Thêm một lần nữa, tôi lại ngồi đối diện với bị cáo Lý Thị Trúc Quỳnh tại công đường, người đàn bà gây nhiều tai tiếng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng chục tỷ đồng thông qua hình thức gom tiền của nhiều người để mua cổ phiếu cho họ với giá ưu đãi, nhưng sau khi nhận tiền đã không thực hiện lời hứa mà giữ lại để sử dụng cho cá nhân.
Trong thời gian được tại ngoại, Quỳnh tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo nhiều tổ chức và cá nhân với số tiền gần 50 tỷ đồng. So với thời điểm cách đây bốn năm, khi hành vi vi phạm pháp luật của Quỳnh bị lật tẩy và bị cơ quan Công an bắt giữ, Quỳnh không thay đổi nhiều.
Vẫn gương mặt thanh tú trời cho, vẫn giọng nói nhẹ nhàng như những ngày chưa bị bắt, vẫn những lời lẽ biện minh cho hành vi phạm tội của mình, điều thay đổi ở Quỳnh lúc này có chăng là đôi mắt đã bớt đi sự ranh ma trong những mưu toan của một người đàn bà vừa bước qua tuổi 30.
Quỳnh bảo: "Trong những ngày ở trại tạm giam, em thấy nhớ con, nhớ gia đình, người thân và vô cùng hối hận vì những hành vi đã gây ra cho mọi người. Giờ đây, em chỉ mong có cơ hội chuộc lại lỗi lầm để được trở về trong vòng tay của những người thân yêu, dù em biết, điều mong đợi ấy không dễ thực hiện".
Đây là lần thứ tư, tôi tham dự phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Lý Thị Trúc Quỳnh (Lý Quỳnh) thực hiện. Ba phiên tòa sơ thẩm trước đó đều phải hoãn lại do trong quá trình xét xử, vị Chủ tọa thấy có nhiều tình tiết quan trọng không được thể hiện trong hồ sơ vụ án, nên đã trả hồ sơ vụ án yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.
Lần thứ tư mở phiên tòa xét xử vụ án này, Quỳnh vẫn không thay đổi lời khai so với các phiên tòa sơ thẩm trước đó. Điều khác biệt ở phiên tòa lần này là sự vắng mặt của hầu hết các bị hại, cũng như những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Và dù còn nhiều quan điểm chưa thống nhất trong phần tranh luận giữa vị đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, nhưng căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Lý Thị Trúc Quỳnh án tù chung thân. Ngoài hình phạt tù, Hội đồng xét xử còn buộc bị cáo phải bồi thường về dân sự cho các bị hại theo quy định của pháp luật.
Trở lại với những mưu toan trên con đường kiếm lợi bất chính đã dẫn Lý Quỳnh đến với tội phạm, người ta đều nhận thấy mọi hành vi của Lý Quỳnh đều được thực hiên khá bài bản.
Thêm vào đó, Lý Quỳnh lại có cái "mác" Trưởng phòng KV9 của Công ty cổ phẩn B ảo hiểm Bảo Minh nên càng dễ lừa những người nhẹ dạ. Vụ án này xảy ra từ đầu năm 2006, khi hai cán bộ của Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện Hà Nội là chị Lê Thị Trúc Quỳnh (Lê Quỳnh) và anh Nguyễn Anh Dũng cùng làm đơn gửi cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội tố cáo Lý Quỳnh (Lý Quỳnh), lúc đó là Trưởng phòng KV9, Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh, tại Hà Nội có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại với số tiền khoảng 20 tỷ đồng.
Sau khi nhận được đơn tố cáo, cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành điều tra và làm rõ, trước khi chị Lê Quỳnh làm đơn tố cáo Lý Quỳnh, hai người này đã có quan hệ vay mượn tiền của nhau từ trước.
So với thời điểm cách đây bốn năm, khi hành vi vi phạm pháp luật của Quỳnh bị lật tẩy và bị cơ quan Công an bắt giữ, Quỳnh không thay đổi nhiều.
Tính đến tháng 12/2005, Lý Quỳnh còn nợ chị Lê Quỳnh trên 6 tỷ đồng và 36.100 USD. Đầu tháng 12/2005, Lý Quỳnh nói với chị Lê Quỳnh rằng "Ngân hàng Vietcom Bank chuẩn bị phát hành trái phiếu để tăng vốn điều lệ. Lý Quỳnh đang có nguồn mua 4 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu VCB của ngân hàng với giá bằng 80% mệnh giá do ngân hàng chuẩn bị phát hành để tăng vốn điều lệ".
Với mục đích nhanh chóng lấy được tiền của những người hám lợi, Lý Quỳnh tung thêm một chiêu hỏa mù nữa với chị Lê Quỳnh: "Vì đây là trái phiếu của cán bộ trong ngành Ngân hàng, nên nếu ai có nhu cầu mua thì phải chuyển tiền ngay để trả tiền cho người bán". Khi chị Lê Quỳnh còn đang bàn bạc với người quen về vấn đề này, thì Lý Quỳnh lại tiếp thêm một miếng mồi nữa rằng "lại có một lô cổ phiếu VCB nữa, nhưng lần này bằng 85% mệnh giá".
Tin rằng có thể kiếm được món lợi lớn từ lời nói của Lý Quỳnh, chị Lê Quỳnh trao đổi với anh Nguyễn Anh Dũng về việc này. Nghĩ có thể kiếm lợi hợp pháp từ phi vụ mua bán cổ phiếu này, anh Dũng đã trao đổi với một số người quen có nhu cầu mua cổ phiếu VCB và họ đã chuyển cho anh Dũng số tiền gần 8 tỷ 500 triệu đồng cho chị Lê Quỳnh để nhờ chuyển cho Lý Quỳnh.
Ngoài ra, chị Lê Quỳnh cũng góp thêm gần 600 triệu đồng và 15.000 USD của cá nhân mình để chuyển cho Lý Quỳnh. Đến hẹn không thấy Lý Quỳnh giao trái phiếu VCB, chị Lê Quỳnh và anh Dũng liên tục yêu cầu Lý Quỳnh phải bàn giao. Sợ hành vi gian dối của mình bị lật tẩy, Lý Quỳnh ra "chợ đen" mua được 1 tỷ 300 triệu đồng trái phiếu VCB để trả cho chị Lê Quỳnh.