Nhật Bản đang xem xét kế hoạch làm dịu căng thẳng gia tăng với Trung Quốc bằng cách thừa nhận việc Trung Quốc có một số yêu sách chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông, trong khi vẫn giữ nguyên quan điểm không có tranh chấp lãnh thổ chính thức đối với các hòn đảo này.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Ảnh csmonitor.com
Theo Kyodo ngày 10/10, kế hoạch này cho phép Nhật Bản không cần thay đổi lập trường lâu nay mà vẫn có thể thỏa hiệp đôi chút với Trung Quốc, nước vốn đã kêu gọi Tokyo thừa nhận sự tồn tại tranh chấp về việc Nhật Bản quản lý quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Hiện vẫn còn chưa chắc chắn liệu Trung Quốc có cảm kích trước biện pháp cải thiện quan hệ song phương này của phía Nhật Bản hay không.
Nhật Bản đã từ chối đảo ngược việc mua 3 hòn đảo của quần đảo Senkaku từ tay tư nhân, bất chấp việc Trung Quốc đòi hủy bỏ vụ mua bán nói trên.
Trong một cuộc gặp phái đoàn các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo kinh doanh Nhật Bản ở Bắc Kinh cuối tháng trước, Chủ tịch Chính hiệp TQ Giả Khánh Lâm đã chính thức kêu gọi Nhật Bản công nhận sự tồn tại của các vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, nhân vật số 4 của ban lãnh đạo Trung Quốc này nói: “Nhật Bản nên nhận thức mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện tại, phải đối mặt với những tranh chấp về quần đảo Điếu Ngư và sửa chữa lỗi lầm càng sớm càng tốt để tránh gây tổn hại hơn nữa mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản”.
Trong trường hợp quần đảo Senkaku, Tokyo sẽ chỉ “thừa nhận” việc Trung Quốc có một số yêu sách đối với nhóm đảo nhỏ không người đang bị tranh chấp này.
Tranh chấp về quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) đã bùng phát dữ dội, sau khi chính phủ Nhật Bản mua 3 trong 5 hòn đảo chính của quần đảo này – một động thái nhằm ngăn chặn Thống đốc Tokyo theo chủ nghĩa dân tộc Shintaro Ishihara mua chúng để củng cố chủ quyền quốc gia của Nhật Bản.
Bắc Kinh nói rằng các hòn đảo nói trên là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, còn Đài Bắc cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà họ gọi là Điếu Ngư Đài
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Ảnh csmonitor.com
Theo Kyodo ngày 10/10, kế hoạch này cho phép Nhật Bản không cần thay đổi lập trường lâu nay mà vẫn có thể thỏa hiệp đôi chút với Trung Quốc, nước vốn đã kêu gọi Tokyo thừa nhận sự tồn tại tranh chấp về việc Nhật Bản quản lý quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Hiện vẫn còn chưa chắc chắn liệu Trung Quốc có cảm kích trước biện pháp cải thiện quan hệ song phương này của phía Nhật Bản hay không.
Nhật Bản đã từ chối đảo ngược việc mua 3 hòn đảo của quần đảo Senkaku từ tay tư nhân, bất chấp việc Trung Quốc đòi hủy bỏ vụ mua bán nói trên.
Trong một cuộc gặp phái đoàn các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo kinh doanh Nhật Bản ở Bắc Kinh cuối tháng trước, Chủ tịch Chính hiệp TQ Giả Khánh Lâm đã chính thức kêu gọi Nhật Bản công nhận sự tồn tại của các vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, nhân vật số 4 của ban lãnh đạo Trung Quốc này nói: “Nhật Bản nên nhận thức mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện tại, phải đối mặt với những tranh chấp về quần đảo Điếu Ngư và sửa chữa lỗi lầm càng sớm càng tốt để tránh gây tổn hại hơn nữa mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản”.
Trong trường hợp quần đảo Senkaku, Tokyo sẽ chỉ “thừa nhận” việc Trung Quốc có một số yêu sách đối với nhóm đảo nhỏ không người đang bị tranh chấp này.
Tranh chấp về quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) đã bùng phát dữ dội, sau khi chính phủ Nhật Bản mua 3 trong 5 hòn đảo chính của quần đảo này – một động thái nhằm ngăn chặn Thống đốc Tokyo theo chủ nghĩa dân tộc Shintaro Ishihara mua chúng để củng cố chủ quyền quốc gia của Nhật Bản.
Bắc Kinh nói rằng các hòn đảo nói trên là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, còn Đài Bắc cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà họ gọi là Điếu Ngư Đài