TNO) Nhật Bản đang cân nhắc kế hoạch thừa nhận “tuyên bố chủ quyền” của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông nhằm xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh, theo tin tức từ hãng tin Kyodo ngày 10.10.
Kế hoạch trên đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ có đôi chút thỏa hiệp với Trung Quốc mà không thay đổi lập trường từ lâu của mình.
Tuy nhiên, Tokyo vẫn bảo lưu lập trường cho rằng không có tồn tại tranh chấp lãnh thổ chính thức nào đối với quần đảo này.
Bắc Kinh từ lâu kêu gọi Tokyo thừa nhận sự tồn tại tranh chấp quần đảo Senkaku do phía Nhật Bản kiểm soát, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Nhưng vẫn chưa rõ liệu động thái này của Nhật Bản có thể tạo ra động lực để Trung Quốc cải thiện mối quan hệ tồi tệ giữa hai nước hay không, Kyodo trích dẫn một số nguồn tin liên quan.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhìn từ xa - Ảnh: Reuters
Trong cuộc gặp với một phái đoàn gồm các nghị sĩ và các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản ở Bắc Kinh cuối tháng trước, ông Giả Khánh Lâm, một quan chức cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã hối thúc Nhật Bản công nhận sự tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
“Nhật Bản phải nhận thấy tình hình hiện tại rất nghiêm trọng, và nên thẳng thắn đối diện với vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Điếu Ngư, sửa chữa sai lầm càng sớm càng tốt, để tránh hủy hoại quan hệ Trung - Nhật”, Tân Hoa xã trích lời ông Giả.
Theo Kyodo, Tokyo cho rằng tuyên bố của ông Giả cho thấy mục đích hiện thời của chính phủ Trung Quốc là muốn Nhật Bản thừa nhận sự tồn tại của việc tranh chấp lãnh thổ, vì thế Nhật Bản bắt đầu cân nhắc có thể làm được gì để dỡ bỏ những trở ngại cho việc cải thiện quan hệ song phương.
Kyodo cho biết Nhật Bản vẫn luôn ghi nhớ thông cáo chung Trung - Nhật năm 1972, theo đó Nhật Bản cam kết "hiểu đầy đủ và tôn trọng" lập trường của Trung Quốc về chủ quyền của Đài Loan.
Đối với quần đảo Senkaku, Tokyo sẽ chỉ "thừa nhận" các “tuyên bố chủ quyền” đối với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, chứ không thừa nhận “chủ quyền” của Trung Quốc tại quần đảo này, đồng thời vẫn giữ nguyên lập trường cho rằng không tồn tại tranh chấp lãnh thổ chính thức nào đối với quần đảo này.
Phúc Duy
Nhật Bản tăng cường quân sự toàn diện
Nhật Bản bổ nhiệm tân đại sứ tại Trung Quốc
Nhật Bản thúc đẩy xuất khẩu vũ khí
Nhật Bản quốc hữu hóa đảo tranh chấp
Kế hoạch trên đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ có đôi chút thỏa hiệp với Trung Quốc mà không thay đổi lập trường từ lâu của mình.
Tuy nhiên, Tokyo vẫn bảo lưu lập trường cho rằng không có tồn tại tranh chấp lãnh thổ chính thức nào đối với quần đảo này.
Bắc Kinh từ lâu kêu gọi Tokyo thừa nhận sự tồn tại tranh chấp quần đảo Senkaku do phía Nhật Bản kiểm soát, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Nhưng vẫn chưa rõ liệu động thái này của Nhật Bản có thể tạo ra động lực để Trung Quốc cải thiện mối quan hệ tồi tệ giữa hai nước hay không, Kyodo trích dẫn một số nguồn tin liên quan.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhìn từ xa - Ảnh: Reuters
Trong cuộc gặp với một phái đoàn gồm các nghị sĩ và các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản ở Bắc Kinh cuối tháng trước, ông Giả Khánh Lâm, một quan chức cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã hối thúc Nhật Bản công nhận sự tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
“Nhật Bản phải nhận thấy tình hình hiện tại rất nghiêm trọng, và nên thẳng thắn đối diện với vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Điếu Ngư, sửa chữa sai lầm càng sớm càng tốt, để tránh hủy hoại quan hệ Trung - Nhật”, Tân Hoa xã trích lời ông Giả.
Theo Kyodo, Tokyo cho rằng tuyên bố của ông Giả cho thấy mục đích hiện thời của chính phủ Trung Quốc là muốn Nhật Bản thừa nhận sự tồn tại của việc tranh chấp lãnh thổ, vì thế Nhật Bản bắt đầu cân nhắc có thể làm được gì để dỡ bỏ những trở ngại cho việc cải thiện quan hệ song phương.
Kyodo cho biết Nhật Bản vẫn luôn ghi nhớ thông cáo chung Trung - Nhật năm 1972, theo đó Nhật Bản cam kết "hiểu đầy đủ và tôn trọng" lập trường của Trung Quốc về chủ quyền của Đài Loan.
Đối với quần đảo Senkaku, Tokyo sẽ chỉ "thừa nhận" các “tuyên bố chủ quyền” đối với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, chứ không thừa nhận “chủ quyền” của Trung Quốc tại quần đảo này, đồng thời vẫn giữ nguyên lập trường cho rằng không tồn tại tranh chấp lãnh thổ chính thức nào đối với quần đảo này.
Phúc Duy
Nhật Bản tăng cường quân sự toàn diện
Nhật Bản bổ nhiệm tân đại sứ tại Trung Quốc
Nhật Bản thúc đẩy xuất khẩu vũ khí
Nhật Bản quốc hữu hóa đảo tranh chấp