Cha anh Lá từ lúc sinh ra trên đầu chỉ lơ thơ vài sợi tóc. Riêng anh Lá năm nay đã 34 tuổi nhưng số tóc trên đầu cũng không qua nổi số tuổi của anh. Và “gen” đầu trọc tiếp tục di truyền đến đời con anh, chưa xác định được nguyên nhân.
Dòng họ đầu không mọc tóc qua 3 thế hệ là gia đình của bác Phan Văn Long (57 tuổi) ngụ ấp Thanh Bình, xã Tân Bình, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Qua 3 thế hệ đầu tóc chỉ lơ thơ vài sợi tóc tơ đến nay gia đình bác Long vẫn chưa xác định được nguyên nhân của căn bệnh lạ lùng này.
Để tìm hiểu căn bệnh lạ này, PV tìm đến gia đình bác Long và gặp anh Phan Văn Lá (34 tuổi) – con trai lớn của bác Long, nhưng khi gặp anh Lá chúng tôi ngộ nhận là bác Long. Chẳng hiểu do anh lao động nhiều làm anh già đi hay vì căn bệnh trọc đầu khiến chúng tôi nhìn anh là ông già 50 tuổi.
Cháu Thư và cháu Muội (đời thứ 3) đầu không còn nhẵn trụi nữa nhưng chỉ lơ thơ như thế này
Anh Lá kể: “Cha tôi có 4 đứa con (1 trai, 3 gái), trong đó có 3 người con có cái đầu giống cha nên từ lúc sinh ra cho đến bây giờ trên đầu chỉ có vài sợi tóc tơ. Mình là đàn ông việc cái đầu không có tóc chẳng vấn đề gì, chỉ tội cho 2 đứa em gái đi đâu cũng ngại ngùng, chỉ khi nào có mái tóc giả 2 đứa nó mới giám ra đường".
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đời ông nội của anh Lá, ông nội và các chú đầu tóc bình thường. Chỉ riêng ba anh Lá là bác Phan Văn Long là đầu tóc nhẵn trụi từ lúc sinh ra cho đến bây giờ. Khi bác Long lập gia đình sinh ra 4 đứa con thì tỷ lệ đầu trọc tăng lên, vì có đến 3 đứa con giống bác Long.
“Gen” đầu trọc không dừng lại ở đó khi anh Lá và người em kế là chị Phan Thị Hằng sinh ra 2 đứa con thì mỗi người có 1 đứa con trên đầu chỉ lơ thơ vài sợi tóc mịn như tóc trẻ sơ sinh.
Em Phan Thị Anh Thư (con anh Lá) đang học lớp 6 trường THCS Thạnh Phú rụt rè cho biết: “Ban đầu cháu đi học cũng bị bạn bè trêu trọc là ni cô. Sau đó bạn bè hiểu “nỗi khổ” của gia đình em nên không còn trêu ghẹo nữa. Nhưng đi đâu, mọi người cứ tưởng em đang bị bệnh ung thư gì đó nên tóc mới rụng hết!”
Riêng chị Hằng nhìn cháu Thư và cháu Võ Thị Muội (con của chị Hằng) bùi ngùi nói: “Nếu hai cháu nó là con trai thì việc đầu không tóc càng khỏe, khỏi tốn tiền cắt tóc. Chỉ tội hai cháu là con gái nên vài năm nữa cũng phải sắm cho tụi nó mớ tóc, chứ con gái lớn rồi mà đầu tóc nhẵn trụi như vậy, tội nghiệp chúng nó!”.
Dòng họ đầu không mọc tóc qua 3 thế hệ là gia đình của bác Phan Văn Long (57 tuổi) ngụ ấp Thanh Bình, xã Tân Bình, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Qua 3 thế hệ đầu tóc chỉ lơ thơ vài sợi tóc tơ đến nay gia đình bác Long vẫn chưa xác định được nguyên nhân của căn bệnh lạ lùng này.
Để tìm hiểu căn bệnh lạ này, PV tìm đến gia đình bác Long và gặp anh Phan Văn Lá (34 tuổi) – con trai lớn của bác Long, nhưng khi gặp anh Lá chúng tôi ngộ nhận là bác Long. Chẳng hiểu do anh lao động nhiều làm anh già đi hay vì căn bệnh trọc đầu khiến chúng tôi nhìn anh là ông già 50 tuổi.
Cháu Thư và cháu Muội (đời thứ 3) đầu không còn nhẵn trụi nữa nhưng chỉ lơ thơ như thế này
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đời ông nội của anh Lá, ông nội và các chú đầu tóc bình thường. Chỉ riêng ba anh Lá là bác Phan Văn Long là đầu tóc nhẵn trụi từ lúc sinh ra cho đến bây giờ. Khi bác Long lập gia đình sinh ra 4 đứa con thì tỷ lệ đầu trọc tăng lên, vì có đến 3 đứa con giống bác Long.
“Gen” đầu trọc không dừng lại ở đó khi anh Lá và người em kế là chị Phan Thị Hằng sinh ra 2 đứa con thì mỗi người có 1 đứa con trên đầu chỉ lơ thơ vài sợi tóc mịn như tóc trẻ sơ sinh.
Em Phan Thị Anh Thư (con anh Lá) đang học lớp 6 trường THCS Thạnh Phú rụt rè cho biết: “Ban đầu cháu đi học cũng bị bạn bè trêu trọc là ni cô. Sau đó bạn bè hiểu “nỗi khổ” của gia đình em nên không còn trêu ghẹo nữa. Nhưng đi đâu, mọi người cứ tưởng em đang bị bệnh ung thư gì đó nên tóc mới rụng hết!”
Riêng chị Hằng nhìn cháu Thư và cháu Võ Thị Muội (con của chị Hằng) bùi ngùi nói: “Nếu hai cháu nó là con trai thì việc đầu không tóc càng khỏe, khỏi tốn tiền cắt tóc. Chỉ tội hai cháu là con gái nên vài năm nữa cũng phải sắm cho tụi nó mớ tóc, chứ con gái lớn rồi mà đầu tóc nhẵn trụi như vậy, tội nghiệp chúng nó!”.