẫy ông Hoàng, trao ống nghe lại cho ông với câu nói vắn tắt:

- Có một cô tên Ngọc, nói là bạn của ba mẹ.

Bà Hoàng nghe hết. Bà đến bên chồng chú ý cuộc điện thoại bằng gương mặt rạng rỡ vui mừng. Chẳng biết người bạn bên kia đầu dây nói gì mà ông Hoàng kêu lên với vẻ bất ngờ:

- Trời đất! Tại sao cô không báo tin sớm hơn cho chúng tôi chứ? ... Cô thật là ... Được rồi, được rồi. Ừ, đúng! Chúng tôi ra ngay!

Gác máy, ông Hoàng vẫy mọi người:

- Nào nào, cả nhà ta tạm dừng lại, ra đón khách nào! - Nắm tay vợ, ông kéo đi lên phòng khách - Đi, mình! Cô Ngọc đang trên đường tới đó:

- Ôi trời! Cô ấy mới về nước hả mình?

Vân Phong nhìn chị, thở hắt:

- Chắc em xỉu quá, chị Hai.

Thụy Vân nheo mắt:

- Không đến mức trầm trọng như vậy chứ. Thôi, mau lên với ba mẹ đi. Chắc mươi phút nữa thôi, cậu Út à.

Hai chị em không nhanh chân bằng ba mẹ. Niềm hân hoan háo hức khiến hai người nhanh chân hơn. Họ đã ra sân và đang mở cổng.

Vân Phong hỏi Thụy Vân:

- Ai sắp tới nhà mình mà ba mẹ vui mừng dữ vậy, chị Hai?

Bước hai bước xuống ba bậc thềm, Thụy Vân đáp:

- Vừa rồi em không nghe ba nói à? Cô Ngọc, bạn của ba mẹ.

- Lần đầu tiên em nghe nói cô này. Cổ ở đâu hả chị Hai?

Hai chị em đi ra cổng. Thụy Vân so vai:

- Chị cũng như em thôi.

Ông bà Hoàng đứng ngoài rìa vỉa hè, nhìn ngược nhìn xuôi con đường. Thấy bóng dáng chiếc taxi nào xuất hiện là hồi hộp nôn nao ... Hai, ba, năm ...

Tới chiếc taxi thứ mười một thì tim hai ông bà đập rộn.

Đèn xi-nhan nhá lên và xe giảm tốc độ, từ từ tấp vào lề ngay cổng nhà ông Hoàng.

Tất cả mọi người đều nhìn rõ người đàn bà ngồi ở băng ghế phía sau.

Vợ chồng ông Hoàng mừng rỡ, còn chị em Thụy Vân, Vân Phong thì tò mò.

¯º•¶v¶øøñ•º¯

¯º•¶v¶øøñ•º¯
Thành Viên Cấp 10
Thành Viên Cấp 10

Trước mặt Thụy Vân, người đàn bà trạc bằng bà Hoàng trông thật san trọng quý phái. Bà mặc âu phục, tóc búi sau gáy. Khuôn mặt phúc hậu, vài nếp nhăn mảnh nơi đuôi mắt và bên khóe môi. Hình như chỉ một lớp son mỏng ... Không trang điểm chăm chút nhưng vẫn đẹp mặn mà.

Bà Ngọc mở cửa xe bước xuống. Bà Hoàng bước nhanh tới. Hai người đàn bà ôm choàng lấy nhau, nước mắt ứa ra, mừng mừng, tủi tủi. Ông Hoàng cũng tiến lại vỗ nhẹ lên vai hai người.

Sau đó ông quay ra giúp tài xế chuyển số hành lý trong cốp xe xuống.

Hai chị em Thụy Vân vẫn đứng ngây người. Không biết Vân Phong đang nghĩ gì. Hai bàn tay mũm mĩm của nó đan chặt vào nhau. Nó rời mắt khỏi mẹ và bà Ngọc, chuyển tia nhìn qua bốn năm chiếc vali to đùng vừa lần lượt được ba đặt xuống đất.

Choàng một tay qua vai em trai, Thụy Vân cố nhớ xem mình đã gặp bà Ngọc lần nào chưa? Hình như ... không, phải nói là chắc chắn, chắn chắn cô chưa từng gặp bà. Ngay cả tên của bà, cô cũng không nghe ba mẹ mình nhắc tới.

Chiếc taxi lăn bánh.

Đôi bạn đã buông nhau ra. Vừa đưa tay áo quệt nước mắt, bà Hoàng vừa nói:

- Hơn mười năm rồi còn gì. Tự dưng bặt tin cô. Trông mong, lo lắng. Cứ tưởng cô làm sao chứ. Bây giờ cô xuất hiện đột ngột như vầy thiệt là ... y như mơ ấy!

- Hai người tính đứng ngoài đường tới chừng nào đây?

Bà Hoàng cười:

- À phải! Chúng ta vào nhà thôi. Mà quên nữa! Thụy Vân! Vân Phong! Hai đứa làm gì đó? Mau lại đây chào cô Ngọc đi các con.

Hai chị em bước tới lễ phép khoanh tay cúi đầu:

- Con chảo cô!

Bà Ngọc xoa đầu Vân Phong:

- Chà! Hồi nào chị báo tin có thai, em còn bảo là muộn quá. Vậy mà bây giờ đã lớn bằng này rồi. Còn Thụy Vân ... - bà trìu mến. Em chưa xác định giống anh hay chị nhưng ... xinh xắn quá!

Thụy Vân thấy ngượng. Cô lảng đi bằng cách giúp ông Hoàng kéo hai chiếc vali vào nhà.

Mươi phút sau, mọi người ngồi vào bàn ăn.

Ông Hoàng xoa tay:

- Hay thật! Hôm nay là ngày đầu tiên Thụy Vân đến giảng đường đại học.

Chúng tôi tổ chức bữa cơm tươm tất một chút, không ngờ có cô tham dự.

Bà Ngọc được sắp ngồi kế bên bà Hoàng và Thụy Vân.

- Vậy sao? - Bà xoa nhẹ bờ vai Thụy Vân - Có nghĩa là cô có phúc được ké phần thưởng của con rồi. Cũng có thể gọi là hai cô cháu mình có duyên với nhau đó nha.

Vân Phong rụt rè đưa tay:

- Dạ .... con hỏi một câu được không ạ?

Ông bà Hoàng gật đầu.

- Cô Ngọc là Việt kiều phải không ạ?

- Ừ, phải. Sao hở con?

Vân Phong nghiêng nghiêng đầu, tặc lưỡi:

- Dạ, thì con đoán vậy thôi. Nhìn cô rất sang trọng mà.

- Vậy sao! Cảm ơn lời khen của con. Hình như con còn muốn hỏi thêm phải không? Đừng ngại, con cứ xem cô như người nhà. Con hỏi đi.

Vân Phong hỏi tiếp:

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 3 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết