1. Những hòn đá di động:
Chúng
ta đã từng nghe đến ban nhạc lừng danh Những Hòn đá lăn (Rolling
Stones) của Anh, nhưng còn có một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ khác
cũng có tên "Những hòn đá di động", vốn là những hòn đá "bơi" trên bùn
cát sa mạc Death Valley ở hạt Inyo, bang California (Mỹ), từ trước đến
nay đã trở thành đề tài tranh cãi của giới khoa học. Những hòn đá nặng
hàng tấn di chuyển hàng trăm mét cùng một lúc. Nhiều giả thuyết cho
rằng những hòn đã này di chuyển do tác động trực tiếp của gió và tuyết
trên bề mặt sa mạc, nhưng cách giải thích trên ít có sứcc thuyết phục
vì có nhiều hòn đá di chuyển cùng một lúc nhưng lại theo các hướng khác
nhau. Sức gió phải rất mạnh mới có thể làm cho những hòn đá này di
chuyển được trên bề mặt cát và bùn. Đến nay hiện tượng này vẫn còn là
một bí ẩn đối với khoa học.
2. Những cột đá basalt
Hai
khối đá basalt dạng cột nổi tiếng nhất thế giới hiện nay là khối đá
Giant's causeway (Đường đắp khổng lồ) ở bờ biển Ireland và khối đá
Devil's Tower (Tháp Quỹ) ở bang Wyoming - Mỹ. Cả hai khối đa rất đẹp
này đều do thiên nhiên tạo ra, có hình dạng cột đứng giống như những
kiến trức nhân tạo. Có giả thuyết cho rằng khối đá được hình thành từ
nham thạch núi lửa, nhưng người ta vẫn chưa giải thích được vì sao nó
có sáu cạnh và dựng đứng như vậy.
3. Những hố ngầm dưới lòng đại dương
Những
hố ngầm dưới đáy biển hay còn gọi là những hố xanh (blue holes) do
thiên nhiên tạo ra sâu đến hàng trăm mét. Một số hố sâu chứa đựng nhiều
hóa thạch cổ được bảo quản hầu như nguyên vẹn. Đến nay khoa học vẫn
chưa giải thích được bí ẩn của sự hình thành các hố sâu này.
4. Thủy triều đỏ
Là
một trong nhưng hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, còn gọi là những cơn
sóng tảo có màu đỏ tươi như máu phủ trên diện tích rộng. Theo nghiên
cứu, phần lớn những cơn thủy triều đỏ này vô hại những cũng có cơn thủy
triều đỏ chứa nhiều chất độc hại đối với con người, các loài chim và
các sinh vật biển. Đến nay người ta vẫn chưa lý giải được tại sao có
hiện tượng kỳ lạ này.
5. Vòng tròn tuyết
Những
vòng tròn tuyết bí ẩn đường kính từ 10m đến trên 150m được hình thành
từ quá trình chuyển động theo vòng tròn tuyết, song cách giải thích
trên vẫn chưa thỏa mãn bởi lẽ có những vòng tròn rất lớn phía dưới lại
không có tuyết.
6. Những đám mây hình thấu kính
Những
đám mây hình thấu kính (mammatus clouds) hình thành dọc theo các dãy
núi cao là dấu hiệu báo trước sự thay đổi về thời tiết như gió bão, lụt
lội. Thành phần chính bao gồm tuyết và hơi nước trải dài trên diện tích
rộng hàng trăm km theo các hướng khác nhau, tồn tại trong khoảng thời
gian từ 10 đến 15 phút.
7. Cầu vòng lửa
Những
cầu vòng lửa (fire rainbows) là hiện tượng thiên nhiên xuất hiện tại
nhiều nới trên trái đất không giống những cầu vòng khác. Cầu vòng lửa
xuất hiện khi ánh sáng xuyên qua các đám mây xoắn ở trên cao. Để tạo ra
những cầu vòng lửa, các tinh thể trong đám mây xoắn phải có hình dáng
như những chiếc đĩa bay và có các mặt song song với mặt đất. Ánh sáng
xuyên thẳng mặt phía trên và đi ra ở mặt phía dưới rồi bị khúc xạ giống
như ánh sáng đi qua lăng kính. Tuy nhiên đây chỉ là một cách giải thích
và bí ẩn của cầu vòng lửa đến nay vẫn chưa được khám phá.
Chúng
ta đã từng nghe đến ban nhạc lừng danh Những Hòn đá lăn (Rolling
Stones) của Anh, nhưng còn có một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ khác
cũng có tên "Những hòn đá di động", vốn là những hòn đá "bơi" trên bùn
cát sa mạc Death Valley ở hạt Inyo, bang California (Mỹ), từ trước đến
nay đã trở thành đề tài tranh cãi của giới khoa học. Những hòn đá nặng
hàng tấn di chuyển hàng trăm mét cùng một lúc. Nhiều giả thuyết cho
rằng những hòn đã này di chuyển do tác động trực tiếp của gió và tuyết
trên bề mặt sa mạc, nhưng cách giải thích trên ít có sứcc thuyết phục
vì có nhiều hòn đá di chuyển cùng một lúc nhưng lại theo các hướng khác
nhau. Sức gió phải rất mạnh mới có thể làm cho những hòn đá này di
chuyển được trên bề mặt cát và bùn. Đến nay hiện tượng này vẫn còn là
một bí ẩn đối với khoa học.
2. Những cột đá basalt
Hai
khối đá basalt dạng cột nổi tiếng nhất thế giới hiện nay là khối đá
Giant's causeway (Đường đắp khổng lồ) ở bờ biển Ireland và khối đá
Devil's Tower (Tháp Quỹ) ở bang Wyoming - Mỹ. Cả hai khối đa rất đẹp
này đều do thiên nhiên tạo ra, có hình dạng cột đứng giống như những
kiến trức nhân tạo. Có giả thuyết cho rằng khối đá được hình thành từ
nham thạch núi lửa, nhưng người ta vẫn chưa giải thích được vì sao nó
có sáu cạnh và dựng đứng như vậy.
3. Những hố ngầm dưới lòng đại dương
Những
hố ngầm dưới đáy biển hay còn gọi là những hố xanh (blue holes) do
thiên nhiên tạo ra sâu đến hàng trăm mét. Một số hố sâu chứa đựng nhiều
hóa thạch cổ được bảo quản hầu như nguyên vẹn. Đến nay khoa học vẫn
chưa giải thích được bí ẩn của sự hình thành các hố sâu này.
4. Thủy triều đỏ
Là
một trong nhưng hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, còn gọi là những cơn
sóng tảo có màu đỏ tươi như máu phủ trên diện tích rộng. Theo nghiên
cứu, phần lớn những cơn thủy triều đỏ này vô hại những cũng có cơn thủy
triều đỏ chứa nhiều chất độc hại đối với con người, các loài chim và
các sinh vật biển. Đến nay người ta vẫn chưa lý giải được tại sao có
hiện tượng kỳ lạ này.
5. Vòng tròn tuyết
Những
vòng tròn tuyết bí ẩn đường kính từ 10m đến trên 150m được hình thành
từ quá trình chuyển động theo vòng tròn tuyết, song cách giải thích
trên vẫn chưa thỏa mãn bởi lẽ có những vòng tròn rất lớn phía dưới lại
không có tuyết.
6. Những đám mây hình thấu kính
Những
đám mây hình thấu kính (mammatus clouds) hình thành dọc theo các dãy
núi cao là dấu hiệu báo trước sự thay đổi về thời tiết như gió bão, lụt
lội. Thành phần chính bao gồm tuyết và hơi nước trải dài trên diện tích
rộng hàng trăm km theo các hướng khác nhau, tồn tại trong khoảng thời
gian từ 10 đến 15 phút.
7. Cầu vòng lửa
Những
cầu vòng lửa (fire rainbows) là hiện tượng thiên nhiên xuất hiện tại
nhiều nới trên trái đất không giống những cầu vòng khác. Cầu vòng lửa
xuất hiện khi ánh sáng xuyên qua các đám mây xoắn ở trên cao. Để tạo ra
những cầu vòng lửa, các tinh thể trong đám mây xoắn phải có hình dáng
như những chiếc đĩa bay và có các mặt song song với mặt đất. Ánh sáng
xuyên thẳng mặt phía trên và đi ra ở mặt phía dưới rồi bị khúc xạ giống
như ánh sáng đi qua lăng kính. Tuy nhiên đây chỉ là một cách giải thích
và bí ẩn của cầu vòng lửa đến nay vẫn chưa được khám phá.