14h10 chiều 1/7, sau khi đưa cậu con trai lớn đến lớp học, anh T ở tầng 15, chung cư 22 tầng, tháp B Hà Thành Plaza, ở phố Thái Thịnh, quận Đống Đa đã hốt hoảng khi thấy cậu con trai 5 tuổi không ở trong phòng…
Cái chết thương tâm
“Bình thường, anh T chưa bao giờ để cháu B.K.L ở nhà một mình. Chiều 1/7, do cháu L đang ngủ say, nhưng vì đã đến giờ đưa cậu con trai lớn đi học ngay gần đó, nên anh T tranh thủ chạy đi một lát. Không ngờ sự việc đau lòng đã xảy ra với cậu bé…”, ông Trương Tuấn Nghĩa - Giám đốc Ban quản lý (BQL) chung cư Hà Thành cho biết.
Được biết vào thời điểm xảy ra sự việc, trên tầng M (tầng kỹ thuật) của toà nhà, đơn vị kỹ thuật đang sửa chữa một số hạng mục thì bỗng nghe thấy một tiếng động khá lớn. Vì nghĩ người dân sống ở tầng trên có thể đổ nước hay vứt gì đó xuống tầng dưới nên một nhân viên nữ tò mò nhìn ra bên ngoài thì ngay lập tức bị ngất xỉu khi nhìn thấy xác cháu L nằm sõng soài ngay ngoài ban công tầng 4. Ngay sau khi sự việc xảy ra, đơn vị thi công đã liên hệ với BQL toà nhà và cùng người dân gọi xe cứu thương nhưng khi xe tới nơi, cháu bé đã tử vong.
Cửa sổ rộng nhưng chỉ có một chốt cài đơn giản
Cùng lúc đó, anh T về đến nơi, chạy vội lên phòng thì thấy cửa sổ mở toang. Anh T đã bị “sốc”, không nói được lời nào. Theo nhận định ban đầu, có thể do cháu L ngủ dậy, không thấy có ai ở nhà nên đã bắc ghế, trèo qua cửa sổ và bị ngã. Có mặt tại chung cư trưa 2/7, PV được nhân viên của BQL toà nhà đưa lên căn hộ chung cư của gia đình cháu L, nhưng chỉ thấy một không khí tang tóc, u buồn của những người có mặt.
Theo nhân viên của BQL toà nhà, tại phòng ngủ của tất cả các căn hộ đều được lắp đặt cửa kính, có chốt ở phía trên. Phần lớn những gia đình có con nhỏ đều làm khung sắt bên ngoài. Do nhà anh T không có chấn song sắt bảo vệ nên đã xảy ra sự việc không may cho cháu L. Chúng tôi đến một căn hộ ở tầng 14, thì được chủ nhà cho biết: “Nhà tôi dù chỉ có hai vợ chồng nhưng rất ít khi mở cửa sổ phòng ngủ vì chỉ cần nhìn xuống tôi cũng thấy chóng mặt. Nếu có cháu nhỏ sống chung, chắc chắn tôi sẽ làm khung sắt để đảm bảo an toàn. Thậm chí, mỗi khi có các cháu đến chơi, tôi vẫn nhắc không được mở cánh cửa này…”. Theo quan sát của chúng tôi thì khoảng cách tính từ nền nhà đến chân cửa sổ chỉ khoảng 1m. Bình thường, nếu một đứa trẻ khoảng 5-7 tuổi, chỉ cần với tay đu người lên là có thể dễ dàng trườn người ra ngoài.
Cửa sổ không có chấn song, chỉ cần một chiếc ghế thấp là trẻ có thể trèo ra ngoài
Vô số tai nạn
Thời gian qua tại một số khu chung cư cao tầng đã xảy ra những tai nạn thương tâm. Cuối năm 2010, một bé trai 4 tuổi rơi từ cửa sổ tầng 11 tòa nhà Artex, 172 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội xuống ban công tầng hai của tòa nhà này và chết tại chỗ. Trước đó, tháng 6/2010, tại tầng 5 chung cư N05, khu đô thị mới Dịch Vọng - Cầu Giấy, một cháu bé 3 tuổi ra khu vực ban công đã bị ngã xuống đất tử vong.
Tháng 8/2007, tại Nhà N09B, thuộc khu đô thị Bắc Linh Đàm - Hà Nội, một bé gái 4 tuổi ở nhà một mình cũng bị ngã từ ban công tầng 11 xuống đất. Sau khi xảy ra những vụ việc này, chúng tôi đã khảo sát tại một số chung cư cao tầng tại Hà Nội và nhận thấy, ban công tại khu nhà hầu như chỉ chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ, ít quan tâm đến độ an toàn cho người sử dụng. Thậm chí, tình trạng thiếu an toàn đối với hệ thống lan can, cửa sổ cũng xảy ra ở những chung cư cao cấp. Dù ban công trong các căn hộ được xây dựng khá cao, song hệ thống cửa sổ đều không có song sắt và lưới an toàn, chỉ được thiết kế với hai tấm kính đẩy qua đẩy lại. Với những ô cửa mở rộng này ngay cả với người lớn, nguy cơ tai nạn rất dễ xảy ra.
Đành rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn đau lòng của các cháu bé là do sự thiếu cẩn trọng từ phía gia đình. Song theo chúng tôi, nếu như các công trình này đảm bảo các yếu tố an toàn ngay từ đầu thì có lẽ sẽ không thể xảy ra những sự việc xót xa như thế.
Cái chết thương tâm
“Bình thường, anh T chưa bao giờ để cháu B.K.L ở nhà một mình. Chiều 1/7, do cháu L đang ngủ say, nhưng vì đã đến giờ đưa cậu con trai lớn đi học ngay gần đó, nên anh T tranh thủ chạy đi một lát. Không ngờ sự việc đau lòng đã xảy ra với cậu bé…”, ông Trương Tuấn Nghĩa - Giám đốc Ban quản lý (BQL) chung cư Hà Thành cho biết.
Được biết vào thời điểm xảy ra sự việc, trên tầng M (tầng kỹ thuật) của toà nhà, đơn vị kỹ thuật đang sửa chữa một số hạng mục thì bỗng nghe thấy một tiếng động khá lớn. Vì nghĩ người dân sống ở tầng trên có thể đổ nước hay vứt gì đó xuống tầng dưới nên một nhân viên nữ tò mò nhìn ra bên ngoài thì ngay lập tức bị ngất xỉu khi nhìn thấy xác cháu L nằm sõng soài ngay ngoài ban công tầng 4. Ngay sau khi sự việc xảy ra, đơn vị thi công đã liên hệ với BQL toà nhà và cùng người dân gọi xe cứu thương nhưng khi xe tới nơi, cháu bé đã tử vong.
Cửa sổ rộng nhưng chỉ có một chốt cài đơn giản
Cùng lúc đó, anh T về đến nơi, chạy vội lên phòng thì thấy cửa sổ mở toang. Anh T đã bị “sốc”, không nói được lời nào. Theo nhận định ban đầu, có thể do cháu L ngủ dậy, không thấy có ai ở nhà nên đã bắc ghế, trèo qua cửa sổ và bị ngã. Có mặt tại chung cư trưa 2/7, PV được nhân viên của BQL toà nhà đưa lên căn hộ chung cư của gia đình cháu L, nhưng chỉ thấy một không khí tang tóc, u buồn của những người có mặt.
Theo nhân viên của BQL toà nhà, tại phòng ngủ của tất cả các căn hộ đều được lắp đặt cửa kính, có chốt ở phía trên. Phần lớn những gia đình có con nhỏ đều làm khung sắt bên ngoài. Do nhà anh T không có chấn song sắt bảo vệ nên đã xảy ra sự việc không may cho cháu L. Chúng tôi đến một căn hộ ở tầng 14, thì được chủ nhà cho biết: “Nhà tôi dù chỉ có hai vợ chồng nhưng rất ít khi mở cửa sổ phòng ngủ vì chỉ cần nhìn xuống tôi cũng thấy chóng mặt. Nếu có cháu nhỏ sống chung, chắc chắn tôi sẽ làm khung sắt để đảm bảo an toàn. Thậm chí, mỗi khi có các cháu đến chơi, tôi vẫn nhắc không được mở cánh cửa này…”. Theo quan sát của chúng tôi thì khoảng cách tính từ nền nhà đến chân cửa sổ chỉ khoảng 1m. Bình thường, nếu một đứa trẻ khoảng 5-7 tuổi, chỉ cần với tay đu người lên là có thể dễ dàng trườn người ra ngoài.
Cửa sổ không có chấn song, chỉ cần một chiếc ghế thấp là trẻ có thể trèo ra ngoài
Vô số tai nạn
Thời gian qua tại một số khu chung cư cao tầng đã xảy ra những tai nạn thương tâm. Cuối năm 2010, một bé trai 4 tuổi rơi từ cửa sổ tầng 11 tòa nhà Artex, 172 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội xuống ban công tầng hai của tòa nhà này và chết tại chỗ. Trước đó, tháng 6/2010, tại tầng 5 chung cư N05, khu đô thị mới Dịch Vọng - Cầu Giấy, một cháu bé 3 tuổi ra khu vực ban công đã bị ngã xuống đất tử vong.
Tháng 8/2007, tại Nhà N09B, thuộc khu đô thị Bắc Linh Đàm - Hà Nội, một bé gái 4 tuổi ở nhà một mình cũng bị ngã từ ban công tầng 11 xuống đất. Sau khi xảy ra những vụ việc này, chúng tôi đã khảo sát tại một số chung cư cao tầng tại Hà Nội và nhận thấy, ban công tại khu nhà hầu như chỉ chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ, ít quan tâm đến độ an toàn cho người sử dụng. Thậm chí, tình trạng thiếu an toàn đối với hệ thống lan can, cửa sổ cũng xảy ra ở những chung cư cao cấp. Dù ban công trong các căn hộ được xây dựng khá cao, song hệ thống cửa sổ đều không có song sắt và lưới an toàn, chỉ được thiết kế với hai tấm kính đẩy qua đẩy lại. Với những ô cửa mở rộng này ngay cả với người lớn, nguy cơ tai nạn rất dễ xảy ra.
Đành rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn đau lòng của các cháu bé là do sự thiếu cẩn trọng từ phía gia đình. Song theo chúng tôi, nếu như các công trình này đảm bảo các yếu tố an toàn ngay từ đầu thì có lẽ sẽ không thể xảy ra những sự việc xót xa như thế.