Các nhà nghiên cứu Trường ĐH Stanford (Mỹ) đã phát hiện ra cái gọi là “gen bật tắt” chịu trách nhiệm về bộ lông những loài vật họ Mèo có vằn như mèo, mèo rừng, hổ. Đó chính là gen Taqpep.
Chính gen Taqpep quy định màu sắc và những “hoa văn” trên bộ lông mèo và những thành viên khác cùng họ.
Thông qua việc nghiên cứu quá trình hình thành bộ lông của những con vật, các nhà sinh học chứng minh được giả thuyết của họ đưa ra.
Theo giả thuyết này, ở giai đoạn phát triển hoạt tính của gen chịu trách nhiệm màu đen thì trong khi sắc tố đen trội lên ở những tế bào sắc tố này lại bị lấn át ở những tế bào sắc tố khác. Chính vì thế - theo lý giải của họ - hổ thì có vằn mà báo chỉ có đốm (báo gấm, báo hoa mai…).
Những dữ liệu di truyền về màu sắc được bảo toàn trong suốt cuộc đời một con vật và được di truyền lại trong gen từ đời bố mẹ sang con cái.
Ngoài ra, giả thuyết đó còn giải thích vì sao các “hoa văn” đó xuất hiện đồng thời ở con vật họ mèo từ nhỏ đến lớn (trong khi ở nhiều loài vật, màu lông cũng như các hoa văn thay đổi theo từng thời kỳ trưởng thành).
Chính gen Taqpep quy định màu sắc và những “hoa văn” trên bộ lông mèo và những thành viên khác cùng họ.
Thông qua việc nghiên cứu quá trình hình thành bộ lông của những con vật, các nhà sinh học chứng minh được giả thuyết của họ đưa ra.
Theo giả thuyết này, ở giai đoạn phát triển hoạt tính của gen chịu trách nhiệm màu đen thì trong khi sắc tố đen trội lên ở những tế bào sắc tố này lại bị lấn át ở những tế bào sắc tố khác. Chính vì thế - theo lý giải của họ - hổ thì có vằn mà báo chỉ có đốm (báo gấm, báo hoa mai…).
Những dữ liệu di truyền về màu sắc được bảo toàn trong suốt cuộc đời một con vật và được di truyền lại trong gen từ đời bố mẹ sang con cái.
Ngoài ra, giả thuyết đó còn giải thích vì sao các “hoa văn” đó xuất hiện đồng thời ở con vật họ mèo từ nhỏ đến lớn (trong khi ở nhiều loài vật, màu lông cũng như các hoa văn thay đổi theo từng thời kỳ trưởng thành).