DIỄN ĐÀN CÀ MAU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN CÀ MAU

Diễn Đàn Cà Mau - Tôi Yêu Cà Mau

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Mũi Cà Mau
Chúc Các Bạn Vui Vẻ

Latest topics

» Nơi cung cấp điện cực Graphite, tấm Graphite “ UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁ THÀNH RẺ
by tramanh09 Yesterday at 10:46 am

» Nơi cung cấp điện cực Graphite, tấm Graphite “ UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁ THÀNH RẺ”
by tramanh09 2024-11-19, 10:01 am

» Tấm Bạc trượt tự bôi trơn, bạc đồng lỗ Graphite, bạc Graphite, bạc đồng tiết dầu
by tramanh09 2024-11-14, 3:18 pm

» Graphite tấm chịu nhiệt, khuân đúc graphite, trục khuấy Graphite, điện cực than chì EDM
by tramanh09 2024-11-12, 3:46 pm

» Tổng kho nhập khẩu và phân phối chổi than, chổi than công nghiệp
by tramanh09 2024-11-07, 10:05 am

» Cung cấp các loại dây Curoa, dây đai băng tải T5, T10, AT5, AT10, AT20,2M, S3M,5V, 8V, B97, PLP8M
by tramanh09 2024-11-01, 3:30 pm

» Cập nhật mới nhất từ GOAL123: Arsenal vs Liverpool 23h30 ngày 27/10
by superbet 2024-10-26, 10:46 am

» Cung cấp chổi than công nghiệp MG50, J204, J164, D172, CH33N, D374N…
by tramanh09 2024-10-26, 8:26 am

» Tấm graphite siêu bền - Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất
by tramanh09 2024-10-18, 4:32 pm

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-15, 3:34 pm

» Chổi than công nghiệp được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì.
by tramanh09 2024-10-04, 11:51 am

» Tổng kho phân phối các loại Can nhiệt PT 100/ Can nhiệt B/Can nhiệt K /Can nhiệt E
by tramanh09 2024-10-02, 9:45 am


You are not connected. Please login or register

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Menu các bài hướng dẫn
+ [You must be registered and logged in to see this link.]
Menu và cấu hình sử dụng Adobe Flash CS4
Bài 1 : Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ( [You must be registered and logged in to see this link.] )
Bài 2 : Tạo ảnh động theo phương pháp Frame-By-Frame
Bài 2 : Tạo ảnh động theo phương pháp Frame-By-Frame (TT)
Bài 3 : Phương pháp Motion Tween
Bài 4 : Tạo ảnh động theo phương pháp Shape Tween
Bài 4 : Tạo ảnh động theo phương pháp Shape Tween (TT)
Bài 5 : Sử dụng Motion Presets để tạo ảnh động

+ [You must be registered and logged in to see this link.]
Bài 5 : sử dụng Motion Presets để tạo ảnh động (TT)
Bài 6 : Điều chỉnh Motion Path
Bài 7 : Tối ưu hóa cách quản lý các Layer
Bài 7 : Tối ưu hóa cách quản lý các Layer (TT)
Bài 8 : Tạo bản preview cho custom presets
Bài 9 : Tạo hiệu ứng lấp lánh cho chữ
Bài 9 : Tạo hiệu ứng lấp lánh cho chữ (TT)
Bài mở rộng : Rectangle Tool, tọa độ và kích thước
+ [You must be registered and logged in to see this link.]
Bài 10 : Tạo trò chơi bóng bàn đơn giản
Bài 10 : Tạo trò chơi bóng bàn đơn giản (TT)
Bài 11 : Tìm hiểu về Oval Tool
Bài 12 : Sử dụng Shape Hint
Bài 12 : Sử dụng Shape Hint (TT)
Bài 12 : Tìm hiểu về PolyStar Tool
Bài 13 : Classic Tween và trò chơi bập bênh đơn giản
Bài 13 : Classic Tween và trò chơi bập bênh đơn giản (TT)
+ [You must be registered and logged in to see this link.]
Bài 13 : Classic Tween và trò chơi bập bênh đơn giản (Phần cuối)
Bài 14 : Tìm hiểu về Ease
Bài 14 : Thay đổi tốc độ hoạt động với tùy chọn Ease
Bài thực hành 15 : Sử dụng Classic motion guide
Bài 16 : Tìm hiểu về Tweening
Bài 17 : Sử dụng Color effect
Bài 17 : Sử dụng Color Effect (TT)
Bài 18 : Tìm hiểu về Color Effect
+ [You must be registered and logged in to see this link.]
Bài 19 : Áp dụng color effect để tạo slideshow (Phần 1)
Bài 19 : Áp dụng color effect để tạo slideshow (phần 2)
Bài 19 : Áp dụng color effect để tạo slideshow (phần 3)
Bài 19 : Áp dụng color effect để tạo slideshow (phần 4)
Bài 19 : Áp dụng color effect để tạo slideshow (phần 5)
Bài 20 : sử dụng Motion presets tạo slideshow (Phần 1)
Còn tiếp .....






Downlload Adobe Flash CS4 Professional

Đang up
Cấu hình máy tối thiểu cho Flash CS4 Professional

1. Nếu bạn sử dụng máy PC với hệ điều hành Windows:

* Bộ vi xử lý có tốc độ 1GHz trở lên

*
Hệ điều hành: Microsoft® Windows® XP với Service Pack 2 (khuyến cáo sử
dụng Service Pack 3) hoặc Windows Vista® Home Premium, Business,
Ultimate, hoặc Enterprise với Service Pack 1


* Bộ nhớ: 1GB trở lên.

* Đĩa cứng còn trống ít nhất là 3.5GB

* Màn hình có độ phân giải 1,024x768 với card màn hình 16-bit (khuyến cáo sử dụng độ phân giải 1,280x800)

* Ổ đĩa DVD-ROM

* Phần mềm QuickTime 7.1.2 dành cho các tính năng đa phương tiện

* Cần có kết nối Internet băng thông rộng cho các dịch vụ trực tuyến *

2. Nếu bạn sử dụng máy Apple Macintosh với hệ điều hành Mac OS:

* Bộ vi xử lý: PowerPC® G5 hoặc các bộ vi xử lý đa lõi của Intel

* Mac OS X v10.4.11–10.5.4

* Bộ nhớ: 1GB trở lên

* Đĩa cứng còn trống ít nhất là 4GB trở lên

* Màn hình có độ phân giải 1,024x768 với card màn hình 16-bit (khuyến cáo sử dụng độ phân giải 1,280x800)

* Ổ đĩa DVD-ROM

* Phần mềm QuickTime 7.1.2 dành cho các tính năng đa phương tiện

* Cần có kết nối Internet băng thông rộng cho các dịch vụ trực tuyến *

Nguồn sưu tầm

GV TRƯƠNG VĂN NĂNG
Công ty TNHH Khải Thiên (KTC Co., Ltd)



Được sửa bởi Pheonix's ngày 2011-01-08, 9:17 pm; sửa lần 2.

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

TTO - Adobe Flash cung cấp một môi trường biên tập toàn diện để tạo các trang web tương tác và làm ảnh động kỹ thuật số.





Flash được sử dụng rộng rãi để tạo ra các ứng dụng
phong phú với các đoạn video, đồ họa và ảnh động. Bạn có thể tạo nội
dung ngay trong Flash hoặc nhập nội dung từ các ứng dụng phần mềm Adobe
khác, thiết kế các đoạn ảnh động đơn giản một cách nhanh chóng và sử
dụng ActionScript 3.0 để phát triển các dự án tương tác phức tạp.


Nếu chưa từng sử dụng Flash, bạn sẽ được hướng dẫn
thực hành từ những bài đơn giản đến phức tạp một cách chi tiết. Nếu đã
biết qua Flash, bạn có thể tìm thấy những bài tập thực hành các tính
năng mới của Flash CS4 được giới thiệu dưới đây.


Những tính năng mới của Flash CS4


* Tạo ảnh động theo đối tượng (Object-based animation)


Giúp bạn kiểm soát toàn diện từng ảnh động nhờ vào
việc tạo ảnh động theo đối tượng, tức áp dụng tweens trực tiếp cho các
đối tượng thay vì cho keyframes. Với cách tạo tween mới này, bạn dễ
dàng thực hiện các thay đổi cho các chuyển động nhờ vào việc điều khiển
các tiếp tuyến của đường cong Bezier.




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


* Chuyển đổi 3D (3D transformation)


Tạo ảnh động cho các đối tượng 2D thông qua không gian
3D nhờ các công cụ chuyển dịch (translation) và xoay (rotation) 3D,
giúp bạn tạo chuyển động dọc theo các trục x, y, z.




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


* Inverse kinematics với Bones tool


Tạo hiệu ứng ảnh động giống như dây xích với một
loạt đối tượng liên kết nhau hoặc nhanh chóng làm biến dạng một hình
dạng bằng cách sử dụng công cụ mới Bones.




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


* Tạo mẫu nhanh với công cụ Deco và Spray Brush


Chuyển các biểu tượng (symbols) thành các công cụ
thiết kế. Có thể áp dụng theo nhiều cách: tạo hiệu ứng kính vạn hoa
(kaleidoscope) với công cụ Deco hoặc phun ngẫu nhiên các biểu tượng
trên một vùng định trước bằng cách sử dụng Spray Brush.




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


* Motion editor


Trải nghiệm việc kiểm soát chi tiết các thông số của keyframe,
bao gồm xoay (rotation), kích cỡ (size), tỉ lệ (scale), vị trí
(position), các bộ lọc (filters)... bằng cách sử dụng Motion Editor.
Tinh chỉnh thông số easing với các hình ảnh trực quan tương tự như
trong phần mềm After Effects.




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


* Hỗ trợ Metadata (XMP)


Thêm metadata vào file SWF bằng cách sử dụng XMP panel.




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


* Motion Presets


Bắt đầu dự án với các ảnh động dựng sẵn (prebuilt
animations) có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Lựa chọn từ hàng chục ảnh
động dựng sẵn hoặc tạo và lưu riêng ảnh động của bạn. Chia sẻ với người
khác các ảnh động này để tiết kiệm thời gian thiết kế.




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


* Biên tập cho Adobe AIR


Cung cấp những trải nghiệm tương tác với máy tính để
bàn nhờ vào khả năng tích hợp mới để xuất bản với Adobe AIR. Tiếp cận
được nhiều đối tượng khán giả hơn thông qua các loại thiết bị: trang
web, điện thoại di động và máy tính để bàn.


* Hỗ trợ H.264


Mã hóa thành bất kỳ định dạng nào mà Adobe Flash
Player có thể nhận ra với phần mềm đi kèm Adobe Media Encoder. Công cụ
biên tập video này của Adobe giờ đây đã hỗ trợ định dạng H.264.


* Hỗ trợ XFL


Có thể mở các file soạn bởi chương trình Adobe
InDesign hoặc After Effects và giữ lại tính toàn vẹn của file. Với định
dạng XFL tương thích với các ứng dụng, dễ dàng nhập nội dung từ các ứng
dụng nói trên vào Adobe Flash để phát triển tiếp.


Tiêu chí thực hiện các bài hướng dẫn thực hành


- Mục đích yêu cầu: giúp người đọc có
thể tự mình thực hiện được các bài tập thông qua các bài hướng dẫn
online. Các bài tập sẽ được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, giúp
người đọc có thể tạo được các ảnh động, các banner quảng cáo ngắn, có
thể xử lý hình ảnh, âm thanh, video, có thể tạo được cả một website
hoàn chỉnh và sau cùng là có thể viết các trò chơi bằng flash.




- Phương pháp thực hiện
:
mỗi bài hướng dẫn online là một bài tập hoàn chỉnh kèm theo bài mẫu có
thể tải về để tham khảo. Người đọc có thể tự mình thực hiện các thao
tác được hướng dẫn online. Sau đó so sánh với bài mẫu để kiểm tra kết
quả do mình thực hiện.


- Cơ cấu bài hướng dẫn: các bài hướng
dẫn được biên soạn sao cho mỗi bài sẽ chứa một số thông tin về lý
thuyết và một hoặc nhiều bài tập thực hành hoàn chỉnh. Phần hướng dẫn
giúp người đọc từng bước nắm rõ giao diện, cách sử dụng các công cụ vẽ,
các Panel của chương trình Flash CS4, cách import và xử lý hình ảnh, âm
thanh, video trong flash... Phần thực hành sẽ bắt đầu từ các animation
đơn giản, có thể phối hợp các animation để tạo thành các banner quảng
cáo như thường thấy trên các website, sau đó tiến đến các bài thực hành
có nội dung phức tạp dần nhưng vẫn đảm bảo người đọc có thể thực hiện
dễ dàng thông qua các hình ảnh minh họa cụ thể.


- Về thuật ngữ chuyên môn: do chương
trình Flash có giao diện và menu, công cụ... hoàn toàn là tiếng Anh nên
nội dung bài viết phần lớn sẽ giữ nguyên các thuật ngữ tiếng Anh của
chương trình, giúp người đọc thao tác chính xác khi đọc đến các đoạn
thực hành. Ví dụ các lệnh trên menu, các công cụ trên thanh công cụ,
các panel...


GV TRƯƠNG VĂN NĂNG
Công ty TNHH Khải Thiên (KTC Co., Ltd)

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Adobe Flash CS4 - Bài 2
Tạo ảnh động theo phương pháp Frame-By-Frame

TTO - Trong bài này, bạn sẽ thực hành tạo ảnh động (animation) theo phương pháp frame-by-frame,
tức là phương pháp tạo ảnh động với mỗi khung hình có một nội dung khác
nhau, cụ thể là cho dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE xuất hiện dần theo từng ký
tự thông qua các bước sau đây.

1. Tìm hiểu về giao diện của Flash CS4 Professional

Khi khởi động lần đầu tiên, Flash CS4 có giao diện như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Vùng khoanh tròn màu đỏ ở hình trên có chữ ESSENTIALS.
Đây là vùng làm việc (workspace) mặc định khi khởi động Flash CS4 lần
đầu. Có nhiều vùng làm việc khác nhau để chọn lựa tùy theo thói quen và
sở thích của từng người, ví dụ như đối với người đã từng sử dụng Flash
có thể chọn vùng làm việc CLASSIC. Khi bấm vào chữ ESSENTIALS đề cập ở trên, Flash sẽ xổ xuống một menu cho bạn chọn lựa vùng làm việc như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Để giúp cho những bạn mới làm quen với Flash không gặp
khó khăn trong việc thiết lập vùng làm việc, bạn sẽ thực hành dựa trên
vùng làm việc mặc định.

Bạn bấm chọn vào Essentials để chọn lại vùng làm việc mặc định của Flash, tiếp đến bấm chọn Reset Essentials
để khôi phục vùng làm việc mặc định này để bắt đầu vào bài thực hành 1.
(Việc tùy biến một vùng làm việc theo nhu cầu của từng người dùng sẽ
được đề cập chi tiết ở một bài thực hành sau này)

(Xem thêm phần Tìm hiểu các thành phần của vùng làm việc mặc định Essentials ở phần kế tiếp)

2. Tạo mới một flash document

Dùng chuột bấm vào nút Flash File (ActionScript 3.0):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Flash sẽ tạo ra một file mới có tên là Untitled-1:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

(Xem thêm phần Flash documentFlash movie ở phần kế tiếp)

3. Lưu một flash document

Tất cả các bài thực hành được lưu vào một folder chính để tiện cho việc quản lý. Bạn sẽ tạo một folder mới có tên FLASH CS4 ONLINE, sau đó lưu file này lại với tên 001_frame_by_frame.fla trong folder vừa tạo ra, sau đó sẽ thực hành tiếp. Cách làm như sau:

3.1. Chọn File > Save:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

3.2. Ở hộp thoại mới mở ra, bấm nút Create New folder:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

3.3. Một folder mới được tạo ra với tên mặc định là New Folder.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

3.4. Bạn đổi tên lại thành FLASH CS4 ONLINE.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

3.5. Di chuyển vào bên trong folder này và đặt tên file là 001_frame_by_frame.fla, xong bấm vào nút Save để lưu lại.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4. Sử dụng Text Tool để viết một đoạn text

4.1. Bấm chọn vào Text Tool trên thanh công cụ bên phải


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.2. Nhấp chuột vào chỗ 12.0pt trên Property Inspector


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.3. Đổi số 12 thành 50 rồi nhấn phím ENTER để chấp nhận giá trị mới


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageViewLàm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.4. Bấm chuột vào Stage và gỏ vào dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.5. Bấm phí ESCAPE để thoát khỏi khung text, lúc này cả đoạn text đã được chọn và có một khung hình chữ nhật bao quanh.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.6. Để canh giữa đoạn text này trên Stage, trước hết chọn Edit>Cut từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kế đến chọn Edit>Paste in Center từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được dòng chữ được canh giữa Stage như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5. Sử dụng lệnh Break Apart để tách text thành từng ký tự

Chọn Modify>Break Apart từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE được tách rời thành từng ký tự:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
(Xem thêm phần Tìm hiểu về Timeline ở phần kế tiếp)

6. Chèn thêm một keyframe vào timeline

Dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE gồm có 15 ký
tự bao gồm cả khoảng trắng. Bạn sẽ cho các ký tự này xuất hiện lần lượt
trên màn hình. Để thực hiện điều này bạn cần 15 keyframe. Bạn chèn thêm
keyframe bằng cách chọn Insert > Timeline > Keyframe từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trên Timeline xuất hiện thêm một keyframe


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn tiếp tục chèn thêm keyframe vào Timeline, tuy nhiên lần này bạn dùng phím tắt cho nhanh. Bấm phím F6 và nhìn vào số frame ở ô Current Frame cho đến khi xuất hiện số 15 thì dừng lại.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

(còn tiếp)

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Adobe Flash CS4 Bài 2 ( Tiếp theo )


Tạo ảnh động theo phương pháp Frame-By-Frame




7. Sử dụng Selection Tool để chọn một hoặc nhiều ký tự trên stage

Bấm chọn Selection Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bấm chọn keyframe 1 trên Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kéo rê chuột từ góc trên bên phải chữ TUỔI TRẺ ONLINE xuống góc dưới bên trái, chừa chữ T lại:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Khi nhả chuột ra bạn thấy các ký tự được chọn, trừ ký tự T đầu câu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8. Xóa một đối tượng khỏi Stage.

Bấm phím Delete để xóa các ký tự được chọn, trên Stage chỉ còn một ký tự T:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bấm chọn keyframe 2 trên Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kéo rê chuột từ góc trên bên phải chữ TUỔI TRẺ ONLINE xuống góc dưới bên trái, chừa chữ TU lại:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Khi nhả chuột ra bạn thấy các ký tự được chọn, trừ 2 ký tự TU:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bấm phím Delete để xóa các ký tự được chọn, trên Stage chỉ còn hai ký tự TU


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Thực hiện thao tác chọn keyframe, chọn các ký tự và
xóa tương tự như các bước nêu trên cho các frame còn lại cho đến frame
15, bạn thu được nội dung tại các keyframe như sau:


Tại keyframe số 3:
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 4
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 5, frame này có chứa khoảng trắng sau ký tự I
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 6
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 7:
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 8:
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 9, frame này có chứa khoảng trắng sau ký tự
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 10:
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 11
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 12
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 13
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 14
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Tại keyframe số 15
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9. Xem thử một animation lúc đang biên soạn

Để xem thử kết quả lúc đang biên soạn, bạn nhấn phím ENTER. Chữ TUỔI TRẺ ONLINE với từng ký tự xuất hiện nhanh qua màn hình.

10. Xuất file thành flash movie

Để xuất file thành flash movie, bạn chọn Control > Test Movie từ menu như sau


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Flash sẽ xuất thành file 001_frame_by_frame.swf như sau


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Tuy nhiên, file flash movie lặp lại liên tục gây cảm
giác không thoải mái khi xem. Bạn bổ sung thêm số frame để khi Flash
tạo được chữ TUỔI TRẺ ONLINE hoàn chỉnh thì sẽ dừng lại 2 giây.

Đóng file flash movie lại bằng cách bấm vào dấu X .

Tốc độ của bài đang thiết lập là 24 fps, để dừng lại 2
giây bạn bổ sung thêm 48 frame. Số frame hiện có là 15, bạn chọn frame
số 63 trên Timeline


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Để chèn thêm frame vào Timeline bạn chọn Insert > Timeline > Frame từ menu (hoặc bấm phím tắt F5):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kết quả thu được như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Chọn Control > Test Movie từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Enter) để xem kết quả:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Lần này Flash sẽ dừng lại 2 giây để người xem có thời gian thưởng thức tác phẩm của bạn.

Cách này khá mất thời gian và dễ sai sót nếu chọn nhầm
keyframe hoặc xóa nhầm, tuy nhiên nó giúp bạn hiểu rõ cách tạo
animation theo phương pháp frame-by-frame và có thể áp dụng để tạo những animation phức tạp sau này. Trong bài thực hành số 2 bạn sẽ dùng Motion Tween để cho ra kết quả tương tự.

***************************************************************************

Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành

Tìm hiểu các thành phần của vùng làm việc mặc định Essentials


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trong hình trên có các thành phần chính như sau:

* Phía trên là menu bar giúp bạn thực hiện các thao tác thông qua menu.

* Dưới menu bar là nơi hiển thị các file đang làm việc, trong hình là file Untitled-1.fla



Flash document và Flash movie.

Trước mắt bạn tìm hiểu hai loại file thường sử dụng trong flash:

* Flash document:
Là loại file bạn dùng để biên soạn tác phẩm flash, loại file này có
đuôi là .fla, tương tự file có đuôi .doc trong winword. Ví dụ file
flash document: animation.fla.


* Flash movie:
Là loại file được xuất ra từ file flash document đề cập ở trên. File
này có đuôi là .swf. Ví dụ file flash movie: animation.swf. Đây chính
là file được sử dụng để chèn vào các trang web mà bạn thường thấy trên
mạng.
* Tiếp đến là Display bar,
Display bar sẽ thay đổi nội dung khi bạn thao tác trên các đối tượng
khác nhau, ví dụ như khi đang hiệu đính một đối tượng nào đó thì
Display bar sẽ hiển thị tên đối tượng. Ngoài ra Display bar còn hiển
thị biểu tượng để chọn Scene, Symbol, Menu xổ xuống để hiển thị độ phóng to thu nhỏ (phần này sẽ được trình bày trong các bài thực hành kế tiếp).

* Kế đến là vùng màu xám, vùng này gọi là Pasteboard. Các đối tượng trong vùng này sẽ không xuất hiện khi bạn xuất tác phẩm thành file flash movie (file có đuôi .swf)

* Vùng màu trắng gọi là Stage. Đây là vùng làm việc chính của Flash. Nội dung nào muốn hiển thị ở tác phẩm khi xuất ra sẽ được đặt trong vùng Stage này.

* Phía dưới vùng Stage là Timeline. Bạn dùng Timeline để xếp đặt các đối tượng trên các lớp (layer)
khác nhau ở khu vực bên trái của Timeline. Điều này giúp bạn quản lý dễ
dàng các đối tượng khi tác phẩm lớn dần và các đối tượng trong tác phẩm
ngày càng nhiều. Phía bên phải của Timeline là khu vực bố trí các khung
hình (frame).

* Khung màu đỏ bên phải là Property Inspector. Nội dung của Property Inspector thay đổi tùy thuộc đối tượng nào được chọn.

* Khung màu tím bên phải là Toolbox. Nơi đây chứa các công cụ vẽ, công cụ chọn và các tùy chọn tương ứng với các công cụ được chọn.

***************************************************************************

Tìm hiểu về Timeline


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Như trên hình vẽ bạn thấy Timeline được chia thành hai khu vực: khu vực bên trái chứa các layer và các nút để thực hiện thao tác liên quan đến layer, khu vực bên phải chứa các frame và các nút để thực hiện thao tác liên quan đến frame.

Góc dưới bên trái của khu vực chứa layer có ba nút với các chức năng như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Góc trên bên phải của khu vực chứa layer có 3 nút với các chức năng sau đây:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Khu vực bên phải chứa các frame và các nút để thực
hiện các thao tác liên quan đến frame. Để tạo thuận lợi cho việc chọn
và thao tác trên các frame, khu vực này được đánh số các frame với bước
đếm là 5 frame như nhìn thấy trên hình vẽ.

Bạn phân biệt 3 loại frame:

- Keyframe: là frame thể hiện có một
sự thay đổi trong nội dung so với frame trước đó, ví dụ như toàn bộ các
keyframe trên layer Shadows ở trên đều có nội dung khác nhau. Các keyframe được hiển thị bằng dấu chấm tròn đặc ruột màu đen.

- Blank keyframe: là một keyframe nhưng chưa có nội dung gì, được hiển thị bằng chấm tròn rỗng ruột màu trắng. Blank keyframe là frame bạn thấy khi bạn tạo mới một file flash.

- Frame: hiển thị bằng các ô màu xám
liên tục, ví dụ như các frame từ 2 đến 14 trên layer Palms ở trên,
frame số 15 được hiển thị là một ô chữ nhật màu trắng là dấu hiệu kết
thúc của frame. Frame sẽ có nội dung giống với nội dung của keyframe
phía trước nó, ví dụ các frame từ 2 đến 14 trên layer Palms sẽ có nội
dung giống như nội dung của keyframe số 1 của layer Palms. Trong trường
hợp frame đứng sau blank keyframe thì nó được hiển thị bằng ô màu trắng
chứ không phải màu xám, như frame số 2 và frame 15 trên layer Sun ở
trên.

Trong hình minh họa trên đây, file flash chỉ hoạt động
từ frame 1 đến frame 15. Các frame từ số 16 trở đi trong hình trên chỉ
để sẵn cho bạn biết là có thể bổ sung tiếp nội dung cho các frame còn
lại.

Ô màu đỏ có đường thẳng màu đỏ chạy dọc các layer ở frame 1 trên hình vẽ phía trên là playhead, bạn có thể dùng chuột kéo playhead để xem hoạt động của file flash này.

Ý nghĩa của các nút phía dưới khu vực chứa frame


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Theo như hình vẽ trên đây: playhead đang ở frame số 7, tốc độ của tác phẩm là 12 frame / giây (fps là viết tắt của frame per second: frame / giây), và thời gian trôi qua là 0,5 giây tính từ lúc playhead di chuyển từ frame 1 đến frame 7.

Các nút còn lại sẽ được giải thích bổ sung trong các bài thực hành tiếp theo sau này.

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Adobe Flash CS4 - Bài 3


Flash CS4: Phương pháp Motion Tween



Trong bài này bạn sẽ thực hành tạo ảnh động
(animation) theo phương pháp motion tween kết hợp với mask layer để cho
dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE xuất hiện dần theo từng ký tự. Các bước thực
hành như sau:

1. Chuyển về vùng làm việc mặc định

Bạn bấm chọn vùng Essentials để chọn lại vùng làm việc mặc định của Flash, tiếp đến bấm chọn Reset Essentials để khôi phục vùng làm việc mặc định này và bắt đầu vào bài thực hành 2. (Xem bài thực hành 1 về vùng làm việc)

2. Tạo mới một flash document. (Xem bài thực hành 1 về tạo một flash document)

3. Lưu một flash document. (Xem bài thực hành 1 về lưu một flash document)

Chọn folder FLASH CS4 ONLINE, sau đó lưu file này lại với tên 002_motion_mask.fla

4. Sử dụng Text Tool để viết một đoạn text.

4.1. Bấm chọn vào Text Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.2. Nhấp chuột vào chỗ 12.0pt trên Property Inspector:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.3. Đổi số 12 thành 50 rồi nhấn phím ENTER để chấp nhận giá trị mới:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.4. Bấm chuột vào Stage và gõ vào dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.5. Bấm phí ESCAPE để thoát khỏi khung text, lúc này cả đoạn text đã được chọn và có một khung hình chữ nhật bao quanh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.6. Để canh giữa đoạn text này trên Stage, trước hết chọn Edit>Cut từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kế đến chọn Edit>Paste in Center từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được dòng chữ được canh giữa Stage như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5. Thêm một layer vào Timeline.

5.1 Bấm chuột vào nút New Layer để thêm một layer vào Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.2 Bấm đúp vào Layer 2 và đổi tên thành mask:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.Chọn Rectangle Tool để vẽ hình chữ nhật.

6.1 Bấm chọn Rectangle Tool từ thanh công cụ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Chuột sẽ đổi hình dáng từ mũi tên sang chữ thập + .

6.2 Kéo chuột từ góc trên bên trái sang góc dưới bên phải để bao phủ chữ TUỔI TRẺ ONLINE:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được một hình chữ nhật màu xanh bao phủ chữ TUỔI TRẺ ONLINE:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7. Sử dụng Selection Tool để chọn hình chữ nhật và tạo motion tween.

7.1 Bấm chọn Selection Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.2 Bấm chọn hình chữ nhật. Khi đã được chọn, hình chữ
nhật chuyển sang dạng hạt li ti, đồng thời phía dưới chuột xuất hiện
mũi tên bốn chiều:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.3 Bấm phím phải chuột cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Create Motion Tween:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.4 Do hình chữ nhật vừa tạo ra không phải là một
symbol nên flash thông báo cần phải chuyển nó sang symbol để tạo tween
(xem thêm phần tìm hiểu về symbol ở cuối bài). Bạn bấm OK để đồng ý:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Sau khi bấm chọn OK, bạn thấy một số thay đổi như sau:

1. Hình chữ nhật không còn những hạt li ti nữa vì đã được chuyển thành symbol.

2. Trên Property Inspector xuất hiện biểu tượng symbol (hình bánh xe) là Movie Clip với dòng chữ Instance of: Symbol 1. (xem thêm phần tìm hiểu về symbol ở cuối bài)

3. Trong khu vực frame của Timeline,
Flash đã tự động bổ sung số frame thành 24 frame (mặc định cho motion
tween hoàn thành trong một giây - theo mặc định Flash CS4 thiết lập tốc
độ 24 fps). Đồng thời Playhead được di
chuyển đến frame số 24. Bên cạnh đó bạn còn thấy các frame từ 1 đến 24
đã được đổi sang màu xanh nhạt đặc trưng của motion tween của Flash CS4.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.5 Bấm F6 để chèn keyframe
vào vị trí frame 24 (Xem bài thực hành 1- cách chèn keyframe), tại
frame này xuất hiện một hình thoi màu đen. Đây là đặc trưng của motion
tween mới của Flash CS4.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.6 Đưa chuột đến keyframe 1 của motion tween và bấm
chọn keyframe 1 khi nhìn thấy phía dưới chuột xuất hiện một khung chữ
nhật mờ, playhead sẽ chuyển đến keyframe 1


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.7. Đưa chuột vào mép phải của hình chữ nhật, bấm và
di chuyển hình chữ nhật sang trái, giữ phím Shift để hình chữ nhật di
chuyển theo chiều ngang.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Khi nhả chuột ra, bạn thu được sự thay đổi như hình vẽ.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trên hình bạn thấy một đường thẳng có các chấm dọc
theo đường thể hiện vị trí của các frame, đây là điểm đặc trưng của
motion tween cho đối tượng của Flash CS4, hoàn toàn khác với motion
tween của các phiên bản Flash trước đây (Flash CS4 gọi motion tween
theo cách cũ là Classic motion tween)

7.8 Motion tween kéo dài 24 frame, trong khi đoạn text
chỉ kéo dài 1 frame, bạn bổ sung frame cho layer chứa đoạn text bằng
cách bấm chuột vào frame số 24 của layer chứa đoạn text.

Để chèn thêm frame vào Timeline bạn chọn Insert > Timeline > Frame từ menu (hoặc bấm phím tắt F5):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kết quả thu được như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.9. Bấm phím phải chuột vào layer mask để xuất hiện
menu ngữ cảnh và chọn Mask. Biểu tượng của các layer sẽ biến đổi như
phần bên phải của hình dưới đây đồng thời cả hai layer này bị khóa lại.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Lúc này trên Stage dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE bị hình chữ nhật che khuất đã xuất hiện đầy đủ. (Xem thêm phần Tìm hiểu về Mask layer ở cuối bài)

8. Xem thử animation lúc đang biên soạn

Để xem thử kết quả lúc đang biên soạn, bạn nhấn phím ENTER. Chữ TUỔI TRẺ ONLINE với từng ký tự xuất hiện nhanh qua màn hình.

9. Xuất file thành flash movie

Để xuất file thành flash movie, bạn chọn Control > Test Movie từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Flash sẽ xuất thành file 002_motion_mask.swf:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Tuy nhiên, file flash movie lặp lại liên tục gây cảm
giác không thoải mái khi xem. Bạn bổ sung số frame để khi Flash tạo
được dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE hoàn chỉnh thì sẽ dừng lại 2 giây.

Đóng file flash movie lại bằng cách bấm vào dấu X .

Tốc độ của bài đang thiết lập là 24 fps, để dừng lại 2
giây bạn bổ sung 48 frame. Số frame hiện có là 24, bạn chọn frame số 72
trên Timeline.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Để chèn thêm frame vào Timeline, bạn chọn Insert > Timeline > Frame từ menu (hoặc bấm phím tắt F5).




Thực hiện tương tự cho layer còn lại, kết quả thu được như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Chọn Control > Test Movie từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Enter) để xem kết quả.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Lần này Flash sẽ dừng lại 2 giây để người xem có thời gian thưởng thức tác phẩm của bạn.

GV TRƯƠNG VĂN NĂNG
Công ty TNHH Khải Thiên (KTC Co., Ltd)

---------------------------------------------------------------------------------------

Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành



Tìm hiểu về symbol

Symbol
được xem như một dạng dữ liệu đóng gói trong Flash. Dữ liệu này có thể
là một nét vẽ, một đường thẳng, một hình chữ nhật, một bức ảnh v.v.


Khi một symbol được tạo ra, bản gốc của nó được cất giữ ở thư viện (Library).
Bản sao của symbol mà bạn nhìn thấy trên Stage gọi là một Instance của
symbol (hay bản copy). Bạn có thể phóng to, thu nhỏ, làm méo, đổi màu,
v.v. một bản sao của symbol trên Stage mà không làm ảnh hưởng đến nội
dung của bản gốc trong thư viện. Muốn thay đổi nội dung của bản gốc,
bạn phải sửa từ bản gốc ở thư viện.


Bạn có thể tạo được ba loại symbol: Movie Clip, GraphicButton. Đặc điểm của các symbol là chúng có Timeline riêng hay còn gọi là Timeline của symbol (Symbol Timeline). Còn timeline của bản thân Flash document gọi là timeline chính (Main Timeline) .

Một số cách để tạo symbol:

1. Chọn một đối tượng rồi chuyển nó sang symbol (sẽ có bài thực hành riêng)

2. Tạo mới một symbol với timeline rỗng (chưa có nội dung) rồi bắt đầu bổ sung nội dung (sẽ có bài thực hành riêng)

3. Cho Flash tự động tạo symbol như vừa thực hiện trong bài này.

Hiệu quả khi sử dụng symbol:

Symbol
giúp giảm kích thước tác phẩm đáng kể. Nếu bạn có một flash document có
vẽ mười hình chữ nhật bằng công cụ vẽ Rectangle Tool và một flash
document với mười hình chữ nhật là bản sao lấy từ một symbol hình chữ
nhật gốc từ thư viện thì flash document tạo từ symbol có kích thước
file nhỏ hơn nhiều. Do vậy, khi sử dụng một đối tượng nào đó hai lần
trở lên, bạn nên chuyển nó sang symbol.



Tìm hiểu về Mask Layer

Trong các lễ hội hóa trang, mặt nạ dùng để che những gì phía sau nó. Kết quả là bạn chỉ thấy hình ảnh của mặt nạ.

Trong Flash, Mask Layer
có hiệu ứng ngược lại. Khi Mask Layer có hiệu lực thì bạn không nhìn
thấy nội dung của Mask Layer mà chỉ nhìn thấy những gì bị Mask Layer
che khuất trước đó. Như trong bài mẫu trên đây, nội dung của Mask Layer
là hình chữ nhật. Khi Mask Layer có hiệu lực, bạn không nhìn thấy hình
chữ nhật mà nhìn thấy dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE bị hình chữ nhật che
khuất trước đó.


Do
hình chữ nhật trong Mask Layer di chuyển từ trái sang phải, bản thân nó
che phủ dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE theo từng ký tự từ bên trái cho đến
khi che hết dòng chữ thì dừng lại. Do đó khi Mask Layer có hiệu lực,
bạn thấy dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE xuất hiện dần theo từng ký tự.


Làm sao nhận ra Mask Layer?

Lúc
đang biên soạn Flash document, khi bạn tạo mới một Mask Layer (bằng
cách bấm phím phải của chuột vào layer và chọn Mask từ menu ngữ cảnh),
Flash lập tức khóa Mask Layer và khóa cả layer ngay dưới nó và lập tức
hiệu ứng Mask có hiệu lực. Layer phía dưới được gọi là layer bị mask
(Masked). Nếu nhìn vào bên trái các layer, biểu tượng các layer giờ đã
thay đổi:


Mask Layer có motion tween:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Mask Layer không có motion tween:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Một
điều cần lưu ý là nội dung của Mask Layer có thể có màu sắc bất kỳ,
không nhất thiết phải là màu xanh như trong bài thực hành này.


Khi
muốn thay đổi nội dung của Mask Layer hoặc layer bị mask, bạn chỉ việc
mở khóa layer cần thay đổi nội dung và thực hiện các thay đổi cần
thiết. Lúc này hiệu ứng mask không còn hiệu lực ở flash document, nhưng
khi xuất tác phẩm ra thành flash movie, hiệu ứng mask lại có hiệu lực.

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Adobe Flash CS4 - Bài 4


Flash CS4: Tạo ảnh động theo phương pháp Shape Tween



Trong bài này, bạn sẽ thực hành tạo ảnh động (animation) theo phương pháp shape tween kết hợp với import file để tạo đàn chim bay qua bầu trời. Các bước thực hành như sau:



1. Chuyển về vùng làm việc mặc định

Bạn bấm chọn vùng Essentials để chọn lại vùng làm việc mặc định của Flash, tiếp đến bấm chọn Reset Essentials để khôi phục vùng làm việc mặc định này và bắt đầu vào bài thực hành 3. (Xem bài thực hành 1 về vùng làm việc)

2. Tạo mới một flash document. (Xem bài thực hành 1 về tạo một flash document)

3. Lưu một flash document. (Xem bài thực hành 1 về lưu một flash document)

Chọn folder FLASH CS4 ONLINE, sau đó lưu file này lại với tên 003_shape_tween.fla (Phải chuột "Save File as" để tải file)

4. Sử dụng Line Tool để vẽ một đường thẳng

4.1. Bấm chọn Line Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.2. Lúc này chuột biến thành dấu +. Đưa chuột vào góc
trên bên phải, giữ phím Shift và kéo chuột sang phải một đoạn khoảng
1cm (xem thêm phần Tìm hiểu về Line Tool ở cuối bài).


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.3. Nhả chuột ra, thu được một đường thẳng nằm ngang màu đen như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.4. Bấm chọn Selection Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.5. Bấm chọn đường thẳng vừa vẽ, đường thẳng biến thành đường có chấm li ti:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.6. Chọn Modify > Convert to Symbol từ menu (Hoặc bấm phím tắt F8) để chuyển đường thẳng sang symbol:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Hộp thoại Convert to Symbol xuất hiện. Tên mặc định cho symbol là Symbol 1:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.7 Bạn sửa tên là chim, chọn Type mặc định là Movie Clip và bấm OK để đóng hộp thoại lại:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Đường thẳng đã được chuyển sang symbol như hình sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.8 Bấm đúp vào symbol để mở Timeline của symbol ra, Display Bar thay đổi để thể hiện bạn đang ở Timeline của symbol chim:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.9 Lúc này đường thẳng đang được chọn. Bấm chuột vào vùng màu xám để bỏ chọn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.10 Rê chuột vào giữa đường thẳng đến khi phía dưới chuột xuất hiện một đường cong:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.11 Bấm chuột và đẩy lên cho đường thẳng biến thành đường cong:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nhả chuột ra, bạn thu được đường cong:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.12 Rê chuột vào giữa đường cong này đến khi phía dưới chuột xuất hiện một đường cong:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.13 Giữ phím Alt và kéo chuột xuống phía dưới:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nhả chuột ra, bạn thu được hình dáng một con chim đang vỗ cánh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.14 Bạn sẽ tạo 2 shape tween liên tục để cho chim vỗ cánh. Bấm chọn frame 12 trên timeline và bấm F6 để chèn thêm keyframe:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bấm chọn frame 24 trên timeline và bấm F6 để chèn thêm keyframe:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.15 Bấm chọn keyframe 12 trên timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Lúc này trên Stage, chim đang được chọn, bạn bấm chuột ra vùng xám để bỏ chọn.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.16 Rê chuột vào mép trái của cánh chim cho đến khi phía dưới chuột xuất hiện góc vuông


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.17 Bấm giữ chuột và kéo xuống một đoạn, nhả chuột ra thu được cánh chim hạ xuống:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.18 Thực hiện tương tự cho cánh chim bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.19 Chọn keyframe 12, bấm phím phải chuột và chọn Create Shape Tween từ menu ngữ cảnh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.20 Chọn keyframe 1, bấm phím phải chuột và chọn Create Shape Tween từ menu ngữ cảnh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kết quả thu được hai shape tween kề nhau với màu xanh lá cây đặc trưng cho shape tween như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.21 Bấm chuột vào Scene 1 để thoát khỏi Timeline của symbol chim và quay ra Timeline chính:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Lúc này nếu bạn chọn Control > Test Movie từ menu thì Flash xuất ra flash movie với một con chim đang vỗ cánh.

Bạn sẽ sử dụng motion tween để cho chim bay từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải.

(còn tiếp)

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Adobe Flash CS4 - Bài 4 ( Tiếp theo )


Flash CS4: Tạo ảnh động theo phương pháp Shape Tween



- 5. Tạo motion tween cho chim bay.

5.1. Bấm chọn và kéo symbol chim xuống góc dưới bên trái:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.2. Bấm phím phải chuột và chọn Create Motion Tween từ menu ngữ cảnh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trong khu vực frame của Timeline, Flash đã tự động bổ sung thêm số frame thành 24 frame (mặc định cho motion tween hoàn thành trong một giây - theo mặc định Flash CS4 thiết lập tốc độ 24 fps).
Đồng thời Playhead được di chuyển đến frame số 24. Bên cạnh đó bạn còn
thấy các frame từ 1 - 24 đã được đổi sang màu xanh nhạt đặc trưng của
motion tween của Flash CS4.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.3. Bấm chọn và kéo symbol chim lên góc trên bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Khi nhả chuột ra, Flash tự động tạo thêm một đường
thẳng nối từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải với các dấu chấm ở
giữa, mỗi dấu chấm là một frame của motion tween. Ngoài ra Flash cũng
thêm một key frame vào timeline, hiển thị bằng một hình thoi màu đen.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Với chỉ một giây cho motion tween, bạn không thể nhìn
kịp hiệu ứng chim vỗ cánh. Bạn sẽ cho bổ sung frame cho motion tween
hoạt động 4 giây, tức 96 frame.

5.4. Đưa chuột vào keyframe 24 cho đến khi chuột biến thành mũi tên hai chiều:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.5. Nắm giữ chuột và kéo sang phải cho đến frame 96 thì nhả chuột ra, hình thoi thể hiện keyframe đã được di chuyển từ frame 24 sang frame 96.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Lúc này nếu bạn chọn Control > Test Movie từ menu thì Flash xuất ra flash movie với một con chim đang vỗ cánh bay từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải.

6. Thêm một con chim vào Stage

6.1. Bấm vào nút New Layer để thêm một layer vào Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.2. Đưa chuột bấm chọn Library panel kế bên Property Inspector.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.3. Bấm chuột vào biểu tượng symbol của chim và kéo
sang góc dưới bên trái, cao hơn vị trí chim cũ một chút. Nhả chuột ra
bạn thu được một con chim ở vị trí mới:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7. Copy và paste motion tween

7.1. Bấm chuột vào một frame bất kỳ trong vùng motion
tween của layer 1, bấm phím phải chuột và chọn Copy Motion từ menu ngữ
cảnh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.2. Bấm chuột vào một frame bất kỳ trong vùng frame của layer 2, bấm phím phải chuột và chọn Paste Motion từ menu ngữ cảnh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Flash tạo một motion tween cho Layer 2 hoàn toàn giống với motion tween của Layer 1.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Lúc này nếu bạn chọn Control > Test Movie từ menu thì Flash xuất ra flash movie với hai con chim đang vỗ cánh bay từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải.

8. Thêm hình bầu trời vào làm background

8.1. Bấm vào nút New Layer để thêm một layer vào Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.2. Chọn File > Import > Import to Stage… từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.3. Trong hộp thoại Import, trỏ đến file cloud.jpg và bấm nút Open: (file cloud.jpg được đính kèm theo bài, bạn có thể chọn một file khác có kích cỡ 550x400 pixel để sử dụng)


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.4. File cloud.jpg được import
vào layer 3 và che mất các layer chứa chim. Dùng chuột kéo chuyển layer
3 xuống phía dưới, khi kéo bạn thấy một đường thẳng có hình tròn nhỏ
bên trái xuất hiện kèm theo. Khi thấy đường thẳng này đã đến dưới cùng
thì nhả chuột ra:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9. Xem thử animation lúc đang biên soạn

Để xem thử kết quả lúc đang biên soạn, bạn nhấn phím ENTER.
Tuy nhiên bạn chỉ thấy chim di chuyển chớ không thấy chim vỗ cánh. Để
thấy chim vừa di chuyển vừa vỗ cánh bạn phải xuất thành flash movie.

10. Xuất file thành flash movie

Để xuất file thành flash movie, bạn chọn Control > Test Movie từ menu:

Flash sẽ xuất thành file 003_shape_tween.swf:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

GV TRƯƠNG VĂN NĂNG
Công ty TNHH Khải Thiên (KTC Co., Ltd)

-------------------------------------------------------------------------------------------

Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành

Tìm hiểu về Line Tool

Line Tool là công cụ để vẽ đường thẳng. Sau khi chọn Line Tool, chuột sẽ chuyển sang hình dấu +. Để vẽ bạn bấm chuột vào vị trí đầu, kéo chuột đến vị trí cuối và nhả chuột ra để thu được một đường thẳng.

Nếu giữ phím Shift trong khi vẽ bạn sẽ thu được một đường thẳng tạo với đường nằm ngang một góc là bội số của 45o.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView




Property Inspector sẽ tự động cập nhật để cung cấp các thông tin liên quan đến Line Tool như sau
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageViewNgay dưới Property Inspector là biểu tượng một đường thẳng kèm dòng chữ cho biết bạn đang chọn Line Tool
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Ngay dưới phần Fill and Stroke
là phần chọn màu cho viền (Stroke-bên trái) và ruột (Fill-bên phải). Do
Line Tool chỉ vẽ đường viền nên bạn không thể đổi màu Fill trong trường
hợp này.

Bạn chọn màu từ bảng màu khi bấm vào ô màu đen kế bên cây bút chì:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageViewKế đến là chọn độ lớn của đường viền. Bạn có thể nắm kéo thanh
trượt nằm ngay bên phải chữ Stroke hoặc gỏ số trực tiếp vào ô bên phải.
Khi bạn kéo thanh trượt, ô bên phải sẽ cập nhật giá trị tùy theo vị trí
thanh trượt.
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Phần tiếp theo là chọn kiểu dáng cho nét vẽ. Nếu bạn
bấm vào hình tam giác đen kế bên cây bút chì, bạn có thể chọn một trong
các kiểu nét vẽ sau đây:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nếu bạn bấm vào cây bút chì, bạn có thể tùy biến thêm các thông số phụ cho nét vẽ trong hộp thoại sau đây:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn có thể thử nghiệm để tìm cho mình một kiểu dáng
nét vẽ ưng ý. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là kiểu dáng phức tạp sẽ làm
tăng kích thước cuối cùng của tác phẩm.





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Phần Scale giúp hiển thị nét vẽ khi được phóng to hoặc thu nhỏ. Nếu bấm vào hình tam giác đen, bạn sẽ có các tùy chọn sau đây:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Normal: Thay đổi theo giá trị scale.

Horizontal: Chỉ scale theo chiều ngang.

Vertical: Chỉ scale theo chiều dọc.

None: Không thay đổi theo giá trị scale.

Nếu chọn ô Hinting, Flash sẽ tự điều chỉnh để làm tròn giá trị stroke, tránh xuất hiện những nét nhòe trên đường thẳng nằm ngang hoặc thẳng đứng.





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Tùy chọn Cap giúp bạn thể hiện kiểu dáng đầu mút của đường thẳng. Nếu bấm vào hình tam giác đen, bạn sẽ có các tùy chọn sau đây:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Join giúp bạn thể hiện kiểu dáng chỗ
giao nhau của hai đường thẳng. Bạn sẽ thu được các chọn lựa sau đây khi
bấm vào hình tam giác đen:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Adobe Flash CS4 - Bài 5


Flash CS4: Sử dụng Motion Presets để tạo ảnh động



Trong bài này, bạn sẽ thực hành tạo ảnh động (animation)
bằng cách sử dụng Motion Presets để cho từng ký tự của dòng chữ TUỔI
TRẺ ONLINE bay từ ngoài vào màn hình. Các bước thực hành như sau:



1. Chuyển về vùng làm việc mặc định.

Bạn bấm chọn vùng Essentials để chọn lại vùng làm việc mặc định của Flash, tiếp đến bấm chọn Reset Essentials để khôi phục vùng làm việc mặc định này và bắt đầu vào bài thực hành 5. (Xem bài thực hành 1 về vùng làm việc)

2. Tạo mới một flash document. (Xem bài thực hành 1 về tạo một flash document)

3. Lưu một flash document. (Xem bài thực hành 1 về lưu một flash document)

Chọn folder FLASH CS4 ONLINE, sau đó lưu file này lại với tên 005_motion_presets.fla (phải chuột và chọn "Save target as" để lưu file về máy).

4. Sử dụng Text Tool để viết một đoạn text.

4.1. Bấm chọn vào Text Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.2. Nhấp chuột vào chỗ 12.0pt trên Property Inspector:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.3. Đổi số 12 thành 50 rồi nhấn phím ENTER để chấp nhận giá trị mới:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.4. Bấm chuột vào Stage và gõ vào dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.5. Bấm phí ESCAPE để thoát khỏi khung text, lúc này cả đoạn text đã được chọn và có một khung hình chữ nhật bao quanh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.6. Để canh giữa đoạn text này trên Stage, trước hết chọn Edit>Cut từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kế đến chọn Edit>Paste in Center từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được dòng chữ được canh giữa Stage như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5. Sử dụng lệnh Break Apart để tách text thành từng ký tự.

Chọn Modify>Break Apart từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE được tách rời thành từng ký tự:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6. Sử dụng Motion Presets để tạo ảnh động.

6.1 Chọn Window> Motion Presets từ menu (xem thêm phần Tìm hiểu về Motion Presets ở cuối bài):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.2 Motion Presets Panel xuất hiện. Bạn đưa chuột vào hình tam giác màu xám phía trước biểu tượng folder của Default Presets. Bấm chuột để mở folder này ra.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.3 Bạn bấm chuột vào fly-in-blur-left để xem thử hiệu ứng này. Bạn sẽ dùng hiệu ứng này để tạo ảnh động cho ký tự đầu tiên (chữ T).


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.4 Bấm chọn Selection Tool trên thanh công cụ bên phải :


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.5 Lúc này các ký tự của dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE vẫn
đang được chọn. Bạn bấm chuột ra vùng xám để bỏ chọn, kế đến chọn ký tự
T đầu tiên:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.5 Ở Motion Presets Panel, bấm phím phải chuột vào fly-in-blur-left cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn End at current location:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.6 Flash áp dụng Motion Preset cho ký tự T,
chuyển ký tự này khuất sang trái và một Motion Path xuất hiện với vị
trí cuối là nơi trước đây của ký tự T. Đồng thời Flash tạo ra Layer 2 ở
Timeline với biểu tượng Motion Tween gồm 15 frame áp dụng cho ký tự T này.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Do Motion Presets Panel che khuất Stage, bạn chuyển Panel này sang phải như sau:

Đưa chuột vào vùng màu xám bên cạnh tiêu đề Motion Presets Panel.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kéo và thả Panel này vào bên dưới Properties Panel:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.7 Rê chuột vào thanh trượt ngang phía dưới Stage và kéo sang trái để nhìn thấy toàn bộ Motion Path:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.8 Đưa chuột vào Motion Path cho đến khi phía dưới chuột xuất hiện đường cong:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.9 Giữ chuột và đẩy đường cong chếch lên góc trên bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Khi nhả chuột ra, bạn thu được sự thay đổi như hình sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

(còn tiếp)



Được sửa bởi Pheonix's ngày 2011-01-08, 8:33 pm; sửa lần 1.

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Adobe Flash CS4 - Bài 5 ( Tiếp theo )


Flash CS4: sử dụng Motion Presets để tạo ảnh động



- Lưu kết quả thành Motion Preset.

7.1 Rê chuột vào khu vực Motion tween của Layer 2, bấm phím phải chuột cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Save as Motion Preset…:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.2 Ở hộp thoại Save Preset As, gõ my motion vào ô Preset name và bấm OK:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.3 Bấm chuột vào hình tam giác màu xám trước folder Default Presets để đóng folder này lại. Bạn sẽ thấy my motion nằm trong Custom Presets folder:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8. Sử dụng Custom Presets để áp dụng cho các ký tự còn lại.

8.1 Bấm chọn keyframe 1 của layer 1:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.2 Rê chuột kéo thanh trượt phía dưới Stage sang phải để nhìn thấy toàn bộ Stage:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kết quả thu được như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.3 Bấm chuột ra vùng xám để bỏ chọn. Bấm chuột chọn lại ký tự U:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.4 Ở Motion Presets Panel, bấm phím phải chuột vào my motion trong Custom Presets và chọn End at current location:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.5 Flash tạo motion tween cho ký tự U và bổ sung Layer 3 vào timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.6 Tiếp tục chọn các ký tự còn lại và thực hiện tương tự. Bạn thu được 13 motion tween cho 13 ký tự:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9. Di chuyển cho các Motion Tween lệch pha nhau.

9.1 Kéo thanh trượt bên phải timeline lên trên để nhìn thấy layer 2:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.2 Đưa chuột vào vùng motion tween của layer 3, Giữ chuột và kéo toàn bộ motion tween này sang phải cho đến khi thấy keyframe đầu xuất hiện dưới frame số 5 thì nhả chuột ra:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.3 Đưa chuột vào vùng motion tween của layer 4, giữ
chuột và kéo toàn bộ motion tween này sang phải cho đến khi thấy
keyframe đầu xuất hiện dưới frame số 10 thì nhả chuột ra.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.4 Thực hiện tương tự cho các motion tween còn lại để các motion tween lệch pha nhau 5 frame. Bạn thu được kết quả như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Motion tween cuối cùng ở layer 1 kết thúc ở frame 74.
Bạn sẽ bổ sung frame vào toàn bộ các layer để sau khi hiệu ứng kết
thúc, kết quả sẽ dừng lại 2 giây để người xem thưởng thức tác phẩm của
bạn.

9.5 Bấm chọn frame 122 của layer 1:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.6 Kéo thanh trượt bên phải timeline lên trên để có thể nhìn thấy layer 2:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.7 Giữ phím Shift và bấm chọn vào frame 122 của layer 2, toàn bộ các layer khác cũng được chọn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.8: Bấm phím tắt F5 để bổ sung frame vào cho các layer:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10. Xuất file thành flash movie. Chọn Control > Test Movie từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Enter) để xem kết quả.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

GV TRƯƠNG VĂN NĂNG
Công ty TNHH Khải Thiên (KTC Co., Ltd)

-------------------------------------------------------------------------------------------







Tìm hiểu về Motion Presets

Motion Presets Panel
chứa các hiệu ứng ảnh động mà Flash đã dựng sẵn. Bạn có thể áp dụng các
hiệu ứng này cho tác phẩm của mình nếu thấy các hiệu ứng này phù hợp.
Ngoài ra bạn cũng có thể tự lưu các hiệu ứng do mình tạo ra thành các
Custom Presets để áp dụng cho các tác phẩm của mình.


Bạn Chọn Window> Motion Presets từ menu để mở Motion Presets Panel:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Motion Presets panel có 2 folder: Default Presets chứa các hiệu ứng ảnh động mà Flash đã dựng sẵn và Custom Presets chứa các hiệu ứng do bạn lưu lại. Trong hình trên, my motion là Custom Preset mà bạn đã lưu trong bài thực hành.

Để sử dụng một hiệu ứng nào, bạn chọn trước một đối
tượng trên Stage, kế đến chọn hiệu ứng muốn áp dụng và bấm nút Apply
(hoặc bấm phím phải chuột và chọn Apply at current location). Flash sẽ sử dụng keyframe đầu của hiệu ứng để áp cho vị trí đang chọn của đối tượng.

Nếu muốn Flash sử dụng keyframe cuối của hiệu ứng để
áp cho vị trí đang chọn của đối tượng, bạn chọn trước một đối tượng
trên Stage, kế đến chọn hiệu ứng muốn áp dụng, giữ phím Shift và bấm nút Apply (hoặc bấm phím phải chuột và chọn End at current location)



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Hình dưới đây cho thấy ký tự T chưa được áp dụng Motion Preset:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Sau khi áp dụng Motion Preset Apply at current location:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Sau khi áp dụng Motion Preset End at current location:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Để lưu một Motion Tween thành Motion Preset, bạn chọn Motion Tween cần lưu, bấm phím phải chuột cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Save as Motion Preset…Ở hộp thoại Save Preset As, gỏ tên vào ô Preset name và bấm OK như phần thực hành ở trên.

Export và Import Motion Presets:

Bạn có thể export Motion Preset
của bạn tạo ra để đưa sang máy khác sử dụng. Để export, bạn chọn Motion
Preset cần export, bấm phím phải chuột cho xuất hiện menu ngữ cảnh và
chọn Export…



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trong hộp thoại Save As, Flash đặt sẵn tên trùng với tên của Motion Preset của bạn với đuôi mặc định là xml. Bạn chọn vị trí folder cần lưu rồi bấm Save.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Để import
một Motion Preset đã được lưu trước đó vào Flash, bạn bấm chuột vào góc
trên bên phải của Motion Presets Panel để mở menu và chọn Import…



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trong hộp thoại Open, bạn mở folder chứa file xml của Motion Preset, chọn file cần import và bấm nút Open


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Flash sẽ đưa Motion Preset vừa import vào folder Custom Presets cho bạn sử dụng.

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Adobe Flash CS4 - Bài 6


Flash CS4: điều chỉnh Motion Path



Trong bài này, bạn sẽ điều chỉnh đường bay của chim ở bài thực hành 3 bằng cách điều chỉnh hoặc thay mới motion path. Các bước thực hành như sau:

1. Chuyển về vùng làm việc mặc định

Bạn bấm chọn vùng Essentials để chọn lại vùng làm việc mặc định của Flash, tiếp đến bấm chọn Reset Essentials để khôi phục vùng làm việc mặc định này và bắt đầu vào bài thực hành 4 (xem bài thực hành 1 về vùng làm việc).

2. Mở một flash document

Bạn mở lại file 003_shape_tween.fla đã thực hiện ở bài thực hành 3 (phải chuột vào liên kết vào chọn "Save target as" để lưu tập tin).

2.1 Chọn File > Open từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

2.2 Di chuyển đến folder FLASH CS4 ONLINE, chọn file 003_shape_tween.fla và bấm nút Open.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được kết quả như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

3. Lưu một flash document

3.1 Chọn File > Save as từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Chọn folder FLASH CS4 ONLINE, sau đó lưu file này lại với tên 004_motion_path.fla.

4. Điều chỉnh motion path

4.1. Rê chuột vào con chim phía dưới cho đến khi phía dưới chuột xuất hiện hình mũi tên bốn chiều.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.2. Bấm chọn con chim. Lúc này đường thẳng nối từ vị trí đầu đến vị trí cuối của chim xuất hiện. Đường này gọi là motion path của motion tween trong Flash CS4.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.3. Đưa chuột vào giữa motion path cho đến khi xuất hiện đường cong phía dưới chuột.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.4. Bấm chuột và kéo xuống để chuyển motion path thành đường cong.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.5. Bấm chọn con chim còn lại để thấy motion path của nó:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.6. Đưa chuột vào giữa motion path cho đến khi xuất hiện đường cong phía dưới chuột:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.7 Bấm chuột và kéo xuống để chuyển motion path thành đường cong:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Lúc này nếu bạn chọn Control > Test Movie
từ menu thì Flash xuất ra flash movie với hai con chim đang vỗ cánh bay
từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải theo hai đường cong vừa
được điều chỉnh.

5. Tạo motion path mới để thay thế motion path cũ

Bạn có thể cho chim bay theo motion path bất kỳ bằng cách tự mình vẽ lấy một đường cong bất kỳ rồi áp vào motion tween.

5.1 Bấm vào nút New Layer để thêm một layer vào Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.2 Bấm chọn Pencil Tool trên thanh công cụ bên phải (xem thêm phần Tìm hiểu về Pencil Tool ở cuối bài):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.3 Bấm chọn Pencil Mode phía dưới cuối thanh công cụ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Một menu phụ xuất hiện. Bạn chọn Smooth từ menu phụ này.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được kết quả như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.4 Đưa chuột vào Stage. Lúc này chuột biến thành cây bút chì. Bạn vẽ một đường cong bất kỳ từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nhả chuột ra bạn thu được đường cong như trên.

5.5 Bấm chọn Selection Tool từ thanh công cụ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.6 Bấm đúp chuột vào đường cong vừa vẽ để chọn nó.
Đường cong sẽ phình to ra một chút và có những hạt li ti, thể hiện nó
đã được chọn.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.7 Chọn Edit > Cut từ menu, đường cong sẽ biến mất khỏi màn hình:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.8 Bấm chọn Layer 1 từ Timeline, Motion path của con chim đầu tiên hiện lên:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.9 Chọn Edit > Paste in Place từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.10 Motion path cũ được thay thế bằng đường cong bạn vừa vẽ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn có thể lặp lại các thao tác như mô tả ở trên để tạo motion path mới cho con chim còn lại.

6. Xóa Layer thừa

Layer 4 không còn sử dụng nữa, bạn có thể xóa layer này:

6.1 Chọn Layer 4 từ Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.2 Bấm nút Delete để xóa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7. Xuất file thành flash movie

Để xuất file thành flash movie, bạn chọn Control > Test Movie từ menu:

Flash sẽ xuất thành file 004_motion_path.swf:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView



GV TRƯƠNG VĂN NĂNG
Công ty TNHH Khải Thiên (KTC Co., Ltd)

-------------------------------------------------------------------------------------------

Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành

Tìm hiểu về Pencil Tool

Pencil Tool là công cụ để vẽ đường cong bất kỳ.

Sau khi chọn Pencil Tool, chuột sẽ chuyển sang hình
cây bút chì. Để vẽ, bạn bấm chuột vào vị trí đầu, kéo chuột theo đường
cong bất kỳ đến vị trí cuối và nhả chuột ra để thu được một đường cong.
Bạn cũng có thể vẽ đường thẳng bằng cách giữ phím Shift trước khi vẽ.

Bạn có thể chọn bổ sung phương án xử lý nét vẽ bằng cách chọn Pencil Mode phía dưới cuối thanh công cụ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Menu phụ xuất hiện để bạn chọn lựa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView Straighten: Khi chọn phương án này, flash sẽ sửa các nét vẽ cong của bạn thành các đường thẳng.

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView Smooth: Khi chọn phương án này, flash sẽ làm trơn mượt các nét vẽ cong của bạn.

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView Ink: Khi chọn phương án này, flash sẽ không sửa các nét vẽ của bạn.

Dưới đây là ví dụ các nét vẽ được flash thể hiện khi chọn Straighten, SmoothInk:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView



Property Inspector sẽ tự động cập nhật để cung cấp các thông tin liên quan đến Pencil Tool như sau:
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageViewNgay dưới Property Inspector là biểu tượng một cây bút chì kèm dòng chữ cho biết bạn đang chọn Pencil Tool.
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Ngay dưới phần Fill and Stroke là phần chọn màu cho
viền (Stroke-bên trái) và ruột (Fill-bên phải). Do Pencil Tool chỉ vẽ
đường viền nên bạn không thể đổi màu Fill trong trường hợp này.

Bạn chọn màu từ bảng màu khi bấm vào ô màu đen kế bên cây bút chì:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageViewKế đến là chọn độ lớn của đường viền. Bạn có thể nắm kéo thanh
trượt nằm ngay bên phải chữ Stroke hoặc gõ số trực tiếp vào ô bên phải.
Khi bạn kéo thanh trượt, ô bên phải sẽ cập nhật giá trị tùy theo vị trí
thanh trượt.
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Phần tiếp theo là chọn kiểu dáng cho nét vẽ. Nếu bạn
bấm vào hình tam giác đen kế bên cây bút chì, bạn có thể chọn một trong
các kiểu nét vẽ sau đây:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nếu bạn bấm vào cây bút chì, bạn có thể tùy biến thêm các thông số phụ cho nét vẽ trong hộp thoại sau đây:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn có thể thử nghiệm để tìm cho mình một kiểu dáng
nét vẽ ưng ý. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là kiểu dáng phức tạp sẽ làm
tăng kích thước cuối cùng của tác phẩm.

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Phần Scale giúp hiển thị nét vẽ khi được phóng to hoặc thu nhỏ. Nếu bấm vào hình tam giác đen, bạn sẽ có các tùy chọn sau đây:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Normal: Thay đổi theo giá trị scale.

Horizontal: Chỉ scale theo chiều ngang.

Vertical: Chỉ scale theo chiều dọc.

None: Không thay đổi theo giá trị scale.

Nếu chọn ô Hinting, flash sẽ tự điều chỉnh để làm tròn giá trị stroke, tránh xuất hiện những nét nhòe trên đường thẳng nằm ngang hoặc thẳng đứng.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView



Tùy chọn Cap giúp bạn thể hiện kiểu dáng đầu mút của nét vẽ. Nếu bấm vào hình tam giác đen, bạn sẽ có các tùy chọn sau đây:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Join giúp bạn thể hiện kiểu dáng chỗ giao nhau của hai nét vẽ. Bạn sẽ thu được các chọn lựa sau đây khi bấm vào hình tam giác đen:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Smoothing: Mức độ làm trơn mượt giao điểm các nét
vẽ của Pencil Tool. Tùy chọn này chỉ xuất hiện khi chọn phương án
Smooth được đề cập ở phần đầu giới thiệu về Pencil Tool. Đối với các
phương án còn lại, giá trị này bị mờ đi. Giá trị mặc định của Smoothing
50.

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 7 : Tối ưu hóa cách quản lý các Layer




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
TTO - Trong bài “Sử dụng motion presets
để tạo ảnh động”, trên timeline bạn thu được 13 layer với tên gọi mặc
định từ Layer 1 đến Layer 13. Với đoạn ảnh động đơn giản đó, bạn có thể
chấp nhận cách đặt tên mặc định này.
Tuy nhiên, nếu tác phẩm của bạn phức tạp và chứa
nhiều layer hơn, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý và tham khảo
lại các layer với cách đặt tên mặc định như thế.

Trong bài này, bạn cũng sẽ thực hành tạo ảnh động (animation)
bằng cách sử dụng Motion Presets để cho từng ký tự của dòng chữ TUỔI
TRẺ ONLINE bay từ ngoài vào màn hình. Tuy nhiên bạn sẽ quản lý các
layer hiệu quả hơn. Các bước thực hành như sau:

1. Chuyển về vùng làm việc mặc định.

Bạn bấm chọn vùng Essentials để chọn lại vùng làm việc mặc định của Flash, tiếp đến bấm chọn Reset Essentials để khôi phục vùng làm việc mặc định này và bắt đầu vào bài thực hành 6. (Xem bài thực hành 1 về vùng làm việc)

2. Tạo mới một flash document. (Xem bài thực hành 1 về tạo một flash document)

3. Lưu một flash document. (Xem bài thực hành 1 về lưu một flash document)

Chọn folder FLASH CS4 ONLINE, sau đó lưu file này lại với tên 006_quanly_layer.fla (phải chuột chọn "Save target as" để lưu về máy)

4. Sử dụng Text Tool để viết một đoạn text.

4.1. Bấm chọn vào Text Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.2. Nhấp chuột vào chỗ 12.0pt trên Property Inspector:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.3. Đổi số 12 thành 50 rồi nhấn phím ENTER để chấp nhận giá trị mới:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.4. Bấm chuột vào Stage và gỏ vào dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.5. Bấm phí ESCAPE để thoát khỏi khung text, lúc này cả đoạn text đã được chọn và có một khung hình chữ nhật bao quanh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.6. Để canh giữa đoạn text này trên Stage, trước hết chọn Edit>Cut từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kế đến chọn Edit>Paste in Center từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được dòng chữ được canh giữa Stage như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5. Sử dụng lệnh Break Apart để tách text thành từng ký tự.

Chọn Modify>Break Apart từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE được tách rời thành từng ký tự:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6. Chuyển các ký tự lên các layer.

6.1 Đưa chuột vào vùng có chứa các ký tự, bấm phím phải chuột cho xuất hiện menu ngữ cảnh, chọn Distribute to Layers:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Flash tự động đưa các ký tự lên từng layer với tên gọi tương ứng với các ký tự của dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.2 Layer 1 giờ đây không chứa ký tự nào, bạn bấm chuột chọn Layer 1, bấm vào nút Delete để xóa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.3 Đưa chuột vào mép trên của Timeline đến khi chuột biết thành mũi tên hai chiều:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.4 Bấm giữ chuột và kéo mép trên của Timeline lên phía trên đến khi nhìn thấy toàn bộ các layer thì nhả chuột ra:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.5 Bấm chuột chọn keyframe 1 của layer T:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.6 Giữ phím Shift và bấm chuột chọn keyframe 1 của layer E. Lúc này keyfram 1 của tất cả layer được chọn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7. Sử dụng Motion Presets để tạo ảnh động.

7.1 Chọn Window> Motion Presets từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.2 Motion Presets Panel xuất hiện. Trong folder Custom Presets, bạn thấy có my motion là motion preset bạn đã lưu trước đây:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.3 Bấm phím phải chuột vào my motion để xuất hiện menu ngữ cảnh, giữ phím Shift và chọn End at current location:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Flash tạo một loạt motion tween cho toàn bộ các layer:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.4 Motion presets panel không cần sử dụng nữa. Bạn bấm vào dấu chéo ở góc trên bên phải của panel để đóng lại:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView



(còn tiếp)

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 7: Tối ưu hóa cách quản lý các Layer (tiếp theo)



TTO - 8. Di chuyển cho các Motion Tween lệch pha nhau.

8.1 Bấm chuột vào motion tween của layer U, Giữ chuột và kéo toàn bộ motion tween này sang phải cho đến khi thấy keyframe đầu xuất hiện dưới frame số 5 thì nhả chuột ra:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.2 Bấm chuột vào vùng motion tween của layer Ổ, Giữ
chuột và kéo toàn bộ motion tween này sang phải cho đến khi thấy
keyframe đầu xuất hiện dưới frame số 10 thì nhả chuột ra.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.3 Thực hiện tương tự cho các motion tween còn lại để các motion tween lệch pha nhau 5 frame. Bạn thu được kết quả như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Motion tween cuối cùng ở layer E kết thúc ở frame 74.
Bạn sẽ bổ sung thêm frame vào toàn bộ các layer để sau khi hiệu ứng kết
thúc, kết quả sẽ dừng lại 2 giây để người xem thưởng thức tác phẩm của
bạn.

8.4 Bấm chọn frame 122 của layer E:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.5 Giữ phím Shift và bấm chọn vào frame 122 của layer T, toàn bộ các layer khác cũng được chọn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.6: Bấm phím tắt F5 để bổ sung frame vào cho các layer:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9. Tạo folder chứa các layer.

Với cách thực hiện như trên, bạn dễ dàng kiểm soát
được nội dung của các layer. Bạn có thể quản lý hiệu quả hơn nữa bằng
cách tạo folder chứa các layer này.

9.1 Bấm chọn layer T trên cùng của Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.2 Bấm vào nút New Folder trên Timeline để tạo mới một folder:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Một folder được tạo ra với tên mặc định là Folder 1:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.3 Bạn bấm đúp vào tên folder và đổi tên thành TUOI TRE ONLINE:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.4 Dòng chữ này bị che khuất một phần. Bạn đưa chuột
vào vùng phân cách các layer và các frame đến khi xuất hiện mũi tên hai
chiều, bấm giữ chuột và kéo sang phải đến khi nhìn thấy đầy đủ dòng chữ
TUOI TRE ONLINE:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.5 Bấm chọn layer T trên cùng của Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.6 Giữ phím Shift và bấm chọn layer E, lúc này tất cả layer được chọn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.7 Đưa chuột kéo layer T, một đường thẳng nằm ngang
có chấm tròn rỗng ruột màu trắng nằm bên trái xuất hiện. Đẩy chuột
chếch sang phải để chấm tròn rỗng ruột chuyển sang phải biểu tượng các
layer và thả vào folder TUOI TRE ONLINE:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Khi nhả chuột ra, các layer đã được chuyển vào bên trong folder, các biểu tượng nằm dịch sang phải xa hơn so với trước.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.8 Để kiểm chứng, bạn đưa chuột vào hình tam giác bên trái folder TUOI TRE ONLINE:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.9 Sau khi bấm chuột vào hình tam giác này, tất cả layer được che lại.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nếu muốn xem lại các layer. Bạn bấm vào hình tam giác lần nữa.

10. Xuất file thành flash movie.

Chọn Control > Test Movie từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Enter) để xem kết quả.

Flash sẽ xuất thành file 006_quanly_layer.swf như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Adobe Flash CS4 - Bài 8


Flash CS4: Tạo bản preview cho custom presets


TTO - Trong bài trước bạn đã tạo được
một custom preset. Tuy nhiên, custom preset của bạn chưa có bản Preview
và bạn nhìn thấy dòng chữ Preview not available trong khung Preview.

Trong bài này, bạn sẽ thực hành tạo một bản Preview cho custom preset của bạn. Các bước thực hành như sau:

1. Chuyển về vùng làm việc mặc định.

Bạn bấm chọn vùng Essentials để chọn lại vùng làm việc mặc định của Flash, tiếp đến bấm chọn Reset Essentials để khôi phục vùng làm việc mặc định này và bắt đầu vào bài thực hành 7. (Xem bài thực hành 1 về vùng làm việc)

2. Tạo mới một flash document. (Xem bài thực hành 1 về tạo một flash document)

3. Lưu một flash document. (Xem bài thực hành 1 về lưu một flash document)

Chọn folder FLASH CS4 ONLINE, sau đó lưu file này lại với tên007_custom_preset_preview.fla. (có thể tải về bằng cách phải chuột lên liên kết chọn "Save target as")

4. Sử dụng Text Tool để viết một đoạn text.

4.1. Bấm chọn vào Text Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.2. Nhấp chuột vào chỗ 12.0pt trên Property Inspector:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.3. Đổi số 12 thành 100 rồi nhấn phím ENTER để chấp nhận giá trị mới:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.4. Bấm chuột vào khoảng giữa, bên trái Stage và gỏ vào chữ F:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5. Sử dụng Motion Presets để tạo ảnh động.

5.1 Chọn Window> Motion Presets từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.2 Motion Presets Panel xuất hiện. Trong folder Custom Presets, bạn thấy có my motionmotion preset bạn đã lưu trước đây:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.3 Bấm chọn my motion và bấm vào nút Apply:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Flash áp motion tween vào chữ F.

5.4 Motion presets panel không cần sử dụng nữa. Bạn bấm vào dấu chéo ở góc trên bên phải của panel để đóng lại:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trên màn hình bạn được kết quả như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6. Đưa bản Preview vào folder Motion Presets của Flash.

6.1 Trước hết, bạn chọn Control > Test Movie từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Enter) để xem kết quả. Theo mặc định, Flash sẽ xuất thành file 007_custom_preset_preview.swf.

Bản Preview của một motion preset thực chất là một
flash movie (file có đuôi .swf) có cùng tên với tên của motion preset.
Trong trường hợp này, custom preset của bạn có tên là my motion, do đó
bạn phải đổi tên file của flash movie thành my motion.swf để đưa vào folder Motion Presets của Flash.

6.2 Bạn vào folder FLASH CS4 ONLINE và chọn file 007_custom_preset_preview.swf


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.3 Bấm phím F2 để đổi tên file


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.4 Đổi tên file thành my motion:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Đối với Windows XP, Flash lưu giữ custom presets trong folder có đường dẫn sau đây:

C:\Documents and
Settings\\Local Settings\Application Data\Adobe\Flash
CS4\\Configuration\Motion Presets\


Trong đó là tên của user sử dụng máy, là ngôn ngữ chính của chương trình, thường là en.

Tuy nhiên, folder Local Settings có thuộc tính ẩn nên bạn phải phải cho hiện lên để có thể truy cập vào đường dẫn nêu trên.

6.5 Bạn truy cập vào folder Documents and Settings, kế đến vào folder của bạn. Chọn Tools>Folder Options… từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.6 Bấm chọn thẻ View, bấm chọn nút Show hidden files and folders và bấm OK.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Folder Local Settings xuất hiện:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.7 Theo đường dẫn đã mô tả ở trên, bạn di chuyển vào folder Motion Presets và thấy ở đó đã có sẵn file my motion.xml mà Flash tạo ra cho custom preset của bạn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.8 Bạn copy file my motion.swf từ folder FLASH CS4 ONLINE và dán vào đây:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.9 Trở lại Flash. Chọn Window> Motion Presets. Bấm vào my motion để xem bản Preview:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView



Lưu ý: Có thể bạn phải chờ vài giây để Flash cập nhật thông tin bản Preview để bạn có thể xem được.

Nếu bạn sử dụng Windows Vista, bạn vào folder Motion Presets theo đường dẫn sau:

C:\Users\< user >\AppData\Local\Adobe\Flash CS4\en\Configuration\Motion Presets

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 9 : Tạo hiệu ứng lấp lánh cho chữ


TTO - Trong bài này, bạn sẽ sử dụng mask layer và màu gradient (màu tô chuyển) để tạo hiệu ứng lấp lánh cho dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE. Các bước thực hành như sau:

1. Chuyển về vùng làm việc mặc định.

Bạn bấm chọn vùng Essentials để chọn lại vùng làm việc mặc định của Flash, tiếp đến bấm chọn Reset Essentials để khôi phục vùng làm việc mặc định này và bắt đầu vào bài thực hành 8. (Xem bài thực hành 1 về vùng làm việc)

2. Tạo mới một flash document. (Xem bài thực hành 1 về tạo một flash document)

3. Lưu một flash document. (Xem bài thực hành 1 về lưu một flash document)

Chọn folder FLASH CS4 ONLINE, sau đó lưu file này lại với tên 008_laplanh.fla

4. Sử dụng Text Tool để viết một đoạn text.

4.1. Bấm chọn vào Text Tool trên thanh công cụ bên phải:




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.2. Nhấp chuột vào chỗ 12.0pt trên Property Inspector:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.3. Đổi số 12 thành 50 rồi nhấn phím ENTER để chấp nhận giá trị mới:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.4. Đưa chuột vào hình tam giác bên phải tùy chọn Family:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.5. Bấm chuột cho xổ xuống bảng liệt kê font chữ và chọn font Arial:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.6. Đưa chuột vào hình tam giác bên phải tùy chọn Style:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.7 Bấm chuột cho xổ xuống bảng liệt kê kiểu chữ và chọn Bold:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được kết quả như sau:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.8. Bạn đưa chuột vào Stage và gõ vào dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.9. Bấm phí ESCAPE để thoát khỏi khung text, lúc này cả đoạn text đã được chọn và có một khung hình chữ nhật bao quanh.



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.6. Để canh giữa đoạn text này trên Stage, trước hết chọn Edit>Cut từ menu:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kế đến chọn Edit>Paste in Center từ menu:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được dòng chữ được canh giữa Stage như sau:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


5. Sử dụng Rectangle Tool để vẽ hình chữ nhật.



5.1 Bấm vào nút New Layer ở Timeline để thêm một layer:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.2 Bấm chọn vào Rectangle Tool trên thanh công cụ bên phải (xem thêm phần Tìm hiểu về Rectangle Tool ở cuối bài):



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.3 Bấm chuột vào ô Stroke color để chọn màu viền cho hình chữ nhật:




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.4 Bảng màu hiện ra, bạn bấm chọn vào ô bên phải có
dấu chéo màu đỏ. Ô này dùng để thiết lập giá trị không màu cho đường
viền, tức là đối tượng được vẽ sẽ không có viền:




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.5 Bấm chuột vào ô Fill color để chọn màu ruột cho hình chữ nhật:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.6 Bảng màu hiện ra, bạn bấm chọn vào ô dưới cùng bên trái để chọn màu gradient cho màu ruột của hình chữ nhật:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.7 Đưa chuột vào khoảng giữa Stage, Bấm chuột vào khoảng màu xám và kéo sang phải lấn vào vùng màu trắng như hình vẽ:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.8 Bạn thu được một hình chữ nhật có màu gradient như sau:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


6. Điều chỉnh tọa độ và kích thước của hình chữa nhật. (xem thêm phần Tìm hiểu về Tọa độ và kích thước ở phần sau)

6.1 Bấm chọn vào Selection Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.2 Bấm chọn vào hình chữ nhật vừa vẽ.Khi đã được chọn, hình chữ nhật chuyển sang dạng hạt li ti, đồng thời phía dưới chuột xuất hiện mũi tên bốn chiều



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.3 Ở Property Inspector bạn bấm vào ô kế bên chữ X và gõ vào giá trị -60:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.4 Bấm vào ô kế bên chữ Y và gõ vào giá trị 155:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.5 Bấm vào ô kế bên chữ W và gõ vào giá trị 80:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.6 Bấm vào ô kế bên chữ H và gõ vào giá trị 80:




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ghi chú: Khi điều chỉnh giá trị W và H cần lưu ý trạng thái của dây xích bên trái:




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


7. Sử dụng Color Panel để điều chỉnh màu Gradient.

7.1 Chọn Window>Color từ menu:




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Color Panel xuất hiện. Lúc này màu ruột của hình chữ nhật đang được thể hiện ở đây với kiểu màu là Linear Gradient ở ô Type.
Màu này là màu mặc định được chọn ban đầu với 2 màu gốc là màu trắng ở
bên trái và màu đen ở bên phải, thể hiện bằng hai nút đại diện màu gốc
phía dưới Color Panel. Bạn sẽ điều chỉnh để bổ sung thêm một màu gốc ở giữa (xem thêm phần Tìm hiểu về màu ở cuối bài).




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.2 Bấm vào nút đại diện màu trắng và kéo vào giữa:




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.3 Đưa chuột vào bên trái khu vực chứa các nút đại
diện cho màu gốc, phía dưới chuột xuất hiện một dấu cộng. Bấm chuột để
bổ sung thêm một màu mới:




Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.4 Bấm đúp chuột vào nút đại diện màu gốc bên trái.
Bảng màu xuất hiện để bạn chọn lựa, đồng thời chuột biến thành ống hút
màu. Bạn đưa chuột vào chữ I để chọn màu gốc cho nút bên trái:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.5 Bấm đúp chuột vào nút đại diện màu gốc bên phải.
Bảng màu xuất hiện để bạn chọn lựa, đồng thời chuột biến thành ống hút
màu. Bạn đưa chuột vào chữ I để chọn màu gốc cho nút bên phải.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được màu Linear Gradient với 3 màu gốc: 2 màu xanh ở hai bên và 1 màu trắng ở giữa.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.6 Color Panel không còn cần đến nữa, bạn bấm vào nút x ở góc trên bên phải để đóng lại:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

(còn tiếp)

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin


Flash CS4 - Bài 9 : Tạo hiệu ứng lấp lánh cho chữ (tiếp theo)



TTO - 8. Chuyển hình chữ nhật thành symbol.

Lúc này hình chữ nhật vẫn đang được chọn. Bạn chọn Modify>Convert to Symbol…(hoặc bấm phím tắt F8) để chuyển thành symbol:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Hộp thoại Convert to Symbol xuất hiện. Bạn gõ vào tên hinh chu nhat ở ô Name, chọn Type là Movie Clip và bấm OK để đóng hộp thoại lại.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9. Tạo motion tween cho hình chữ nhật di chuyển sang phải.

9.1 Rê chuột vào symbol hình chữ nhật vừa được tạo ra. Bấm phím phải chuột cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Creat Motion Tween:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.2. Flash tạo một motion tween ở Layer 2 của hình chữ
nhật với 24 frame (tương ứng với 1 giây), đồng thời di chuyển Playhead
đến frame số 24:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.3. Bạn đưa chuột vào hình chữ nhật, giữ phím Shift và kéo hình chữ nhật sang phải như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.4. Bạn sẽ bổ sung frame để hiệu ứng kéo dài 2 giây. Rê chuột vào keyframe 24 đến khi chuột biến thành mũi tên hai chiều:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.5. Kéo chuột đến frame 48 và nhả chuột ra:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.6. Keyframe từ frame 24 được chuyển đến frame 48:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10. Sử dụng mask layer để tạo hiệu ứng lấp lánh.

10.1 Layer 1 chứa dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE ở keyframe 1. Bạn bấm chọn frame 48:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.2 Bấm phím F5 để bổ sung frame:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.3 Đưa chuột kéo Layer 1 lên phía trên Layer 2:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.4 Đưa chuột vào Layer 1, bấm phím phải chuột cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Mask:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.5 Hiệu ứng mask được kích hoạt. Cả hai layer được khóa lại.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.6 Chọn Control > Test Movie từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Enter) để xem kết quả:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kết quả thu được là khung chữ nhật với màu gradient
chạy qua màn hình từ trái sang phải với dòng chữ xuất hiện thoáng qua.
Bạn sẽ bổ sung một layer với dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE cố định phía dưới
để hiệu ứng đạt được tốt hơn.

11. Bổ sung layer để tăng hiệu quả của hiệu ứng lấp lánh.

11.1 Bấm vào nút X để đóng flash movie đang xem. Bấm vào biểu tượng ổ khóa của Layer 1 để mở khóa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.2 Đưa chuột vào dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE. Bấm phím phải chuột để xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Copy:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.3 Bấm chuột ra vùng màu trắng để bỏ chọn. Bấm phím
phải chuột vào một ví trí không trùng với các đối tượng trên Stage cho
xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Paste in Place:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.4 Bạn thu được một dòng chữ TUỔI TRẺ ONLINE thứ hai
nằm chồng ngay trên dòng chữ cũ. Bạn bấm phím phải chuột vào dòng chữ
cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Distribute to Layers:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.5. Bạn thu được layer TUỔI TRẺ ONLINE nằm ngay trên Layer 2:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.6 Bạn nắm kéo layer TUỔI TRẺ ONLINE xuống dưới
Layer 2, chú ý kéo chệch sang bên trái để layer này thoát ra ngoài,
không bị ảnh hưởng của hiệu ứng mask:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được kết quả như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.8 Chọn Control > Test Movie từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Enter) để xem kết quả:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Một số bài tập gợi ý

- Thực hành lại bài trên với dòng chữ có màu khác.

- Thực hành lại bài trên với màu gradient khác, hoặc bổ sung thêm nhiều màu gốc hơn.

- Thực hành lại bài trên với hình chữ nhật di chuyển theo chiều ngược lại hoặc kết hợp di chuyển sang phải rồi sang trái.

- Thực hành lại bài trên với dòng chữ cuối lệch vài pixel so với dòng chữ ban đầu.

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài mở rộng : Rectangle Tool, tọa độ và kích thước



Trong bài này, bạn sẽ tìm hiểu về tọa độ và kích thước cũng như làm quen với công cụ Rectangle Tool.

Tọa độ và kích thước

Để định vị chính xác một đối tượng bất kỳ trên Stage, bạn cần thiết lập tọa độ cho đối tượng thông qua giá trị X Y của đối tượng. Để thiết lập kích thước cho đối tượng, bạn điều chỉnh thông số WH của đối tượng đó (W viết tắt chữ width: chiều rộng, H viết tắt chữ height: chiều cao).

Hệ thống trục tọa độ của Flash được xác định như sau:
Trục X trùng với đường thẳng nằm ngang, Trục Y trùng với đường thẳng
đứng. Gốc tọa độ X=0, Y=0 trùng với
góc trên bên trái. Càng về bên phải gốc tọa độ, X sẽ có giá trị dương
và giá trị này lớn dần khi đối tượng di chuyển sang phải. Càng xuống
dưới gốc tọa độ, Y sẽ có giá trị dương và giá trị này lớn dần khi đối
tượng di chuyển xuống dưới.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nếu đối tượng không phải là symbol, góc trên bên trái
của đối tượng sẽ được dùng để định vị đối tượng trên Stage. Tọa độ X, Y
của đối tượng so với gốc tọa độ được tính theo điểm này.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nếu đối tượng là symbol, Registration Point sẽ được dùng để định vị đối tượng trên Stage. Tọa độ X, Y của đối tượng so với gốc tọa độ được tính theo điểm Registration Point này. Trong hình minh họa dưới đây, Registration Point chính là điểm có dấu +.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thiết lập Registration Point bằng cách bấm chuột vào một trong 9 ô vuông bên phải dòng chữ Registration tronghộp thoại Convert to Symbol.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Để thay đổi giá trị X, Y, W, H bạn bấm chuột vào các ô bên cạnh các chữ X, Y, W, H trên Property Inspector, kế đến bạn gõ giá trị mới vào và bấm phím Enter.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn cũng có thể thay đổi các giá trị nói trên bằng
cách kéo chuột như sau: Rê chuột vào ô có giá trị bạn muốn thay đổi,
khi nhìn thấy chuột biến thành bàn tay có mũi tên hai chiều trên ngón
trỏ xuất hiện, kéo chuột sang phải hoặc sang trái và nhìn thấy kết quả
cập nhật ngay trên Stage.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nếu muốn giữ nguyên tỉ lệ kích thước W và H, bạn bấm
vào sợi dây xích để khóa tỉ lệ cố định. Trong trường hợp mở khóa. Giá
trị W và H sẽ thay đổi độc lập.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Tìm hiểu về màu

Bạn thiết lập màu viền hoặc màu ruột cho hình chữ nhật bằng cách chọn màu từ bảng màu.



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

- Bấm chọn vào một mẫu màu trong khu vực chứa màu solid để thiết lập màu đơn sắc (màu thuần).
- Bấm chọn vào một mẫu màu trong khu vực chứa màu gradient để thiết lập màu tô chuyển.

Bạn có thể chọn màu bằng cách đưa chuột vào ô có số
hex đến khi chuột biến thành bàn tay với mũi tên hai chiều trên ngón
trỏ xuất hiện, kéo chuột sang phải hoặc sang trái và nhìn thấy kết quả
cập nhật ở ô bên trái số hex. Màu cho web được hiển thị bằng số thập
lục phân – số hex, số này được viết bắt đầu bằng dấu #, tiếp theo là
sáu số liên tục, 2 số đầu đại diện cho màu đỏ (red), 2 số giữa đại diện
cho màu xanh lục (green), 2 số cuối đại diện cho màu xanh lam (blue).
Các giá trị này có thể thay đổi từ 00 đến FF, tương đương với từ 0 đến
255 trong hệ thập phân.

Để điều chỉnh độ trong suốt của màu, bạn thay đổi giá trị Alpha
trong ô số bên phải chữ Alpha. Giá trị 0 tương ứng với trong suốt hoàn
toàn, có thể nhìn xuyên qua đối tượng để thấy những đối tượng nằm dưới.
Giá trị 100 tương ứng với mờ đục hoàn toàn, không nhìn thấy những gì
nằm phía dưới. Giá trị Alpha có thể gõ trực tiếp vào hoặc kéo sang phải
hoặc sang trái giống như kéo giá trị số hex.

Nếu không muốn có màu viền hay màu ruột thì bấm vào ô No color (ô Thiết lập không tô màu trong hình minh họa ở trên).

Nếu muốn chọn màu khác, bạn bấm vào nút màu hình tròn
ở góc trên bên phải (ô Mở hộp thoại chọn màu trong hình minh họa ở
trên). Hộp thoại Color xuất hiện:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn có thể bấm chọn màu ở khu vực Basic colors hoặc
chọn màu ở khu vực màu bên phải hoặc kéo thanh trượt hình tam giác bên
phải để chọn hoặc gõ giá trị trực tiếp vào các ô số. Sau đó bấm vào nút
Add to Custom Colors và bấm OK để chấp nhận màu đã chọn. Màu đó sẽ được
áp dụng cho đối tượng của bạn.

Sử dụng Color Panel

Bạn có thể sử dụng Color panel để thiết lập màu cho đối tượng:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

- Bấm chọn ô có cây bút chì để thiết lập màu viền.
- Bấm chọn ô có thùng nước sơn để thiết lập màu ruột.
- Bấm chọn ô đen trắng để thiết lập màu đen cho viền và màu trắng cho ruột.
- Bấm chọn ô không màu để để thiết lập không màu cho viền hoặc ruột.
- Bấm chọn ô hoán đổi màu để đổi màu viền thành màu ruột và ngược lại.

Bạn có thể chọn màu bất kỳ từ vùng màu bên trên ô có số hex
hoặc kéo thanh trượt hình tam giác bên phải hoặc gõ số trực tiếp vào ô
số hex theo quy tắc đã giới thiệu ở phần trên hoặc gõ số vào ô R, G, B
và Alpha hoặc kéo thanh trượt bên phải các ô này. Màu mà bạn chọn lựa
sẽ được cập nhật ở ô Màu được chọn.

Bấm vào mũi tên bên phải ô Type để chọn loại màu:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


- None: thiết lập không màu cho viền hoặc ruột.
- Solid: chọn màu thuần.
- Linear Gradient: màu tô chuyển tuyến tính, đối tượng sẽ được tô màu chuyển đều từ các màu gốc theo hướng đường thẳng.
- Radial Gradient: màu tô chuyển hướng tâm, đối tượng sẽ được tô màu chuyển đều từ các màu gốc theo hướng từ tâm ra.
- Bitmap: dùng nội dung bitmap làm màu tô. (Xem ví dụ thực hành trong các bài tiếp theo)

Sử dụng màu Gradient:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn có thể chọn màu gradient để tô màu viền hoặc ruột cho đối tượng.

Để thêm màu gốc cho màu hiện có bạn đưa chuột vào vùng
có chứa các nút đại diện cho màu gốc, khi thấy xuất hiện dấu cộng phía
dưới chuột thì bấm vào. Muốn xóa bớt màu gốc thì nắm kéo nút đại diện
màu gốc ra khỏi khu vực các nút đại diện cho màu gốc. Muốn đổi màu gốc,
bạn bấm đúp vào nút đại diện rồi chọn màu từ bảng màu. Bạn có thể bổ
sung tối đa 15 màu cho màu gradient. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là màu
càng phức tạp sẽ làm tăng kích thước cuối cùng của tác phẩm và có thể
làm cho tác phẩm chạy chậm nếu có chọn tween cho đối tượng.

Chọn ô Linear RGB sẽ giúp màu gradient trông mượt hơn sau khi bạn thực hiện thao tác co dãn đối tượng đã được tô màu gradient.

Tùy chọn Overflow giúp bạn thiết lập cách hiển thị màu
gradient khi vùng cần fill có kích thước lớn hơn vùng ảnh hưởng của màu
gradient. (Xem thêm phần Gradient Transform Tool trong các bài tiếp theo).



Tìm hiểu về Rectangle Tool

Để chọn Rectangle Tool, bạn bấm vào biểu tượng Rectangle Tool trên thanh công cụ:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Sau khi chọn Rectangle Tool, chuột sẽ chuyển
sang hình dấu +. Để vẽ, bạn bấm chuột vào vị trí đầu, kéo chuột đến vị
trí cuối và nhả chuột ra để thu được một hình chữ nhật. Nếu bạn giữ
phím Shift trong khi vẽ, bạn sẽ thu được một hình vuông. Nếu trước khi
nhả chuột ra, bạn bấm phím mũi tên xuống hoặc lên nhiều lần, bạn có thể
thu được hình chữ nhật có góc bo tròn hoặc lõm vào. Bạn cũng có thể
thay đổi góc bo tròn hoặc lõm vào bằng cách điều chỉnh các thông số
trên Property Inspector.






Property Inspector sẽ tự động cập nhật để cung cấp các thông tin liên quan đến Rectangle Tool như sau:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ngay dưới Property Inspector là biểu tượng một hình chữ nhật kèm dòng chữ cho biết bạn đang chọn RectangleTool


Ngay dưới phần Fill and Stroke là phần chọn màu cho viền (Stroke-bên trái) và ruột (Fill-bên phải).

Bạn chọn màu từ bảng màu khi bấm vào ô màu đen kế bên
cây bút chì để thiết lập màu cho viền hoặc ô màu xanh bên phải kế bên
thùng nước sơn để thiết lập màu cho ruột của hình chữ nhật (xem thêm
phần Tìm hiểu về màu bên dưới):

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kế đến là chọn độ lớn của đường viền. Bạn có thể nắm
kéo thanh trượt nằm ngay bên phải chữ Stroke hoặc gõ số trực tiếp vào ô
bên phải. Khi bạn kéo thanh trượt, ô bên phải sẽ cập nhật giá trị tùy
theo vị trí thanh trượt.

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Phần tiếp theo là chọn kiểu dáng cho đường viền. Nếu
bạn bấm vào hình tam giác đen kế bên cây bút chì, bạn có thể chọn một
trong các kiểu đường viền sau đây:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nếu bạn bấm vào cây bút chì, bạn có thể tùy biến thêm các thông số phụ cho đường viền trong hộp thoại sau đây:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Bạn có thể thử nghiệm để tìm cho mình một kiểu dáng
đường viền ưng ý. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là kiểu dáng phức tạp sẽ
làm tăng kích thước cuối cùng của tác phẩm.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Phần Scale giúp hiển thị đường viền khi được phóng to hoặc thu nhỏ. Nếu bấm vào hình tam giác đen, bạn sẽ có các tùy chọn sau đây:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Normal: Thay đổi theo giá trị scale.

Horizontal: Chỉ scale theo chiều ngang.

Vertical: Chỉ scale theo chiều dọc.

None: Không thay đổi theo giá trị scale.

Nếu chọn ô Hinting, Flash sẽ tự điều chỉnh để làm tròn giá trị stroke, tránh xuất hiện những nét nhòe trên đường thẳng nằm ngang hoặc thẳng đứng.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Tùy chọn Cap giúp bạn thể hiện kiểu dáng đầu mút của đường thẳng. Nếu bấm vào hình tam giác đen, bạn sẽ có các tùy chọn sau đây:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Join giúp bạn thể hiện kiểu dáng chỗ
giao nhau của hai đường thẳng. Bạn sẽ thu được các chọn lựa sau đây khi
bấm vào hình tam giác đen:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Rectangle Options giúp bạn điều chỉnh độ bo tròn các góc của hình chữ nhật.

Bạn có thể kéo thanh trượt sang phải hoặc trái để điều
chỉnh: Kéo sang phải để điều chỉnh độ bo tròn (giá trị trong các ô sẽ
là số dương), kéo sang trái để điều chỉnh độ lõm (giá trị trong các ô
sẽ là số âm).

Bạn cũng có thể gõ trực tiếp giá trị vào ô trên cùng bên trái.

Nếu bạn bấm vào sợi dây xích để mở ra, bạn có thể thay đổi giá trị cho từng ô để áp dụng cho từng góc của hình chữ nhật.

Để trả về các giá trị mặc định ban đầu của hình chữ nhật, bạn bấm vào nút Reset.

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình chữ nhật có góc bo tròn:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình chữ nhật có góc lõm:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình chữ nhật có bốn góc khác nhau:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 10 : Tạo trò chơi bóng bàn đơn giản

TTO - Trong bài này, bạn sẽ sử dụng motion tween để tạo một trò chơi bóng bàn đơn giản. Các bước thực hành như sau:

1. Chuyển về vùng làm việc mặc định.

Bạn bấm chọn vùng Essentials để chọn lại vùng làm việc mặc định của Flash, tiếp đến bấm chọn Reset Essentials để khôi phục vùng làm việc mặc định này và bắt đầu vào bài thực hành 9. (Xem bài thực hành 1 về vùng làm việc)

2. Tạo mới một flash document. (Xem bài thực hành 1 về tạo một flash document)

3. Lưu một flash document. (Xem bài thực hành 1 về lưu một flash document)

Chọn folder FLASH CS4 ONLINE, sau đó lưu file này lại với tên 009_pingpong.fla

4. Import hình vẽ guide để làm đường dẫn cho motion tween.

4.1. Chọn File > Import > Import to Stage… từ menu:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView




4.2. Trong hộp thoại Import, trỏ đến file guide.jpg và bấm nút Open: (file guide.jpg được đính kèm theo bài có kích cỡ 550x400 pixel để sử dụng)

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView




Bạn thu được hình của các đường dẫn giúp bạn tạo motion tween cho quả bóng và hai cây vợt sau này:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView




Phân tích hình vẽ:

Trong
hình vẽ trên, hai đường thẳng đứng màu đỏ tượng trưng cho ranh giới di
chuyển của quả bóng. Quả bóng chỉ được chạm vào hai đường này chớ không
được vượt qua.


Đường
màu xanh thể hiện đường đi của quả bóng. Theo đường này, quả bóng di
chuyển từ vị trí 1 đến vị trí 2, 3, 4 và trở về vị trí 5, trong đó vị
trí 1 và 5 trùng nhau. Đường màu đen bên trái thể hiện đường đi của vợt
trái, vợt trái di chuyển từ vị trí 1, đến vị trí hai để đón quả bóng và
trở về vị trí 3, trong đó vị trí 1 và 3 trùng nhau.


Đường
màu đen bên phải thể hiện đường đi của vợt phải, vợt phải di chuyển từ
vị trí 1, đến vị trí hai để đón quả bóng, kế đến di chuyển tiếp đến vị
trí 3, quay lại vị trí 4 để đón quả bóng và trở về vị trí 5, trong đó
vị trí 1 và 5 trùng nhau.


Như vậy, quả bóng và vợt phải sử dụng 5 keyframe, vợt trái sử dụng 3 keyframe.

5. Tạo motion tween cho quả bóng.



5.1. Bấm đúp vào Layer 1 để đổi tên thành Guide:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.2. Bấm vào nút New Layer ở Timeline để thêm một layer:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView




5.3. Flash thêm một layer mới với tên mặc định Layer 2. Bấm đúp vào Layer 2 để đổi tên thành Ball:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView




5.4. Đưa chuột sang thanh công cụ. Bấm chuột vào Rectangle Tool và giữ chuột vài giây cho menu phụ hiện ra. Bấm chọn Oval Tool (xem thêm phần Tìm hiểu về Oval Tool ở cuối bài):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


5.5 Bấm chuột vào ô Stroke color để chọn màu viền cho hình oval:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


5.6.
Bảng màu hiện ra, bạn bấm chọn vào ô bên phải có dấu chéo màu đỏ. Ô này
dùng để thiết lập giá trị không màu cho đường viền, tức là đối tượng
được vẽ sẽ không có viền:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView




5.7 Bấm chuột vào ô Fill color để chọn màu ruột cho hình oval:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.8. Bảng màu hiện ra. Bạn chọn mẫu màu đỏ ở khu vực chứa màu gradient:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Bạn thu được kết quả như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.10.
Đưa chuột vào góc trên, nơi xuất phát đường đi màu xanh của quả bóng,
giữ phím Shift và kéo chuột xuống sang phải một đoạn để vẽ hình tròn.



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nhả chuột ra bạn thu được quả bóng tròn với màu gradient như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.11 Bấm chọn vào Selection Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.12
Bấm chuột vào quả bóng vừa vẽ. Khi đã được chọn, quả bóng chuyển sang
dạng hạt li ti, đồng thời phía dưới chuột xuất hiện mũi tên bốn chiều:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.13. Bạn chọn Modify>Convert to Symbol… từ menu (hoặc bấm phím tắt F8) để chuyển quả bóng thành symbol:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Hộp thoại Convert to Symbol xuất hiện. Bạn gỏ vào tên ball ở ô Name, chọn Type là Movie Clip và bấm OK để đóng hộp thoại lại. Quả bóng được chuyển thành Movie Clip.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.14 Bấm phím phải chuột vào quả bóng cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Create Motion Tween:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView





Flash tạo một motion tween cho quả bóng với 24 frame (tương đương 1 giây), đồng thời di chuyển Playhead
đến frame 24. Bạn bổ sung thêm frame để thời gian hoạt động của quả
bóng đủ dài để bạn quan sát. Bạn sẽ bổ sung cho quả bóng hoạt động đến
frame 60.


5.15 Đưa chuột đến frame 24 của layer Ball đến khi chuột biến thành mũi tên hai chiều:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView




5.16 Kéo chuột đến frame 60 thì nhả chuột ra. Bạn thu được motion tween cho quả bóng với 60 frame:
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView



5.17
Tuy nhiên frame 60 vẫn chưa phải là keyframe. Để nội dung của keyframe
đầu và keyframe cuối của quả bóng trùng nhau, bạn dùng phím mũi tên Up
(mũi tên đi lên) và mũi tên Down (mũi tên đi xuống) trên bàn phím. Bạn
bấm mũi tên Up, quả bóng di chuyển lên trên 1 pixel, kế đến bạn bấm mũi
tên Down, quả bóng di chuyển xuống dưới 1 pixel, Flash tự động bổ sung
keyframe tại frame 60, đồng thời vị trí quả bóng vẫn không thay đổi do
đã được bù trừ:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
5.18 Bấm chọn frame 60 của layer Guide:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


5.19
Bấm phím tắt F5 để bổ sung thêm cho đủ 60 frame để các layer khác có
thể nhìn thấy đường dẫn đang nằm trên layer Guide để dễ thao tác:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


5.20
Như đã phân tích ở trên, quả bóng sử dụng 5 keyframe. Bạn bổ sung thêm
các keyframe như sau: Rê chuột đến frame 15 trên Timeline:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


5.21 Bấm chuột để chuyển Playhead đến frame 15 (chú ý: bấm vào số 15, không bấm vào frame trên layer):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


5.22 Nắm chuột kéo quả bóng từ vị trí 1 đến vị trí 2 thì thả xuống. Flash tự động thêm keyframe tại frame 15 trên layer Ball:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


5.23 Rê chuột đến frame 30 trên Timeline và bấm chuột để chuyển Playhead đến frame 30:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


5.24 Kéo quả bóng đến vị trí số 3. Flash tự động thêm keyframe tại frame 30 trên layer Ball:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


5.25 Rê chuột đến frame 45 trên Timeline và bấm chuột để chuyển Playhead đến frame 45:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


5.26 Kéo quả bóng đến vị trí số 4. Flash tự động thêm keyframe tại frame 45 trên layer Ball:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Bạn thu được motion tween hoàn chỉnh cho quả bóng với motion path màu tím như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


(còn tiếp)

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 10 : Tạo trò chơi bóng bàn đơn giản( Tiếp theo )



TTO - Tạo motion tween cho cây vợt bên trái.

6.1 Bấm vào nút New Layer ở Timeline để thêm một layer:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


6.2 Flash thêm một layer mới với tên mặc định Layer 3. Bấm đúp vào Layer 3 để đổi tên thành Left paddle:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


6.3 Đưa chuột sang thanh công cụ. Bấm chuột vào Oval Tool và giữ chuột vài giây cho menu phụ hiện ra. Bấm chọn Rectangle Tool:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.4 Bấm chuột vào ô Fill color để chọn màu ruột cho hình chữ nhật:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.5 Bảng màu hiện ra. Bạn chọn mẫu màu xanh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được kết quả như sau (màu viền vẫn là không màu):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.6
Đưa chuột vào Stage, bấm chuột vào góc trên vị trí xuất phát của quả
bóng, kéo ngược sang trái một đoạn rồi nhả chuột ra để thu được một
hình chữ nhật, như hình minh họa dưới đây:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.7 Bấm chọn Selection Tool trên thanh công cụ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.8 Bấm chọn vào hình chữ nhật vừa vẽ.Khi đã được chọn, hình chữ nhật chuyển sang dạng hạt li ti, đồng thời phía dưới chuột xuất hiện mũi tên bốn chiều:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.9 Bạn chọn Modify>Convert to Symbol…từ menu (hoặc bấm phím tắt F8) để chuyển hình chữ nhật thành symbol:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.10 Hộp thoại Convert to Symbol xuất hiện. Bạn gõ vào tên paddle ở ô Name, chọn Type là Movie Clip và bấm OK để đóng hộp thoại lại. hình chữ nhật được chuyển thành Movie Clip.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.11 Bấm phím phải chuột vào hình chữ nhật cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Create Motion Tween. Flash tạo motion tween cho hình chữ nhật trên layer Left paddle với 60 frame:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.12 Rê chuột đến frame 60 trên Timeline và bấm chuột để chuyển Playhead đến frame 60:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.13
Frame 60 vẫn chưa phải là keyframe. Bạn bấm mũi tên Up, hình chữ nhật
di chuyển lên trên 1 pixel, kế đến bạn bấm mũi tên Down, hình chữ nhật
di chuyển xuống dưới 1 pixel, Flash tự động bổ sung keyframe tại frame
60, đồng thời vị trí hình chữ nhật vẫn không thay đổi do đã được bù trừ:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.14 Rê chuột đến frame 30 trên Timeline và bấm chuột để chuyển Playhead đến frame 30:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.15
Giữ phím Shift và kéo hình chữ nhật đến vị trí số 2, nơi có quả bóng
nằm sẵn (phím Shift giúp bạn di chuyển theo đường thẳng đứng, không bị
lệch sang phải hoặc trái):



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Vậy là bạn đã hoàn thành motion tween cho cây vợt bên trái (tức hình chữ nhật).

7. Tạo motion tween cho cây vợt bên phải.

7.1 6.1 Bấm vào nút New Layer ở Timeline để thêm một layer:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


7.2 Flash thêm một layer mới với tên mặc định Layer 4. Bấm đúp vào Layer 4 để đổi tên thành Right paddle:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.3 Bấm chọn thẻ Library để mở Libray Panel:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.4 Từ Library Panel, bạn kéo Movie Clip paddle vào Stage, thả vào vị trí 1 của cây vợt phải như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.5 Bấm phím phải chuột vào cây vợt bên phải (tức hình chữ nhật) cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Create Motion Tween.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.6 Rê chuột đến frame 60 trên Timeline và bấm chuột để chuyển Playhead đến frame 60:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.7
Frame 60 vẫn chưa phải là keyframe. Bạn bấm mũi tên Up, hình chữ nhật
di chuyển lên trên 1 pixel, kế đến bạn bấm mũi tên Down, hình chữ nhật
di chuyển xuống dưới 1 pixel, Flash tự động bổ sung keyframe tại frame
60, đồng thời vị trí hình chữ nhật vẫn không thay đổi do đã được bù trừ:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.8 Rê chuột đến frame 15 trên Timeline và bấm chuột để chuyển Playhead đến frame 15:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.9 Giữ phím Shift và kéo cây vợt đến nơi quả bóng đang nằm ở vị trí số 2:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.10 Rê chuột đến frame 30 trên Timeline và bấm chuột để chuyển Playhead đến frame 30:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.11 Giữ phím Shift và kéo cây vợt đến vị trí số 3 như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.12 Rê chuột đến frame 45 trên Timeline và bấm chuột để chuyển Playhead đến frame 45:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.13 Giữ phím Shift và kéo cây vợt đến nơi có quả bóng ở vị trí số 4 như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Vậy là bạn đã hoàn thành motion tween cho cây vợt bên phải.

8. Chuyển layer Guide thành Guide Layer.

Layer
Guide đã hoàn thành nhiệm vụ. Bạn có thể xóa layer này đi. Tuy nhiên
bạn có thể giữ lại để tham khảo bằng cách chuyển nó sang Guide Layer:


8.1 Bấm phím phải chuột vào layer Guide cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Guide:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Flash
đổi biểu tượng của layer Guide thành cây búa. Bằng cách này, nội dung
của layer Guide sẽ không được xuất ra theo Flash Movie, không làm tăng
kích thước tác phẩm của bạn.



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.2 Chọn Control > Test Movie từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Enter) để xem kết quả:

Flash sẽ xuất thành file 009_pingpong.swf như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


9. Di chuyển motion path

Nếu
bạn thực hiện các thao tác đúng như hướng dẫn, khi Test Movie bạn sẽ
thấy vợt trái chưa chạm vào quả bóng. Bạn sẽ di chuyển motion path của
vợt trái cho vợt chạm vào quả bóng (bạn có thể lấy file mẫu đính kèm để
thực hành bước này)


9.1. Rê chuột đến frame 30 trên Timeline và bấm chuột để chuyển Playhead đến frame 30:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn nhìn thấy vợt trái cách quả bóng một đoạn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.2 Bấm chọn vào vợt trái cho xuất hiện motion path:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.3 Bấm đúp vào motion path:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.4
Bạn kiểm tra trên Property Inspector phải có biểu tượng Motion Tween để
chắc rằng bạn đã chọn motion path, không phải đối tượng nào khác:



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.5 Dùng phím mũi tên sang phải (Right)
trên bàn phím để di chuyển vợt sang phải đến khi vợt chạm vào quả bóng.
Mỗi lần bạn bấm phím Right, đối tượng di chuyển 1 pixel, nếu bạn giữ
phím Shift kèm theo thì đối tượng di chuyển 10 pixel.



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn có thể thực hiện cách tương tự để áp dụng cho cây vợt bên phải.

Bài tập gợi ý:

Làm
lại bài trên với hình hướng dẫn thay đổi như minh họa dưới đây. Lần này
cả hai vợt đều di chuyển với các vị trí keyframe được đánh dấu trên
hình minh họa. Bạn có thể tải hình minh họa guide2.jpg và file kết quả mẫu 009_pingpong2.fla để tham khảo.

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 11 : Tìm hiểu về Oval Tool




Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành bài 9.

Tìm hiểu về Oval Tool

Để chọn Oval Tool, bạn bấm vào biểu tượng Rectangle Tool trên thanh công cụ và giữ chuột vài giây cho menu phụ hiện ra. Bấm chọn Oval Tool:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Sau khi chọn Oval Tool,
chuột sẽ chuyển sang hình dấu +. Để vẽ, bạn bấm chuột vào vị trí đầu,
kéo chuột đến vị trí cuối và nhả chuột ra để thu được một hình oval.
Nếu bạn giữ phím Shift trong khi vẽ, bạn sẽ thu được một hình tròn. Bạn
cũng có thể vẽ hình vành khăn hoặc vẽ một phần của hình tròn hoặc hình
vành khăn bằng bằng cách điều chỉnh các thông số trên Property Inspector.




Property Inspector sẽ tự động cập nhật để cung cấp các thông tin liên quan đến Oval Tool như sau:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ngay dưới Property Inspector là biểu tượng một hình oval kèm dòng chữ cho biết bạn đang chọn Oval Tool

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ngay dưới phần Fill and Stroke là phần chọn màu cho viền (Stroke-bên trái) và ruột (Fill-bên phải).

Bạn
chọn màu từ bảng màu khi bấm vào ô màu đen kế bên cây bút chì để thiết
lập màu cho viền hoặc ô màu xanh bên phải kế bên thùng nước sơn để
thiết lập màu cho ruột của hình oval:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kế
đến là chọn độ lớn của đường viền. Bạn có thể nắm kéo thanh trượt nằm
ngay bên phải chữ Stroke hoặc gỏ số trực tiếp vào ô bên phải. Khi bạn
kéo thanh trượt, ô bên phải sẽ cập nhật giá trị tùy theo vị trí thanh
trượt.

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Phần
tiếp theo là chọn kiểu dáng cho đường viền. Nếu bạn bấm vào hình tam
giác đen kế bên cây bút chì, bạn có thể chọn một trong các kiểu đường
viền sau đây:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView



Nếu bạn bấm vào cây bút chì, bạn có thể tùy biến thêm các thông số phụ cho đường viền trong hộp thoại sau đây:





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn
có thể thử nghiệm để tìm cho mình một kiểu dáng đường viền ưng ý. Tuy
nhiên cần lưu ý một điều là kiểu dáng phức tạp sẽ làm tăng kích thước
cuối cùng của tác phẩm.



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Phần Scale giúp hiển thị đường viền khi được phóng to hoặc thu nhỏ. Nếu bấm vào hình tam giác đen, bạn sẽ có các tùy chọn sau đây:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView



Normal: Thay đổi theo giá trị scale.

Horizontal: Chỉ scale theo chiều ngang.

Vertical: Chỉ scale theo chiều dọc.

None: Không thay đổi theo giá trị scale.

Nếu chọn ô Hinting, Flash sẽ tự điều chỉnh để làm tròn giá trị stroke, tránh xuất hiện những nét nhòe.



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Tùy chọn Cap
giúp bạn thể hiện kiểu dáng đầu mút của đường tròn không khép kín. Nếu
bấm vào hình tam giác đen, bạn sẽ có các tùy chọn sau đây:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Join giúp bạn thể hiện kiểu dáng chỗ giao nhau của các đường. Bạn sẽ thu được các chọn lựa sau đây khi bấm vào hình tam giác đen:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Oval Options giúp
bạn điều chỉnh các thông số khi muốn vẽ hình vành khăn hoặc vẽ một phần
của hình tròn hoặc hình vành khăn. Bạn có thể kéo thanh trượt để thay
đổi giá trị hoặc gỏ số trực tiếp vào các ô bên phải.


Start angle:
Giá trị khởi đầu của cung tròn. Giá trị này có thể từ 0 đến 360 tính
theo chiều kim đồng hồ. Giá trị 0 bắt đầu từ mép phải của hình tròn.


End angle:
Giá trị kết thúc của cung tròn. Giá trị này có thể từ 0 đến 360 tính
theo chiều kim đồng hồ. Giá trị 0 bắt đầu từ mép phải của hình tròn.


Inner radius: Giá trị bán kính trong của hình vành khăn. Tính theo phần trăm của bán kính ngoài. Giá trị chấp nhận từ 0 đến 99.

Close path: Thiết lập nét vẽ kín hoặc hở. Nếu đánh dấu chọn thì nét vẽ kín.

Để trả về các giá trị mặc định ban đầu của Oval Tool, bạn bấm vào nút Reset.

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ví dụ hình oval với giá trị thiết lập bên trái:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 12: sử dụng Shape Hint
Shape Tween giúp bạn biến đổi đối tượng
từ dạng này sang dạng khác. Trong một số trường hợp, sự biến đổi này
diễn ra không suôn sẻ như ý định, bạn sử dụng Shape Hint để hướng dẫn
sự biến đổi theo ý mình.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Thực hành Shape Tween và Shape Hint

Trong bài này bạn sử dụng Shape Tween để chuyển hình chữ nhật thành hình ngôi sao, sau đó dùng Shape Hint để hướng dẫn sự biến đổi đều và đẹp mắt. Các bước thực hành như sau:

1. Chuyển về vùng làm việc mặc định.

Bạn bấm chọn vùng Essentials để chọn lại vùng làm việc mặc định của Flash, tiếp đến bấm chọn Reset Essentials đểkhôi phụcvùng làm việc mặc định này và bắt đầu vào bài thực hành 10.(Xem bài thực hành 1 về vùng làm việc)

2. Tạo mới một flash document. (Xem bài thực hành 1 về tạo một flash document).

3. Lưu một flash document. (Xem bài thực hành 1 về lưu một flash document).

Chọn folder FLASH CS4 ONLINE, sau đó lưu file này lại với tên 010_shape_hint.fla (Lưu phải mẫu tham khảo bằng cách phải chuột vào liên kết và chọn "Save target as")

4. Sử dụng Rectangle Tool để vẽ hình chữ nhật.

4.1 Bấm chọn vào Rectangle Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

4.2 Bấm chuột vào ô Stroke color để chọn màu viền cho hình chữ nhật:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

4.3 Bảng màu hiện ra, bạn bấm chọn vào ô bên phải
có dấu chéo màu đỏ. Ô này dùng để thiết lập giá trị không màu cho đường
viền, tức đối tượng được vẽ sẽ không có viền:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

4.4 Bấm chuột vào ô Fill color để chọn màu ruột cho hình chữ nhật:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.5 Bảng màu hiện ra, bạn bấm chọn vào ô màu đỏ để chọn màu ruột của hình chữ nhật:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

4.6 Đưa chuột vào khoảng giữa Stage, bấm chuột vào góc trên bên trái và kéo sang góc dưới bên phải như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

4.7 Bạn thu được một hình chữ nhật màu đỏ như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

4.8 Bấm chọn vào Selection Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

4.9 Bấm chọn vào hình chữ nhật vừa vẽ.Khi đã được chọn, hình chữ nhật chuyển sang dạng hạt li ti, đồng thời phía dưới chuột xuất hiện mũi tên bốn chiều:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

4.10 Để canh giữa hình chữ nhật trên Stage, trước hết chọn Edit>Cut từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kế đến chọn Edit>Paste in Center từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Bạn thu được hình chữ nhật được canh giữa Stage như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5. Sử dụng PolyStar Tool để vẽ hình ngôi sao.

5.1 Bấm vào frame 24 của Layer 1 ở Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

5.2 Chọn Insert > Timeline > Blank Keyframe từ menu (hoặc bấm phím tắt F7) để thêm keyframe trắng vào Stage:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

5.3 Bạn thu được một keyframe trắng tại frame 24:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Đồng thời trên Stage hình chữ nhật cũng không còn.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Bạn sẽ sử dụng PolyStar Tool để vẽ một ngôi sao vào Stage.

5.4 Bấm chọn vào Rectangle Tool trên thanh công cụ bên phải và giữ chuột vài giây cho menu phụ hiện ra. Bấm chọn PolyStar Tool (xem thêm phần Tìm hiểu về PolyStar Tool ở cuối bài):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

5.5 Bấm chuột vào ô Fill color để chọn màu ruột cho PolyStar Tool:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

5.6 Bảng màu hiện ra, bạn bấm chọn vào ô màu xanh để chọn màu ruột cho PolyStar Tool:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

5.7 Bấm vào nút Options… của PolyStar Tool:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Hộp thoại Tool Settings xuất hiện:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

5.8 Ở mục Style, bạn bấm cho menu xổ xuống và chọn star:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

5.9 Bấm nút OK để đóng hộp thoại lại:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

5.10 Giữ phím Shift, đưa chuột vào Stage và kéo một đoạn từ dưới lên trên như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

5.11 Bạn thu được hình ngôi sao màu xanh như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

5.12 Bấm chọn vào Selection Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

5.13 Bấm chọn vào ngôi sao vừa vẽ.Khi đã được chọn, ngôi sao chuyển sang dạng hạt li ti, đồng thời phía dưới chuột xuất hiện mũi tên bốn chiều


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


<>

5.14 Để canh giữa ngôi sao trên Stage, trước hết chọn Edit>Cut từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Kế đến chọn Edit>Paste in Center từ menu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView


<>

Bạn thu được ngôi sao được canh giữa Stage như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

(còn tiếp)

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 12: Sử dụng Shape Hint (tiếp theo)



Tạo Shape Tween chuyển hình chữ nhật thành ngôi sao.

6.1 Bấm chọn vào keyframe 1 trên Layer 1 của Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.2 Bấm phím phải chuột cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Create Shape Tween:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Trên Timeline xuất hiện một mũi tên màu xanh lá cây hướng từ frame 2 đến frame 23, màu đặc trưng của Shape Tween:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Bạn có thể xem thử kết quả hình chữ nhật chuyển sang hình ngôi sao bằng cách chọn Control > Test Movie từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Enter). Tuy nhiên sự chuyển đổi không đều và không đẹp mắt. Bạn sử dụng Shape Hint để tinh chỉnh như sau (xem thêm phần Tìm hiểu về Shape Hint ở cuối bài).

6.3 Chọn Modify > Shape > Add Shape Hint từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Shift+H):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Giữa hình chữ nhật xuất hiện một Shape Hint ký hiệu là chữ a được khoanh tròn màu đỏ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.4 Bạn lấy chuột kéo và thả chữ a này lên góc trên bên trái của hình chữ nhật như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Kết quả thu được Shape Hint chuyển lên góc trên bên trái:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.5 Bấm chọn keyframe số 24 trên Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Trên Stage bạn thấy Shape Hint chữ a được khoanh tròn màu đỏ nằm giữa ngôi sao:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.6 Bạn dùng chuột kéo Shape Hint a thả vào góc ngôi sao bên trái:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Bạn thu được Shape Hint chữ a được khoanh tròn màu xanh, chứng tỏ thao tác của bạn đã được Flash chấp nhận.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.7 Bạn chọn lại keyframe 1 trên Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Shape Hint chữ a màu đỏ ban đầu giờ đây đã chuyển sang màu vàng, chứng tỏ thao tác của bạn đã được Flash chấp nhận:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.8 Rê chuột vào Shape Hint chữ a đến khi phía dưới chuột xuất hiện dấu cộng:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.9 Bấm phím phải chuột cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Add Hint:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.10 Flash bổ sung một Shape Hint mới với chữ b được khoanh tròn màu đỏ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.11 Bạn nắm kéo Shape Hint b và thả lên góc trên bên phải hình chữ nhật:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Shape Hint b được chuyển lên góc trên bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.12 Bấm chọn keyframe số 24 trên Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Trên Stage bạn thấy Shape Hint chữ b được khoanh tròn màu đỏ nằm giữa ngôi sao:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.13 Bạn nắm kéo Shape Hint b thả vào góc ngôi sao bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

6.14 Bạn thu được Shape Hint chữ b được khoanh tròn màu xanh, chứng tỏ thao tác của bạn đã được Flash chấp nhận.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Lúc này, nếu bạn chọn lại keyframe 1, bạn sẽ thấy Shape Hint b cũng đã đổi sang màu vàng.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

7. Xuất file thành flash movie.

Bạn chọn Control > Test Movie từ menu, Flash sẽ xuất thành file 010_shape_hint.swf:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Bạn thu được kết quả hình chữ nhật chuyển sang
ngôi sao năm cánh đều và đẹp. Đồng thời màu cũng chuyển tiếp liên tục
từ đỏ sang xanh.

Một số bài tập gợi ý:

Sử
dụng Shape Tween và Shape Hint để chuyển hình chữ nhật thành hình tam
giác. Xem gợi ý hai Shape Hint ở hình minh họa sau đây (so sánh kết quả
với bài mẫu 010_shape_hint2.fla)


<>

Shape Hint ở keyframe đầu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Shape Hint ở keyframe cuối:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Sử
dụng Shape Tween và Shape Hint để chuyển số 1 thành số 2. Xem gợi ý hai
Shape Hint ở hình minh họa sau đây. (Lưu ý: Bạn dùng Text Tool, font
chữ Arial, Bold, size 100. Sau khi gỏ vào số 1 hoặc số 2, bạn dùng lệnh
Modify > Break Apart từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+B) để chuyển chữ sang Shape) (so sánh kết quả với bài mẫu 010_shape_hint3.fla):


<>

Shape Hint ở keyframe đầu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Shape Hint ở keyframe cuối:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

<>

Thực
hành lại bài chuyển hình chữ nhật thành hình ngôi sao, sau đó thêm một
Shape Tween chuyển ngôi sao trở về hình chữ nhật trên cùng một layer. Ở
bài này, bạn chọn keyframe đầu của Shape Tween thứ hai để thêm Shape
Hint, sau đó di chuyển các Shape Hint đến các vị trí tương ứng giống
phần đầu. Bạn copy hình chữ nhật ở keyframe đầu và dán vào keyframe
cuối để tạo sự chuyển tiếp không bị đột biến. (so sánh kết quả với bài
mẫu 010_shape_hint4.fla).


(còn tiếp)

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 12 : Tìm hiểu về PolyStar Tool
Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành. Những thông tin cơ bản về công cụ PolyStar Tool mà bạn đọc cần nắm rõ.

Để chọn PolyStar Tool, bạn bấm vào biểu tượng Rectangle Tool trên thanh công cụ và giữ chuột vài giây cho menu phụ hiện ra. Bấm chọn PolyStar Tool:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Sau khi chọn PolyStar Tool, chuột sẽ
chuyển sang hình dấu +. Để vẽ, bạn bấm chuột vào vị trí đầu, kéo chuột
đến vị trí cuối và nhả chuột ra để thu được một hình đa giác hoặc hình
ngôi sao (xem phần tùy chọn tiếp theo phía dưới). Nếu bạn giữ phím Shift
trong khi vẽ, bạn có thể xác lập vị trí đỉnh của đa giác (hoặc ngôi
sao) tùy theo hướng bạn kéo chuột sang phải, sang trái, lên trên hoặc
xuống dưới.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView





Property Inspector sẽ tự động cập nhật để cung cấp các thông tin liên quan đến PolyStar Tool như sau:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ngay dưới Property Inspector là biểu tượng một đa giác kèm dòng chữ cho biết bạn đang chọn PolyStar Tool

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ngay dưới phần Fill and Stroke là phần chọn màu cho viền (Stroke-bên trái) và ruột (Fill-bên phải).

Bạn
chọn màu từ bảng màu khi bấm vào ô màu đen kế bên cây bút chì để thiết
lập màu cho viền hoặc ô màu đỏ bên phải kế bên thùng nước sơn để thiết
lập màu cho ruột của đa giác hoặc ngôi sao:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Kế đến là chọn độ lớn của đường viền. Bạn có thể nắm kéo thanh trượt nằm ngay bên phải chữ Stroke hoặc gỏ số trực tiếp vào ô bên phải. Khi bạn kéo thanh trượt, ô bên phải sẽ cập nhật giá trị tùy theo vị trí thanh trượt.

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Phần
tiếp theo là chọn kiểu dáng cho đường viền. Nếu bạn bấm vào hình tam
giác đen kế bên cây bút chì, bạn có thể chọn một trong các kiểu đường
viền sau đây:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView



Nếu bạn bấm vào cây bút chì, bạn có thể tùy biến thêm các thông số phụ cho đường viền trong hộp thoại sau đây:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView



Bạn
có thể thử nghiệm để tìm cho mình một kiểu dáng đường viền ưng ý. Tuy
nhiên cần lưu ý một điều là kiểu dáng phức tạp sẽ làm tăng kích thước
cuối cùng của tác phẩm.



Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Phần Scale giúp hiển thị đường viền khi được phóng to hoặc thu nhỏ. Nếu bấm vào hình tam giác đen, bạn sẽ có các tùy chọn sau đây:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView



Normal: Thay đổi theo giá trị scale.

Horizontal: Chỉ scale theo chiều ngang.

Vertical: Chỉ scale theo chiều dọc.

None: Không thay đổi theo giá trị scale.

Nếu chọn ô Hinting, Flash sẽ tự điều chỉnh để làm tròn giá trị stroke, tránh xuất hiện những nét nhòe trên đường thẳng nằm ngang hoặc thẳng đứng.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Tùy chọn Cap giúp bạn thể hiện kiểu dáng đầu mút của đường thẳng. Nếu bấm vào hình tam giác đen, bạn sẽ có các tùy chọn sau đây:

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Join giúp
bạn thể hiện kiểu dáng chỗ giao nhau của hai đường thẳng. Bạn sẽ thu
được các chọn lựa sau đây khi bấm vào hình tam giác đen:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Options… ở mục Tool Settings giúp bạn chọn lựa kiểu hình vẽ là đa giác (polygon) hay ngôi sao (star) và điều chỉnh các thông số khác.

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ở mục Style bạn bấm cho menu xổ xuống và chọn polygon hoặc star.

Ở mục Number of Sides: bạn gỏ vào giá trị theo nhu cầu, tối thiểu là 3, tối đa là 32.

Ở mục Star point size: bạn gỏ vào giá trị theo nhu cầu để xác định độ nhọn các cánh của ngôi sao, tối thiểu là 0.00, tối đa là 1.00.

Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Xem ví dụ các giá trị khác nhau của Star point size ở hình bên trái. Nhận xét: giá trị càng nhỏ, cánh ngôi sao càng nhọn.

Tìm hiểu về Shape Hint

Thông thường khi mở một file flash document, bạn không nhìn thấy Shape Hint. Để nhìn thấy Shape Hint bạn chọn View > Show Shape Hints từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Alt+H).


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Để thêm Shape Hint bạn phải chọn keyframe đầu của Shape Tween. Nếu bạn chọn nhầm keyframe cuối, lệnh Add Shape Hint từ menu sẽ bị mờ đi.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Nếu bạn đã có sẵn Shape Hint trên hình, bạn có thể kích hoạt menu ngữ cảnh bằng cách rê chuột vào một Shape Hint có sẵn và bấm phím phải chuột.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Khi menu ngữ cảnh xuất hiện, bạn có thể chọn một trong các tùy chọn sau:

- Add Hint: thêm một Shape Hint.

- Remove Hint: gỡ bỏ Shape Hint hiện có.

- Remove All Hints: gỡ bỏ tất cả Shape Hint.

- Show Hints: bấm chọn mục này để giấu các Shape Hint. Để có thể nhìn thấy Shape Hint trở lại, bạn chọn View > Show Shape Hints từ menu.

Nếu bạn chọn nhầm keyframe cuối của Shape Tween, các mục của menu ngữ cảnh bị mờ, trừ mục Show Hints có thể chọn được. Nếu bạn chọn mục này, các Shape Hint sẽ được giấu đi.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Các Shape Hint được ký hiệu theo bộ chữ cái tiếng Anh, từ a tới z. Như vậy, bạn có thể thêm được tối đa 26 Shape Hint. Tuy nhiên, có thể bạn không cần thêm nhiều mà chỉ cần một số Shape Hint nhất định và kiểm tra nếu thấy kết quả đạt yêu cầu là được. Thông thường sau khi thêm một Shape Hint và di chuyển đến vị trí cần thiết thì bạn kiểm tra thử, nếu chưa đạt thì thêm Shape Hint khác rồi thử tiếp. Không nên thêm nhiều Shape Hint cùng một lúc rồi thử.

Shape Hint ở keyframe cuối có màu xanh, ở keyframe đầu có màu vàng. Khi mới được thêm vào, Shape Hint
có màu đỏ vì chưa được di chuyển đến vị trí viền ngoài của đối tượng.
Nếu bạn di chuyển Shape Hint đến vị trí mới nhưng không nằm trên viền
của đối tượng, Shape Hint cũng có màu đỏ và kết quả thu được không như ý muốn.

Ngoài ra, nếu bạn có nhiều Shape Hint thì lưu ý thứ tự Shape Hint
ở keyframe đầu và keyframe cuối phải phù hợp nhau. Ví dụ ở keyframe đầu
bạn xếp Shape Hint theo thứ tự là abc, thì ở keyframe cuối không nên
xếp theo theo thứ tự acb mà phải là abc.

Shape Hint sẽ hoạt động tốt nhất nếu bạn đặt chúng theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ và bắt đầu từ góc trên bên trái.
GV TRƯƠNG VĂN NĂNG

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 13 : Classic Tween và trò chơi bập bênh đơn giản
Trong bài này bạn sử dụng Classic Tween để tạo một trò chơi bập bênh đơn giản. Các bước thực hành như sau:

1. Chuyển về vùng làm việc mặc định.

Bạn bấm chọn vùng Essentials để chọn lại vùng làm việc mặc định của Flash, tiếp đến bấm chọn Reset Essentials để khôi phục vùng làm việc mặc định này và bắt đầu vào bài thực hành 11 (xem bài thực hành 1 về vùng làm việc).

2. Tạo mới một flash document. (Xem bài thực hành 1 về tạo một flash document)

3. Lưu một flash document. (Xem bài thực hành 1 về lưu một flash document)

Chọn folder FLASH CS4 ONLINE, sau đó lưu file này lại với tên 011_classic_tween.fla.

4. Cho hiện Grid (khung lưới) để dễ định vị các nét vẽ.

4.1 Chọn View > Grid > Edit Grid từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Alt+G) (xem thêm phần Tìm hiểu về Grid ở cuối bài):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Hộp thoại Grid hiện ra với các thông số mặc định như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

4.2 Bạn sửa số 10 thành 25 vào hai ô thông số của Grid , bấm chọn các ô Show gridSnap to grid. Tiếp theo bấm nút OK để chấp nhận các giá trị mới này:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trên Stage xuất hiện khung lưới như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5. Vẽ tấm ván dùng cho trò chơi bập bênh.

5.1 Bấm chọn Line Tool trên thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.2 Bấm vào ô Stroke color để chọn màu cho Line Tool:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.3 Bạn chọn màu xanh cho đường viền để không trùng màu với màu Grid:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.4 Đưa chuột vào khoảng giữa trên Stage, kéo chuột sang góc dưới bên trái để vẽ đường thẳng:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.5 Bạn thu được đường thẳng nghiêng màu xanh đầu tiên. Đưa chuột vào khoảng giữa trên Stage, kéo chuột sang góc dưới bên phải để vẽ đường thẳng thứ hai:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.6 Bạn thu được đường thẳng nghiêng màu xanh thứ hai. Bạn giữ phím Shift
và kéo chuột từ giao điểm của đường thẳng nghiêng bên trái với ô lưới
thứ ba từ dưới lên, sang giao điểm của đường thẳng nghiêng bên phải với
Grid như hình sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.7 Bạn thu được một đường thẳng nằm ngang màu xanh
cắt hai đường thẳng nghiêng đã vẽ trước đó. Bạn vẽ thêm một đường thẳng
song song với đường thẳng đã vẽ bằng cách giữ phím Shift,
và kéo chuột từ giao điểm của đường thẳng nghiêng bên trái với ô lưới
thứ tư từ dưới lên sang giao điểm của đường thẳng nghiêng bên phải với Grid như hình sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.8 Bạn thu được đường thẳng nằm ngang thứ hai. Từ
giao điểm của đường thẳng nằm ngang dưới cùng và đường thẳng nghiêng
bên trái, bạn kéo xuống một ô lưới để vẽ một đường thẳng ngắn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.9 Bạn thu được đường thẳng đứng thứ nhất. Từ giao
điểm của đường thẳng nằm ngang dưới cùng và đường thẳng nghiêng bên
phải, bạn kéo xuống một ô lưới để vẽ một đường thẳng ngắn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.10 Bạn thu được đường thẳng đứng thứ hai. Kéo chuột nối đầu mút của hai đường thẳng đứng vừa vẽ như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

5.11 Bạn thu được hình dáng một tấm ván có một mặt
đang hướng về phía bạn, mặt trên nghiêng, hai mặt bên gặp nhau ở cuối
đường, nơi giao của hai đường thẳng nghiêng:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6. Tô màu ruột cho tấm ván

6.1 Để tô màu ruột cho tấm ván, bạn sử dụng màu lấy từ hình bitmap có hoa văn gỗ import từ ngoài vào. Bạn chọn Window > Color từ menu (hoặc phím tắt Shift+F9):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Color Panel xuất hiện với màu viền đang được chọn (ô màu với cây bút chì đang lõm xuống):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn bấm chuột vào thùng nước sơn để chuyển sang chọn màu ruột:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ô màu với thùng nước sơn lõm xuống - dấu hiệu đang chọn màu ruột:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.2 Ở ô Type bạn bấm cho menu xổ xuống và chọn Bitmap:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.3 Hộp thoại Import to Library xuất hiện. Bạn chuyển đến folder chứa ảnh wood.jpg (file wood.jpg được cung cấp kèm theo bài), bấm chọn file ảnh này và chọn nút Open :


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Color Panel được cập nhật như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.4 Bấm chọn Paint Bucket Tool trên thanh công cụ bên phải, công cụ này dùng để tô màu ruột cho đối tượng:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.5 Chuột đổi sang thành thùng nước sơn. Đưa chuột vào mặt trên của tấm ván và bấm vào để tô màu gỗ cho mặt trên:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.6 Mặt trên tấm ván được tô màu gỗ. Bạn bấm tiếp vào mặt trước tấm ván đối diện bạn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

6.7 Hai mặt của tấm ván đã được tô màu gỗ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn bấm dấu chéo ở góc trên bên phải của Color Panel để đóng lại.

7. Dùng Gradient Transform Tool để chỉnh màu ruột tấm ván

7.1 6.1 Bấm chuột vào Free Transform Tool và giữ vài giây cho xuất hiện menu phụ và chọn Gradient Transform Tool (xem thêm phần Tìm hiểu về Gradient Transform Tool ở cuối bài):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Chuột đổi thành mũi tên có ruột màu trắng.

7.2 Đưa chuột vào vùng ruột phía mặt trên tấm ván,
phía dưới chuột xuất hiện một hộp chữ nhật biểu hiện màu tô chuyển. Bấm
chuột vào vùng này của tấm ván:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.3 Các núm điều chỉnh màu bitmap xuất hiện:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.4 Đưa chuột vào núm điều chỉnh góc trên bên phải, chuột đổi thành vòng tròn có bốn mũi tên xoay theo chiều kim đồng hồ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.5 Nắm kéo chuột xoay sang phải để đường viền của màu ruột song song với đường thẳng nghiêng bên trái:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

7.6 Thả chuột ra, bạn thu được kết quả tấm ván đã nghiêng một bên như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

(Còn tiếp)

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 13: Classic Tween và trò chơi bập bênh đơn giản (tiếp theo)



- 8. Xóa đường viền và chuyển tấm ván thành Symbol.




8.1 Bấm chọn Selection Tool ở thanh công cụ bên phải:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.2 Đưa chuột vào một đường thẳng bất kỳ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.3 Bấm đúp chuột để chọn đường thẳng này, các đường thẳng khác cũng được chọn theo:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.4 Bấm phím Delete để xóa các đường viền:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.5 Chọn Edit > Select All từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+A):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Toàn bộ tấm ván được chọn (xuất hiện các hạt li ti):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.6 Chọn Modify > Convert to Symbol… từ menu (hoặc phím tắt F8);


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Hộp thoại Convert to Symbol xuất hiện:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

8.7 Ở ô Name: gõ vào tên tam van (tấm ván), Type: chọn Movie Clip, Registration: chọn điểm giữa. Tiếp theo bấm nút OK để đóng hộp thoại lại.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Tấm ván được chuyển thành Symbol với viền chữ nhật màu xanh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9. Tạo bục gỗ cho tấm ván tựa lên.

9.1. Bấm chuột vào nút New Layer để bổ sung một layer dành chứa bục gỗ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Flash bổ sung Layer 2 vào Timeline.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.2 Bấm chọn vào Rectangle Tool trên thanh công cụ bên phải và giữ chuột vài giây cho menu phụ hiện ra. Bấm chọn PolyStar Tool:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.3 Bấm chuột vào ô Stroke color để chọn màu viền cho PolyStar Tool:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.4 Bấm vào nút No color để chọn không màu:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.5 Bấm chuột vào ô Fill color để chọn màu ruột cho PolyStar Tool:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.6 Chọn màu gỗ nằm ở bên phải của dãy màu gradient:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.7 Bấm vào nút Options… ở Property Inspector:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Hộp thoại Tool Settings xuất hiện:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.8 Ở mục Style: chọn polygon, ở mục Number of Sides: gõ vào số 3. Bấm OK để đóng hộp thoại lại:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

9.9 Giữ phím Shift, kéo chuột từ ô lưới trung tâm thứ nhất lên ô lưới trung tâm thứ hai như minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được một bục gỗ hình tam giác như sau:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Lưu ý: Nếu thấy bục gỗ vượt lên phủ qua tấm ván, bạn
phải chọn bục gỗ và di chuyển xuống một chút, hoặc chuyển cho layer
chứa bục gỗ xuống dưới layer chứa tấm ván.

10. Tạo Classic Tween cho tấm ván chuyển động.

10.1. Bấm chuột vào Gradient Transform Tool trên thanh công cụ và giữ vài giây cho xuất hiện menu phụ, chọn Free Transform Tool (Free Transform Tool sẽ được giới thiệu ở các bài thực hành tiếp theo):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.2. Đưa chuột vào tấm ván, dưới chuột xuất hiện mũi tên bốn chiều:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.3 Bấm chuột để chọn tấm ván. Xung quanh tấm ván
xuất hiện một khung chữ nhật với một vòng tròn rỗng ruột màu trắng ở
giữa và tám núm điều chỉnh xung quanh:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.4 Vòng tròn rỗng ruột màu trắng dùng để định vị tâm
xoay của tấm ván. Bạn cần chuyển tâm xoay này xuống mép dưới tấm ván để
thao tác xoay tấm ván quanh bục gỗ được phù hợp với thực tế. Đưa chuột
vào vòng tròn rỗng ruột màu trắng cho xuất hiện vòng tròn nhỏ bên cạnh
chuột:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.5 Kéo vòng tròn rỗng ruột màu trắng xuống sát mép dưới tấm ván:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.6 Đưa chuột đến núm điều khiển phía trên bên phải đến khi chuột chuyển thành mũi tên xoay tròn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.7 Xoay chuột sang trái cho tấm ván chếch lên một góc như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn thu được kết quả tấm ván chếch lên một góc:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.8. Bạn cần tạo hai Tween. Tween thứ nhất cho tấm
ván xoay sang phải, Tween thứ hai cho tấm ván xoay ngược lại. Bấm chuột
vào frame 24 trên Layer 1 chứa tấm ván:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.9. Bấm phím F6 để bổ sung keyframe:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.10. Bấm chuột vào frame 48 trên Layer 1 chứa tấm ván:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.11. Bấm phím F6 để bổ sung keyframe:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.12. Bấm chọn frame 24:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.13. Đưa chuột đến núm điều khiển phía trên bên phải tấm ván đến khi chuột chuyển thành mũi tên xoay tròn:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.14. Xoay chuột sang phải cho tấm ván chếch một góc ngược lại như hình minh họa:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.15. Bấm phím phải chuột vào keyframe 24 cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Create Classic Tween:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.16. Bấm phím phải chuột vào keyframe 1 cho xuất hiện menu ngữ cảnh và chọn Create Classic Tween:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.17. Bạn thu được màu xanh nhạt đặc trưng của
Classic Tween với mũi tên từ frame 2 đến frame 23 cho tween đầu và mũi
tên từ frame 25 đến frame 47 cho tween còn lại. Để có thể nhìn thấy bục
gỗ từ đầu đến cuối Timeline, bạn cần bổ sung frame cho bục gỗ. Bạn bấm
chọn frame 48 trên Layer 2 chứa bục gỗ:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10.18. Bấm phím tắt F5 để bổ sung frame:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

10. Xuất file thành flash movie để xem thử.

Bạn chọn Control > Test Movie từ menu, Flash sẽ xuất thành file 011_classic_tween.swf:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11. Điều chỉnh Tween để hiệu ứng không bị chậm lại.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy tốc độ chuyển đổi của tấm ván
chậm lại khi chuyển tiếp từ frame 48 về lại frame 1. Đó là do vị trí
của tấm ván ở frame 48 và frame 1 trùng nhau. Để loại trừ sự trùng lặp
này bạn thực hiện như sau:

11.1. Bấm chọn frame 47 của Layer 1 chứa tấm ván:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.2. Bấm phím tắt F6 để bổ sung keyframe, bạn thu được vị trí tấm ván ở keyframe 47 đã khác với vị trí tấm ván ở keyframe 48:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.3. Đưa chuột vào frame 48, nơi đánh dấu các frame của Timeline:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.4. Bấm chuột để chuyển PlayHead đến frame 48:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.5. Chọn Edit > Timeline > Remove Frames từ menu (hoặc phím tắt Shift+F5):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Flash xóa bớt một frame cho cả hai layer:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.6. Bấm chuột để chuyển PlayHead đến frame 45:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

11.7. Bấm phím tắt F5 để bổ sung một frame cho đủ 48 frame.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn chọn Control > Test Movie từ menu để xem lại kết quả.

Một số bài tập gợi ý

* Sử dụng phương pháp tương tự để tạo chuyển động cho
chiếc xích đu. Bạn cần chuyển tâm xoay của xích đu lên mép trên để thao
tác xoay xích đu quanh trục được phù hợp với thực tế. So sánh với bài
mẫu đính kèm.

* Sử dụng phương pháp tương tự để tạo chuyển động cho
con lắc đồng hồ. Bạn cần chuyển tâm xoay của con lắc lên mép trên để
thao tác xoay con lắc quanh trục được phù hợp với thực tế. Chú ý mỗi
tween chỉ chiếm 12 frame để mỗi chu kỳ con lắc hoạt động là 24 frame,
tương đương với 1 giây. So sánh với bài mẫu đính kèm.

* Bổ sung hai nhân vật vào bập bênh cho chuyển động theo bập bênh. So sánh với bài mẫu đính kèm.

(còn tiếp)

http://www.muicamau.org

Diễn Đàn Cà Mau

Diễn Đàn Cà Mau
Admin
Admin

Flash CS4 - Bài 13 : Classic Tween và trò chơi bập bênh đơn giản (Phần cuối)



- Phần lý thuyết bổ sung cho bài thực hành: Tìm hiểu về Grid

* Bài 11: Classic Tween và trò chơi bập bênh đơn giản
* Bài 11: Classic Tween và trò chơi bập bênh đơn giản (tiếp theo)

Grid là một khung lưới giúp bạn dễ
dàng định vị khi vẽ hoặc khi di chuyển các đối tượng. Theo mặc định,
grid ẩn. Để hiện grid, bạn chọn View > Grid > Show Grid từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+’):


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Để điều chỉnh các thông số của grid bạn chọn View > Grid > Edit Grid… từ menu (hoặc phím tắt Ctrl+Alt+G).


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Hộp thoại Grid hiện ra với các thông số mặc định như sau


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Màu mặc định của grid là màu xám. Bạn có thể đổi màu cho grid bằng cách bấm vào ô màu bên cạnh mục Color để mở bảng màu và thiết lập màu mới cho grid từ bảng màu.

Ở mục Show grid: nếu được chọn, grid sẽ xuất hiện.

Ở mục Show over objects: nếu được chọn, grid sẽ xuất hiện bên trên các đối tượng; nếu không được chọn, grid xuất hiện bên dưới các đối tượng.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView
Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Ở mục Snap to grid: nếu được chọn, khi bạn vẽ hoặc di chuyển đối tượng, chuột sẽ tự động bám vào các ô lưới.

Theo mặc định, chiều rộng và chiều cao của các ô lưới
là 10 pixel. Bạn có thể thay đổi các giá trị này theo nhu cầu của bạn
bằng cách điền giá trị mới vào các ô bên cạnh mũi tên hai chiều nằm
ngang hoặc thẳng đứng tương ứng với chiều rộng và chiều cao.

Ở mục Snap accuracy (mức độ chính xác khi bám vào các ô lưới): bạn bấm vào menu xổ xuống để chọn lựa các thông số như sau:

- Must be close: chỉ bám vào khi rê chuột đến gần ô lưới.

- Normal: bám vào khi rê chuột đến ô lưới một khoảng cách vừa phải.

- Can be distant: chuột bám vào ô lưới khi khoảng cách còn xa.

- Always snap: chuột luôn bám vào ô lưới dù bạn rê chuột ở bất cứ vị trí nào.

Bấm OK để chấp nhận các thông số vừa thiết lập cho file hiện hành.

Bấm Save Default nếu muốn các file mới sau này đều sử dụng các thông số bạn vừa thiết lập.

Tìm hiểu về Gradient Transform Tool

Gradient Transform Tool giúp bạn điều chỉnh cách thể hiện màu gradient cho đối tượng.

Để chọn Gradient Transform Tool, bạn bấm chuột vào Free Transform Tool và giữ vài giây cho xuất hiện menu phụ và chọn Gradient Transform Tool


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Chuột đổi thành mũi tên có ruột màu trắng. Đưa chuột
vào vùng có màu gradient, phía dưới chuột xuất hiện một hộp chữ nhật
biểu hiện màu tô chuyển.

Tùy thuộc kiểu gradient, bạn có các thông số điều chỉnh như sau:

Trường hợp Linear gradient:

Khi bạn bấm chọn vào vùng có màu linear gradient,
quanh vùng đó xuất hiện hai đường thẳng thể hiện giới hạn hiệu lực của
màu gradient cho vùng đó. Góc trên bên phải là núm điều chỉnh góc xoay
màu gradient. Núm ở giữa, bên phải dùng để điều chỉnh độ rộng hẹp màu
gradient. Núm tròn ở giữa dùng để điều chỉnh tâm màu gradient.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Bạn rê chuột vào các núm để điều chỉnh như sau:

Rê chuột vào núm điều chỉnh góc quay, khi thấy chuột
chuyển thành vòng tròn có bốn mũi tên, bạn bấm và xoay chuột theo chiều
kim đồng hồ hoặc ngược lại để điều chỉnh góc xoay cho màu gradient.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Rê chuột vào núm điều chỉnh tâm ở giữa, khi thấy chuột
chuyển thành mũi tên bốn chiều, bạn bấm và kéo chuột để chuyển tâm màu
gradient đến vị trí mới theo nhu cầu.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Rê chuột vào núm điều chỉnh độ rộng hẹp màu gradient,
khi thấy chuột chuyển thành mũi tên hai chiều, bạn bấm và kéo chuột
sang phải hoặc sang trái để thay đổi kích thước vùng hiệu lực của màu
gradient. Hai đường thẳng màu xanh sẽ thay đổi vị trí để cập nhật kích
thước này.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trường hợp vùng hiệu lực nhỏ hơn vùng cần được tô màu gradient, có ba trường hợp để điều chỉnh mục Overflow trong Color panel đối với màu gradient như sau (xem kèm hình minh họa):

Trường hợp trên cùng Overflow: Extend, đây là trường hợp mặc định-màu được chọn sẽ tiếp tục phủ hết vùng cần tô.

Trường hợp giữa Overflow: Reflect, màu được phản chiếu lại khi vượt qua vùng hiệu lực để tiếp tục phủ hết vùng cần tô.

Trường hợp dưới Overflow: Repeat, màu được lặp lại khi vượt qua vùng hiệu lực để tiếp tục phủ hết vùng cần tô.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trường hợp Radial gradient

Khi bạn bấm chọn vào vùng có màu radial gradient,
quanh vùng đó xuất hiện một đường viền thể hiện vùng hiệu lực của màu
radial gradient và giữa là một đường thẳng nằm ngang thể hình đường
kính đường viền giới hạn hiệu lực của màu gradient, đồng thời cũng là
đường định hướng cho các núm chỉnh tâm quầng sáng gradient và núm điều
chỉnh độ rộng hẹp cho gradient.

Hình tam giác ở giữa là núm điều chỉnh tâm quầng sáng
màu gradient. Núm tròn ở giữa dùng để điều chỉnh tâm xoay màu gradient.
Núm vuông có mũi tên sang phải dùng để điều chỉnh độ rộng hẹp màu
gradient. Núm tròn có mũi tên dùng để điều chỉnh độ co dãn (scale) vùng
hiệu lực màu gradient. Núm tròn có hình tam giác dùng để điều chỉnh góc
xoay màu gradient.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Rê chuột vào núm điều chỉnh độ rộng hẹp màu gradient,
khi thấy chuột chuyển thành mũi tên hai chiều, bạn bấm và kéo chuột
sang phải hoặc sang trái để thay đổi kích thước vùng hiệu lực của màu
gradient.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Thả chuột ra, đường viền và đường thẳng được cập nhật thể hiện vùng hiệu lực mới.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Rê chuột vào núm điều chỉnh độ co dãn màu gradient,
khi thấy chuột chuyển thành vòng tròn có mũi tên ở giữa, bạn bấm và kéo
chuột để thay đổi đường kính vùng hiệu lực của màu gradient. Khi thả
chuột ra, đường viền và đường thẳng được cập nhật thể hiện vùng hiệu
lực mới.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trường hợp vùng hiệu lực nhỏ hơn vùng cần được tô màu gradient, có ba trường hợp để điều chỉnh mục Overflow trong Color panel đối với màu gradient giống như đối với linear gradient:


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Rê chuột vào núm điều chỉnh góc quay, khi thấy chuột
chuyển thành vòng tròn có bốn mũi tên, bạn bấm và xoay chuột theo chiều
kim đồng hồ hoặc ngược lại để điều chỉnh góc xoay cho màu gradient.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Rê chuột vào núm điều chỉnh tâm quầng sáng, khi thấy
chuột chuyển thành hình tam giác, bạn bấm và kéo chuột dọc đường kính
màu xanh để thay đổi vị trí tâm quầng sáng của màu gradient. Khi thả
chuột ra, tâm quầng sáng được chuyển đến vị trí mới.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Rê chuột vào núm điều chỉnh tâm xoay ở giữa, khi thấy
chuột chuyển thành mũi tên bốn chiều, bạn bấm và kéo chuột để chuyển
tâm xoay màu gradient đến vị trí mới theo nhu cầu.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Trường hợp Bimap

Để tô màu ruột bằng hình bitmap cho đối tượng, bạn có hai trường hợp để thực hiện:

1. Hình bitmap đã được import sẵn trước đó: Bạn chọn ô Fill
color để mở bảng màu ra và chọn màu bitmap ở khu vực cuối cùng của bảng
màu, như trong trường hợp tô màu cho bục gỗ trong bài thực hành.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

1. Hình bitmap chưa được import sẵn trước đó: Bạn mở
Color Panel và thao tác giống như trường hợp tô màu tấm ván trong bài
thực hành.

Sau đó, bạn dùng Gradient Transform Tool để hiệu chỉnh hình bitmap. Sau khi đã chọn Gradient Transform Tool, bạn bấm chọn vào vùng có tô màu bitmap, quanh vùng đó xuất hiện một khung chữ nhật màu xanh với các núm điều khiển như sau:

- Núm điều chỉnh kéo xiên theo chiều ngang (phía trên,
ở giữa): Rê chuột vào núm này, khi thấy chuột chuyển thành mũi tên hai
chiều ngang, bạn bấm và kéo chuột sang phải hoặc trái để tạo độ xiên
theo nhu cầu.

- Núm điều chỉnh kéo xiên theo chiều dọc (bên phải, ở
giữa): Rê chuột vào núm này, khi thấy chuột chuyển thành mũi tên hai
chiều đứng, bạn bấm và kéo chuột lên trên hoặc xuống dưới để tạo độ
xiên theo nhu cầu.

- Núm điều chỉnh kích thước ngang (bên trái, ở giữa):
Rê chuột vào núm này, khi thấy chuột chuyển thành mũi tên hai chiều
ngang, bạn bấm và kéo chuột sang trái hoặc phải để thay đổi độ rộng
vùng hiệu lực màu tô theo nhu cầu.

- Núm điều chỉnh kích thước dọc (phía dưới, ở giữa):
Rê chuột vào núm này, khi thấy chuột chuyển thành mũi tên hai chiều
đứng, bạn bấm và kéo chuột lên trên hoặc xuống dưới để thay đổi chiều
cao vùng hiệu lực màu tô theo nhu cầu.

- Núm điều chỉnh góc xoay (phía trên, bên phải): Rê
chuột vào núm này, khi thấy chuột chuyển thành vòng tròn có bốn mũi
tên, bạn bấm và xoay chuột theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại để
điều chỉnh góc xoay của màu tô theo nhu cầu.

- Núm điều chỉnh tâm (ở giữa): Rê chuột vào núm này,
khi thấy chuột chuyển thành mũi tên bốn chiều, bạn bấm và kéo chuột để
di chuyển tâm của màu tô theo nhu cầu.

- Núm điều chỉnh độ co dãn (phía dưới, bên trái): Rê
chuột vào núm điều chỉnh độ co dãn, khi thấy chuột chuyển thành mũi tên
hai chiều xiên, bạn bấm và kéo chuột để thay đổi vùng hiệu lực của màu
bitmap được tô. Khi thả chuột ra, khung màu xanh sẽ thay đổi tương ứng.

Trong hình minh họa, vùng hiệu lực của màu bitmap được tô lớn hơn hình chữ nhật cần tô màu.


Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

Hình dưới đây cho thấy hình bitmap được lập lại khi
bạn thu nhỏ vùng hiệu lực của màu bitmap được tô so với vùng cần được
tô màu ruột.





Làm quen với Adobe Flash CS4 Professional ImageView

http://www.muicamau.org

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết