Cấm mua, bán sim đã kích hoạt
Theo Thông tư 04 của Bộ TT-TT thì từ ngày 1/6/2012, cấm mua bán, lưu thông trên thị trường sim đã được kích hoạt sẵn; không được sử dụng sim đa năng để đăng ký thông tin thuê bao; chủ thuê bao phải trực tiếp đến đăng ký thông tin thuê bao...
Thông tư 04 cũng nghiêm cấm việc mua bán, lưu thông trên thị trường sim đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng ký thông tin thuê bao theo quy định; cấm mua bán, lưu thông và sử dụng sim đa năng để đăng ký thông tin thuê bao, thiết bị có chức năng kích hoạt sim thuê bao không cần phải bẻ sim; cấm tiết lộ, sử dụng thông tin thuê bao di động trả trước trái pháp luật. Các chủ thuê bao phải đến điểm đăng ký thông tin để đăng ký thông tin thuê bao, xuất trình CMND (hoặc hộ chiếu), giấy giới thiệu cùng với bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập của cơ quan, tổ chức đối với người đại diện cho cơ quan, tổ chức cho nhân viên hoặc chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao; Cũng theo quy định tại Thông tư 04, cấm sử dụng CMND (hoặc hộ chiếu) của người khác để đăng ký thông tin thuê bao; sử dụng CMDN (hoặc hộ chiếu) của mình để đăng ký thông tin thuê bao cho người khác.
Cũng theo Thông tư 04 cấm kích hoạt dịch vụ di động trả trước khi chính chủ chưa đăng ký thông tin theo quy định. Nếu chủ thuê bao có sim đã kích hoạt, chuyển quyền sử dụng cho người khác thì người nhận phải đăng ký lại thông tin thuê bao chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận chuyển quyền.
Đăng ký lại để quản lý chặt
Trước đây, Bộ TT-TT đã ban hành các Quy định, Thông tư về quản lý TBDĐ như tất cả khách hàng phải đăng ký thông tin cá nhân khi mua và kích hoạt sim, nhà mạng thu hồi số di động có thông tin ảo hoặc khống hay một thuê bao không được sở hữu quá 18 sim di động... Tuy nhiên, để phục vụ “thượng đế”, các đại lý vẫn xoay sở đủ đường tìm cách “lách” giúp khách không cần khai báo thông tin cũng có thể mua bán sim một cách dễ dàng. Cùng đó, do sức ép của “cuộc chiến” phát triển thị trường, tăng thuê bao, các nhà mạng liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi rầm rộ, dẫn đến thực trạng một người sở hữu đến cả chục số sim rác. Hệ quả là hàng loạt tiêu cực đã nảy sinh từ thuê báo rác như: tin nhắn rác, quảng cáo, khuyến mãi lừa đảo, dung tục, mê tín dị đoan, cờ bạc, đe dọa, khủng bố... Bên cạnh đó là nạn hoành hành của các đối tượng trộm cước viễn thông trong nước lẫn quốc tế, trong đó đa số đối tượng trộm cước đều sử dụng sim rác để thực hiện…
Trước những diễn biến đã xảy ra, để quản lý và ngăn chặn, Thông tư 04 quy định, chủ TBDĐ sẽ không được dùng dịch vụ nhắn tin, điện thoại, fax để đăng ký và chuyển thông tin TBDĐ mà phải đến điểm đăng ký thông tin để cung CMND (hoặc hộ chiếu)… Thông tư 04 quy định mỗi cá nhân chỉ được sử dụng CMND (hoặc hộ chiếu) của mình để đăng ký tối đa 3 số TBDĐ trả trước của mỗi nhà mạng. Trường hợp cá nhân là người đứng tên đại diện cho cơ quan, tổ chức thì chỉ được sử dụng CMND (hộ chiếu) của mình để đăng ký tối đa 100 số TBDĐ trả trước của mỗi nhà mạng. Thời gian lưu giữ số trên hệ thống sau khi TBDĐ bị khóa 2 chiều là 30 ngày, sau thời gian trên nếu chủ thuê bao đáp ứng đủ điều kiện sẽ được tái sử dụng.
Người có TBDĐ đã kích hoạt đưa vào sử dụng ở trạng thái mở 2 chiều hoặc khóa 1 chiều, hay khóa 2 chiều nhưng còn thời hạn sử dụng theo quy định, nếu chuyển quyền sử dụng cho người khác thì người nhận phải đăng ký lại thông tin chậm nhất 10 ngày sau đó. Thông tư 04 sẽ đảm bảo sử dụng hiệu quả và công bằng tài nguyên kho số. Theo quy định của Thông tư mới, người dưới 14 tuổi phải có cha mẹ hoặc người giám hộ bảo lãnh đăng ký, phải điền vào “Bản khai thông tin TBDĐ trả trước” theo mẫu thống nhất do nhà mạng ban hành.
Theo nhận định của hầu hết các nhà mạng, từ ngày 1-6 trở đi sẽ rất nhiều TBDĐ trả trước phải “xuất đầu lộ diện” để đăng ký lại vì sai thông tin cá nhân. Bởi sau 3 tháng kể từ ngày Thông tư 04 có hiệu lực, TBDĐ trả trước không đăng ký thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác sẽ bị chấm dứt hoạt động.
Giá sim ra sao, sim rác thế nào?
Theo dự báo của cơ quan chức năng, khi Thông tư có hiệu lực và được triển khai triệt để, số lượng TBDĐ trả trước của các nhà mạng sẽ sụt giảm khá mạnh và đưa thị trường trở về trạng thái thực. Đồng thời, việc siết chặt quản lý TBDĐ trả trước sẽ góp phần tiết kiệm kho tài nguyên số, giúp nhà mạng thu hồi lại các sim ảo đang bị chiếm dụng bởi đại lý và giới buôn chuyên “găm” sim, “thổi giá”. Thực tế từ trước đến nay, sim kèm tài khoản được các nhà mạng bán với giá rất khác nhau nhằm thu hút khách hàng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sim rác tràn lan. Vì vậy, trước tình trạng sim có nhiều mức giá cùng số tiền trong tài khoản khác nhau, Bộ TT-TT sẽ rà soát, bóc tách giữa tiền sim và tiền trong tài khoản để có chính sách phù hợp. Với mức giá chung 15.000-20.000 đồng/sim và mua thẻ cào riêng để hưởng khuyến mại 50% như TBDĐ hiện nay nhằm ngăn chặn tình trạng bát nháo sim rác.
Qua khảo sát của chúng tôi thời điểm ngay khi thời điểm Thông tư 04 có hiệu lực, thị trường sim đã có nhiều biến động. Ở mặt hàng sim đẹp dạng “khủng” như lục-ngũ-tứ quý, tam hoa, số gánh, sim lộc phát-thần tài-ông địa… đã giảm mạnh từng ngày, từ 10-50% so với trước. Nguyên do được anh Lý Ngọc Nam (bán sim trên phố Nguyễn Thái Học) chia sẻ: “Hiện nay giới kinh doanh, buôn bán sim vô cùng lo lắng bởi phải lo chạy vạy, nhờ vả, “ký gửi” từng cái sim một vì có nguy cơ bị thu hồi. Người ít thì “ôm” vài chục cái, người nhiều thì lên đến cả trăm, đầu nậu thì không tính được, có khi cả nghìn sim. Nhờ hết cả họ hàng, bạn bè, anh-chị-em thân quen để nhờ đứng tên đăng ký nhưng cũng chỉ có giới hạn”…
Số phận của sim đẹp có phần điêu đứng, nhưng ngược lại thị trường sim rác lại nhởn nhơ; tại một số đại lý sau khi Thông tư 04 có hiệu lực loại sim này vẫn được bán, có địa điểm giá còn tăng so với mọi khi với lý do… hiếm sim, khan hàng (?!) Một chủ bán sim khác trên phố Nguyễn Thái Học cao giọng khi kì kèo việc tăng giá từ 45.000 đồng/sim như mọi khi lên 50.000 đồng/sim (tài khoản khủng) rằng sắp tới còn đắt nữa vì không có để mà mua. Thực tế thời điểm này không còn được đăng ký thông tin TBDĐ bằng sim đa năng khiến nguồn hàng sẽ này khan hiếm dần. Cái sự dửng dưng của giới buôn bán - kinh doanh sim rác cũng có lý do bởi qua tìm hiểu chúng tôi biết rằng họ có thể nhờ người hoặc công ty đăng ký hộ thông tin để kích hoạt sim. Đây là một kẽ hở khá lớn mà giới buôn bán, kinh doanh lách luật, khai thác đó là khi Thông tư 04 có hiệu lực sẽ có không ít “cò” sẽ bán thông tin cá nhân, hoặc “cò mồi” người khác bán thông tin cá nhân cho các đại lý sử dụng để kích hoạt và tiếp tục kinh doanh sim rác.
Truy cứu hình sự nếu vi phạm
Việc siết chặt quản lý TBDĐ trả trước là điều cần thiết và cần mạnh tay để ngăn chặn nạn sim rác, tin nhắn lừa đảo hoành hành. Mọi quy định của Thông tư 04 sẽ giúp việc kiểm soát thông tin cá nhân được tốt hơn; sim rác được hạn chế và sim đẹp sẽ trở về đúng giá trị thực của nó. Và từ 1/6, vi phạm quy định về quản lý thuê bao trả trước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây được coi là “đòn giáng” khá mạnh của “bàn tay thép” với thuê bao trả trước. Theo đó, doanh nghiệp cấp dịch vụ di động, chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao, đại lý phân phối sim thuê bao và người sử dụng dịch vụ TBDĐ trả trước vi phạm các quy định tại Thông tư này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tùy theo lỗi trong từng trường hợp mà đại lý hoặc nhà mạng liên đới phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên để Thông tư 04 của Bộ TT-TT về quản lý TBDĐ trả trước yêu cầu chấm dứt việc dùng sim đa năng để đăng ký thông tin; mua bán, lưu thông sim trả trước đã kích hoạt… có hiệu quả cần tăng cường việc kiểm tra, xử lý tình trạng sim rác tại các điểm bán lẻ và ngay cả chính các doanh nghiệp viễn thông. Bởi việc vi phạm này chỉ là phần ngọn, cái gốc của sự vi phạm chính là từ các nhà mạng bởi sim đã đăng ký đã không thể ra tới các điểm bán lẻ. Mạnh tay trong quản lý thuê bao trả trước sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên số, giúp nhà mạng thu hồi sim ảo và hạn chế được rất nhiều những rủi ro từ sim rác vô chủ mà các cơ quan chức năng khó kiểm soát, xử phạt.
Theo Thông tư 04 của Bộ TT-TT thì từ ngày 1/6/2012, cấm mua bán, lưu thông trên thị trường sim đã được kích hoạt sẵn; không được sử dụng sim đa năng để đăng ký thông tin thuê bao; chủ thuê bao phải trực tiếp đến đăng ký thông tin thuê bao...
Thông tư 04 cũng nghiêm cấm việc mua bán, lưu thông trên thị trường sim đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng ký thông tin thuê bao theo quy định; cấm mua bán, lưu thông và sử dụng sim đa năng để đăng ký thông tin thuê bao, thiết bị có chức năng kích hoạt sim thuê bao không cần phải bẻ sim; cấm tiết lộ, sử dụng thông tin thuê bao di động trả trước trái pháp luật. Các chủ thuê bao phải đến điểm đăng ký thông tin để đăng ký thông tin thuê bao, xuất trình CMND (hoặc hộ chiếu), giấy giới thiệu cùng với bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập của cơ quan, tổ chức đối với người đại diện cho cơ quan, tổ chức cho nhân viên hoặc chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao; Cũng theo quy định tại Thông tư 04, cấm sử dụng CMND (hoặc hộ chiếu) của người khác để đăng ký thông tin thuê bao; sử dụng CMDN (hoặc hộ chiếu) của mình để đăng ký thông tin thuê bao cho người khác.
Cũng theo Thông tư 04 cấm kích hoạt dịch vụ di động trả trước khi chính chủ chưa đăng ký thông tin theo quy định. Nếu chủ thuê bao có sim đã kích hoạt, chuyển quyền sử dụng cho người khác thì người nhận phải đăng ký lại thông tin thuê bao chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận chuyển quyền.
Đăng ký lại để quản lý chặt
Trước đây, Bộ TT-TT đã ban hành các Quy định, Thông tư về quản lý TBDĐ như tất cả khách hàng phải đăng ký thông tin cá nhân khi mua và kích hoạt sim, nhà mạng thu hồi số di động có thông tin ảo hoặc khống hay một thuê bao không được sở hữu quá 18 sim di động... Tuy nhiên, để phục vụ “thượng đế”, các đại lý vẫn xoay sở đủ đường tìm cách “lách” giúp khách không cần khai báo thông tin cũng có thể mua bán sim một cách dễ dàng. Cùng đó, do sức ép của “cuộc chiến” phát triển thị trường, tăng thuê bao, các nhà mạng liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi rầm rộ, dẫn đến thực trạng một người sở hữu đến cả chục số sim rác. Hệ quả là hàng loạt tiêu cực đã nảy sinh từ thuê báo rác như: tin nhắn rác, quảng cáo, khuyến mãi lừa đảo, dung tục, mê tín dị đoan, cờ bạc, đe dọa, khủng bố... Bên cạnh đó là nạn hoành hành của các đối tượng trộm cước viễn thông trong nước lẫn quốc tế, trong đó đa số đối tượng trộm cước đều sử dụng sim rác để thực hiện…
Trước những diễn biến đã xảy ra, để quản lý và ngăn chặn, Thông tư 04 quy định, chủ TBDĐ sẽ không được dùng dịch vụ nhắn tin, điện thoại, fax để đăng ký và chuyển thông tin TBDĐ mà phải đến điểm đăng ký thông tin để cung CMND (hoặc hộ chiếu)… Thông tư 04 quy định mỗi cá nhân chỉ được sử dụng CMND (hoặc hộ chiếu) của mình để đăng ký tối đa 3 số TBDĐ trả trước của mỗi nhà mạng. Trường hợp cá nhân là người đứng tên đại diện cho cơ quan, tổ chức thì chỉ được sử dụng CMND (hộ chiếu) của mình để đăng ký tối đa 100 số TBDĐ trả trước của mỗi nhà mạng. Thời gian lưu giữ số trên hệ thống sau khi TBDĐ bị khóa 2 chiều là 30 ngày, sau thời gian trên nếu chủ thuê bao đáp ứng đủ điều kiện sẽ được tái sử dụng.
Người có TBDĐ đã kích hoạt đưa vào sử dụng ở trạng thái mở 2 chiều hoặc khóa 1 chiều, hay khóa 2 chiều nhưng còn thời hạn sử dụng theo quy định, nếu chuyển quyền sử dụng cho người khác thì người nhận phải đăng ký lại thông tin chậm nhất 10 ngày sau đó. Thông tư 04 sẽ đảm bảo sử dụng hiệu quả và công bằng tài nguyên kho số. Theo quy định của Thông tư mới, người dưới 14 tuổi phải có cha mẹ hoặc người giám hộ bảo lãnh đăng ký, phải điền vào “Bản khai thông tin TBDĐ trả trước” theo mẫu thống nhất do nhà mạng ban hành.
Theo nhận định của hầu hết các nhà mạng, từ ngày 1-6 trở đi sẽ rất nhiều TBDĐ trả trước phải “xuất đầu lộ diện” để đăng ký lại vì sai thông tin cá nhân. Bởi sau 3 tháng kể từ ngày Thông tư 04 có hiệu lực, TBDĐ trả trước không đăng ký thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác sẽ bị chấm dứt hoạt động.
Giá sim ra sao, sim rác thế nào?
Theo dự báo của cơ quan chức năng, khi Thông tư có hiệu lực và được triển khai triệt để, số lượng TBDĐ trả trước của các nhà mạng sẽ sụt giảm khá mạnh và đưa thị trường trở về trạng thái thực. Đồng thời, việc siết chặt quản lý TBDĐ trả trước sẽ góp phần tiết kiệm kho tài nguyên số, giúp nhà mạng thu hồi lại các sim ảo đang bị chiếm dụng bởi đại lý và giới buôn chuyên “găm” sim, “thổi giá”. Thực tế từ trước đến nay, sim kèm tài khoản được các nhà mạng bán với giá rất khác nhau nhằm thu hút khách hàng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sim rác tràn lan. Vì vậy, trước tình trạng sim có nhiều mức giá cùng số tiền trong tài khoản khác nhau, Bộ TT-TT sẽ rà soát, bóc tách giữa tiền sim và tiền trong tài khoản để có chính sách phù hợp. Với mức giá chung 15.000-20.000 đồng/sim và mua thẻ cào riêng để hưởng khuyến mại 50% như TBDĐ hiện nay nhằm ngăn chặn tình trạng bát nháo sim rác.
Qua khảo sát của chúng tôi thời điểm ngay khi thời điểm Thông tư 04 có hiệu lực, thị trường sim đã có nhiều biến động. Ở mặt hàng sim đẹp dạng “khủng” như lục-ngũ-tứ quý, tam hoa, số gánh, sim lộc phát-thần tài-ông địa… đã giảm mạnh từng ngày, từ 10-50% so với trước. Nguyên do được anh Lý Ngọc Nam (bán sim trên phố Nguyễn Thái Học) chia sẻ: “Hiện nay giới kinh doanh, buôn bán sim vô cùng lo lắng bởi phải lo chạy vạy, nhờ vả, “ký gửi” từng cái sim một vì có nguy cơ bị thu hồi. Người ít thì “ôm” vài chục cái, người nhiều thì lên đến cả trăm, đầu nậu thì không tính được, có khi cả nghìn sim. Nhờ hết cả họ hàng, bạn bè, anh-chị-em thân quen để nhờ đứng tên đăng ký nhưng cũng chỉ có giới hạn”…
Số phận của sim đẹp có phần điêu đứng, nhưng ngược lại thị trường sim rác lại nhởn nhơ; tại một số đại lý sau khi Thông tư 04 có hiệu lực loại sim này vẫn được bán, có địa điểm giá còn tăng so với mọi khi với lý do… hiếm sim, khan hàng (?!) Một chủ bán sim khác trên phố Nguyễn Thái Học cao giọng khi kì kèo việc tăng giá từ 45.000 đồng/sim như mọi khi lên 50.000 đồng/sim (tài khoản khủng) rằng sắp tới còn đắt nữa vì không có để mà mua. Thực tế thời điểm này không còn được đăng ký thông tin TBDĐ bằng sim đa năng khiến nguồn hàng sẽ này khan hiếm dần. Cái sự dửng dưng của giới buôn bán - kinh doanh sim rác cũng có lý do bởi qua tìm hiểu chúng tôi biết rằng họ có thể nhờ người hoặc công ty đăng ký hộ thông tin để kích hoạt sim. Đây là một kẽ hở khá lớn mà giới buôn bán, kinh doanh lách luật, khai thác đó là khi Thông tư 04 có hiệu lực sẽ có không ít “cò” sẽ bán thông tin cá nhân, hoặc “cò mồi” người khác bán thông tin cá nhân cho các đại lý sử dụng để kích hoạt và tiếp tục kinh doanh sim rác.
Truy cứu hình sự nếu vi phạm
Việc siết chặt quản lý TBDĐ trả trước là điều cần thiết và cần mạnh tay để ngăn chặn nạn sim rác, tin nhắn lừa đảo hoành hành. Mọi quy định của Thông tư 04 sẽ giúp việc kiểm soát thông tin cá nhân được tốt hơn; sim rác được hạn chế và sim đẹp sẽ trở về đúng giá trị thực của nó. Và từ 1/6, vi phạm quy định về quản lý thuê bao trả trước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây được coi là “đòn giáng” khá mạnh của “bàn tay thép” với thuê bao trả trước. Theo đó, doanh nghiệp cấp dịch vụ di động, chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao, đại lý phân phối sim thuê bao và người sử dụng dịch vụ TBDĐ trả trước vi phạm các quy định tại Thông tư này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tùy theo lỗi trong từng trường hợp mà đại lý hoặc nhà mạng liên đới phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên để Thông tư 04 của Bộ TT-TT về quản lý TBDĐ trả trước yêu cầu chấm dứt việc dùng sim đa năng để đăng ký thông tin; mua bán, lưu thông sim trả trước đã kích hoạt… có hiệu quả cần tăng cường việc kiểm tra, xử lý tình trạng sim rác tại các điểm bán lẻ và ngay cả chính các doanh nghiệp viễn thông. Bởi việc vi phạm này chỉ là phần ngọn, cái gốc của sự vi phạm chính là từ các nhà mạng bởi sim đã đăng ký đã không thể ra tới các điểm bán lẻ. Mạnh tay trong quản lý thuê bao trả trước sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên số, giúp nhà mạng thu hồi sim ảo và hạn chế được rất nhiều những rủi ro từ sim rác vô chủ mà các cơ quan chức năng khó kiểm soát, xử phạt.