TT - Ngày 28-3-2011 tại thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), sáu người dân bỗng
dưng bị cái chết từ trên trời rơi xuống cuốn đi để lại bao nhiêu đau khổ
tiếc thương cho người thân. Cái chết của họ thật thương tâm chỉ vì tài
xế xe tải ngủ gật buông tay lái giữa khu chợ đông người.
Trước
tai nạn này đúng 15 ngày, trên đại lộ Đông - Tây (TP.HCM), một tài xế
container cũng ngủ gật để xe đâm vào xe khách khiến bốn người chết và 22
người bị thương. Xen kẽ giữa khoảng thời gian này đã xảy ra nhiều cái
chết khác cũng vì xe tải. Ngày 23-3 tại Q.9 (TP.HCM), trên đường Lê Văn
Việt và Đỗ Xuân Hợp, hai vụ tai nạn do một xe trộn ximăng và một xe tải
gây ra làm một người chết và ba người nguy kịch. Tại Hà Nội, trưa 23-3
xe tải 18 tấn cán chết một bác sĩ trên đường Phạm Hùng... Những cái chết
của người vô tội cứ xảy ra, liên tục.
Không trách vì sao người
dân lại gọi tài xế xe tải là hung thần đường phố. TP.HCM có khoảng
15.000 tài xế xe tải, Hà Nội khoảng 10.000, mỗi đô thị lớn khác khoảng
5.000. Trong số đó, có bao nhiêu là “hung thần”? Càng nghĩ càng thấy lo
lắng cho người dân khi đi lại trên đường trong điều kiện khối lượng lưu
chuyển hàng hóa ngày càng tăng của nền kinh tế nhưng hạ tầng đường sá
còn nhiều bất cập.
Rõ ràng, tài xế xe tải hay xe container cũng
chỉ là người làm công ăn lương. Họ chịu áp lực của chủ doanh nghiệp về
khối lượng vận tải hàng hóa và thời gian hành trình. Họ không được phép
lái xe vào ban ngày mà chỉ lái ban đêm, trái với quy luật sinh học của
con người là ngày làm đêm ngủ. Họ lấy giấy phép lái xe khá dễ dàng nên
không phải người nào cũng cứng tay nghề. Đã vậy mỗi lần vi phạm họ
thường chỉ chịu mức phạt”thỏa thuận” qua loa nên ý thức tôn trọng Luật
giao thông cũng không cao.
Trong số nguyên nhân đó có cái khách
quan từ phía xã hội, từ phía Nhà nước, có cái chủ quan từ lái xe và
doanh nghiệp chủ quản của tài xế. Trong khi chờ “cái chủ quan“ tự khắc
phục như việc anh lái xe tự động thực hiện việc không cầm lái liên tục
quá bốn giờ chẳng hạn thì Nhà nước nên tìm cách sửa chữa “cái chủ quan“
như: tiến hành đúng lộ trình việc lắp đặt hộp đen hành trình cho xe tải
để cơ quan chức năng kiểm soát được thời gian lái xe liên tục của mỗi
tài xế, nghiên cứu lại thật khoa học xem cách bố trí xe tải nặng chỉ
được chạy vào ban đêm đã hợp lý chưa, nhất là thắt chặt khâu đào tạo lái
xe để đảm bảo mỗi tài xế là người cầm vôlăng có năng lực và ý thức
trách nhiệm tuân thủ Luật giao thông.
Chấn chỉnh để chấm dứt sự
dễ dãi trong quy trình đào tạo và cấp giấy phép lái xe là biện pháp tiên
quyết mà Nhà nước cần làm, và cũng là biện pháp dễ làm nhất trong số
các biện pháp để hạn chế những cái chết thương tâm có thể còn xảy ra
trong thời gian tới. Chỉ có thế mới giảm dần con số người chết do tai
nạn giao thông những năm qua khoảng 11.000-12.000 người/năm, tương đương
một binh đoàn đầy đủ quân số.
NGUYỄN VỸ DU
dưng bị cái chết từ trên trời rơi xuống cuốn đi để lại bao nhiêu đau khổ
tiếc thương cho người thân. Cái chết của họ thật thương tâm chỉ vì tài
xế xe tải ngủ gật buông tay lái giữa khu chợ đông người.
Trước
tai nạn này đúng 15 ngày, trên đại lộ Đông - Tây (TP.HCM), một tài xế
container cũng ngủ gật để xe đâm vào xe khách khiến bốn người chết và 22
người bị thương. Xen kẽ giữa khoảng thời gian này đã xảy ra nhiều cái
chết khác cũng vì xe tải. Ngày 23-3 tại Q.9 (TP.HCM), trên đường Lê Văn
Việt và Đỗ Xuân Hợp, hai vụ tai nạn do một xe trộn ximăng và một xe tải
gây ra làm một người chết và ba người nguy kịch. Tại Hà Nội, trưa 23-3
xe tải 18 tấn cán chết một bác sĩ trên đường Phạm Hùng... Những cái chết
của người vô tội cứ xảy ra, liên tục.
Không trách vì sao người
dân lại gọi tài xế xe tải là hung thần đường phố. TP.HCM có khoảng
15.000 tài xế xe tải, Hà Nội khoảng 10.000, mỗi đô thị lớn khác khoảng
5.000. Trong số đó, có bao nhiêu là “hung thần”? Càng nghĩ càng thấy lo
lắng cho người dân khi đi lại trên đường trong điều kiện khối lượng lưu
chuyển hàng hóa ngày càng tăng của nền kinh tế nhưng hạ tầng đường sá
còn nhiều bất cập.
Rõ ràng, tài xế xe tải hay xe container cũng
chỉ là người làm công ăn lương. Họ chịu áp lực của chủ doanh nghiệp về
khối lượng vận tải hàng hóa và thời gian hành trình. Họ không được phép
lái xe vào ban ngày mà chỉ lái ban đêm, trái với quy luật sinh học của
con người là ngày làm đêm ngủ. Họ lấy giấy phép lái xe khá dễ dàng nên
không phải người nào cũng cứng tay nghề. Đã vậy mỗi lần vi phạm họ
thường chỉ chịu mức phạt”thỏa thuận” qua loa nên ý thức tôn trọng Luật
giao thông cũng không cao.
Trong số nguyên nhân đó có cái khách
quan từ phía xã hội, từ phía Nhà nước, có cái chủ quan từ lái xe và
doanh nghiệp chủ quản của tài xế. Trong khi chờ “cái chủ quan“ tự khắc
phục như việc anh lái xe tự động thực hiện việc không cầm lái liên tục
quá bốn giờ chẳng hạn thì Nhà nước nên tìm cách sửa chữa “cái chủ quan“
như: tiến hành đúng lộ trình việc lắp đặt hộp đen hành trình cho xe tải
để cơ quan chức năng kiểm soát được thời gian lái xe liên tục của mỗi
tài xế, nghiên cứu lại thật khoa học xem cách bố trí xe tải nặng chỉ
được chạy vào ban đêm đã hợp lý chưa, nhất là thắt chặt khâu đào tạo lái
xe để đảm bảo mỗi tài xế là người cầm vôlăng có năng lực và ý thức
trách nhiệm tuân thủ Luật giao thông.
Chấn chỉnh để chấm dứt sự
dễ dãi trong quy trình đào tạo và cấp giấy phép lái xe là biện pháp tiên
quyết mà Nhà nước cần làm, và cũng là biện pháp dễ làm nhất trong số
các biện pháp để hạn chế những cái chết thương tâm có thể còn xảy ra
trong thời gian tới. Chỉ có thế mới giảm dần con số người chết do tai
nạn giao thông những năm qua khoảng 11.000-12.000 người/năm, tương đương
một binh đoàn đầy đủ quân số.
NGUYỄN VỸ DU