(NLĐO) -
Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau có khoảng 60 ngàn dân sống ở hai bờ sông Ông Đốc. Từ bao đời, người dân phải sống cảnh lụy đò, nên luôn mơ ước có một chiếc cầu bắc qua sông này. Lẽ đó, năm 2012, UBND tỉnh Cà Mau đã kêu gọi đầu tư nhưng không có doanh nghiệp nào tham gia vì kinh phí để xây cầu là khá lớn.
Để rồi đến năm 2013, ông Đặng Lợi, Chủ DNTN Đặng Lợi (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) là người đầu tiên xin đầu tư xây dựng cầu sông Ông Đốc theo hình thức BOT. Tháng 8-2014, Thường trực UBND tỉnh Cà Mau đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng cầu sông Ông Đốc theo phương án đề xuất của nhà đầu tư Đặng Lợi.
Vị trí được chọn xây cầu ngang sông Ông Đốc
Để chuẩn bị cho việc xây cầu, DNTN Đặng Lợi đã bỏ ra hơn 5 tỉ đồng để thuê chuyên gia khảo sát, thiết kế, đồng thời thỏa thuận mua lại 5 căn nhà của 2 hộ dân để lấy mặt bằng.
Lúc này, DNTN Hữu Hon ở thị trấn Sông Đốc và bà Nguyễn Thị Thúy, chủ phà đang hợp tác khai thác bến phà Sông Đốc với BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau bất ngờ nộp đơn đăng ký đầu tư xây dựng cầu ngang sông Ông Đốc nên UBND tỉnh chỉ đạo phải tổ chức xét chọn nhà thầu theo quy định.
Ngày 30-12-2014, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định thành lập Hội đồng lựa chọn nhà Đầu tư cầu dân sinh có thu phí, gồm: Ông Dương Hoài Nam, Giám đốc Sở GTVT (Chủ tịch hội đồng) và các thành viên là phó giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính cùng với Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời.
Tháng 3-2015, Hội đồng công bố kết quả nhà đầu tư được lựa chọn là DNTN Đặng Lợi với số điểm áp đảo 2 nhà đầu tư còn lại. Ngoài ra, nhà đầu tư Đặng Lợi được 80% thành viên trong Hội đồng đánh giá đạt yêu cầu, trong khi tỉ lệ này của 2 nhà thầu còn lại là bằng không. Theo hồ sơ thì nguyên nhân chính mà các nhà thầu này không được chọn là do năng lực tài chính không đảm bảo và thời gian thi công kéo dài...
Không chấp nhận với kết quả trên, bà Thúy làm đơn yêu cầu UBND tỉnh xem xét lại kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Đồng thời chứng minh thêm năng lực tài chính với một số bất động sản, vốn huy động từ người thân.
Ngày 13-5-2015, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của thường trực UBND tỉnh Cà Mau, yêu cầu tổ chức thực hiện lại việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng cầu sông Ông Đốc.
Lý do được Thường trực UBND tỉnh đưa ra là Hội đồng lựa chọn nhà đầu tư mới thành lập nên còn thiếu kinh nghiệm, còn hạn chế về chuyên môn. Đồng thời việc đấu thầu lại để đảm bảo khách quan, minh bạch, tránh việc nhà thầu không được chọn sẽ còn tiếp tục khiếu nại…
Khoảng 6 vạn dân ở thị trấn Sông Đốc còn chịu cảnh lụy phà
Ngày 29-5-2015, ông Dương Hoài Nam, Giám đốc sở GTVT, chủ tịch Hội đồng lựa chọn nhà đầu tư đã có báo cáo giải trình gửi thường trực UBND tỉnh, khẳng định lại việc lựa chọn nhà thầu là khách quan, trên cơ sở các tiêu chí tính điểm mà hội đồng đưa ra theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật và quyết định của chủ tịch UBND tỉnh.
Ông Nam cũng khẳng định, Hội đồng được chọn là các lãnh đạo chuyên ngành của các sở, có đủ điều kiện chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm nên việc kiện toàn lại Hội đồng lựa chọn nhà đầu tư theo yêu cầu của chủ tịch UBND tỉnh là không cần thiết…
Ngày 19-6-2015, ông Mai Hữu Chinh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng có báo cáo gửi thường trực UBND tỉnh, khẳng định Hội đồng lựa chọn nhà đầu tư đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư cầu ngang sông Ông Đốc theo trình tự, thủ tục đầu tư cầu dân sinh có thu phí trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1762 ngày 21-11-2014; việc đánh giá hồ sơ đề xuất phù hợp với tiêu chí đánh giá đã được hội đồng phê duyệt và các quy định hiện hành.
Tuy nhiên, ngày 6-7-2015, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau vẫn tiếp tục có công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở GTVT; Hội đồng lựa chọn nhà đầu tư cầu dân sinh có thu phí, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của thường trực UBND tỉnh Cà Mau, không chấp nhận giải trình, đề nghị thực hiện lại việc lựa chọn nhà đầu tư.
Làm việc với Báo Người Lao Động, ông Dương Hoài Nam khẳng định: Qui trình lựa chọn nhà thầu đã được thực hiện rất chặt chẽ nên bảo đảm tính công bằng, minh bạch.
“Khi xây dựng các tiêu chí tính điểm, tất cả thành viên trong hội đồng đều không được biết trước nội dung của các hồ sơ dự thầu vì đã được niêm phong, giữ bí mật tuyệt đối. Khi mở thầu, các thành viên mới xem hồ sơ, chấm điểm độc lập dựa theo các tiêu chí tính điểm đã được hội đồng phê duyệt. Sau đó, tập hợp các kết quả lại để chọn nhà thầu tốt nhất. Kết quả hồ sơ của DNTN Đặng Lợi đạt điểm gần thang điểm 100, trong khi 2 nhà thầu còn lại không đạt thang điểm tối thiểu là 70 nên đương nhiên nhà thầu được chọn là DNTN Đặng Lợi”, ông Nam nói.
Khi chúng tôi đặt vấn đề có cần thiết phải hủy kết quả xét thầu hay không và cơ sở nào để hủy thì ông Nam nói: “Chúng tôi đã giải trình rất cụ thể rồi nhưng thường trực không chấp nhận thì đành chịu vậy thôi!”.
Bài & ảnh: DUY NHÂN
Các cơ quan chuyên môn nằm trong Hội đồng lựa chọn nhà đầu tư đều khẳng định qui trình xét thầu được làm chặt chẽ, công bằng, không có sai sót. Vậy mà, "quan tỉnh" vẫn cứ bắt làm lại, bất chấp phản ứng.
Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau có khoảng 60 ngàn dân sống ở hai bờ sông Ông Đốc. Từ bao đời, người dân phải sống cảnh lụy đò, nên luôn mơ ước có một chiếc cầu bắc qua sông này. Lẽ đó, năm 2012, UBND tỉnh Cà Mau đã kêu gọi đầu tư nhưng không có doanh nghiệp nào tham gia vì kinh phí để xây cầu là khá lớn.
Bị “lật kèo” vẫn trúng thầu
Để rồi đến năm 2013, ông Đặng Lợi, Chủ DNTN Đặng Lợi (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) là người đầu tiên xin đầu tư xây dựng cầu sông Ông Đốc theo hình thức BOT. Tháng 8-2014, Thường trực UBND tỉnh Cà Mau đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng cầu sông Ông Đốc theo phương án đề xuất của nhà đầu tư Đặng Lợi.
Vị trí được chọn xây cầu ngang sông Ông Đốc
Để chuẩn bị cho việc xây cầu, DNTN Đặng Lợi đã bỏ ra hơn 5 tỉ đồng để thuê chuyên gia khảo sát, thiết kế, đồng thời thỏa thuận mua lại 5 căn nhà của 2 hộ dân để lấy mặt bằng.
Lúc này, DNTN Hữu Hon ở thị trấn Sông Đốc và bà Nguyễn Thị Thúy, chủ phà đang hợp tác khai thác bến phà Sông Đốc với BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau bất ngờ nộp đơn đăng ký đầu tư xây dựng cầu ngang sông Ông Đốc nên UBND tỉnh chỉ đạo phải tổ chức xét chọn nhà thầu theo quy định.
Ngày 30-12-2014, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định thành lập Hội đồng lựa chọn nhà Đầu tư cầu dân sinh có thu phí, gồm: Ông Dương Hoài Nam, Giám đốc Sở GTVT (Chủ tịch hội đồng) và các thành viên là phó giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính cùng với Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời.
Tháng 3-2015, Hội đồng công bố kết quả nhà đầu tư được lựa chọn là DNTN Đặng Lợi với số điểm áp đảo 2 nhà đầu tư còn lại. Ngoài ra, nhà đầu tư Đặng Lợi được 80% thành viên trong Hội đồng đánh giá đạt yêu cầu, trong khi tỉ lệ này của 2 nhà thầu còn lại là bằng không. Theo hồ sơ thì nguyên nhân chính mà các nhà thầu này không được chọn là do năng lực tài chính không đảm bảo và thời gian thi công kéo dài...
Hủy kết quả vì… thường trực bảo thế!
Không chấp nhận với kết quả trên, bà Thúy làm đơn yêu cầu UBND tỉnh xem xét lại kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Đồng thời chứng minh thêm năng lực tài chính với một số bất động sản, vốn huy động từ người thân.
Ngày 13-5-2015, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của thường trực UBND tỉnh Cà Mau, yêu cầu tổ chức thực hiện lại việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng cầu sông Ông Đốc.
Lý do được Thường trực UBND tỉnh đưa ra là Hội đồng lựa chọn nhà đầu tư mới thành lập nên còn thiếu kinh nghiệm, còn hạn chế về chuyên môn. Đồng thời việc đấu thầu lại để đảm bảo khách quan, minh bạch, tránh việc nhà thầu không được chọn sẽ còn tiếp tục khiếu nại…
Khoảng 6 vạn dân ở thị trấn Sông Đốc còn chịu cảnh lụy phà
Ngày 29-5-2015, ông Dương Hoài Nam, Giám đốc sở GTVT, chủ tịch Hội đồng lựa chọn nhà đầu tư đã có báo cáo giải trình gửi thường trực UBND tỉnh, khẳng định lại việc lựa chọn nhà thầu là khách quan, trên cơ sở các tiêu chí tính điểm mà hội đồng đưa ra theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật và quyết định của chủ tịch UBND tỉnh.
Ông Nam cũng khẳng định, Hội đồng được chọn là các lãnh đạo chuyên ngành của các sở, có đủ điều kiện chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm nên việc kiện toàn lại Hội đồng lựa chọn nhà đầu tư theo yêu cầu của chủ tịch UBND tỉnh là không cần thiết…
Ngày 19-6-2015, ông Mai Hữu Chinh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng có báo cáo gửi thường trực UBND tỉnh, khẳng định Hội đồng lựa chọn nhà đầu tư đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư cầu ngang sông Ông Đốc theo trình tự, thủ tục đầu tư cầu dân sinh có thu phí trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1762 ngày 21-11-2014; việc đánh giá hồ sơ đề xuất phù hợp với tiêu chí đánh giá đã được hội đồng phê duyệt và các quy định hiện hành.
Tuy nhiên, ngày 6-7-2015, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau vẫn tiếp tục có công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở GTVT; Hội đồng lựa chọn nhà đầu tư cầu dân sinh có thu phí, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của thường trực UBND tỉnh Cà Mau, không chấp nhận giải trình, đề nghị thực hiện lại việc lựa chọn nhà đầu tư.
Làm việc với Báo Người Lao Động, ông Dương Hoài Nam khẳng định: Qui trình lựa chọn nhà thầu đã được thực hiện rất chặt chẽ nên bảo đảm tính công bằng, minh bạch.
“Khi xây dựng các tiêu chí tính điểm, tất cả thành viên trong hội đồng đều không được biết trước nội dung của các hồ sơ dự thầu vì đã được niêm phong, giữ bí mật tuyệt đối. Khi mở thầu, các thành viên mới xem hồ sơ, chấm điểm độc lập dựa theo các tiêu chí tính điểm đã được hội đồng phê duyệt. Sau đó, tập hợp các kết quả lại để chọn nhà thầu tốt nhất. Kết quả hồ sơ của DNTN Đặng Lợi đạt điểm gần thang điểm 100, trong khi 2 nhà thầu còn lại không đạt thang điểm tối thiểu là 70 nên đương nhiên nhà thầu được chọn là DNTN Đặng Lợi”, ông Nam nói.
Khi chúng tôi đặt vấn đề có cần thiết phải hủy kết quả xét thầu hay không và cơ sở nào để hủy thì ông Nam nói: “Chúng tôi đã giải trình rất cụ thể rồi nhưng thường trực không chấp nhận thì đành chịu vậy thôi!”.
Doanh nghiệp đưa phà hưởng lợi
“Nhiều người dân ở thị trấn Sông Đốc đang chờ đợi chiếc cầu từng ngày trong khi các cơ quan chức năng ở tỉnh thì cứ dùng dằng, không giải quyết dứt điểm được việc chọn nhà đầu tư dù đã tổ chức đấu thầu xong. Việc tranh chấp kéo dài chẳng ai được lợi, ngoại trừ doanh nghiệp đang khai thác bến phà”, ông Lâm Hoàng Khang, một người dân ở thị trấn Sông Đốc nêu ý kiến.
Bến phà sông Ông Đốc mỗi ngày lợi nhuận hàng chục triệu đồng
Bài & ảnh: DUY NHÂN