Tại sao chúng ta lại gọi từ “ba”, “má” đầu tiên, vì sao chúng ta lại có thóp, lý do khiến ta không nhớ gì về thời thơ ấu...
1. Tại sao chúng ta lại gọi những từ liên quan đến “ba”, “má” đầu tiên?
Có một điều hiển nhiên mà ai trong chúng ta cũng đều biết rõ: đó là một em bé khi sinh ra thì luôn được dạy nói và khi biết nói, từ đầu tiên bé phát ra thường là những từ liên quan đến gia đình như “ba”, “má”, “bà”. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại thế không?
Sự thật tưởng chừng như đương nhiên ấy thực ra có căn cứ khoa học. Nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới đã chứng minh rằng: trong phần lớn các loại ngôn ngữ, những cụm từ dùng để chỉ bố mẹ - những người thân nhất của bé khi mới sinh bao giờ cũng được phát âm rất ngắn, đơn giản, thậm chí có những âm lặp lại.
Chẳng hạn như là “papa”, “dada”, “mama” hay “tata”… Và đây hoàn toàn không phải một điều ngẫu nhiên.
Trong một thí nghiệm khác, người ta tiến hành chụp cắt lớp não của 22 trẻ sơ sinh (2 - 3 ngày tuổi). Kết quả cho thấy rằng, khi được nghe các âm thanh, từ khác nhau, não bé đặc biệt nhạy cảm và hầu như chỉ nghe được những từ ngữ có hai âm tiết cuối lặp lại như “penana” hay “mubaba”.
Điều đó cũng có nghĩa là, những từ “ba”, “má” hay “papa”, “mama” là những từ rất dễ học, nhắc lại đối với trẻ. Thêm vào đó, tần suất lặp lại những từ ấy hàng ngày rất nhiều, nên việc bé biết gọi ba, mẹ đầu tiên là chuyện đương nhiên.
2. Tại sao bạn không nhớ mình như thế nào khi còn là trẻ con?
Thêm một sự thật hiển nhiên mà hẳn là rất nhiều người không hiểu vì sao: trong chúng ta mọi người đều không thể nhớ được khi mới sinh ra mình đã làm gì, khóc ra sao, như thế nào… Chúng ta gần như không có ý niệm, kỉ niệm về thời điểm đầu đời ấy.
Cơ chế của việc ghi nhớ, hình thành các kỉ niệm ở người lớn rất khác trẻ em. Chúng ta hình thành các kí ức dựa vào một thứ gọi là bộ nhớ nhiều tập, được một bộ phận tên hippocampus đảm trách.
Nói đơn giản, bộ nhớ ấy lưu giữ các kỉ niệm bằng cách tập hợp những sự kiện cụ thể lại với nhau, liên kết chúng qua các noron thần kinh, giống như việc bó các bông hoa lại thành một bó, thành một kỉ niệm.
Ở trẻ sơ sinh thì khác. Từ 2 - 4 tuổi, giai đoạn này, nhận thức của trẻ tiến triển rất nhanh. Thực ra, não hoàn toàn ghi nhớ được khi ấy chúng ta ra sao song công cụ được sử dụng lại là cái được gọi là “bộ nhớ ngữ nghĩa”, thiếu hẳn đi “bộ nhớ nhiều tập” như người lớn.
“Bộ nhớ nhiều tập” quá phức tạp đối với một đứa trẻ sơ sinh và nó không cần thiết cho quá trình học tập, bước vào thế giới của con trẻ.
Chính vì vậy, trẻ em khi lớn sẽ không thể nào nhớ được những gì đã xảy ra với chúng, đó là lẽ bình thường của cuộc sống. Bạn có thể xem thêm lý giải chi tiết tại đây.
3. Tại sao ai trong chúng ta cũng có thóp trên đầu?
Mọi em bé khi sinh ra đều có thóp trên đỉnh đầu, điều này không có gì là lạ cả, nhưng hiểu tường tận về nó thì không phải ai cũng biết.
Thóp là những điểm trũng giữa những khớp nối trên xương sọ trẻ sơ sinh sau khi ra đời. Chúng rất mềm và khi sờ vào có thể cảm nhận được nhịp đập phập phồng như hơi thở. Thông thường, mọi đứa trẻ đều sở hữu khoảng 6 thóp trên đầu, 4 cái ở 2 bên, 1 cái giữa xương gáy và 1 thóp ở đỉnh đầu.
Tuy nhiên, nếu bây giờ sờ lên đầu thì chắc chắn bạn sẽ thấy thóp của bạn đã biến mất, không còn dấu tích nào nữa.
Đáp án là bởi thóp sinh ra trong quá trình mang thai giúp bảo vệ não bộ - bộ phận quan trọng bậc nhất cơ thể. Sau đó, dần dần theo thời gian, nhất là sau khi bé ra đời khoảng 12 - 18 tháng thì thóp đóng hẳn và biến mất vĩnh viễn.
Thóp có cơ chế bảo vệ cho não rất tinh vi. Nói một cách đơn giản, khi chúng ta ra khỏi bụng mẹ, cơ thể người mẹ sẽ ép đầu chúng ta rất mạnh, với cấu trúc xương sọ chưa ổn định thì rất có thể não sẽ phải chịu áp suất rất lớn, thậm chí gây ra chảy máu não, mắt, màng xương…
Thóp sinh ra như một khoảng hở đàn hồi trên hộp sọ, giúp giảm thiểu tối đa áp lực ấy, giúp não được an toàn và trẻ sơ sinh không bị đau.
1. Tại sao chúng ta lại gọi những từ liên quan đến “ba”, “má” đầu tiên?
Có một điều hiển nhiên mà ai trong chúng ta cũng đều biết rõ: đó là một em bé khi sinh ra thì luôn được dạy nói và khi biết nói, từ đầu tiên bé phát ra thường là những từ liên quan đến gia đình như “ba”, “má”, “bà”. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại thế không?
Sự thật tưởng chừng như đương nhiên ấy thực ra có căn cứ khoa học. Nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới đã chứng minh rằng: trong phần lớn các loại ngôn ngữ, những cụm từ dùng để chỉ bố mẹ - những người thân nhất của bé khi mới sinh bao giờ cũng được phát âm rất ngắn, đơn giản, thậm chí có những âm lặp lại.
Chẳng hạn như là “papa”, “dada”, “mama” hay “tata”… Và đây hoàn toàn không phải một điều ngẫu nhiên.
Trong một thí nghiệm khác, người ta tiến hành chụp cắt lớp não của 22 trẻ sơ sinh (2 - 3 ngày tuổi). Kết quả cho thấy rằng, khi được nghe các âm thanh, từ khác nhau, não bé đặc biệt nhạy cảm và hầu như chỉ nghe được những từ ngữ có hai âm tiết cuối lặp lại như “penana” hay “mubaba”.
Điều đó cũng có nghĩa là, những từ “ba”, “má” hay “papa”, “mama” là những từ rất dễ học, nhắc lại đối với trẻ. Thêm vào đó, tần suất lặp lại những từ ấy hàng ngày rất nhiều, nên việc bé biết gọi ba, mẹ đầu tiên là chuyện đương nhiên.
2. Tại sao bạn không nhớ mình như thế nào khi còn là trẻ con?
Thêm một sự thật hiển nhiên mà hẳn là rất nhiều người không hiểu vì sao: trong chúng ta mọi người đều không thể nhớ được khi mới sinh ra mình đã làm gì, khóc ra sao, như thế nào… Chúng ta gần như không có ý niệm, kỉ niệm về thời điểm đầu đời ấy.
Cơ chế của việc ghi nhớ, hình thành các kỉ niệm ở người lớn rất khác trẻ em. Chúng ta hình thành các kí ức dựa vào một thứ gọi là bộ nhớ nhiều tập, được một bộ phận tên hippocampus đảm trách.
Nói đơn giản, bộ nhớ ấy lưu giữ các kỉ niệm bằng cách tập hợp những sự kiện cụ thể lại với nhau, liên kết chúng qua các noron thần kinh, giống như việc bó các bông hoa lại thành một bó, thành một kỉ niệm.
Ở trẻ sơ sinh thì khác. Từ 2 - 4 tuổi, giai đoạn này, nhận thức của trẻ tiến triển rất nhanh. Thực ra, não hoàn toàn ghi nhớ được khi ấy chúng ta ra sao song công cụ được sử dụng lại là cái được gọi là “bộ nhớ ngữ nghĩa”, thiếu hẳn đi “bộ nhớ nhiều tập” như người lớn.
“Bộ nhớ nhiều tập” quá phức tạp đối với một đứa trẻ sơ sinh và nó không cần thiết cho quá trình học tập, bước vào thế giới của con trẻ.
Chính vì vậy, trẻ em khi lớn sẽ không thể nào nhớ được những gì đã xảy ra với chúng, đó là lẽ bình thường của cuộc sống. Bạn có thể xem thêm lý giải chi tiết tại đây.
3. Tại sao ai trong chúng ta cũng có thóp trên đầu?
Mọi em bé khi sinh ra đều có thóp trên đỉnh đầu, điều này không có gì là lạ cả, nhưng hiểu tường tận về nó thì không phải ai cũng biết.
Thóp là những điểm trũng giữa những khớp nối trên xương sọ trẻ sơ sinh sau khi ra đời. Chúng rất mềm và khi sờ vào có thể cảm nhận được nhịp đập phập phồng như hơi thở. Thông thường, mọi đứa trẻ đều sở hữu khoảng 6 thóp trên đầu, 4 cái ở 2 bên, 1 cái giữa xương gáy và 1 thóp ở đỉnh đầu.
Tuy nhiên, nếu bây giờ sờ lên đầu thì chắc chắn bạn sẽ thấy thóp của bạn đã biến mất, không còn dấu tích nào nữa.
Đáp án là bởi thóp sinh ra trong quá trình mang thai giúp bảo vệ não bộ - bộ phận quan trọng bậc nhất cơ thể. Sau đó, dần dần theo thời gian, nhất là sau khi bé ra đời khoảng 12 - 18 tháng thì thóp đóng hẳn và biến mất vĩnh viễn.
Thóp có cơ chế bảo vệ cho não rất tinh vi. Nói một cách đơn giản, khi chúng ta ra khỏi bụng mẹ, cơ thể người mẹ sẽ ép đầu chúng ta rất mạnh, với cấu trúc xương sọ chưa ổn định thì rất có thể não sẽ phải chịu áp suất rất lớn, thậm chí gây ra chảy máu não, mắt, màng xương…
Thóp sinh ra như một khoảng hở đàn hồi trên hộp sọ, giúp giảm thiểu tối đa áp lực ấy, giúp não được an toàn và trẻ sơ sinh không bị đau.