Tại Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì - Hà Nội, chiếc nôi sản sinh ra đội quân siêu khuyển,
không khí lúc nào cũng hừng hực. Dù các “học viên” K49 mới tốt nghiệp
và nhà trường đang chuẩn bị khai giảng khóa mới nhưng những danh khuyển
lẫy lừng chiến công vẫn có mặt ở đây.
20 chú chó nghiệp vụ được xem là những “sĩ quan đặc nhiệm” luôn sẵn sàng huấn luyện “đàn em”. Từ đây, hàng trăm siêu khuyển dũng mãnh được đào luyện đã tỏa đi khắp mọi miền đất nước để làm nhiệm vụ.
“Người hùng” trong thảm họa
Thượng úy Đào Duy Hà, giáo viên Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ, giới thiệu 2 siêu khuyển mà anh gọi là “những người hùng trong thảm họa”.
“Nếu không có 2 chú chó Pôma và Antốp thì có lẽ 11 thi
thể sẽ mãi mãi bị chôn vùi dưới hàng vạn tấn đất đá trong vụ sạt lở núi
thảm khốc ở công trình thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương - Nghệ An
cuối năm 2007” - thượng úy Hà tự hào.
18 công nhân đã bỏ mạng trong thảm họa ấy nhưng sau 20
ngày tìm kiếm, chỉ 7 thi thể được phát hiện. Ủy ban Tìm kiếm - Cứu nạn
Quốc gia và tỉnh Nghệ An đã thuê cả những trang thiết bị tìm kiếm hiện
đại nhất nhưng mọi nỗ lực vẫn bất thành.
“Lần đầu tiên chúng tôi được giao nhiệm vụ tìm kiếm xác
người trong một vụ tai nạn phức tạp như thế. Dù các chú chó đã được
huấn luyện rất kỹ lưỡng nhưng tôi vẫn không tin rằng chúng có thể tìm
được các thi thể bị vùi sâu hàng trăm mét” - anh Hà nhớ lại.
Phải sang ngày tìm kiếm thứ bảy, với sự kiên cường,
không đầu hàng khó khăn của những người lính quân hàm xanh và khứu giác
cực nhạy của 2 chú chó nghiệp vụ, vị trí 11 người bị vùi lấp dưới lớp đất đá cũng đã được xác định.
Mới đây, Pôma và Antốp cùng “đồng nghiệp” Rex cũng đã
tìm thấy 4 thi thể nạn nhân trong vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ,
huyện Đại Từ - Thái Nguyên vào tháng 4/2012, sau khi các phương tiện cơ
giới bất lực, bó tay. “Những vụ lũ quét ở vùng núi phía Bắc làm nhiều
người mất tích cũng ghi dấu chiến công của đội đặc nhiệm này” - thượng
úy Hà khoe.
Cặp bài trùng
Để lập nên những kỳ tích, các chú chó nghiệp vụ
của Bộ đội Biên phòng phải trải qua một quy trình huấn luyện nghiêm
ngặt, sát hạch rất gắt gao. Trung tá Nguyễn Danh Thuận, Phó trưởng Khoa
Huấn luyện giám biệt nguồn hơi Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ, giải thích: “Căn cứ vào năng lực, chó nghiệp vụ
sẽ được phân khoa, xếp lớp. Những con to khỏe, dữ tợn về đội chó chiến
đấu; con có khứu giác tinh ranh, nhạy bén tới đội giám định nguồn hơi…
Trong khoa của tôi, siêu khuyển sẽ được học một trong nhiều chuyên ngành: tìm kiếm cứu nạn, phát hiện ma túy, chất nổ…”.
Siêu khuyển
ở trường đều có học bạ và lý lịch rất rõ ràng, trong đó ghi cặn kẽ
nguồn gốc, quê quán, họ tên bản thân và cả cha mẹ. Những “học viên” đều
phải trải qua các kỳ thi sát hạch, kiểm tra định kỳ, hết môn, tốt
nghiệp.
“Không phải con nào cũng “học giỏi” và tiếp thu nhanh, vì thế nhiều “học viên” đã bị loại” - trung tá Thuận cho biết.
Lính biên phòng từ nhiều nơi cũng được cử về Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ để học cách huấn luyện siêu khuyển. Mỗi người được cấp một chú chó nghiệp vụ.
“Học viên và siêu khuyển
phải trở thành cặp bài trùng. Để thu phục, đào tạo được một chú chó
thành thục các kỹ năng, người huấn luyện không chỉ đơn giản là dạy các
thói quen, phản xạ mà còn phải thực sự yêu thương, chăm sóc nó như bạn
bè, người thân. Đặc biệt, riêng chó chiến đấu rất trung thành với chủ,
chúng gần như chỉ “thờ” một chủ. Vì vậy, người huấn luyện phải làm quen
với “bạn đồng hành” từ khi chúng mới vài tháng tuổi” - thiếu úy Bùi Đại
Triều phân tích.
Thiếu úy Triều cho biết anh đã từng hủy cuộc hẹn với
người yêu để ở nhà chăm sóc chú chó Manlơ của mình bị ốm. Thường xuyên
tắm, chải lông, vuốt ve… là việc ai cũng làm được nhưng nói chuyện, tâm
sự với chó lại là điều không dễ. Thiếu úy Triều cũng thường bỏ tiền túi
ra mua bánh quy để lấy lòng “người bạn” mình, bởi trong khẩu phần ăn của
trường không có món khoái khẩu này của Manlơ.
Ở Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ có rất nhiều giai thoại về tình bạn giữa người và siêu khuyển.
Thượng úy Đào Duy Hà còn nhớ như in chuyện đồng đội Nguyễn Sông Thương,
quê Vĩnh Phúc, chọn ở lại trường ăn Tết với chú chó của mình. “Cậu ấy
sợ “bạn” buồn nên ngày Tết cũng bày chén rượu, bánh chưng ra ngồi với
nó. Người ngoài thấy vậy chắc sẽ nghĩ Thương bị điên nhưng ở trong môi
trường này, người huấn luyện và siêu khuyển cần phải gắn bó như thế” - anh Hà lý giải.
Canh giữ biên giới, hải đảo
Thượng úy Đào Duy Hà từng được những chú chó mà anh
huấn luyện cứu sống trong một trận đánh giáp mặt với tội phạm ma túy ở
biên giới. Lần đó, 15 siêu khuyển cùng các học viên Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ
được điều lên điểm nóng ma túy ở Loóng Sập, huyện Mộc Châu - Sơn La tổ
chức mật phục, vây bắt một đường dây ma túy lớn. Đường dây này vận
chuyển hơn 30 bánh heroin, 397 viên ma túy tổng hợp qua biên giới và bị
phát hiện.
“Các đối tượng đều mang theo súng AK và có cả lựu đạn. Chúng tôi nấp trong lùm cây cùng 15 chú chó nghiệp vụ. Khi bọn tội phạm đi qua, chúng tôi đang chuẩn bị xua chó nghiệp vụ
ra vây bắt thì bất ngờ, một tên quay đầu lại tiến đến lùm cây chỗ tôi
nấp, gí súng vào định bóp cò. Tôi liền ra hiệu lệnh cho đội đặc nhiệm chó nghiệp vụ lao ra tấn công tên này” - anh Hà hồi tưởng.
Lực lượng chó nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng hiện có khoảng 2.000 con đang làm nhiệm vụ ở các đồn biên phòng, cửa khẩu, kho tàng giáp biên…
Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ còn có 5 cụm cơ động, trải rộng từ Bắc vào Nam để xử lý những tình huống khẩn cấp trên địa bàn được phân công. Chó đạt cấp độ siêu khuyển đều phải có phẩm chất như những người lính can trường, dũng cảm.
Thiếu úy Bùi Đại Triều cho biết anh vừa cùng một nhóm cán bộ của Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ được cử ra quần đảo Trường Sa - Khánh Hòa. Mục đích của chuyến ra đảo này là thử nghiệm để siêu khuyển làm quen với điều kiện khí hậu khắc nghiệt trên đảo, xem chúng có phát huy được phẩm chất đặc biệt hay không.
“Chúng tôi đã đặt ra nhiều phương án giả định, trong đó
có chuyện đối tượng nước ngoài xâm nhập đảo bất hợp pháp. Dù đối tượng
lặn sâu dưới biển hay vùi mình dưới cát cũng đều không thể qua mắt chó nghiệp vụ của chúng tôi” - thiếu úy Triều hồ hởi. Ban Giám hiệu Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ
cho rằng việc thực nghiệm thành công ở Trường Sa là cơ sở để sắp tới,
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sẽ cử thêm những “chiến sĩ đặc nhiệm” ra
góp phần canh giữ biển đảo…
Săn tìm trong dân
Ngoài nhiệm vụ đào tạo siêu khuyển cho Bộ đội Biên phòng, Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ còn huấn luyện chó cho lực lượng hải quan để phát hiện các chất cấm tại sân bay, bến cảng.
Loại chó hiện nay đang được nhân giống là của Nga, Đức nhưng sau nhiều năm nhập về đã có sự lai tạo. Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ đang xin phép Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nhập thêm giống thuần chủng để tăng cường năng lực cho đàn chó nghiệp vụ. Bên cạnh đó, các cán bộ của trường cũng thường xuyên săn tìm các chú chó có phẩm chất đặc biệt trong dân để đưa về huấn luyện.
“Chúng tôi cũng đang triển khai 2 đề án với nhiều kỳ
vọng là phục hồi huấn luyện ngựa nghiệp vụ và chim bồ câu đưa thư, bước
đầu hiệu quả rất tốt. Trong điều kiện bình thường, thông tin liên lạc
hiện nay rất hiện đại nhưng khi có sự cố gì xảy ra, có thể mọi phương
tiện sẽ bị cắt đứt và nếu chúng ta có đàn chim bồ câu làm cầu nối thông
tin thì rất hiệu quả” - trung tá Nguyễn Danh Thuận nhìn nhận.
Theo Người Lao Động
không khí lúc nào cũng hừng hực. Dù các “học viên” K49 mới tốt nghiệp
và nhà trường đang chuẩn bị khai giảng khóa mới nhưng những danh khuyển
lẫy lừng chiến công vẫn có mặt ở đây.
20 chú chó nghiệp vụ được xem là những “sĩ quan đặc nhiệm” luôn sẵn sàng huấn luyện “đàn em”. Từ đây, hàng trăm siêu khuyển dũng mãnh được đào luyện đã tỏa đi khắp mọi miền đất nước để làm nhiệm vụ.
Người huấn luyện dành cho chó nghiệp vụ tình cảm và sự chăm sóc đặc biệt. |
Thượng úy Đào Duy Hà, giáo viên Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ, giới thiệu 2 siêu khuyển mà anh gọi là “những người hùng trong thảm họa”.
“Nếu không có 2 chú chó Pôma và Antốp thì có lẽ 11 thi
thể sẽ mãi mãi bị chôn vùi dưới hàng vạn tấn đất đá trong vụ sạt lở núi
thảm khốc ở công trình thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương - Nghệ An
cuối năm 2007” - thượng úy Hà tự hào.
18 công nhân đã bỏ mạng trong thảm họa ấy nhưng sau 20
ngày tìm kiếm, chỉ 7 thi thể được phát hiện. Ủy ban Tìm kiếm - Cứu nạn
Quốc gia và tỉnh Nghệ An đã thuê cả những trang thiết bị tìm kiếm hiện
đại nhất nhưng mọi nỗ lực vẫn bất thành.
“Lần đầu tiên chúng tôi được giao nhiệm vụ tìm kiếm xác
người trong một vụ tai nạn phức tạp như thế. Dù các chú chó đã được
huấn luyện rất kỹ lưỡng nhưng tôi vẫn không tin rằng chúng có thể tìm
được các thi thể bị vùi sâu hàng trăm mét” - anh Hà nhớ lại.
Phải sang ngày tìm kiếm thứ bảy, với sự kiên cường,
không đầu hàng khó khăn của những người lính quân hàm xanh và khứu giác
cực nhạy của 2 chú chó nghiệp vụ, vị trí 11 người bị vùi lấp dưới lớp đất đá cũng đã được xác định.
Mới đây, Pôma và Antốp cùng “đồng nghiệp” Rex cũng đã
tìm thấy 4 thi thể nạn nhân trong vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ,
huyện Đại Từ - Thái Nguyên vào tháng 4/2012, sau khi các phương tiện cơ
giới bất lực, bó tay. “Những vụ lũ quét ở vùng núi phía Bắc làm nhiều
người mất tích cũng ghi dấu chiến công của đội đặc nhiệm này” - thượng
úy Hà khoe.
Cặp bài trùng
Để lập nên những kỳ tích, các chú chó nghiệp vụ
của Bộ đội Biên phòng phải trải qua một quy trình huấn luyện nghiêm
ngặt, sát hạch rất gắt gao. Trung tá Nguyễn Danh Thuận, Phó trưởng Khoa
Huấn luyện giám biệt nguồn hơi Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ, giải thích: “Căn cứ vào năng lực, chó nghiệp vụ
sẽ được phân khoa, xếp lớp. Những con to khỏe, dữ tợn về đội chó chiến
đấu; con có khứu giác tinh ranh, nhạy bén tới đội giám định nguồn hơi…
Trong khoa của tôi, siêu khuyển sẽ được học một trong nhiều chuyên ngành: tìm kiếm cứu nạn, phát hiện ma túy, chất nổ…”.
Siêu khuyển
ở trường đều có học bạ và lý lịch rất rõ ràng, trong đó ghi cặn kẽ
nguồn gốc, quê quán, họ tên bản thân và cả cha mẹ. Những “học viên” đều
phải trải qua các kỳ thi sát hạch, kiểm tra định kỳ, hết môn, tốt
nghiệp.
“Không phải con nào cũng “học giỏi” và tiếp thu nhanh, vì thế nhiều “học viên” đã bị loại” - trung tá Thuận cho biết.
Lính biên phòng từ nhiều nơi cũng được cử về Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ để học cách huấn luyện siêu khuyển. Mỗi người được cấp một chú chó nghiệp vụ.
“Học viên và siêu khuyển
phải trở thành cặp bài trùng. Để thu phục, đào tạo được một chú chó
thành thục các kỹ năng, người huấn luyện không chỉ đơn giản là dạy các
thói quen, phản xạ mà còn phải thực sự yêu thương, chăm sóc nó như bạn
bè, người thân. Đặc biệt, riêng chó chiến đấu rất trung thành với chủ,
chúng gần như chỉ “thờ” một chủ. Vì vậy, người huấn luyện phải làm quen
với “bạn đồng hành” từ khi chúng mới vài tháng tuổi” - thiếu úy Bùi Đại
Triều phân tích.
Thiếu úy Triều cho biết anh đã từng hủy cuộc hẹn với
người yêu để ở nhà chăm sóc chú chó Manlơ của mình bị ốm. Thường xuyên
tắm, chải lông, vuốt ve… là việc ai cũng làm được nhưng nói chuyện, tâm
sự với chó lại là điều không dễ. Thiếu úy Triều cũng thường bỏ tiền túi
ra mua bánh quy để lấy lòng “người bạn” mình, bởi trong khẩu phần ăn của
trường không có món khoái khẩu này của Manlơ.
Ở Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ có rất nhiều giai thoại về tình bạn giữa người và siêu khuyển.
Thượng úy Đào Duy Hà còn nhớ như in chuyện đồng đội Nguyễn Sông Thương,
quê Vĩnh Phúc, chọn ở lại trường ăn Tết với chú chó của mình. “Cậu ấy
sợ “bạn” buồn nên ngày Tết cũng bày chén rượu, bánh chưng ra ngồi với
nó. Người ngoài thấy vậy chắc sẽ nghĩ Thương bị điên nhưng ở trong môi
trường này, người huấn luyện và siêu khuyển cần phải gắn bó như thế” - anh Hà lý giải.
Canh giữ biên giới, hải đảo
Thượng úy Đào Duy Hà từng được những chú chó mà anh
huấn luyện cứu sống trong một trận đánh giáp mặt với tội phạm ma túy ở
biên giới. Lần đó, 15 siêu khuyển cùng các học viên Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ
được điều lên điểm nóng ma túy ở Loóng Sập, huyện Mộc Châu - Sơn La tổ
chức mật phục, vây bắt một đường dây ma túy lớn. Đường dây này vận
chuyển hơn 30 bánh heroin, 397 viên ma túy tổng hợp qua biên giới và bị
phát hiện.
Nhiều cán bộ huấn luyện đã đưa siêu khuyển ra Trường Sa thực nghiệm |
ra vây bắt thì bất ngờ, một tên quay đầu lại tiến đến lùm cây chỗ tôi
nấp, gí súng vào định bóp cò. Tôi liền ra hiệu lệnh cho đội đặc nhiệm chó nghiệp vụ lao ra tấn công tên này” - anh Hà hồi tưởng.
Lực lượng chó nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng hiện có khoảng 2.000 con đang làm nhiệm vụ ở các đồn biên phòng, cửa khẩu, kho tàng giáp biên…
Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ còn có 5 cụm cơ động, trải rộng từ Bắc vào Nam để xử lý những tình huống khẩn cấp trên địa bàn được phân công. Chó đạt cấp độ siêu khuyển đều phải có phẩm chất như những người lính can trường, dũng cảm.
Thiếu úy Bùi Đại Triều cho biết anh vừa cùng một nhóm cán bộ của Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ được cử ra quần đảo Trường Sa - Khánh Hòa. Mục đích của chuyến ra đảo này là thử nghiệm để siêu khuyển làm quen với điều kiện khí hậu khắc nghiệt trên đảo, xem chúng có phát huy được phẩm chất đặc biệt hay không.
“Chúng tôi đã đặt ra nhiều phương án giả định, trong đó
có chuyện đối tượng nước ngoài xâm nhập đảo bất hợp pháp. Dù đối tượng
lặn sâu dưới biển hay vùi mình dưới cát cũng đều không thể qua mắt chó nghiệp vụ của chúng tôi” - thiếu úy Triều hồ hởi. Ban Giám hiệu Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ
cho rằng việc thực nghiệm thành công ở Trường Sa là cơ sở để sắp tới,
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sẽ cử thêm những “chiến sĩ đặc nhiệm” ra
góp phần canh giữ biển đảo…
Săn tìm trong dân
Ngoài nhiệm vụ đào tạo siêu khuyển cho Bộ đội Biên phòng, Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ còn huấn luyện chó cho lực lượng hải quan để phát hiện các chất cấm tại sân bay, bến cảng.
Loại chó hiện nay đang được nhân giống là của Nga, Đức nhưng sau nhiều năm nhập về đã có sự lai tạo. Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ đang xin phép Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nhập thêm giống thuần chủng để tăng cường năng lực cho đàn chó nghiệp vụ. Bên cạnh đó, các cán bộ của trường cũng thường xuyên săn tìm các chú chó có phẩm chất đặc biệt trong dân để đưa về huấn luyện.
“Chúng tôi cũng đang triển khai 2 đề án với nhiều kỳ
vọng là phục hồi huấn luyện ngựa nghiệp vụ và chim bồ câu đưa thư, bước
đầu hiệu quả rất tốt. Trong điều kiện bình thường, thông tin liên lạc
hiện nay rất hiện đại nhưng khi có sự cố gì xảy ra, có thể mọi phương
tiện sẽ bị cắt đứt và nếu chúng ta có đàn chim bồ câu làm cầu nối thông
tin thì rất hiệu quả” - trung tá Nguyễn Danh Thuận nhìn nhận.
Theo Người Lao Động