Khoảng cách – Đôi khi ta muốn ôm người vào lòng
Nhưng đôi tay quá ngắn
Như trong giấc mơ đêm nào ta ghì chặt mùa thu trong
Còn em mãi lang thang trong mùa hạ
(Chim Trắng)
Hôm nay mình nói chuyện với một cậu nhóc thú vị về khoảng cách. Cậu bé ấy không thích ra khỏi nhà. Không thích đi đâu chơi. Với cậu, đi tới đâu cũng là xa. Mình nói xa hay không là do mình có thích điểm đến hay không. Người ta có thể vượt qua bao nhiêu cây số để đến nơi mình thích, gặp người mình yêu.
Hồi trước, dù nắng hay mưa, mình đều đến quán cà phê ấy. Nhiều người khen mình siêng, chạy đi xa xôi vậy để uống ly cà phê. Bây giờ, thỉnh thoảng vẫn đến chốn ấy. Nhưng cảm giác về mọi thứ đã không như trước. Với mình, không phải là siêng hay không, đơn giản là mình có thích hay không. Khoảng cách - là do mình nghĩ.
Hồi trước, không cần suy nghĩ mình có thể đến bên người. Nhưng bây giờ, có hẹn hò mà cách mình chưa tới 10km là mình đã ngại, không đi. Xa hay gần, là do mình muốn hay không.
Chuyện tình cảm nói chung, mình không cảm thấy phiền hà nếu mình và bạn không gặp nhau thời gian dài. Có những người bạn, mấy tháng, hoặc 1, 2 năm gặp lại nói mình thay đổi. Lại có những người mấy năm không gặp nói mình vẫn như trước. Những câu chuyện bạn bè vẫn y như lúc trước. Cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng.
Có một người mà mình quý mến, chẳng biết người ta nghĩ về mình như thế nào nhưng mỗi một câu, mỗi một chia sẻ nhỏ nhoi mình đều quý trọng. Đôi lần im lặng, mình đã lo lắng và buồn bã. Nhưng lần này, dường như mọi dấu vết người đã không muốn giữ. Ai cũng có những niềm riêng. Mình không trách gì người, và biết nhạt phai là điều vốn dĩ, nhưng mình vẫn khó chịu cảm giác với cảm giác bị bỏ rơi.
Một chiều, khi nắng buông và xe cộ tấp nập mình thấ bóng người thoáng qua. Chỉ màu áo xanh mình đã có thể nhận ra đó là vóc dáng thương quen ngày trước. Tình cờ chung đoạn đường, không hiểu sao chiều ấy lại ít xe đến vậy nên mình hơi khổ sở để chạy theo sau, giữ một khoảng cách nhất định để người không thấy mình - dù là vô tình. Đôi lần thấy người như thế, đủ để khiến mình đau. Nỗi nhớ là điều người ta không điều khiển được. Dù đã kềm lòng bao nhiêu lần không cầm điện thoại nhắn tin kể với người về quyển sách mới đọc, bản nhạc đêm nay nghe hay quán cà phê mình mới lùng sục được… những điều nhỏ bé ấy, mình giữ riêng, khi chia sẻ chỉ càng khiến nặng nề.
Mình đã từng tin dù mình và K. có cách xa nhau như thế nào, có không liên lạc bao lâu thì K. và mình vẫn hiểu nhau nhất. Nhiều lần xa cách nhưng giữa mình và K. luôn có mối dây vô hình gắn kết. Và hình như vô hình nên tự thân nó mất đi lúc nào mình cũng không biết. Liệu sau đêm nay, K. có nghĩ như mình. Không thể như trước. Không thể nữa. Điều mình nghĩ chỉ là viển vông.
Những con đường hai đứa đi qua, những chốn lui tới, những món ăn, thói quen và sở thích mình và K. đều nhớ. Và bây giờ mình vẫn giữ những điều ấy cho riêng mình. Mấy tháng gần đây, mình phát hiện ra vài nơi mà mình và K. ghé, đã đổi dời. Có những điều đổi thay như vốn dĩ. Khi ngôn ngữ lâu quá không sử dụng, sẽ vơi đi, người ta chỉ còn những dấu câu để biểu cảm. Đêm nay, sau cuộc trò chuyện cụt lủn, K. có nhận ra ngôn ngữ của chúng ta đã vơi dần thay vào đó là những dấu hỏi và dấu ba chấm. Như tiếng thở dài… Khoảng cách này kéo dài bao lâu? Là do mình chọn?
“Ngày 10 tháng mười năm 1864, Hervé Joncour làm chuyến viễn hành thứ tư sang Nhật. Anh qua biên giới Pháp gần thành Metz, đi xuyên qua vùng Wurtemberg và vùng Bavière, vào nước Áo, lên thành Vienne rồi thành Budpest bằng tàu lửa, tiếp tục đi đến thành Kiev. Anh cưỡi ngựa băng qua hai ngàn cây số vùng thảo nguyên Nga, vượt rặng núi Oural, tiến vào Sibérie, mất hết bốn chục ngày nữa anh mới đến được hồ Baikal mà người dân địa phương gọi là: ông thánh. Anh xuôi dòng sông Amour, đi dọc theo biên giới Tàu cho đến bờ Đại dương, và khi tới đó anh nằm dài tám ngày ở hải cảng Sabirk chờ đợi một con tàu của bọn buôn lậu Hà Lan đưa anh tới Capo Teraya ở bờ biển phía Tây nước Nhật. Đi ngựa trên những con đường phụ, anh băng ngang các tỉnh Thạch Xuyên, Hộ Sơn, Tân Tích, vào sâu trong tỉnh Phúc Đạo. Khi đến thành phố Bạch Xuyên, anh thấy nó đã bị tàn phá hết một nửa và một đội quân chính phủ đóng trại giữa cảnh hoang tàn. Anh rời thành phố bằng cách đi vòng về phía đông và chờ đợi suốt năm ngày một phái viên của Nguyên Mộc, một cách vô ích. Vào rạng đông ngày thứ sáu, anh ra đi về phía những ngọn đồi, theo hướng bắc. Anh chỉ có vài tấm bản đồ được vẽ phỏng chừng và những gì còn ghi lại trong trí nhớ. Anh lang thang nhiều ngày cho tới khi anh nhận ra một con sông, rồi một đám rừng, rồi một con lộ. Tận cùng con lộ, anh tìm ra ngôi làng của Nguyên Mộc: bị đốt cháy hoàn toàn, nhà cửa, cây cối, tất cả. Chẳng còn gì cả. Chẳng một bóng người.” ( Lụa - Quế Sơn dịch)
Hervé Joncour đã băng qua tất cả khó nhọc và xa xôi để tìm người mình yêu thương. Anh không biết gì về người con gái ấy ngoại trừ một điều “ đó là khuôn mặt không của một thiếu nữ” và “mắt nàng không có vẻ Đông Phương”. Nhưng tình yêu đã thôi thúc anh vượt qua bao nhiêu gian khó đến một xứ sở xa lạ- nơi chỉ tồn tại trong giấc mơ cũng là nơi có người con gái anh yêu.
Khi nghĩ đến những tình yêu bất thành, mình lại nhớ đến Seta. Seta như một khúc nhạc đầy những nốt ngân khiến ta rơi lệ. Vì đẹp. Và buồn.
Hình như mùa thu này gió chỉ thổi hương nhạt phai.
Hụt hẫng là cảm giác hơi khó chịu. Mình đã vấp phải bao lần nhưng sao vẫn chưa trở thành thói quen? Khoảng cách sẽ dài ra hay ngắn lại? Những dấu hỏi và dấu ba chấm, vẫn ở đó, như khoảng cách trong lòng mỗi chúng ta…
"Cửa đã đóng lại, và bên trong là hàng trăm trăm con chim đang bay lượn, xa cách hẳn với bầu trời. (Seta - Tố Châu dịch). Phải chăng đó bức tranh đẹp nhất về khoảng cách?
Nhưng đôi tay quá ngắn
Như trong giấc mơ đêm nào ta ghì chặt mùa thu trong
Còn em mãi lang thang trong mùa hạ
(Chim Trắng)
Hôm nay mình nói chuyện với một cậu nhóc thú vị về khoảng cách. Cậu bé ấy không thích ra khỏi nhà. Không thích đi đâu chơi. Với cậu, đi tới đâu cũng là xa. Mình nói xa hay không là do mình có thích điểm đến hay không. Người ta có thể vượt qua bao nhiêu cây số để đến nơi mình thích, gặp người mình yêu.
Hồi trước, dù nắng hay mưa, mình đều đến quán cà phê ấy. Nhiều người khen mình siêng, chạy đi xa xôi vậy để uống ly cà phê. Bây giờ, thỉnh thoảng vẫn đến chốn ấy. Nhưng cảm giác về mọi thứ đã không như trước. Với mình, không phải là siêng hay không, đơn giản là mình có thích hay không. Khoảng cách - là do mình nghĩ.
Hồi trước, không cần suy nghĩ mình có thể đến bên người. Nhưng bây giờ, có hẹn hò mà cách mình chưa tới 10km là mình đã ngại, không đi. Xa hay gần, là do mình muốn hay không.
Chuyện tình cảm nói chung, mình không cảm thấy phiền hà nếu mình và bạn không gặp nhau thời gian dài. Có những người bạn, mấy tháng, hoặc 1, 2 năm gặp lại nói mình thay đổi. Lại có những người mấy năm không gặp nói mình vẫn như trước. Những câu chuyện bạn bè vẫn y như lúc trước. Cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng.
Có một người mà mình quý mến, chẳng biết người ta nghĩ về mình như thế nào nhưng mỗi một câu, mỗi một chia sẻ nhỏ nhoi mình đều quý trọng. Đôi lần im lặng, mình đã lo lắng và buồn bã. Nhưng lần này, dường như mọi dấu vết người đã không muốn giữ. Ai cũng có những niềm riêng. Mình không trách gì người, và biết nhạt phai là điều vốn dĩ, nhưng mình vẫn khó chịu cảm giác với cảm giác bị bỏ rơi.
Một chiều, khi nắng buông và xe cộ tấp nập mình thấ bóng người thoáng qua. Chỉ màu áo xanh mình đã có thể nhận ra đó là vóc dáng thương quen ngày trước. Tình cờ chung đoạn đường, không hiểu sao chiều ấy lại ít xe đến vậy nên mình hơi khổ sở để chạy theo sau, giữ một khoảng cách nhất định để người không thấy mình - dù là vô tình. Đôi lần thấy người như thế, đủ để khiến mình đau. Nỗi nhớ là điều người ta không điều khiển được. Dù đã kềm lòng bao nhiêu lần không cầm điện thoại nhắn tin kể với người về quyển sách mới đọc, bản nhạc đêm nay nghe hay quán cà phê mình mới lùng sục được… những điều nhỏ bé ấy, mình giữ riêng, khi chia sẻ chỉ càng khiến nặng nề.
Mình đã từng tin dù mình và K. có cách xa nhau như thế nào, có không liên lạc bao lâu thì K. và mình vẫn hiểu nhau nhất. Nhiều lần xa cách nhưng giữa mình và K. luôn có mối dây vô hình gắn kết. Và hình như vô hình nên tự thân nó mất đi lúc nào mình cũng không biết. Liệu sau đêm nay, K. có nghĩ như mình. Không thể như trước. Không thể nữa. Điều mình nghĩ chỉ là viển vông.
Những con đường hai đứa đi qua, những chốn lui tới, những món ăn, thói quen và sở thích mình và K. đều nhớ. Và bây giờ mình vẫn giữ những điều ấy cho riêng mình. Mấy tháng gần đây, mình phát hiện ra vài nơi mà mình và K. ghé, đã đổi dời. Có những điều đổi thay như vốn dĩ. Khi ngôn ngữ lâu quá không sử dụng, sẽ vơi đi, người ta chỉ còn những dấu câu để biểu cảm. Đêm nay, sau cuộc trò chuyện cụt lủn, K. có nhận ra ngôn ngữ của chúng ta đã vơi dần thay vào đó là những dấu hỏi và dấu ba chấm. Như tiếng thở dài… Khoảng cách này kéo dài bao lâu? Là do mình chọn?
“Ngày 10 tháng mười năm 1864, Hervé Joncour làm chuyến viễn hành thứ tư sang Nhật. Anh qua biên giới Pháp gần thành Metz, đi xuyên qua vùng Wurtemberg và vùng Bavière, vào nước Áo, lên thành Vienne rồi thành Budpest bằng tàu lửa, tiếp tục đi đến thành Kiev. Anh cưỡi ngựa băng qua hai ngàn cây số vùng thảo nguyên Nga, vượt rặng núi Oural, tiến vào Sibérie, mất hết bốn chục ngày nữa anh mới đến được hồ Baikal mà người dân địa phương gọi là: ông thánh. Anh xuôi dòng sông Amour, đi dọc theo biên giới Tàu cho đến bờ Đại dương, và khi tới đó anh nằm dài tám ngày ở hải cảng Sabirk chờ đợi một con tàu của bọn buôn lậu Hà Lan đưa anh tới Capo Teraya ở bờ biển phía Tây nước Nhật. Đi ngựa trên những con đường phụ, anh băng ngang các tỉnh Thạch Xuyên, Hộ Sơn, Tân Tích, vào sâu trong tỉnh Phúc Đạo. Khi đến thành phố Bạch Xuyên, anh thấy nó đã bị tàn phá hết một nửa và một đội quân chính phủ đóng trại giữa cảnh hoang tàn. Anh rời thành phố bằng cách đi vòng về phía đông và chờ đợi suốt năm ngày một phái viên của Nguyên Mộc, một cách vô ích. Vào rạng đông ngày thứ sáu, anh ra đi về phía những ngọn đồi, theo hướng bắc. Anh chỉ có vài tấm bản đồ được vẽ phỏng chừng và những gì còn ghi lại trong trí nhớ. Anh lang thang nhiều ngày cho tới khi anh nhận ra một con sông, rồi một đám rừng, rồi một con lộ. Tận cùng con lộ, anh tìm ra ngôi làng của Nguyên Mộc: bị đốt cháy hoàn toàn, nhà cửa, cây cối, tất cả. Chẳng còn gì cả. Chẳng một bóng người.” ( Lụa - Quế Sơn dịch)
Hervé Joncour đã băng qua tất cả khó nhọc và xa xôi để tìm người mình yêu thương. Anh không biết gì về người con gái ấy ngoại trừ một điều “ đó là khuôn mặt không của một thiếu nữ” và “mắt nàng không có vẻ Đông Phương”. Nhưng tình yêu đã thôi thúc anh vượt qua bao nhiêu gian khó đến một xứ sở xa lạ- nơi chỉ tồn tại trong giấc mơ cũng là nơi có người con gái anh yêu.
Khi nghĩ đến những tình yêu bất thành, mình lại nhớ đến Seta. Seta như một khúc nhạc đầy những nốt ngân khiến ta rơi lệ. Vì đẹp. Và buồn.
Hình như mùa thu này gió chỉ thổi hương nhạt phai.
Hụt hẫng là cảm giác hơi khó chịu. Mình đã vấp phải bao lần nhưng sao vẫn chưa trở thành thói quen? Khoảng cách sẽ dài ra hay ngắn lại? Những dấu hỏi và dấu ba chấm, vẫn ở đó, như khoảng cách trong lòng mỗi chúng ta…
"Cửa đã đóng lại, và bên trong là hàng trăm trăm con chim đang bay lượn, xa cách hẳn với bầu trời. (Seta - Tố Châu dịch). Phải chăng đó bức tranh đẹp nhất về khoảng cách?