Bắt đầu từ viên kim cương lơ lửng trong không gian
Lấp lánh trên bầu trời là một ngôi sao kim cương nặng 10 tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ cara (vô vàn số con số 0 luôn) . Cấu tạo của viên kim cương này là cácbon kết tinh, rộng 4.000 km, cách Trái Đất 50 năm ánh sáng, trong chòm sao Nhân Mã.
Đây từng là “trái tim” (phần lõi) của một ngôi sao đã từng toả sáng tương tự như Mặt Trời nhưng nay đã tắt và thu nhỏ lại. "
Các nhà thiên văn quyết định đặt tên “Lucy” cho ngôi sao theo bài hát của The Beatles, Lucy in the Sky with Diamonds (chứ không phải là "Lucky" như nhiều người vẫn nhầm đâu).
Lucy lần đầu tiên được quan sát vào năm 1992. Đến năm 1995, các nhà khoa học bắt đầu suy đoán về khả năng ngôi sao này đã kết tinh. Và đến năm 2004, họ đã kết luận rằng 90% khối lượng của Lucy đã kết tinh thành kim cương!
“Bạn sẽ cần một chiếc kính phóng đại "siêu khổng lồ" mới có thể đánh giá được viên kim cương này!” – Travis Metcalfe, nhà thiên văn học của Trung tâm Harvard-Smithsonian Center for Astrophysics, người đứng đầu nhóm nghiên cứu phát hiện ra ngôi sao này cho biết.
Ngôi sao hoàn toàn vượt xa những viên kim cương lớn nhất trên Trái Đất.
Lý giải cho sự xuất hiện
Viên kim cương khổng lồ của vũ trụ có tên kỹ thuật BPM 37093 thực ra là một ngôi sao lùn trắng. Sao lùn là phần lõi nóng của một ngôi sao, còn sót lại sau khi sao sử dụng hết nhiên liệu hạt nhân của mình và chết đi. Có thể giải thích một cách đơn giản như sau:
- Một ngôi sao tỏa sáng giống như mặt trời - Ngôi sao này "chết" (khi một ngôi sao "chết" đi thường để lại những đám bụi tinh vân rất đẹp, cũng có thể xảy ra trường hợp những ngôi sao này phát nổ nhưng cực kì hiếm). - Sau khi tan biến, giải phóng hết lớp đất đá ở phần vỏ, phần lõi là cacbon kết tinh lộ ra. Mà cacbon ở đây chính là kim cương đấy! Không phải ngôi sao nào cũng có phần lõi "đặc" với đầy cacbon như thế đâu nhé! |
Trong hơn bốn thập kỷ qua, các nhà thiên văn học đã tìm hiểu về cấu tạo các ngôi sao lùn trắng, và họ đã có được bằng chứng xác thực.
“Bằng cách phân tích những rung động, chúng tôi có thể nghiên cứu cấu tạo của sao lùn trắng, giống như các máy địa chấn ký ghi lại thông tin của các trận động đất, cho phép các nhà địa chất nghiên cứu phần nhân bên trong Trái Đất.”, Metcalffe nói.
Các nhà thiên văn cho rằng Mặt Trời của chúng ta cũng sẽ trở thành một sao lùn trắng trong 5 tỷ năm tới. Khoảng 2 tỷ năm tiếp đó, phần lõi của Mặt Trời cũng sẽ kết tinh, để lại một viên kim cương khổng lồ trong Hệ Mặt Trời.