TTO - Ít nhất 130 người chết trong ngày 15-10, trong đó có 3 trẻ em trúng pháo cối, là diễn biến mới nhất trong xung đột ngày càng khốc liệt giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy ở Syria.
Một người đàn ông bị thương trong cuộc đụng độ giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy ở Aleppo - Ảnh: AFP
Theo AFP, trong số 130 người chết có 78 dân thường. Hai lực lượng đối đầu đổ lỗi cho nhau trong việc phần lớn nhà thờ cổ Umayyad - một di sản thế giới được UNESCO công nhận, ở Aleppo bị cháy sau các cuộc giao tranh.
Tổ chức quan sát nhân quyền Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội Chính phủ Syria đã dùng bom chùm để tăng mức sát thương, tàn phá và hối thúc chính quyền Tổng thống Assad ngừng dùng loại vũ khí này. Tuy nhiên, quân đội Syria phủ nhận sở hữu và sử dụng bom chùm.
New York Times đưa tin phần lớn vũ khí được vận chuyển cho lực lượng nổi dậy Syria lại rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan, chứ không phải những nhóm đối lập với Chính phủ Syria mà phương Tây muốn hậu thuẫn. Tờ báo này cho hay Mỹ không trực tiếp chuyển vũ khí cho lực lượng nổi dậy Syria nhưng có thể Saudi Arabia và Qatar đã thực hiện việc này.
Người dân Aleppo dập tắt các đám cháy ở các tòa nhà bị bom đánh trúng ngày 15-10 - Ảnh: AFP
Quốc gia láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ liên tục kiểm soát chặt chẽ các máy bay bay qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ đến Syria. Ngày 15-10, Thổ Nhĩ Kỳ ép một máy bay Armenia hạ cánh xuống thành phố Erzurum để kiểm tra hàng hóa vì nghi máy bay này chở đạn dược tới Aleppo. Trước đó, ngày 10-10, họ cũng ép một máy bay từ Matxcơva đến Damascus hạ cánh giữa chừng và cho hay trên máy bay chứa lượng lớn thiết bị liên lạc quân sự.
Liên minh châu Âu hôm 15-10 cũng ra quyết định áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương về kinh tế đối với Damascus.
Phái viên hòa bình quốc tế Lakhdar Brahimi ngày 15-10 kêu gọi ngừng bắn ở Syria vào dịp lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo Muslim cuối tháng 10 này. Ông Brahimi đang có chuyến công du các nước láng giềng của Syria, trong đó có Iraq - đồng minh thân cận nhất của Syria với sự kiểm soát của đa số người Hồi giáo dòng Shiite, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ - hai quốc gia đối lập của Syria do người Hồi giáo dòng Sunni lãnh đạo.
“Ngừng bắn sẽ tạo ra một cơ hội thuận lợi để đi đến các tiến bộ về mặt chính trị”, ông Brahimi nói.
Thành phố Aleppo đổ nát vì nội chiến - Ảnh: AFP.
Khủng hoảng phức tạp ở Syria còn lan sang biên giới các quốc gia láng giềng, trong đó có Libăng và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau một vụ pháo kích từ Syria làm 5 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng hôm 3-10, hai bên đấu pháo kích trong vòng một tuần liền xuyên biên giới. Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm bay đối với các loại máy bay của Syria, trong khi Syria cũng đáp trả bằng động thái tương tự.
Ukraine hôm 15-10 xác nhận một nhà báo của họ làm việc cho đội ngũ truyền hình Nga đã bị bắt cóc tại Syria và hiện nằm trong tay Quân đội Syria tự do đối lập với quân chính phủ.
Đến nay số thương vong từ cuộc nội chiến ở Syria đã lên đến hơn 33.000 người sau 19 tháng bất ổn.
Một người đàn ông bị thương trong cuộc đụng độ giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy ở Aleppo - Ảnh: AFP
Theo AFP, trong số 130 người chết có 78 dân thường. Hai lực lượng đối đầu đổ lỗi cho nhau trong việc phần lớn nhà thờ cổ Umayyad - một di sản thế giới được UNESCO công nhận, ở Aleppo bị cháy sau các cuộc giao tranh.
Tổ chức quan sát nhân quyền Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội Chính phủ Syria đã dùng bom chùm để tăng mức sát thương, tàn phá và hối thúc chính quyền Tổng thống Assad ngừng dùng loại vũ khí này. Tuy nhiên, quân đội Syria phủ nhận sở hữu và sử dụng bom chùm.
New York Times đưa tin phần lớn vũ khí được vận chuyển cho lực lượng nổi dậy Syria lại rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan, chứ không phải những nhóm đối lập với Chính phủ Syria mà phương Tây muốn hậu thuẫn. Tờ báo này cho hay Mỹ không trực tiếp chuyển vũ khí cho lực lượng nổi dậy Syria nhưng có thể Saudi Arabia và Qatar đã thực hiện việc này.
Người dân Aleppo dập tắt các đám cháy ở các tòa nhà bị bom đánh trúng ngày 15-10 - Ảnh: AFP
Quốc gia láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ liên tục kiểm soát chặt chẽ các máy bay bay qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ đến Syria. Ngày 15-10, Thổ Nhĩ Kỳ ép một máy bay Armenia hạ cánh xuống thành phố Erzurum để kiểm tra hàng hóa vì nghi máy bay này chở đạn dược tới Aleppo. Trước đó, ngày 10-10, họ cũng ép một máy bay từ Matxcơva đến Damascus hạ cánh giữa chừng và cho hay trên máy bay chứa lượng lớn thiết bị liên lạc quân sự.
Liên minh châu Âu hôm 15-10 cũng ra quyết định áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương về kinh tế đối với Damascus.
Phái viên hòa bình quốc tế Lakhdar Brahimi ngày 15-10 kêu gọi ngừng bắn ở Syria vào dịp lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo Muslim cuối tháng 10 này. Ông Brahimi đang có chuyến công du các nước láng giềng của Syria, trong đó có Iraq - đồng minh thân cận nhất của Syria với sự kiểm soát của đa số người Hồi giáo dòng Shiite, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ - hai quốc gia đối lập của Syria do người Hồi giáo dòng Sunni lãnh đạo.
“Ngừng bắn sẽ tạo ra một cơ hội thuận lợi để đi đến các tiến bộ về mặt chính trị”, ông Brahimi nói.
Thành phố Aleppo đổ nát vì nội chiến - Ảnh: AFP.
Khủng hoảng phức tạp ở Syria còn lan sang biên giới các quốc gia láng giềng, trong đó có Libăng và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau một vụ pháo kích từ Syria làm 5 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng hôm 3-10, hai bên đấu pháo kích trong vòng một tuần liền xuyên biên giới. Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm bay đối với các loại máy bay của Syria, trong khi Syria cũng đáp trả bằng động thái tương tự.
Ukraine hôm 15-10 xác nhận một nhà báo của họ làm việc cho đội ngũ truyền hình Nga đã bị bắt cóc tại Syria và hiện nằm trong tay Quân đội Syria tự do đối lập với quân chính phủ.
Đến nay số thương vong từ cuộc nội chiến ở Syria đã lên đến hơn 33.000 người sau 19 tháng bất ổn.